Hôm nay,  

Cho Người Mỹ Share Phòng

30/09/201600:00:00(Xem: 17966)

Tác Giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 4930-18-30630-vb6093016

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 16 năm qua, ông góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự 2015. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Anh Tư Tổn đi làm về, vừa mở cửa bước vào nhà, bỗng giật mình khi thấy chị Tư đang ngồi bất động nơi phòng khách, không mở TV, không mở nhạc, im lặng. Cảm thấy có điều gì không ổn, anh liền lên tiếng hỏi:

- Ủa! Sao hôm nay em đi làm về sớm vậy?

- Hồi sáng, khi anh đi làm rồi, em gọi vào sở xin nghỉ bệnh ngày hôm nay đó chớ!

Anh Tư có vẻ sốt ruột, để chùm khoá xe lên “coffee table” rồi ngồi xuống cạnh vợ, cầm tay chị Tư, ân cần hỏi:

- Em thấy trong người thế nào? Ngày mai, anh xin sở nghỉ; chở em đi khám bác sĩ nhé!

- Không có gì đâu anh, em chỉ bị nhức đầu, chóng mặt chút đỉnh thôi mà. Thêm nữa, năm nay em có nhiều giờ nghỉ bịnh, nghỉ một ngày, em cũng còn hơn bốn mươi giờ nghỉ bệnh nữa đó. Nhân đây, em có chuyện nầy muốn bàn với anh.

Tư Tốn sửa lại thế ngồi và nói:

- Chuyện gì vậy? Anh nghe đây. Nhìn em sao có vẻ quan trọng vậy!

Chị Tư chậm rãi đáp lời chồng:

- Hồi trưa nay, con Út ở trường về, nó có thưa với em là ngày mai, nó xin dọn ra ở với cô bạn cùng lớp cho gần trường đó anh. Nó nói từ nhà mình đến trường đại học UCLA mất gần cả tiếng, đó là chưa kể hôm nào có kẹt xe trên freeway 10 là phải bỏ lớp học hôm đó. Tối nay, nó sẽ thưa với anh chuyện dọn ra riêng. Em có giải nghĩa hơn thiệt với con, nhưng Út quả quyết dọn ra. Em sốt ruột quá, biết giờ nầy anh sắp về, em ra ngồi đây chờ anh để hỏi ý anh, bàn với anh, làm thế nào cản nó, chứ em không tài nào thuyết phục Út ở lại với chúng ta.

Anh Tư không tiếp ngay lời vợ, nét mặt trông vẽ buồn, ra chiều suy nghĩ lung lắm, mắt nhìn xa xôi. Một chốc, anh mới ngập ngừng rồi nói một hơi dài:

- Ừ! Út đã muốn dọn ra, thì mình không nên cản nó. Anh thấy nhiều gia đình Mỹ ở đây, có con đến 18 tuổi, chúng vừa tốt nghiệp trung học, vừa bước vào năm thứ nhất đại học, vừa học, vừa kiếm việc làm “part-time”, có việc làm rồi, chúng xin dọn ra riêng, để được tự do, và làm việc gì theo ý thích của mình, không bị ràng buộc, ngăn cấm. Người Mỹ họ đều vui vẻ chấp nhận. Họ cũng rất tôn trọng những người biết tự lập, biết tự vươn lên khi gặp những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Có lẽ đã tới lúc mình phải bắt chước họ. Thôi để con dọn ra, đừng cản trở, nó buồn tội nghiệp!

 Nghe chồng nói, chị Tư thở ra. Anh Tư trầm ngâm rồi an ủi vợ:

- Anh còn nhớ có lần anh đọc tiểu sử của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Ông dược mọi người dân Mỹ yêu mến, tôn sùng. Tại thủ đô nước Mỹ có đài tưởng niệm ông. Ông không những được sự khâm phục về tài lãnh đạo nước Mỹ trong thời gian nội chiến Nam Bắc xảy ra năm 1861 và chấm dứt 1865, ông còn được sự khâm phục về tinh thần tự lập lúc còn thơ ấu. Gia đình ông rất nghèo, mẹ mất sớm khi ông còn rất trẻ, cha ông đau ốm quanh năm, ông không có dịp may để đến trường như những đứa trẻ cùng tuổi. Ông tự tìm tòi học hỏi để biết chữ, và làm đủ thứ nghề lao động chân để kiếm sống. Khi trưởng thành, ông vừa làm việc, vừa ghi tên học luật khi có thời gian rảnh. Ông đã trở thànht Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ như em đã rõ.

