Hôm nay,  

Nước Mắt Nữ Sinh Xứ Thiên Đàng

20/01/201500:00:00(Xem: 14363)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4441-14-29841vb202015

Trần Du Sinh đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông là một kỹ sư hàng hải, 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa. "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Á Châu. Sau đây là bài viết mới nhất

* * *

Tự cổ chí kim, nước mắt luôn là vũ khí tối thượng của người phụ nữ. Và với nữ sinh, nó là vũ khí hủy diệt đấng mày râu choi choi, đặc biệt là mấy "anh hùng rơm" dưới mái trường phổ thông. Còn đối với tôi, nước mắt của hai cô nữ sinh mà tôi sắp kể ra đây còn mạnh mẽ hơn là vũ khí, vì nó ám ảnh tôi cho tới hơn hai mươi năm sau.

Bắt đầu với giọt nước mắt nữ sinh đầu tiên thời trung học. Năm 1991, tôi ra Đà Nẵng trọ học để làm học sinh của một ngôi trường mà sau này rất được ông Nguyễn Bá Thanh ưu ái: trường phổ thông trung học chuyên Lê Qúi Đôn. Ông Bá Thanh còn có chiến lược nhân sự tương lai cho Đà Nẵng với chương trình học bổng đại học trong và ngoài nước cho học sinh giỏi với điều kiện quay về làm việc cho Đà Nẵng 7 năm. Tính ta ông tính toán rất thâm sâu, vì mấy trí thức trẻ này dù cam kết làm việc trả nợ cho thành phố Đà Nẵng 7 năm, nhưng mấy ai dứt áo ra đi sau ngần ấy năm làm công chức, khi sức ì và quyền lợi đều tăng do lỗi hệ thống.

Không biết sau này thế nào, chứ thời đó, trường chúng tôi là một trong ba trường phổ thông trung học hàng đầu của cả nước, sánh vai với ngôi trường số một của Hà Nội có tên nửa ta nửa Tây là Hà Nội- Amsterdam và trường hàng đầu của Sài Gòn là Lê Hồng Phong, đổi tên từ Pétrus Ký. Trường tôi cũng đổi tên từ trường phổ thông Năng Khiếu, và trước đó thì mang tên Phan Thanh Giản. Đôi khi tôi tự nghĩ, cái tên đâu có tội mà phải bị đổi thay như vậy. Chất lượng đào tạo và chất lượng học sinh mới là quan trọng, chứ không phải nhờ trường mang tên nhân vật nào to lớn mà nói lên được chất lượng giáo dục của nó.

Đáng buồn là cái tên Pétrus Ký nổi tiếng trong lịch sử giáo dục miền Nam lại bị đổi tên qua cái tên của một người cộng sản chết yểu, mà Lê Hồng Phong lại chẳng phải là học giả hay danh nhân để còn dính dáng gì tới giáo dục, và cũng không thể xứng tầm với học giả Trương Vĩnh Ký mà thay thế được. May là dân Đà Nẵng đặt tên cho trường trung học hàng đầu của mình bằng cái tên của một nhà bác học, chứ lỡ mà thay bằng tên của tên khủng bố đặt mìn phá cầu Nguyễn Văn Trỗi thì hóa ra lại giáo dục tuổi trẻ làm khủng bố thì phiền.

Lớp tôi có cô bạn học rất giỏi, hạnh kiểm tốt, lí lịch gia đình tuyệt vời. Cô được nhiều người tin tưởng sẽ một là một hạt giống tốt cho tương lai chế độ. Ba cô là thương binh, mẹ cũng tham gia kháng chiến từ miền Bắc vào "giải phóng" Đà Nẵng rồi ở lại. Hai người là cán bộ liêm khiết nghỉ hưu theo chế độ, vẫn ở trong khu tập thể nghèo. Cô còn tự hào là ba cô từng có chân trong ban kiểm kê tài sản đánh tư sản, nhưng không tham ô hay dấu làm của riêng, nên mới nghèo trong sạch như thế.

