Hôm nay,  

Những Cái Tết Khó Quên Sau 1975

03/03/201500:00:00(Xem: 18532)

Tác giả: Ngô Văn Thu
Bài số 3475-16-29875vb3030315

Với bài viết "Tháng Tư, Tro Tràn Bay Trắng Đầu", tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị bắt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Bài viết mới của tác giả kể về những cái tết khác thường của thời khó quên ấy.

* * *

Sau 75, Miền Nam bỗng trở thành trại tù lớn. Tôi cũng là người tù trong đó, nhưng sớm hơn vì bị bắt ngoài mặt trận Phan Rang ngày 16/4 trước khi Sài gòn "đóng cửa". Những tháng sau, luôn bị di chuyển từ vùng nầy qua vùng khác, một cách tránh sự cứu thoát tù binh như thường thấy trong chiến tranh. Sau đó mới được đưa vào trại tập trung gọi là tổng trại để chuẩn bị kế hoạch lâu dài đối với tù.

1. Tết trong tù “cải tạo”

Không hẹn mà tết cũng theo chân tù vào trại, dù lúc nầy tết không còn háo hức trông đợi như bao lần trước nữa. Để chứng tõ "cách mạng"cũng lo cho những người tù. Trại cho lệnh tự tổ chức tết với nhau qua mấy hình thức: - Văn nghệ, ca kịch, Báo tường, Ẩm thực.

Văn nghệ thì chỉ được hát những bài sáng tác theo đơn đặt hàng như: Trường sơn Đông, Trường sơn Tây hay Dáng Đứng Bến Tre, Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bô v. v... do ban quản trại duyệt đưa xuống.

-. Kịch thì tự biên, tự diển kịch vui theo tinh thần "đất nước đã hoà bình". Riêng báo tường thì viết các bài có nội dung ca ngợi lao động là "vinh quang"chứ không được viết chệch hướng"lang thang là chết đói".

-Về phần ẩm thực, thì trại ra lệnh cho mổ hai con "lợn" để lấy thịt cung cấp cho 700 "thực khách" đang mỏi mòn trong đói rét.

Nội dung là thế, nhưng khi thi hành có đôi điều biến thái khó lường: Khi tập ca nhạc, phe ta bỗng nỗi hứng hát "nhạc vàng" độn vào giữa như độn khoai ngô cho đở đói vậy. Hoặc chơi nhạc thì pha điệu nhạc cha cha cha vào cho đở nhớ một thời lã lướt trên sàn nhảy. Bị bảo vệ "phát hiện" hỏi:các anh hát nhạc gì thế?

- Hát nhạc Liên Xô. Tù trả lời. -

- Ừ; nhạc Liên Xô, hay ra phết đấy! Bảo vệ nói.

Thật tình người lính Cộng sản nầy làm sao nghe được một bản nhạc ngoại quốc để phân biệt nhạc Liên Xô, hay nhạc Mỹ. Tù qua mặt cái vù...

Báo tường, được viết với nội dung chung chung, tù không viết hết ga... viện dẩn chưa quen làm báo (thật tình không phải vậy). Nhưng bỗng có một bài báo gây phẩn nộ cho quản giáo và cán bộ, liền bị gở xuống ngay. Nội dung tác giả tự cho mình là một người "phản tỉnh"viết rằng: Ở dưới chế độ "Mỹ Ngụy" tôi bị tuyên truyền; "Hồ chí Minh là tên cõng rắn cắn gà nhà, rước Nga Tàu về dày xéo mả tổ Việt nam", nay nhờ "cách mạng giáo dục" nên mới "giác ngộ"biết được mình sai. Người viết sau đó liền bị cách ly điều tra. Sau một tuần biệt giam, người chiến sĩ "phản tỉnh" ấy được ra khỏi xà lim, được anh em tù phong cho danh hiệu "anh hùng phản tĩnh sấm sét", ý đám tù cho anh ta dám chơi bạo,chưởi Hồ chí Minh công khai trước mặt cán bộ mà không ngán.