Út xin dọn ra là rất tốt cho con về tinh thần tự lập khi nó trưởng thành đối đầu với cuộc sống. Út đã chịu ở với chúng ta từ khi tốt nghiệp trung học cho đến bây giờ, cũng là điều mừng rồi.

Anh Tư ngẫm nghĩ một chốc rồi nói tiếp:

- Không rõ cái “ job partime” của nó, có đủ chi phí các thứ khi dọn ra riêng không? Con cần giúp đỡ điều gì, chúng ta sẵn sàng giúp nó nghe em.

Hai vợ chồng anh Tư cùng hai con vượt biên từ bờ biển Kiên Giang qua đảo Paulo Bidong năm 1983. Chuyến vượt biên, mười chết, một sống, hải hùng trên biển cả, gia đình nào đã từng vượt biên đều hiểu rất rõ. Sự sống còn khi đến được bến bờ tự do, đó là một may mắn hiếm có, và là một ân sủng của Thượng đế ban cho, không phải ai cũng được như vậy. Sau khi vợ chồng và hai con đến đảo, và tạm trú ở đây một thời gian, gia đình anh chị được một nhà thờ Tin Lành Methodist bảo lãnh, và nhờ biết chút tiếng Anh, tuy không lưu loát; nhưng cũng nghe hiểu được, biết được những gì Mỹ nói, Mỹ viết.

Qua chín tháng huấn nghệ ở trường dạy nghề, chị Tư được nhà thờ dẫn dắt xin được công việc thư ký kế toán (book-keeper). Anh Tư có công việc thợ điện tử ở một công ty gần nhà. Hai con nhỏ, Tấn lên bảy, Đồng Nai lên sáu, được đến trường học. Nhờ ăn xài tiện tặn, làm việc chăm chỉ, không bỏ một giờ “over-time” nào khi sở cần, sau tám năm, anh chị để dành tiền “down” được căn nhà bốn phòng trong khu yên tĩnh, an ninh.

Năm 1991, chị Tư có bầu sinh thêm cháu gái Út tên Tina, hiện cháu đang học năm cuối ở đại học UCLA ngành kế toán. Cháu thường nói với anh chị là sau khi tốt nghiệp sẽ học thêm thi lấy bằng CPA (Certified Public Accountant), và sẽ xin việc “ full time” ở sở thuế liên bang IRS. Hiện giờ, anh Tấn và chi Đồng Nai của Út đã lập gia đình, có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp ở UC Irvine, mua nhà dọn ra riêng từ nhiều năm rồi, chỉ còn lại Út còn nấn ná ở lại với cha mẹ, giờ xin dọn ra riêng làm anh chị Tư bối rối, không vui.


*

Sau khi Út dọn ra, căn nhà đã trống vắng lại càng càng trống vắng hơn.

Một hôm, nhân lúc đi “super market,” chị Tư đang đứng sắp hàng chờ trả tiền, tình cờ trông thấy chị Sáu Nails đang đẩy xe chợ đi vào. Chị Sáu liền lên tiếng:

- May quá! Gặp bà ở đây, tôi chờ bà xong, chúng ta ra bãi đậu xe, tôi có chuyện muốn nhờ bà.

Gặp nhau nơi “parking lot”, chị Sáu Nails liền nói ngay:

- Chủ nhật rồi, ông nhà tôi gặp anh Tư nơi “Home Depot, ảnh cho biết cháu Út nhà bà đã dọn ra riêng rồi phải không?

- Ư! Nó dọn ra gần tháng nay rồi, để cho gần trường học đó mà.

- Như vậy nhà bà trống tới ba phòng.

- Trống có một thôi. Ổng phòng, tôi phòng. Phòng kia để computer, và để sách báo cho ổng. Lớn tuổi rồi, chúng tôi ngủ riêng cho rộng rãi, thoải mái.

Chị Sáu vừa vỗ vào vai chị Tư Tổn, vừa hào hứng nói:

- Hay lắm! Hay lắm!