Cô bạn tôi rất ngoan hiền, không đẹp nhưng dễ thương, và quan trọng là rất yểu điệu thục nữ, dễ hờn dễ giận nhưng vô tư như nai vàng. Có lẽ mắt nàng hơi to và đen nhánh, và có lẽ đây là nét đẹp nhất của nàng. Nàng cũng là đối tượng trêu ghẹo của vài thằng bạn quái ác hay khen đểu, nhưng nói thiệt, nàng điệu đàng đến mức đôi khi thành đẹp lạ, chưa kể cái giọng Bắc lai Đà Nẵng đôi khi nghe ngồ ngộ.

Một ngày nọ tôi thấy nàng long lanh mắt lệ ngồi trầm tư trong giờ nghỉ giải lao. Tôi tưởng mấy thằng bạn lại trêu ghẹo nàng thục nữ nên làm "anh hùng cứu mỹ nhân" tới an ủi hỏi thăm. Những tưởng là sẽ an ủi được nàng, ngờ đây nàng lại đưa tôi tới một phạm trù xa xôi mà thằng học sinh mới mười lăm tuổi như tôi không bao giờ để ý tới. Nàng nói:

- Cái thằng Gót-ba-chốp (Gorbachev) chết tiệt. Hắn làm sụp đổ một Liên Bang Xô Viết vĩ đại. Thấy tôi ngẩn tò te, cô nói tiếp:

- Hôm nay Liên Xô bị sụp đổ vì tên phản cách mạng Gót-ba-chốp. Nói tới đây cô lại nức nở.

Tôi len lén bỏ đi chỗ khác vì quá đỗi ngạc nhiên, và nghĩ đó là chuyện quá xa xôi sao lại đem vào mình chi cho mệt. Thú thật thời đó tôi không bao giờ đọc báo "Nhân Dân" hay coi chương trình thời sự nên đâu có nắm tình hình trong nước, huống hồ chi chuyện ruồi bu tận Liên Xô xa xôi mà chúng tôi chỉ biết qua nhân vật Pavel trong "Thép Đã Tôi Thế Đấy". Mà hình như Pavel là nhân vật người Ukraine đi theo cách mạng, đấu tranh giai cấp rất hồ hởi phấn khởi. Pavel cũng từng là hình tượng gương mẫu cho thanh niên miền Bắc của một thời mê muội. Nhưng giờ đây quê hương Ukraine của Pavel lại "phản bội" anh vì đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Thành ra chuyện hồi xưa tôi không đọc "Thép đã tôi thế đấy", ngoại trừ trích đoạn trong sách giáo khoa mà học sinh không có chọn lựa, hoá ra lại là điều may, nếu không tôi lại khóc thương cho nhân vật này bị chính đồng hương và thế hệ sau của đất nước Ukraine phản bội lý tưởng. Nhưng có lẽ cô nàng yếu đuối kia rồi sẽ khóc, vì có lẽ cha mẹ cô ở nhà cũng khóc, không biết là vì thương xót cho thời mê muội hay vẫn còn trung trinh với cái lý tưởng bị nhồi đó. Nước mắt của một nữ sinh xuất thân từ gia đình đỏ cũng có nhiều uẩn khúc.

Mười năm sau, tôi lại gặp những giọt nước mắt từ một nữ sinh khác. Cô đến từ Latvia, một quốc gia nhỏ thuộc Liên Xô cũ, đang du học trong lớp Cao Học Quản Trị của tôi ở Tây Âu.

