Hôm nay,  

Suối Thần Kỳ Chữa Bệnh, “Gods Acre Healing Springs”

28/03/201600:00:00(Xem: 11099)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3785-17-30285vb2032816

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 13 năm qua. Sách đã xuất bản: "Hành Trình về Phương Đông" và "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Năm 2015, ông vừa cùng gia đình bay 5000 dậm từ miền Đông về California dự họp mặt và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

blank
Tác giả đứng trước tấm bảng giới thiệu những giòng suối thần kỳ.

* * *

- Spring Break này đi đâu chơi đây?

Anh Cọp hỏi tôi vu vơ qua điện thoại.

Chẳng ngần ngừ dù chỉ một giây thôi,tôi đáp liền:

- Thì làm một chuyến du lịch đến “Thánh Địa Nhà Thờ Nơi Nước Của Những Giòng Suối Huyền Diệu Có Khả Năng Chữa Bịnh(tạm dịch Gods Acre Healing Springs)cho biết.

- Ô kê. Để tôi thu xếp xem sao nhé vì bà xã tôi phải làm thêm giờ vào Thứ Bẩy nên nếu không kẹt thì mình đi liền.

Tôi được biết đến địa điểm này nhờ anh H. giới thiệu khi tình cờ ghé nhà anh chơi.Anh H. là phóng viên thường trú ở Greenville,SC cho Đài SBTN ở Garden Grove,CA.

Cứ theo như tài liệu trên Google thì trong cuộc Chiến Tranh Cách Mạng lật đổ ách thống trị của thực dân Anh trong trận chiến vào năm 1781 gần đồi Windy Creek có 4 binh sĩ người Anh bị thương nặng viên tướng người Anh có biệt danh “Đồ Tể” Banatre Tarleton đã phái hai người lính đi cùng 4 binh sĩ bị thương này đi vào nội địa của Thành Phố Charleston tìm thuốc chữa với lời dặn dò là khi họ chết thì chôn luôn trong đó.

May mắn làm sao thổ dân người da đỏ gặp họ và dẫn họ đến những giòng suối mà nước suối có khả năng chữa bịnh. Những người lính này được tắm và cho uống nước của những giòng suối thần diệu này. Kỳ lạ thay tất cả đều được chữa lành!

Sáu tháng sau 4 người lính tưởng chết này đã trở về nơi đóng quân hoàn toàn khỏe mạnh.

Từ đó lan truyền truyền thuyết tính năng huyền diệu chữa khỏi bịnh của những giòng suối này cho tới nay.

Thổ dân da đỏ đã bán những giòng suối này lấy bắp và người ta đã xây dựng Nhà Thờ Healing Springs Baptist kế bên.

Nhà Thờ đã có một tầm nhìn xa trông rộng trong việc bảo trì nguồn nước cho tinh khiết nên đã từ chối không cho thiết lập Nghĩa Trang.

Những giòng suối này đã được chủ nhân cuối cùng là Ông Boylston tặng cho thành phố Blackville,SC

blank
Hai bà cháu hứng nước.

Người ta dựng một bia mộ kỷ niệm khi chủ nhân của những giòng suối này Ông Boylston. tặng cho Thành Phố Blackville vào năm 1944 với hàng chữ “Dâng Chúa toàn năng.”


Việc dâng hiến này có hai điều lợi là Thánh Địa không bị đóng thuế trong khi nhà cầm quyền phải đảm trách việc tu bổ và các chi phí.

Chiều tối hôm Thứ Sáu tôi vào Google gõ tìm đường để phụ thêm với cái GPS của anh Cọp cho chắc ăn.

Gõ lần đầu tiên thì ra một trang yêu cầu tôi cứ download vì free nhưng tôi không làm theo yêu cầu vì không khéo bị tính tiền thì phiền trong khi trên Google cũng có trang Bản Đồ free cơ mà.

Tôi làm lại tới lần thứ ba thì mới có trang bản đồ thật sự free mà không cần download.

Sáng hôm sau chúng tôi khởi hành lúc 9 giờ sáng, giờ Miền Đông Hoa Kỳ, chỉ một vài trục trặc nhỏ nhưng nhờ phối hợp kỹ với nhau nên chúng tôi đến gần được địa điểm nhưng cứ loanh quanh.

Sau cùng tôi nói với anh Cọp ghé vào khu dân cư để tôi hỏi đường vì các cụ ta đã chẳng nói “Đường đi ở miệng là gì”

Rất may mắn tôi gặp một bà cụ đang trên đường ra rẫy vì trên cái xe truck của cụ chứa sẵn cỏ khô và một cái cào. Tôi hỏi thăm và nhờ bà cụ dẫn đường.

Nghe tôi yêu cầu thì bà cụ chỉ nói lái xe theo sau xe của bà thì bà sẽ dẫn đến nơi.

Thật đúng là “Buồn ngủ mà gặp chiếu manh.”

Chỉ lối 15 phút sau là chúng tôi đến nơi. Tôi cám ơn bà cụ và ngỏ ý muốn chụp chung với cụ một tấm hình làm kỷ niệm.

Rất thẳng thắn cụ cho biết hôm nay cụ ăn vận xấu lắm nên không muốn chụp hình rồi cụ rồ máy ào một cái là cái xe truck đã biến mất ở phía xa rồi.

Sau khi lấy nước xong chúng tôi trải báo lên cái bàn ăn gần nơi lấy nước và cùng nhau ăn một bữa ăn dã ngoại thật đơn giản với xôi xéo đậu xanh,trứng gà luộc,thịt heo trà bông dưới ánh nắng ấm của Mùa Xuân trong không khí trong lành nơi đồng quê.

Trên đường về tôi hỏi anh Cọp lý do nào mà GPS của anh chỉ đường chỉ đúng có 9/10 thôi thì chúng tôi mới vỡ lẽ ra là anh chỉ đánh địa danh thì máy cũng cho anh đường đến nơi nhưng không chính xác.

Còn tôi tôi vào Google gõ “mapquest” thì có đầy đủ cả địa danh và địa chỉ. Nhưng tôi tin vào GPS hơn bản đồ nên đã sơ ý không hỏi xem anh có địa chỉ không nên chúng tôi mới mất thì giờ đi hỏi đường nhưng cũng nhờ đó mới thấy lòng hiếu khách của người Mỹ dù ở bất cứ đâu nơi thành thị hay nơi thôn dã.

Nếu bạn bị bịnh và bạn đã xử dụng mọi loại thuốc mà không thuyên giảm thì bạn còn không mau làm một chuyến hành hương tới miền đất hứa nơi Những Giòng Suối có khả năng huyền diệu trị bịnh đang chờ bạn.

Mau đi bạn nhé! Mong bạn sớm lên đường!
(chi tiết liên quan lấy từ trang Google)

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
28/03/201608:43:58
Khách
tôi dang o Nauy, muon biêt dia chi c^ua con suoi than, xin tac gia vui long cho toi dia chi. Toi xin cam on nhieu. Rat tiec, vi ban go chu cua Nauy khong co dau, nen toi khong the viet duoc cac dau cua chu, mong quy vi thong cam.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,322,366
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.