Vẫn chuyện báo tường, một hoạ sĩ tài tử (hiện ở Nam Cali) vẽ một bức hí họa rất đẹp. Có nội dung người đi thăm nuôi gánh oằn vai một đầu bánh chưng, một đầu bánh tét, lên trại thăm chồng. Theo ý tác giả; nói lên sự "sung túc"của cách mạng, (nhưng thâm ý của bức tranh phải hiểu ngược lại) Sau đó ông ta bị đem nhốt xà lim vì cho là có nội dung bôi bác "cách mạng", vì cách mạng qua chiến tranh đang còn khó khăn lấy đâu ra của cải mà gánh oằn vai như mô tả.

Sau những trắc nghiệm (đánh dọ dẩm lừa miếng nhau,giữa tù và cán bộ trại) đám tù được dán nhản hiệu là"phản ứng tinh vi". Mà tinh vi thật! Trại toàn chứa những bộ óc "phản động",không hẹn mà gặp nhau trong tù, vì bị lừa phỉnh,vì bị bắt vào đây, thử hỏi làm sao không có phản ứng được. Từ đó anten chăm sóc kỷ tù về mọi động thái sinh hoạt.

Riêng hai con"lợn"khi mổ thịt, có lệnh ban quản trại bảo nhà bếp phải để riêng hai bộ đồ lòng ra ngoài bụi chuối, tối sẽ có người đến mang đi. Ai sẽ được quyền đi lại ban đêm trong trại tù, không ngoài cán bộ.

Con lợn, ngon nhất chỉ có bộ đồ lòng, thế mà bộ đồ lòng lại bị cán bộ "giải phóng" riêng. Từ đó tù hiểu nghĩa giải phóng Miền Nam là thế. Cuối cùng khẩu phần "ăn tết"của tù, mỗi người được hai lát thịt lợn mỡ, hai lát bánh tét và chút nước xáo đủ để tráng miệng trong cái tết gọi là tết mừng "thống nhất Bắc-Nam!.

Cứ thế, tết năm đầu nối tiếp trên mười năm sau, tết trong tù vẫn bổn cũ soạn lại. Vẫn những hứa hẹn vu vơ như là miếng mồi nhử để tù hy vọng không nổi loạn,không trốn trại. Từ đó, tiếng trở mình trên liếp tre trong láng trại giữa đêm khuya của tù bỗng nhẹ dần, nhẹ dần, vì kiệt sức, vì đói, vì tuyệt vọng, vì tiếc nuối những cái tết êm đềm ngày xưa bên gia đình, bên xóm làng. Nhưng nay đã mờ nhạt xa dần vào dĩ vãng...

2. Về nhà ăn Tết

Người ta thường ví: xã hội ngoài nhà tù cũng là trại tù lớn dưới chế độ XHCH. Sau đổi tiền lần hai 1986, mọi người lại trắng tay. Người tù về đến nhà đã trở thành người vô sản đúng như kế hoạch cải tạo (từ có đến không). Tết đến càng tê tái hơn vì nhìn quanh không còn gì để bán nuôi mình và nuôi con.

Con, đứa bé khi lọt lòng mẹ 3 tháng tuổi thì cha đã bị thời cuộc đưa vào tù, ở nhà, mẹ gởi con cho bà co (vợ) buôn chuyến đường xa, rồi đi biền biệt không về nữa. Cha về, đứa con nhìn cha xa lạ như chuyện "Chàng Trương". Hằng đêm nhìn bóng đổ trên tường bảo đó là cha mình. Còn cha thật thì ngỡ ngàng không biết! Cảnh đời trớ trêu, đắng cay là thế.

Để tạo mùa xuân cho con, một sáng tinh sương, tiết trời đang se lạnh vào xuân, người (cựu) tù lặng lẽ vào bệnh viện Hồng Bàng sắp hàng ghi tên bán máu. Vì không còn gì để bán ngoài máu của mình để giải quyết khẩn cấp nhu cầu cuộc sống hiện tại.

Nhận được 25 nghìn đồng/VN qua xị máu tươi bán được,về nhà đưa con đi "chợ tết". Dè xẻn mua cho con bộ đồ mới, đôi dép nhựa, đôi khoen tai cho con đeo vui vẻ ba ngày xuân. Đứa con 9 tuổi, lớn lên trong tủi hờn vì vắng cả cha lẫn mẹ nên từ lâu không có mùa xuân. Riêng người tù, dù xuân trong tù hay ngoài tù trong xã hội mới, cũng chỉ là những mùa xuân vô nghĩa, vô sắc màu, mùa xuân đã chết.