Số là hôm đó chúng tôi học môn Hội Nhập Châu Âu (European Integration). Lớp học quốc tế này có khá nhiều sinh viên đến từ vùng biển Ban-tích (Baltic Sea), cụ thể là ba nước Latvia, Estonia và Lithuania. Đây cũng là ba nước đầu tiên tách khỏi liên bang Xô Viết, mở màng cho sự sụp đổ của khối cộng sản này năm 1991. Sau khi tách ra khỏi Nga Sô, ba nước này hội nhập rất nhanh vào Tây Âu và được các nước Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển tài trợ rất nhiều, một phần vì khoảng cách địa lý, vì thủ đô Riga của Latvia và Stockholm của Thuỵ Điển nằm ở hai bên bờ biển Ban-tích, và cũng vì ba nước này dứt khoát với cộng sản sớm nhất. Hôm đó cô bạn người Latvia thuyết trình về kinh tế Latvia, đến đoạn những khó khăn đến từ sự dính líu với Liên Bang Xô Viết, cô làm không gian như đặc quánh lại khi cô nhắc tới cái tên Stalin, người gắn liền với thảm sát trí thức, tiểu tư sản và tư bản Latvia thông qua chương trình đánh tư sản, đấu tranh giai cấp, và cải tạo lao động ở miền Siberia lạnh giá để họ chết lạnh trong đói khát. Đồng thời Stalin đưa bần cố nông về thành thị tiếp quản và lập nên chính quyền bù nhìn thân Xô Viết. Đến đây mắt cô long lên với vẻ phẫn nộ như đang đứng trước toà án tội ác chiến tranh ở La Hague mà tố cáo sự dã man diệt chủng của cộng sản Nga. Trong cái long lanh đó giọt lệ kia lại không chịu rơi, rồi kẹt lại trong tâm trí tôi đến tận bây giờ. Chiều hôm đó, tôi vào trang Yahoo để tìm lại bài thơ "Đời đời nhớ ông" mà dân Việt sau này cứ gọi là bài "Khóc Stalin", vì đây là đỉnh cao bưng bê của tổ sư văn nô Tố Hữu. Thơ có đoạn nói rằng:

"Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười."

Đọc xong bài thơ, tôi ước gì ông Tố Hữu có thể nhìn được ánh mắt cùng giọt lệ không chịu rơi của cô nữ sinh người Latvia kia khi nhắc tới tội phạm chiến tranh Stalin để coi ông có rơi nước mắt được không khi làm thơ khóc tên đồ tể này. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ, có thể ông Tố Hữu lúc đó đang đi đại tiện, và đang cầm tờ báo "Nhân Dân" đọc, vừa thấy trang nhất đăng cáo phó của Stalin liền phẹt ra bài thơ "Đời đời nhớ ông" này. Mà cũng dám lắm, cỡ như ông tổ sư văn nô này thì khi đi tiểu tiện, trung tiện hay đại diện đều có thể phẹt ra một bãi thơ ca ngợi lãnh tụ.

Nước mắt của hai nữ sinh này không chỉ làm xao lòng một nam sinh như tôi mà còn để lại một dấu hỏi lớn cho đến ngày hôm nay. Giọt nước mắt chưa rơi của cô nữ sinh tóc vàng trả lời cho giọt nước mắt của cô nữ sinh Việt. Hai màu da, hai thời điểm khác nhau, Một người vẫn còn ở xứ xã hội chủ nghĩa, và người kia đang cùng nhân dân của mình tìm cách xoá đi hoàn toàn cái chủ nghĩa đó.

Nhiều năm trôi qua, nhân một lần đi công vụ qua Sydney, tôi lục tìm lại trong đám bạn cũ để coi có ai đang ở xứ chuột túi này để có cơ hội gặp lại. Được một anh bạn học cũ cho biết qua email là cô nàng đỏng đảnh kia đang theo học Thạc Sĩ ngành truyền thông ở một thành phố khác, tôi sắp xếp lịch làm việc để tái ngộ "mười năm tình cũ" với nàng, và không quên mua cho nàng một món quà. Lúc đó trên mạng đang xôn xao chuyện chính phủ Việt Nam đang thương thảo mua bản quyền một cuốn sách tiểu sử của Hồ Chí Minh do sử gia người Mỹ William Duiker biên soạn có tên "Ho Chi Minh: A Life" với nhiều tài liệu được bạch hoá từ văn khố thư viện của Pháp và Trung Cộng, trong đó có phần đời tư của ông Hồ ở bên Pháp, bên Tàu và sau khi về Việt Nam mà trẻ em Việt dưới mái trường xã hội chủ nghĩa được dạy là cả đời ông Hồ làm việc hi sinh cho dân tộc nên không cưới vợ và vẫn còn trinh nguyên. Nghe nói sử gia người Mỹ này từ chối bán bản quyền vì chính phủ Hà Nội đưa ra điều kiện là họ sẽ không cho dịch phần đời tư của cha già dân tộc ở xứ thiên đường.