Rồi chị Sáu vào đề ngay, và nói một hơi dài:

- Hồi mới học xong lớp Nails, tôi có đi làm xuyên bang ở North Calorina, và có quen thân cô bạn trẻ người Mỹ trắng, độc thân, tuổi cỡ cháu Út nhà bà tên Carol. Carol hiền lành, dễ mến, bà gặp sẽ thích đó. Cô ta vừa có “good job” ở đây, cô tìm thuê nhà nhưng hỏi ra vùng nầy tiền thuê nhà quá đắt, chung cư một phòng ngủ giá tới 1900 đô- la/ tháng, chưa kể tiền an ninh, tiền deposit, tiền associate, tiền hai tháng ứng trước v…v… tới gần 9000. Cô nhờ tôi kiếm chỗ tử tế, đàng hoàng để “share” phòng một thời gian tạm trú cái đã, rồi sẽ tính sau. Tôi có hỏi mấy bà bạn Mỹ tôi quen, không ai có phòng dư. Hiện Carol đang tạm ngụ ở “motel. Tôi định chiều nay đi chợ về; rồi mới điện cho bà hói chuyện “share “ phòng cho Carol đấy. May gặp bà ỏ đây. Thật quí hoá vô cùng ! Bà nghĩ thế nào?.

- Chuyện đó tôi phải về bàn, và hỏi ý kiến nhà tôi cái đã, rồi sẽ cho bà rõ.

*

Từ ngày Carol về trú ngụ nhà anh chị Tư, không khí trong nhà vui hẳn lên. Sự buồn bã thiếu vắng Út của hai vợ chồng dần dần vơi đi. Thỉnh thoảng, ban đêm hay ngày nghỉ, Carol nhờ chị dạy thêm tiếng Việt, tập nói, tập viết. Ba Carol hiện là Mục sư, tiếng Việt ông rất thạo, ông giảng kinh thánh cho người Việt Nam bằng tiếng Việt. Carol học tiếng Việt từ cha mình nên giờ nàng biết bập bẹ chút ít. “Share” phòng nơi nhà anh chị Tư, đây là cơ hội rất tốt cho nàng trau dồi thêm tiếng Việt.

Carol là người Mỹ chăm chú học tiếng Việt làm chị Tư nhớ lại câu chuyện xảy ra ở quê nhà năm nào. Hồi tháng 8 năm 1990, chị lấy phép thường niên của sở về thăm mẹ già ở Sa Đéc. Một hôm, cô em ruột tên Mười rủ chị đi chợ Cái Tào (Sa Đéc) mua thực phẩm, mua xong, cùng ngồi xề ăn hột vịt lộn nơi gánh hàng của bà Chín Nhiều. Bỗng có một cô ăn mặc thời trang đến ngồi đối diện, mặt mũi sửa sang, cắt xén như người mẫu, lấy tay chỉ vào thúng hột vịt lộn, rồi hỏi bà Chín bằng tiếng Anh (broken English).

- Những thứ đó là thứ gì vậy hả bà?

Bà Chín không rõ cô ấy hỏi gì, nhìn hai chị em như cầu cứu. Cô Mười là dân địa phương, biết tỏng cô nầy; nhưng không quen. Cô Mười có tiếng ngang tàng, lại có võ nghệ, nổi máu nóng giang hồ, mắng thẳng vào mặt ả:

- Đó là cái hòn d… của thằng cha mầy đó! Đồ rở. Đóng kịch vừa thôi. Cút đi. Mới đi khỏi đất nước vài chục năm mà đã quên tiếng Việt!

Cô ả ngạc nhiên, nhìn hai chị em như nhìn người từ hành tinh vừa rớt xuống trái đất, thấy cô Mười tướng tá to con, nét mặt hung dữ như sắp gây chuyện muốn đánh lộn, tưởng là dân xã hội đen, cô ta bèn đứng dậy, không kịp chào bà Chín, vội bỏ đi một mạch. Chị Tư ôn tồn nói với em:

- Kệ người ta. Có thể là cô ấy quên tiếng Việt thật đó em. Sao em dễ nổi nóng vậy?

– Em còn lạ gì con nhỏ đó! Hồi năm 1981, nó cùng chồng mua giấy tờ của Việt cọng; giả làm người Việt gốc Hoa, rồi vợ chồng nó vượt biên bán chính thức, (tức là đóng vàng cho Việt cọng để chúng cho vượt biên, không bị bắt bớ, giam cầm), qua đươc Hoa Kỳ, không biết đang làm bà gì bên đó, bây giờ về thăm quê; làm bộ quên tiếng Việt mới lạ! Thỉnh thoảng nó cũng nói tiếng Việt, nhưng giả ú a, ú ớ, ngọng ngịu, tiếng được, tiếng mất như trẻ con mới tập nói. Nó thường xài tiếng Việt trộn lẫn với tiếng Anh, làm dân quê có người phải tiếp xúc, buôn bán, trao đổi với nó, họ cứ phải đoán chừng những gì nó muốn nói. Ba năm trước đây, nó cũng đã về đây rồi. Người dân quê ở đây họ dễ tin, và dễ bỏ qua; nhưng phần em. Em ghét cay, ghét đắng cái loại người cố quện cội nguồn như vậy. Hôm nay, cô ả may mắn đấy vì có chị đi với em, em nhịn, nếu không thì nó không yên với em đâu.”

Cô Carol không những chăm học tiếng Việt, cô còn là người rất sùng đạo. không sáng Chúa Nhật nào là cô không đi nhà thờ cầu nguyện. Thường ngày Chúa Nhật, anh Tư hay ngủ nướng, lười đi nhà thờ, chị Tư thui thủi đi một mình, nay có Carol là bạn đồng hành, nên chị vui lắm. Nói cười luôn miệng.

Anh Tư thấy vậy, bỏ tật ngủ nướng theo vợ và Carol đi nhà thờ. Cô Carol còn có một thói quen nửa làm chị Tư chú ý, và noi theo, là mỗi sáng cô thức dậy lúc 6 giờ, thay áo quần thể dục, đi bộ quanh “block “ chừng nửa tiếng, về nhà tắm, dùng điểm tâm oat-meal với sữa. Xong trang điểm qua loa, mặc “suite”, lái xe đi làm. Hai vợ chồng anh chị không hẹn cùng tham gia đi bộ mỗi sáng với Carol. Từ hôm đó sức khoẻ anh chi Tư tiến bộ rõ rệt, và đặc biệt là chị Tư xuống cân thấy rõ.

Cho người Mỹ “share” phòng như cô Carol thật quí hóa và may mắn thay.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
04/10/201601:57:57
Khách
Bài viết đâu có gì sai đâu, tui thích những người còn giữ được "lời văn thuộc người xưa" hơn là kiểu văn chương "cập nhật kiến thức và viết thóan" của Việt Cộng. Nhìn kỹ lại đi, bài viết chằng có gì để chê trách. Không xài từ của Việt Cộng. Number One cho ông già hehe....
04/10/201601:20:14
Khách
Tôi theo cha mẹ đến U.S. lúc 1 year old. Cha mẹ dạy tiếng việt cho tới. Tôi đọc báo, đọc truyện tiếng Việt rất tốt. Nhưng viet tiếng Việt không được nhiều.

