Hôm nay,  

Chuyện Cô Con Gái Rượu

27/07/201600:00:00(Xem: 13626)

Tác giả: Đặng Hà Nội
Bài số 4878-18-30578-vb4072716

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu sống tại Brooklyn Park, MN. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.

* * *

blank
Cô dâu chú rể mời trà bố mẹ hai bên và họ hàng. Hai đứa gọi lễ này gọi là lễ trà "Tea Ceremony".

Đời người có bốn cửa ải phải trải qua: sinh, lão, bệnh, tử với đầy hỉ, nộ, ái ố.Cuộc sống như là món ăn Việt Nam phải đầy đủ hương vị ngọt bùi, cay đắng, mặn nồng, chua chát thì mới cho là ngon, cuộc sống mới xứng đáng là đầy đủ. Nhưng có lẽ phải thêm một cửa ải nữa mà phần đông ai cũng phải bước qua đó là lúc` hai người đồng ý ăn ở với nhau thành gia thất. Chúng tôi vừa mới làm đám cưới cho cô gái rượu duy nhất và bây giờ mới có thì giờ rảnh rang tạp ghi lại vài trang giấy để kỷ niệm ngày Thanh bước lên xe limousine cùng với người bạn trăm năm.

Tôi được may mắn di tản sang Mỹ bốn ngày trước khi thành phố Sài Gòn bị cưỡng chiếm. Lúc đó tôi là sinh viên Đại học Sư phạm ban Anh Văn năm chót và đang khám sức khoẻ để hai tháng sau ra trường nhận nhiệm sở. Lúc đầu sang bên Mỹ´ chỉ mong đi dạy và đi học ban đêm không màng tới việc vợ con. Các bạn trong lớp tôi sang Mỹ đều "mất dạy". Phần đông không chịu theo nghề giáo, cái nghề bạc bẽo ít lương nhưng đối với tôi đó là một nghề lương thiện có nhiều ngày nghỉ để giang hồ ngày tháng hè. Thấy tôi còn đọc thân anh chị họ từ Pháp sang chơi có giới thiệu cho tôi một cô Việt Nam mới sang Mỹ ở California. Sang gặp cũng thấy hay hay ngộ ngộ nhưng cô giáng cho một câu: "Anh đã mua nhà chưa?" nên đành nói gút bai hẹn kiếp sau.

Vào khoảng năm 1980 người tị nạn sang Mỹ ào ạt. Trường tôi dạy ở Minneapolis số học sinh tị nạn gia tăng gấp bội làm giáo sư Mỹ than phiền quá. Nhưng tôi thì vui mừng quá cỡ vì là giáo sư song ngữ nên job vững vàng. Thời gian này thì bà xã tương lai của tôi cũng di cư sang Mỹ cư ngụ tại Georgia với gia đình. Nàng là em của bạn bà chị tôi. Nàng bị ở lại Việt Nam trong khi phần đông gia đình đã sang Mỹ. Thấy tôi còn cô đơn mà nàng thì cũng lẻ loi nên bà chị tôi và bà chị nàng đồng ý giới thiệu chúng tôi với nhau. Hơn năm sau chúng tôi làm đám cưới tại Georgia và nàng theo tôi về Minneapolis.

Hai chúng tôi đều là người lấy nhau muộn, nàng ba mươi ba còn tôi ba mươi lăm nên chúng tôi tranh thủ thời gian có con sớm. Năm sau đứa bé đầu lòng ra đời. Lúc mang bầu mẹ tôi nói thế nào cũng là con trai. Chúng tôi cũng tin tưởng lắm vì mẹ tôi là người có kinh nghiệm đẻ ba con trai và sáu con gái. Khi nàng đi khám bác sĩ chúng tôi muốn biết thằng cu hay cái hĩm thì bác sĩ nói không biết. Hóa ra bé Thanh là con gái. Bé xinh xắn nhất nằm trong nôi tại ph`òng sơ sinh. Chúng tôi nghĩ rằng bác sĩ Mỹ họ cho rằng dân Á châu thích có con trai đầu lòng nên bác sĩ không giám nói thật. Hai năm sau, một bé nữa ra đời. Cũng đi khám và hỏi trai hay gái thì bà bác sĩ nói ngay:" Ông bà sẽ có con trai. Nè! Thấy cái bị dái của nó không?" trong khi bà cho coi hình ultrasound. À! Ra thế!