Tôi thấy tò mò nên vào trang Web của Amazon để mua làm quà. Tính là sẽ đọc trước để còn bình luận với nàng, nhưng nhìn cuốn sách dày hơn 700 trang nên tôi thấy ngán. Có lẽ vì ở xứ tự do, thông tin về ông Hồ cũng đã trên dưới vài chục ngàn trang, mà trang nào cũng không giống với sách giáo khoa lịch sử của "bên thắng cuộc".

Ngày gặp nàng, chúng tôi như được sống lại thời mộng mơ của hơn mười năm trước. Hai đứa tôi đón xe lửa lên phố Tàu của Sydney rồi đi bộ lang thang như hai đứa học trò hẹn hò lần đầu, dù biết là đường đời sẽ chia hai lối. Nàng qua Úc du học theo chương trình học bổng để nâng cao kỹ năng làm truyền thông, để rồi về lại Việt Nam làm việc ở đài truyền hình. Có thể nàng sẽ tiếp tục làm biên tập viên tin tức thời sự quốc tế và thông dịch tin tiếng Anh. Còn tôi thì đã định cư ở xứ tư bản đang giẫy chết.

Chúng tôi cứ đi mà không biết khi nào sẽ dừng. Đường đi phía trước quá mênh mông như cái tiền đồ của dân tộc. Nhiều lần tôi định nói về chuyện thời sự Việt Nam nhưng không mở miệng được. Qua xứ tự do về tư tưởng, tôi học được một điều. Có hai đề tài có thể biến bạn thân thành kẻ thù nếu có xung đột, đó là tôn giáo và chính trị. Và cái tôi định nói lại là một trong hai thứ này. Và ở Việt Nam, đôi khi chính trị cũng là tôn giáo, vì chủ nghĩa cộng sản cũng có bóng dáng của một thứ tôn giáo cực đoan. Thế là tôi không nói được gì. Trước khi chia tay, tôi tặng nàng cuốn sách mà tôi chưa hề đọc qua, dù nó luôn nằm trong cái ba-lô nhỏ mang theo bên mình.