This story is very interesting. I enjoyed reading it. I believe it's important that today's young Vietnamese generation try their best effort to maintain their Vietnamese language. Thank you to the author for reminding us of this.
03/10/201622:42:25
Khách
Cho Người Mỹ Share Phòng, một truyện ngắn rất hay và hữu ích.
Tác giả gửi đến người đọc những thông điệp rất rõ rằng dưới đây:
1) tình mẹ thương con bao la, lúc nào cũng lo lắng cho con, từng miếng cơm, manh áo, lúc "đi đứng" cũng như lúc "nằm ngồi", v.v...
2) Tình nghĩa vợ chồng. An ủi vợ, bày tỏ cảm tưởng đối với sự việc. Người chồng là trụ cột gia đình, quyết định gì dầu lớn hay nhỏ, anh ta cũng bàn với vợ. Người chồng lý tưởng và một gia đình gương mẫu.
3) Giúp đỡ và hướng dẫn cho con cái có một đời sống tự lập, không ỹ lại vào cha mẹ. Đó là một điều rất tốt cho xã hội ngày nay.
4) Cho một người Mỹ share phòng, là một điều rất có lợi cho vợ chồng bác Tự, không những vừa có lợi tức, vừa học được thêm Anh Ngữ, mà học được cách sống của một người Mỹ tốt.
Tóm lại, câu chuyện ngắn "Cho Người Mỹ Share Phòng" quá hay và hữu ích. 100% + cho tác giả. Xin vô cùng cảm ơn.
03/10/201621:16:59
Khách
Lại một bác độc tài theo kiểu CSVN lên tiếng rồi. Không viết thì thôi, viết thì viết cho hay. Còn là độc giả thì có quyền phê bình. Một khì lên trên báo thì độc giả có quyền phê bình nhé. Việt báo phục vụ cộng đồng, bài báo đăng trên Việt Báo, chúng ta có quyền phê bình, để cho sản phẩm được tốt hơn. Lại một người rãnh rỗi mà lại gân ra cải.
03/10/201619:21:29
Khách
Chào các bạn Tuan Tran và abcd,
Tôi là một độc giả thường xuyên của Việt Báo.
Thật là tiếc phải tốn thời gian để viết hồi đáp cho hai bạn, nhưng nếu không ai lên tiếng thì hai bạn sẽ tiếp tục sai quấy kể cũng tội nghiệp, thôi thì đành hy sinh để...làm phước, kẻo hai bạn ra ngoài đời cứ giữ cái thái độ trịch thượng và cái kiểu "Nhà mình tèm nhèm mà dòm xem nhà người" thì có ngày bị vạ vào thân. Rất đồng ý như những gì ba bạn độc giả Steve Nguyễn, Duy Duong, và Quynh đã trả lời. Nếu hai bạn muốn phê phán tác giả thì có thể dùng lời lẽ lịch sự và chỉ rõ chỗ nào sai sót để giúp tác giả rút kinh nghiệm về sau. Không thể viết bừa, chê đại, nói càng, như thể đang ganh ghét tị hiềm gì vậy. Mà có lẽ tị hiềm là đúng lắm, vì ông bạn cho thấy hình như đã tự nhận mình mới học abcd mã dám hảnh diện khoe mình là "đồng hương" với tác giả, một vị cựu giáo sư được người người kính trọng, mà không một chút ngượng miệng. Bạn có biết cái tình đồng hương ở xứ người nó đẹp lắm, thân tình lắm, cao cả lắm không? Sao lại tỏ vẻ hằn học như thế? Bạn đã bị gậy ông đập lưng ông rồi, độc giả ai cũng sẽ thấy bạn là người ganh tị...Thật bạn không xứng làm đồng hương của tác giả! Dù chỉ là một học trò tiểu học của tác giả cũng không xứng!
Tôi không nói "bài viết này tuyệt hay", nhưng bạn Tuan Tran nói "Người Mỹ share phòng thì đâu phải là chuyện lạ, có gì đâu mà phải viết" và "không có lời nhắn nhủ rõ ràng là rõ ràng" là bạn đã đọc như vẹt mà không hiểu gì hết.
Thông điệp ở đây gửi đến độc giả rất rõ ràng, chỉ đơn cử một ví dụ nhỏ, là có một nhân vật chỉ ra nước ngoài thời gian không lâu mà làm giỏi, tỏ ra ta dây ngon lành nên mở miệng là nói tiếng Anh dù loại tiếng bồi, và thông điệp quan trọng nữa là người Việt share phòng cho người Mỹ đã có lợi nhiều, vì thường xuyên tiếp xúc để cải thiện tiếng Anh, lại còn sống theo cách rèn luyện thân thể giúp cho sức khỏe, "mỗi sáng cô thức dậy lúc 6 giờ, thay áo quần thể dục, đi bộ quanh “block “ chừng nửa tiếng, về nhà tắm, dùng điểm tâm oat-meal" là cách sống rất khỏe mạnh của người Mỹ mà không phải người Việt mình ai cũng làm theo như vậy.
Chúc hai bạn đủ sức khỏe để làm cái gì đó có ích cho xã hội, chứ không phải khỏe để châm chích người khác bằng lòng ganh tị của mình.
Người Mỹ có câu, "Before you start pointing fingers, make sure your hands are clean!" Trước khi chỉ trích người khác, hãy chắc chắn là bạn "ngon lành" hơn họ nhé!