3. Tết trong tù vượt biên

Cảm thương cảnh gà trống nuôi con của tù, một mạnh thường quân ra tay nghĩa hiệp, đóng tiền cho cha con cựu tù vượt biển tìm tự do.

Chuyến đi từ bãi ra đến hải phận xuôi chèo mát lái. Đã gặp được thương thuyền lớn qua lại trên biển Đông. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến. Bét dầu của máy bị hư, không có phụ tùng thay thế. Vì "tàu"chỉ là một loại ghe chài nhỏ trong sông, chủ tổ chức sửa chửa sơ sài rồi kêu khách ra đi (chủ ở lại) nay gặp cảnh ngộ nầy chỉ có người tài công loay hoay sửa chữa, không ai có trách nhiệm, đành buông xuôi, trôi ba ngày ba đêm "tàu"tấp vào vùng biển Trường Long Hòa thuộc thị xãTrà Vinh, tỉnh Vĩnh Bình Vùng 4. Thế là tái ngộ cảnh tù, như một định mệnh trớ trêu.

Tám tháng tại huyện Cầu Ngang, bị còng hai chân suốt ngày đêm trong cùm để khảo vàng vì bị nghi là chủ tàu (đứa bé được trả về trước). Sau đó tù bị đưa đi nông trường dừa 30/4 ở huyện Minh Hải để lao động đào mương dẫn nước vào dừa, và đắp đập thuê cho các xã lân cận ngăn nước mặn vào ruộng.


Tết chia ly tình cha con nghẹn ngào thương nhớ lại về. Trại tù nầy (tù vượt biên) chỉ vài trăm người nên không tổ chức tết. Nhưng bất ngờ, tù nhận được từ trại phát xuống mỗi người một con vịt sống để gọi là"ăn tết". Ăn làm sao khi trong tay không ai có nồi niêu soong chảo để nấu chín. Tù bèn tính kế; hùn tiền mua một nồi cháo và một nồi bún (gia đình cán bộ gánh theo ra bãi bán cho tù) viện cớ mua chia nhau ăn trong dịp tết để mượn nồi, nhờ vậy mà trong ba ngày tết thay nhau nấu chín đuợc số vịt.

Đừng tưởng trại có lòng nhân với tù lắm đâu. Đây là công sức của tù đã đổ ra khi lao động đắp đập thuê cho các xã lân cận theo hợp đồng, trại có sẵn "nước sông công tù". Quyền lợi chia chác nhau, tù chỉ có con vịt (vịt thả đồng, hằng hà )so với sức lao động vác đất đá đổ xuống kinh ngăn nước mặn vào ruộng, thì con vịt dành cho tù có sá là bao. Vì vậy, miếng thịt vịt tù ăn như thấm vị mặn của mồ hôi, vị cay của nước mắt, vị chua chát của đời tù... chứ chẳng phải là các món vịt hảo hạng ngoài đời.

Hơn một năm sau, khi đã điều nghiên địa thế và thời cơ thuận lợi, người tù đã dẫn theo 4 đồng đội cùng mình chạy bộ suốt một đêm, từ 8 giờ tối để nuốt trọn quãng đường dài 62km từ đập Ba-Động, nông trường dừa 30/4 trốn thoát về đến Đầu Bờ thị xã Trà-Vinh, tỉnh Vĩnh-Bình 5 giò sáng, rồi nối tiếp xe ôm về Bắc Mỹ Thuận, tiếp xe đò về Sài gòn để tránh bị rượt đuổi phiá sau. Động lực thúc đẩy tù chạy nước rút, vì thời gian quyết định sự sống và thành bại. Phần khác vì hình ảnh đứa con như vẫy gọi trước mắt mong cha về khiến tù càng quyết tâm hơn.

Sau 10 tiếng đồng hồ đã biến đổi được cảnh đời lao lý. Thoát cảnh tù lần 2. Thoát lằn đạn găm sau lưng, thoát vòng dây trói oan nghiệt vì bị bắt lại, để thấy được Sài gòn. (sẽ mô tả nhiều trong bài.