Về lại Mỹ, tôi vẫn áy náy vì không biết khi đọc tới đoạn đời tư của ông Hồ, nàng có còn long lanh nước mắt như ngày ông Tổng Bí Thư cuối cùng của Liên Xô, Gorbachev, tuyên bố về chủ nghĩa cộng sản hay không. Nếu có thì tôi lại nợ nàng vài giọt nước mắt xót thương.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
22/01/201517:06:25
Khách
Mến gởi tác giả Trần Du Sinh,
Tôi đã định không lên tiếng, nhưng suy nghĩ lại thấy mình nên nói cho rõ để tác giả không ngộ nhận về sự góp ý của tôi. Trong lời góp ý tôi chỉ hy vọng là sau nấy tác giả sẽ bớt dùng những từ ngữ vô nghĩa của bọn việt cộng, vì tôi chỉ sợ với cái đà dùng chữ lai căng, sai nghĩa một cách bừa bãi như bọn csVN hiện dùng ở quê nhà, thì một ngày nào đó, chữ nghĩa VN thân yêu của chúng ta ngày nào sẽ bị thay đổi một cách đi xuống chứ không phải là một cải thiện để đi lên. Đành rằng ngôn ngữ phải có sự thay đổi theo thời gian, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cứ nhắm mắt mà thay đổi, để rồi chẳng cần biết đó là đúng hay sai. Sẳn đây tôi đưa ra một vài ví dụ mà hiện nay tôi vẫn thường nghe ra rã ở khu Little Sài Gòn nầy khi dùng cho quảng cáo. Chữ " Liên hệ" được dùng thay cho chữ "liên lạc". Ai cũng biết là Liên hệ = relate; trong khi đó liên lạc = contact. Vậy mà sau khi phần quảng cáo đã xong, người ta lại dùng chữ liên hệ để kêu người tiêu dùng gọi vào số điện thoại của công ty. Khẩn trương = 緊張 = Nervous (hồi hộp, hay là nôn nóng), vậy mà bây giờ bọn csVN lại dùng để thay thế cho chữ " nhanh lên" thế thì có phải rất là sai không? Nhiều khi lời thật mất lòng nên đã khiến cho tác giả nghĩ về wowang tôi "Nếu chỉ vài câu chữ mà làm gợi lại nỗi đau nội chiến và kỳ thị giữa người với người thì đúng là điều đáng tiếc.", thì thật là oan cho tôi quá!
22/01/201508:16:47
Khách
Thank you again Du Sinh Tran. I love to read your article. I read all of your articles. They are very nice and very deepth thought. I was born and grown up in Viet Nam. I graduated from highschool before 1975. I understood Vietnamese language but I type in English faster than type in VNI so please forgive me when I did not use our native language to contact you andother readers.
About people's comments I feel funny when people said that "to cong" we do not need to " to cong". Everyone who has good brain will recognize THE GOOD and THE BAD between Capitalism and Communism. Proof: There are only 4 Communist countries now.
Du Sinh, I look forward reading your new article.
21/01/201519:52:43
Khách
Gởi tác giả Trần Du Sinh đúng là nhà văn quân đội, mau chóng trả lời, thằng thừng và kiên quyết. Rất hay. Nếu chậm lại 1 - 2 ngày ta sẽ có một cuộc nói chuyện hay với phường "Chí Phèo". Cộng sản có một loại nhà văn gọi là "văn nô" và lối nói "chưởi đổng", đó là phường "Chí Phèo" đám này hiện nay đang phục vụ cho tổ chức công sản, bán nước, hại dân.
Nhậm nha một chút nhà văn quân đội nhen.
Rất thưởng thức các bài viết của tác giả Trần Du Sinh, bài nào cũng là một bài học tôi đang mượn dùng để dạy cho con cháu một lý tưởng sống.
21/01/201519:20:56
Khách
Du Sinh đã nói lên phần nào suy nghỉ của thế hệ trẽ lớn lên sau ngày miền nam đổi chủ. Mặc dù được đào tạo từ mái trường XHCN nhưng Du Sinh có may mắn được du học nước ngoài(phương tây), do đó bạn đã nhận ra cái mặt trái của chế độ cộng sản. Rất tiếc vẩn còn có 1 số người trong nước vần tin tưởng mù quáng vào 1 cái xã hội thiêng đường mà chỉ tồn tại 4 quốc gia trên thế giới. 1 lần nữa cám ơn Du Sinh bạn đã và đang đóng thêm 1 cái đinh vào cổ quang tài của cái chủ nghĩa tồi tệ mà bọn cộng sản xuẩn động( ngu xuẩn+ phản động) VN vẩn tôn thờ...