Một độc giả Việt Báo
03/10/201617:23:24
Khách
Khi chấm thi không ai chấm lổi chính tả nhé. Nên nhớ kỉ điều này, chính tả, dấu hỏi, dấu ngã không ai coi kỉ nhé. Những người coi kỉ về những lổi này là những người nhỏ mọn và không biết nhìn về bài văn và cấu trúc bài văn. Mà người rãnh rổi thì mới đi vạch lá tìm sâu. Tôi nhìn bài là tôi nhìn một cái tổng quát nhé. Thử hỏi ở xã hội Mỹ nhất là đọc giả VVNM này có anh rãng rỗi vạch lá tìm sâu lỗi chính tả đâu. Hãy làm một cuộc survey nhé, cho tất cả đọc giả của VVNM, khi đọc một bài viết đó là chưa kể phải đánh trên computer, thì ai mà có thời gian vạch lá tìm sâu. Nên coi trọng về vấn đề cấu trúc, nội dung và đề tài viết. Tôi không cần viết, tuy nhiên đây là ý kiến thì tôi có quyền phê bình, ráng chịu nhẹ, có tư ái thì mới có thành công nhé. Bài hay thì tui nói hay, bài dỏm thì tui nói dỏm, tui không có nịn đâu nhé.
03/10/201616:17:14
Khách
dạy dỗ ( dỗ dành ), giỗ ( ngày giỗ )
rập khuôn ( khuôn không có g )
trải qua ( không phải trãi qua )
còn quá nhiều lỗi của abc123 !
02/10/201605:36:24
Khách
đọc mà không hiểu ý của tác giả lại dám lên mặt phê bình ! đã thế còn viết sai chính tả nữa !
rảnh rỗi ( rảnh phải viết dấu hỏi )
chặt chẽ ( chặt viết âm cuối là t )
viết thoáng ( thoáng phải có g )
Toàn là những lỗi sơ đẳng bậc tiểu học trường làng !
02/10/201604:49:14
Khách
Sao bài viết nào cũng có Tuan Tran góp ý hết trơn ! Mà chỉ có góp ý chớ chưa có bài viết nào, mong thay ! Tôi ủng hộ tất cả các bài viết, có để đọc là mừng lắm rồi.
À, mà có góp ý vê văn phạm thì nên xem lại chính tả của mình trước nhé!
02/10/201603:44:43
Khách
Lão này chuyên viết theo kiểu rập khuông, cứ thấy cái tên của lão là đoán ra cốt truyện rồi. Đại khái là về một gia đình vượt biển nào đó, sau khi trãi qua một giai đoạn đầu khó khăn thì bắt đầu mua được nhà cửa, con cái đứa nào cũng tốt nghiệp đại học, có "job" tốt, có vợ/có chồng, ra riêng, mua nhà...(có thể đó là gia đình lão cũng nên). Đọc truyện của lão có cảm tưởng lão mượn văn đàn online để khoe chút thành công của gia đình mình, đành rằng phải có mới khoe, tuy nhiên ở chốn văn chương thanh khiết, đã là cầm bút, dẫu có cầm chơi, cũng phải biết tôn trọng chốn trang nghiêm, chớ có quá đà mà tự mình bôi nhọ văn chương mình tự lúc nào không hay, phải biết dẹp lòng tà mới có thể hòa nhịp vào cuộc sống đời, và muốn làm nhà văn phải biết thở cho đời, chứ không phải thở cho mình, mà thở cho đời cũng là thở cho mình rồi vậy. Bỡi lẽ không nghiệm ra điều ấy nên văn của lão cứ quanh đi quẫn lại có bấy nhiêu, dù là siêng viết nhưng tâm hồn lão không chịu mở rộng, chả dám nhìn xa hay thậm chí nhìn quanh, để thấy rằng cuộc sống tị nạn ở chốn này vô cùng đa dạng và phong phú đến độ khó mà có một gia đình hay một hoàn cảnh nào có thể gọi là tiêu biểu, và nhất là phải biết cố đè nén chút tự mãn bản thân để câu chuyện viết ra được tự nhiên hơn, có giá trị hơn về mặt nhân bản cũng như văn chương, nên gắng tránh xa lối tự hào "nhaqué" cố hữu của người "dân gốc rạ" mỗi khi may mắn được đổi đời. Lão quê ở Quảng ngãi, cũng là đồng hương nhưng dường như không thấy ở lão có cái dáng dấp tao nhã, cái phong thái ung dung đầy cảm thông, hiểu biết pha chút ngang tàng của một "Tuấn, chàng trai đất Việt". Có lẽ lão ít giao du hoặc chỉ giao du với đám cố đế thâm căn quê mùa như lão. Nếu lão cứ theo cách viết này thì dù có viết đến bao nhiêu đi nữa hương vị văn chương kia cũng khó lòng vượt qua lũy tre làng. Mong lão hãy bình tâm phản tĩnh để nếu còn tiếp tục thì cũng phải viết làm sao để khỏi thẹn với những bậc văn nhân tiền bối của quê hương núi Ấn sông Trà cũng như cần phải đề phòng những kẻ rồi nghề đang rập rình phê phán quanh đây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,320,668
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.