Về Sài gòn, gặp lại con mừng mừng tủi tủi vì thương đời con quá long đong đã sinh ra lầm kiếp, lầm thời. Sau đó hằng ngày tù chui nhủi vào chốn chợ trời thuốc tây Tân Định mưu sinh. Vì không vốn phải "chạy cò"(làm trung gian) kiếm cơm nuôi mình và nuôi con. Bỗng dưng cơ hội ngàn vàng đến.

Một ngày Sài gòn mưa dầm đầu mùa, chợ vắng. Một người mang trong ba lô, lô hàng thuốc tây trụ sinh hiếm quý có nhãn hiệu; Cloram-phenycol (Typhomycine 325mg 1240 vỉ (vỉ bấm),hàng sản xuất tại Thái Lan đi tìm người tiêu thụ. Sau khi thoả thuận giá cả, người mua bủn rủn vì không biết lấy tiền đâu trang trải món hàng to lớn ấy. Bèn nghĩ cách; lấy một lô thuốc trị giá bằng giá vốn đưa tiệm vàng thế chân, và chấp nhận chịu lời theo họ đòi hỏi. Mọi việc êm xuôi, hai tuần lễ sau. Người tù có trong tay 6 cây vàng kiếm được qua lô hàng đó. Từ cảnh tận cùng phải bán máu nuôi con, nay có 6 cây vàng trong tay khoảng cách chỉ là ánh chớp trong cuộc đời. May mắn đã mỉm cười với tù. (xem "máu thắm đời con"Việt báo online vv/nm đăng 2012).

4. Tết trên đảo tị nạn

Rồi cơ hội khác lại đến, có chuyến vượt biên. Tù quyết định ra đi. Sau 4 ngày 5 đêm tàu đến được Malaysia (xem "chiếc hãi bàn kỳ diệu"Việt báo daily đăng 2012), bị giữ 4 năm trên đảo để thanh lọc vì đến trễ, các trại tỵ nạn trong vùng Đông Nam-Á đã đóng cửa. Bị vào trại cấm (holding center), một lần nữa lại vào tù...

Mặc cho thế gian truân chuyên bên ngoài. Tết vẫn đến trên đảo Bi Dong. Giữa trời nước mênh mông, tết về trong gió chướng mưa mùa. Đảo như trôi bồng bềnh trên biển, lòng người ly hương ngơ ngát, thất thần kéo theo bao tiếng thỡ dài,não ruột, buồn vô hạn. Cái tết ly hương đầu tiên 1989 thấm thía,quay quắc nhớ thương... Còn đâu quê mẹ chân nguyên với bao mùa xuân đầy kỷ niệm của thuỡ thiếu thời,còn đâu những cành mai vàng kheo sắc trong cảnh chợ xuân tấp nập của thời phồn vinh ngày trước. Còn đâu tiếng pháo giao thừa ròn rã đón xuân... Nay chỉ còn là những kỷ niệm rưng rứt buồn.

Cao ủy tỵ nạn cũng tổ chức "ăn tết" cho thuyền nhân qua việc cho múa lân quanh đảo,phát quà bánh cho trẻ con và tăng chút khẩu phần lương thực hơn thường lệ với người lớn,nhưng không tăng được chút hy vọng nào vào nỗi ưu tư về thân phận u-ám, ảm đạm,mong manh của thuyền nhân sẽ "đậu"thanh lọc để được ra đi.

Tết những năm sau cũng lòng vòng quẩn quanh như nhau,chỉ có một năm, bỗng dưng các cửa hàng"chạp phô"của Mã bày nhiều lồng nhốt gà sống bán cho dân tỵ nạn,mỗi con 3 Ringgits =$ 1,50. USD. Thấy dấu hiệu lạ mọi người bàn tán. Có ai ngờ đâu,chuyện hãi hùng đang xãy ra, tử thần đang rình rập vồ lấy thuyền nhân. Vì gần trại, có trại gà, xổ gà ra bán gấp vì họ biết có nạn dịch đang bùng phát quanh đây. Không biết số gà bán vào trại đã bị nhiểm vi khuẩn chưa, chỉ biết trại tỵ nạn là thị trường béo bở tiêu thụ số hàng trên nên được tuồn vào bán. Vì rẻ dân tỵ nạn hăm hở mua, không ai biết đang mua hoạ vào thân. Tết năm đó toàn trại trắng màu gà, gà nhốt, gà cột trước nhà chờ giờ vạt lông.