21/01/201514:13:00
Khách
Gởi Việt Lê: Cám ơn bạn đã lên tiếng. Tôi tự hỏi Trần Nghĩa Minh khi dùng chữ "ấu trĩ" cho bài viết của tôi thì ông/ anh ta có hiểu chữ "ấu trĩ" nghĩa là gì không. Thường thì chữ "ấu trĩ" được dùng cho những ai có lối nghĩ lạc hậu, sai trái, tự cho mình cái quyền chụp mũ, phỉ báng và kết tội người khác. Không ai có quyền chọn nơi mình sanh ra và không ai coi khinh xuất xứ của người khác. Chữ "ấu trĩ" nên dành cho những con người thiếu nhân bản này.
21/01/201514:03:30
Khách
Gởi Vy Kha: Cám ơn bạn đã góp ý. Đây không phải là bài xã luận tuyên truyền nhưng bạn thấy nó "lý thú" mà tôi vui rồi.
21/01/201513:16:09
Khách
Gởi "Trần Nghĩa Minh" có thể chỉ ra 1 điểm gọi là "ấu trĩ" trong bài viết? Không chỉ ra được người ta sẽ nghĩ "Trần Nghĩa Minh" là phường "Chí Phèo". Cám ơn.
21/01/201505:04:55
Khách
Với giọng văn ấu trĩ và mục đích lên án chế độ Cộng Sản, đây là một bài viết nhằm chối bỏ chất "Bắc Kỳ hai nút " của tác giả Du Sinh.
21/01/201502:58:26
Khách
Cám ơn mọi người đã dành thời giờ đọc và gởi lời bình luận hay chỉ trích. Người cầm bút đôi khi có thân phận chẳng khác gì làm dâu thiên hạ nên không thể làm vừa lòng hết mọi người. Nhưng thà có lời chê còn hơn người ta không thèm đọc bài của mình, hay đọc rồi rồi quên đi như chưa hề đọc. Mình xin cám ơn độc giả Han Nguyen, Mai Thi, Nam Lê, Kim Anne Nguyen đã có lời khen tặng. Với riêng độc giả wowang, mình xin nói thế này: nếu người Việt ở Mỹ lâu thường chen vài chữ tiếng Anh phổ biến vào giao tiếp tiếng Việt, hay nói nửa Việt nửa Anh, và thế hệ hai của Việt Nam nói tiếng Việt theo cú pháp tiếng Anh và dịch từ tiếng Anh thì làm sao trách cách dùng từ của một người học ở Việt Nam. Nếu chỉ vài câu chữ mà làm gợi lại nỗi đau nội chiến và kỳ thị giữa người với người thì đúng là điều đáng tiếc.
Còn với Ngu... Thị Nở: những tưởng không cần hơn thua gì với bạn vì bạn đã tự chọn cái tên cho mình. Bạn chỉ trích mình không sao, nhưng xin đừng xúc phạm những độc giả khác. Không phải ai cũng có trình độ và cái tâm như bạn để nói những lời khiếm nhã đó. Hãy nói bằng lương tâm của mình. Nếu chê bài viết của tôi thì cũng có nhiều cách. Lần sau thấy tên tôi thì khỏi phải đọc làm gì, hay là bạn hãy viết một bài hay hơn để thiên hạ nhận xét. Đây cần phải xúc phạm người khác như vậy. Dù là đố kị hay thù ghét thì lời nói của bạn cũng chẳng đem lại mục đích mà bạn mong muốn. Tôi tin là vậy.
To Kim Anne Nguyen: Thank you for such kind words of yours. I appreciate your time of reading and responding. Vietnamese people in Vietnam are changing their points of view as they learn about the truth and the dirty propaganda of the regime. People are born to be free and deserve to be treated as humans not slaves nor animals. When their need for freedom rises, the evil regime will fall.
21/01/201502:41:42
Khách
Bài viết có nhiều chi tiết lý thú.
Xin góp ý :
-Tác giả nên cho từ ngữ "giây chết " ( xứ tư bản đang giẫy chết ) vào ngoặc kép nếu không muốn người đọc nghĩ rằng đây là suy nghĩ của tác giả Du Sinh sau bao nhiêu năm sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
-Giọt nước mắt của hai cô gái khóc vì đất nước Liên Xô sụp đổ và Stalin, đối với tôi không có sức thuyết phục.
-Hy vọng đây chỉ là hai nhân vật do tác giả tưởng tượng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,853
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.