Thanh lớn lên là chị cả với hai thằng em trai. Ra tay đàn chị từ nhỏ nên nó nói gì hai em đều phải nghe răm rắp. Nhưng khi ra ngoài Thanh ? rất nhút nhát và hay ngượng ngùng không thích giao thiệp với người lớn. Dạy học bên Mỹ cũng gay go lắm nhiều khi sáng không muốn ra khỏi giường đi làm nhưng khi mà nghe bé Thanh cười một cách hồn nhiên rộn rã là quên nỗi buồn lo và sẵn sàng đến lớp dạy học.

Vì là thầy giáo thích du lịch mà bà xã tôi cũng có máu giang hồ nên chúng tôi hè nào cũng đi chơi xa. Nhét ba đứa nhỏ trong xe mini van với đầy đủ lều chõng có khi còn thêm con chó. Chúng tôi lên đường khi thì cắm trại khi thì ngủ motel, hotel. Chúng tôi đã đi California, Canada, Washington DC, Chicago, Disneyland, Disney World... và các công viên quốc gia hùng vĩ như Bryce, Zion ở Utah, Yosemeti ở California, Yellowstone ở Wyoming, Badlands ở South Dakota và Grand Canyon ở Arizona.

Có lần tôi lái xe hơn 6,000 dặm từ Minnesota qua các tiểu bang miền Tây và lên tận Vancouver, Victoria ở Canada và về lại Minnesota. Có năm cũng đi California bằng xe mini van, tôi vì mệt quá buồn ngủ xe bay xuống ruộng ở Wyoming. May không ai bị thương. Nhưng xe không chạy được nên hãng bảo hiểm bồi thường vài ngày sau chúng tôi mua xe mini van kh´ác tiếp tục hành trình.

Có lần đến Công viên Yosemite cắm trại nhưng không đặt chỗ trước nên chúng tôi phải ngủ ngoài cửa công viên mà không có điện, nước hay cầu tiêu. Thức ăn phải treo lên cây sợ gấu đến lục ăn. Tôi phải lái xe hơn 10 dặm lấy nước đem về để uống, xúc miệng. Nàng Thanh thấy sô nước thích quạ cho chân vào rửa!

Tụi trẻ ngồi trong xe lâu và mệt. Có khi chúng trêu chọc nhau, đánh nhau trong xe nhưng chúng tôi thông cảm hứa hẹn cho đi ăn fast food, ngủ motel có hồ bơi hay đốt lửa trại. Thanh vẫn có tính ngang bướng không chịu xuống xe khi đến chỗ thưởng ngoạn, hai đứa em cũng làm theo không thèm bước ra nhìn dù có cảnh đẹp thiên nhiên như Grand Canyon và Bryce Canyon.

Chúng tôi còn bay sang Trung hoa, Nhật bản và Việt nam vào dịp hè với cả gia đình. Lương giáo sư không cao thì làm sao có tiền đi chơi ngoại quốc? Tôi thường viết grant trong chương trình "Funds of Teachers" và họ cung cấp ngân khoản đi du lịch với điều kiện phải dạy lại cho học sinh những gì đã học trong chuyến phiêu lưu. Các nhà giáo nào muốn biết thêm chi tiết về chương trình này cứ tìm kiếm trong google. Tôi may mắn được ba lần về thăm Việt Nam dẫn theo cả gia đình. Có lúc tôi đi dạy hè ở Trung hoa và Việt nam tại Phước Lộc gần Bà Rịa và thăm trường ở Nhật bản trong chương trình khác. Nhà giáo như tôi không bị giam cầm trong lớp của mình nhưng có cơ hội bay nhảy mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn thế giới nhờ tài viết văn của tôi.

Các con tôi cũng nhờ các chuyến đi xa này mà chúng học được nhiều điều không có trong sách vở. Chúng biết được quê hương nơi chúng sinh ra và quê hương của bố mẹ chúng. Đó là cách cho chúng biết chúng là người Việt nam. Cuộc đời như một cuốn sách mà khi đi du lịch´ như là mở một trang sách mới. Nếu cứ ở nhà với mẹ mãi thì chỉ biết một trang biết ngày nào khôn!

Hiện giờ Thanh là một cô giáo ESL được sáu bẩy năm´. Hai chúng tôi là đồng môn tại Đại học Minnesota và tôi có bằng nào nó có bằng đó.Có năm tôi được đi sang Xian, Trung hoa dạy Anh văn mùa hè cho học sinh tiểu học.trong chương trình "Teaching in China". Họ cung cấp nhà ở, ăn uống và thăm viếng miễn phí. Bà hiệu trưởng phái tôi dạy một lớp còn nhà tôi lớp khác. Nhưng vì ngại không quen dạy nên nhà tôi phái cho Thanh và hai đứa em. Tuy lúc đó Thanh mới 15 tuổi nhưng nó có khiếu dạy học và làm cho lớp vui nhộn với các bài hát, các bài đàm thoại. Bà hiệu trưởng thích lắm. Kinh nghiệm quí giá này đã quyết định nghề nghiệp tương lai của nó.Chúng tôi chỉ hơn ngạc nhiên chút ít khi Thanh sau khi ra trường trung học và nói muố´n làm giáo sư Anh văn.

Trước khi nhận dạy học ở Xian, chúng tôi đến Bắc Kinh trước. Điểm đầu tiên là chúng tôi đến thăm Thiên An Môn. Với con chúng tôi sau khi vượt nửa trái đất, đánh thức tụi nó khi hãy còn say ngủ mà dẫn đến đây như cái bãi đậu xe mênh mông chả có gì là đáng coi nên mặt ba chị em bí xi khi phải đứng chụp hình tại quảng trường này. Chúng nằng nặc không chịu vô thăm Cấm Thành. Sau khi dạy xong chúng tôi tính bay về nhà nhưng không có chuyến bay thẳng nên chúng tôi ghé qua Narita, Nhật ở mấy ngày. Narita có ngôi chùa rất lớn và đẹp nhưng tính nào tật nấy cô con gái rượu và hai thằng em ngồi ngoài không chịu vào. Nhưng chúng lại cười tươị hơn bao giờ hết khi thấy thấy tiệm Mc Donald's trong thành phố vì suốt hai tuần phải ăn cơm Tàu, cơm Nhật chúng nhớ cơm Mỹ.

Lâu lâu các con tôi ngồi ôn lại những kỷ niệm du lịch đáng ghi nhớ. Chúng thật là may mắn sống trong nước tự do có nhiều cơ hội đi chơi đó đây trong khi bố mẹ chúng trưởng thành trong chiến tranh ít khi được ra ngoài vòng đai thành phố.

Ngày mà Thanh thời trung học đi hẹn hò với anh bạn Mỹ lần đầu tiên chúng tôi cũng lo lắng lắm. Tôi phải làm tài xế đưa đón hai cặp này. Sau buổi này hai anh chị bỏ nhau không biết vì sao nhưng sau đó Thanh lại có anh chàng bạn trai Mỹ khác. Đứa này kém Thanh hai tuổi học cùng lớp với thằng em. Chúng tôi thấy thằng này cao ráo trông tàm tạm được nhưng tính tình ít nói, đến nhà không chịu chào hỏi một câu, học hành kém xa Thanh của tôi. Một hôm nó gõ cửa nhưng Thanh bảo chúng tôi đừng mở và nằm trốn trong phòng. Chúng tôi nghe bài 'Tình Lỡ" sao thấy thấm thía và mừng quá!

Chẳng bao lâu Thanh lại có bạn trai khác. Chúng tôi lại mừng hơn lúc trước vì anh chàng này là người Việt Nam sinh tại Mỹ, cao ráo, đẹp trai, trẻ hơn Thanh hai tuổi và có nghề đàng hoàng. Chúng tôi bắt đầu quen biết gia đình của bạn trai Thanh. Họ là người Bắc, theo đạo Công giáo và nhà có tám người con trai. Tuy khác đạo với chúng tôi nhưng thật là quí hóa thấy Thanh có chồng là người Việt nam. Anh chàng xin hỏi cưới Thanh khi tôi ở nhà một mình. Sau đó nó cầu hôn với Thanh theo kiểu Mỹ. Nó bí mật không cho Thanh biêt´ và rủ Thanh tới công viên ngay cạnh dòng sông ở Saint Paul và quì xuống xin bàn tay và trao nhẫn đính hôn với sự chứng kiến của các bạn bè. Trời ơi sao mà lãng mạn thế!

Sau đó đôi trẻ lo tổ chức đám cưới.. Bốn tháng trước ngày cưới chúng gửi thiệp "Save the Date" in bằng tiếng Anh tức là người nhận dành ngày này cho tụi nó. Sau đó hai tháng trước ngày cưới chúng mới gởi thiệp cưới, thiệp mời và thiệp phúc đáp. Người nhận có thể trả lời đi hay không bằng online hay gửi thư. Chúng tôi về Việt nam chơi và mua vải, kiếm thợ may áo dài cho cô dâu, chú rể và sáu cô phù dâu.

Sống ở đất Mỹ mà là người Việt nam khi có đám cưới hay đám ma là cả một vấn đề phải làm sao hợp với phong tục cổ truyền mà cũng không quá´ cổ hủ. Ma chê cưới trách không ai tránh khỏi. Khi hai đứa con Mỹ này viết gửi thiệp cưới mà chúng không biết cách xưng hô chỉ đề tên không. Thế là chúng tôi bị hai bà chị la. Con dại cái mang!

Thế là đám cưới cũng xong. Lễ gia tiên bắt đầu khi sáu chàng phù rể mang lễ vật tới với bánh quế, trà, rượu, trái cây và xôi gấc để trong mâm quả đỏ cùng con heo quay. Chú rể xúng xính trong áo dài thụng xanh đi sau. Anh tôi và chúng tôi ra chào đón nhà trai.. Sau khi nhà gái có sáu cô phù dâu nhận mâm quả nhà trai được mời vào trong nhà.

Cũng có bàn thờ với hai cặp nến đỏ, hai mâm ngũ quả và hình người đã khuất của hai họ. Tuy nhiên không được đốt nhang nên chúng tôi phải dùng nhang điện. Sau khi giới thiệu hai họ bởi anh của tôi và người đại diện nhà trai., Thanh, cô con gái rượu bước ra trong chiếc áo dài voan đỏ tân thờỉ, vạt sau dài lê thê và hở nửa lưng. Sau đó đôi trẻ đứng trước bàn thờ làm lễ gia tiên.

Cô dâu được hai bà mẹ tặng nữ trang. Sau đó cô dâu chú rể rót trà mời bố mẹ hai bên và họ hàng. Hai đứa gọi lễ này gọi là lễ trà "Tea Ceremony". Và chúng được trao tặng phong bì với những lời chúc trăm năm hạnh phúc. Sau đó là tiệc trưa potluck cho hai họ và bạn bè.

Ngày hôm sau thì là lễ cưới tại nhà thờ. Vì Thanh không vào đạo Công giáo nên lễ cưới cử hành đơn giản nhưng không kém phần trang trọng. Tôi khoác tay Thanh trong chiếc áo đầm dài trắng diễm lệ hở lưng đi vào nhà thờ với bao nhiêu mắt theo dõi. Đây là lần đầu và cũng là lần cuối.cho tôi. Thật là cảm động. Nhớ ngày nào tôi còn bế bé Thanh, dỗ dành´ khi bé khóc và dạy vài câu tiếng Việt. Bây giờ bé đã trưởng thành, sắp sửa nắm tay đi với chồng quãng đời còn lại.

Sau lễ nhà thờ là tiệc cưới tại Minneapolis Event Center ngay gần bờ sông Mississippi. Đám cưới thiệt là vui vì phần đông là giới trẻ bạn của hai đứa, khách gần 350. Đánh trúng tâm lý khách Việt nam, hai đứa chọn thực đơn Trung hoa phần đông là đồ biển và cho uống rượu thả dàn. Tiệc bắt đầu đúng giờ ´´ không như các đám cưới khác khách chờ bụng đói meo. Sau màn giới thiệu hai họ và trình diện đoàn tùy tùng và đôi trẻ là thức ăn nóng hổi được đưa ra. ?Chúng cũng mời chúng tôi đi chào bàn nhưng chỉ vài bàn người lớn tuổi thôi. Các bàn sau với đám khách trẻ ồn ào hơn, chúc tụng vang trời. Sau khi ăn xong, hai cặp ra sàn khiêu vũ mở đầu. Sau đó tôi được hân hạnh nhảy với cô con gái rượu lần đầu tiên trong bài "La Vie En Rose". Còn gì sung sướng hãnh diện bằng tay trong tay với cô dâu con mình!

Không như đám cưới bên Việt nam, bố me thường chọn vợ chồng cho con cái, bố mẹ đặt đâu con ngồì đó, tổ chức lễ lạc ăn uống cũng do bố mẹ. Nhưng với chúng tôi thì khá?c hẳn. Chúng tôi chỉ giúp phần tài chánh và tổ chức lễ gia tiên còn bao nhiêu đôi trẻ lo lấy. Ngay cả việc ngồi bàn tiệc, chúng xếp chỗ cho chúng tôi. Đúng là con cái đặt đâu bố mẹ ngồi đấy! Tuy hai đứa sinh đẻ bên Mỹ, nói tiếng Anh sõi hơn tiếng Việt nhưng không quên văn hóa Việt nam. đó là một điều vinh hạnh cho chúng tôi. Mong trong tương lai con của chúng cũng vẫn giữ phần nào văn hóa Việt Nam trên đất Mỹ.

Đặng Hà Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,965,990
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.