May thay tết qua, toàn trại chỉ có mấy ca cấp cứu vì món ăn "lạ bụng", tiết canh gà gây nên!

Gia đình chúng tôi được lên đường định cư tại Hoa Kỳ sau khi "đậu thanh lọc"(past screening), qua cơn mê dài 4 năm 1989 1993. Thoát cảnh cá chậu chim lồng, ra bên ngoài, mới thấy được thiên đường của sự sống văn minh tiến bộ.

4. Cái Tết đầu tiên tại Mỹ

Đến Mỹ không bao lâu tết lại về. Cái tết đầu tiên trên đất nước mơ ước. Dù còn eo hẹp vì mới qua, nhưng theo thông lệ gia đình cũng mua sắm chai rượu, ít lon bia, bao thuốc lá và một vài món nhắm đơn sơ để chuẩn bị "nghênh khách" như kiểu còn ở Việt nam. Thế nhưng trọn ngày mồng một không có vị khách nào đến, qua ngày mồng hai, rồi mồng ba, suốt ba ngày đều là ngày tết của chủ nhà, không có ai lui tới thăm viếng. Nỗi buồn tràn về vì mặc cảm: nghĩ mình còn nghèo nào ai đến làm gì!

Sau nầy mới biết; dù tết, mọi người vẫn phải đi làm, vì tết Việt nam không rơi vào ngày nghỉ nên đành phải "cày". Chỉ có tết vào ngày cuối tuần mà thôi. Tết lần đầu ở Mỹ "bị hố". Nàng xuân chỉ lấp ló ngoài sân chứ chưa vào nhà. Mãi năm sau, tết mới thực sự vào nhà. Đó là cái tết thật bất ngờ.

Không biết họ săn tin từ đâu; có một đài truyền hình tuổi trẻ hải ngoại BYN 57. 3 đến nhà ăn tết cùng gia đình và thu hình trong vòng 30 phút. Họ phỏng vấn quanh chủ đề: Tết trước 1975. Tết trong trại tù. Tết trong trại tỵ nạn và tết đầu tiên ở Mỹ. Người "Mỹ giấy xanh" bị chói lòa trước mấy ống kính quay,trở thành người "diển viên bất đắc dĩ "trả lời bao nỗi gian truân: Từ cái tết với mấy lát thịt heo, chút nước xáo (trại tù binh), rồi cái tết với xị máu hòa vào niềm vui cho con (ở nhà). Cái tết có miếng thịt vịt hòa vị mặn của mồ hôi và vị cay cuả nước mắt (trại tù vượt biên). Cái tết đắng chát âu lo thanh lọc ở (trại tỵ nạn). Và cái tết đầu tiên tại Mỹ cô đơn tình người. Quả là những cái tết khó quên sau 75, với những cảnh chìm nổi, chua chát, đắng cay, máu và nước mắt của ngưòi dân bị mất nước, nên mất tất cả mùa xuân.

Sau đài phát hình, người thân, bạn tù, cũng như người từng ở trại tỵ nạn xem được, gọi đến chia vui, chúc mừng đã thoát một cảnh đời trầm luân tăm tối từ 1975 đến 1993, suốt 18 năm dài lận đận.

Từ nay, mỗi lần tết về, khi nhắm mắt không còn thấy"chân trời tím ngắt"nữa!

Ngô Văn Thu

Ý kiến bạn đọc
28/08/201802:42:38
Khách
Chuyện đã lâu, bài viết cũng lâu rồi nhưng vẫn làm em xúc động! Mong anh và gia đình vạn an, hạnh phúc.
Em chào anh.
04/03/201520:42:14
Khách
Bài viết cảm động quá. Kính chúc tác giả luôn đuoc dồi dào sức khoẻ và có những cái Tết trên quê hương thứ hai that ấm áp tình người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 868,925,404
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến