Hôm nay,  

Chữa Lành Bệnh Parkinson

19/06/201200:00:00(Xem: 200129)
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.

* * *

Nhấc điện thoại lên thì tôi nghe tiếng nói vui vẻ, hân hoan của chị B.cho biết là chị đã hết bịnh Parkinson và chị ngỏ lời cám ơn tôi đã chỉ cách cho chị chữa bịnh !

Thầy B., bạn dạy tiếng Anh lớp tối với tôi ở Trung Tâm Ngoại Ngữ TBC, tại miếu ông Bổn ở đường Hải Thượng Lãn Ông, Chợ Lón, là bạn tôi từ năm 1987 cho đến nay.

Năm 1985 sau khi ở trong nhà tù nhỏ trong rừng trở về nhà tù lớn là nước Việt Nam- đớn đau- quằn quại, tôi phải trình diện Công an Phường thì viên công an ở đây gằn giọng cho tôi biết là tôi không được phép dạy Anh Ngữ nếu không có phép của công an.

Tôi biết là đây chỉ là sự trả thù có chính sách của cái chế độ này vì họ chỉ muốn cho tôi và biết bao các sĩ quan anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa may mắn thoát chết trong cái địa ngục –tù cải tạo phải làm những nghề lao động như đạp xích lô, đạp xe ba bánh hay cầm kềm, búa ra lề đường sửa xe mà thôi và mục đích của sự trả thù này chỉ là để tiêu diệt hình ảnh đẹp đẽ cũa người sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn trong tâm tưởng của người dân Miền Nam Việt Nam ;thế nhưng có tiêu diệt được không thì lại là chuyện khác. (Xin đọc bài: ” Tôi Hớt Tóc” đăng trên Vietbao on line).
image001
Đây là một thế tập Yoga có lợi nhất cho cơ thể vì thế tập này mang nhiều oxy lên nuôi tế bào óc, nhất là khi lớn tuổi, trái tim có phần yếu đi khi bơm máu lên óc.
Mãi một thời gian sau tôi mới gặp lại bạn bè cũ và kiếm được một chỗ dạy tiếng Anh tại Trung Tâm Ngoại Ngữ nói trên và tại đây tôi đã gặp anh B. cùng dạy tại Trung Tâm.Chúng tôi cứ quen gọi lẫn nhau một cách lịch sự là Thầy B. và gia đình Thầy B., bà xã cùng mấy con của anh cũng gọi tôi theo cách mà Thầy B. gọi tôi..

Gia đình Thầy B. cũng là dân di cư từ Miền Bắc vào Nam năm 1954 từ Ninh Bình; và cũng vì là con của Chúa nên khi di cư vào Nam vẫn ở cùng với nhau trong cùng một họ Ðạo nên vẫn giữ được cách xưng hô chân chất, thật thà của những người ở miền quê ngoài Bắc.

Chị B. luôn luôn gọi tôi là: ” Thầy B.” và xưng là: ”Em” tuy rằng chị cũng chỉ ngang ngang với tuổi của tôi mà thôi. Còn các con của chị, cháu nào cũng ngoan ngoãn, dù rằng phải sống trong một cái xã hội hỗn tạp là xã hội Cộng sản.

Còn như anh B. trước 75 , anh đã tình nguyện vào Trường Võ Bị Đà Lạt nhưng chẳng may trong khi thụ huấn chương trình quân sự thì bị tai nạn và phải giải ngu, nhờ thế sau 4/75 anh không phải đi tù và đi dạy tiếng Anh làm kế sinh nhai.

Ngoài lớp Anh Ngữ ở Trung Tâm anh còn có lớp riêng tại nhà dạy kèm Anh Ngữ và Toán nữa nên cuộc sống cũng gọi là tạm ổn định trong lúc nhiều gia đình còn gặp khó khăn.

Anh B. ít nói, đó là bản tính tự nhiên của anh; mỗi lần tôi từ quận Năm bên Chợ Lớn đạp xe qua chơi, B. kéo tôi ra quán cà phê nằm ngay bờ sông xế xế nhà thờ Bình Thái, mời tôi dùng nước.

B. uống cà phê đen, hút thuốc còn tôi ly chanh đường.Chúng tôi cứ ngồi nói chuyện bằng mắt như thế cho đến khi nào muốn vế thì cả hai không ai bảo ai đứng lên ra về.

Hình như ít nói như anh thế mà lại thân hơn là nói chuyện đủ thứ trên trời dưới đất thì phải vì chúng tôi cảm thấy được tình bạn của nhau qua ánh mắt chứ không qua những lời nói và điều này hình như làm cho tình bạn bền chặt cho đến ngày nay.

Trong thời gian này, B. giới thiệu cho tôi dạy Anh Ngữ cho một số học trò của một gia đình ở khu Bình Thái và B. cũng không hề cho tôi biết là gia đình này có liên hệ bà con với B.! Quả thực B. là người thật kín đáo!

Những điều tôi biết về gia đình B. phải mãi 19 năm sau chị B. mới nói ra còn B. thì lúc nào cũng ít nói hình như môn võ: ” Thủ khẩu như bình” là võ của chàng thì phải.

Khi tôi đi Mỹ theo diện H.O. thì B.cũng chẳng nói gì hơn ngoài việc chỉ chúc tôi lên đường bình an và B. không hề cho tôi biết có người em gái và người anh vợ cũng đang ở Mỹ!

Khi gia đình tôi tới Mỹ tôi vẫn giữ liên lạc với B.qua thư từ,hồi đó Internet chưa phổ biến như bây giờ; bỗng một hôm khi đi làm về nghe B. nhắn tin trong máy là đã đi theo diện đoàn tụ do người anh vợ bảo lãnh và B. chỉ nói đơn giàn như vậy thôi và cho tôi số điện thoại để gọi lai.

Mừng hết lớn nhu bắt đuoc cái gì rất quý còn quý hơn cả những gì mà tôi có,tôi vội phone trả lời liền.Qua phone B. cho biết hiện đang ở Oregon đã ổn định cuộc sống và đã có việc làm.Mừng cho bạn đã đến được bến bờ tự do và từ nay tôi không còn ưu tư gì nữa.

Ngày tháng trôi nhanh một hôm tôi gọi cho B. thì tổng đài cho hay là B. không còn ở số điện thoại này nữa và không để lại số phone ở nơi mới dọn tới.

Tôi gọi phone qua Úc nhờ mấy em học viên cũ là bà con của B. khi về Việt Nam chơi đến nhà cũ của B. hỏi số phone của B. ở Mỹ thì các em cho biết ông chủ nhà, bà con với B., từ chối thẳng thừng nói là không có địa chỉ và số phone của B., có lẽ ông ta nghĩ rằng ai đó có mục đích kiếm B. để bấu xấu chăng?


Còn về phần tôi chẳng lẽ tôi chịu bó tay hay sao đây?Nghĩ là làm liền, tôi viết một bức thư gởi về địa chỉ của B.với hy vọng mong manh là ông chủ nhà sẽ nhận được.

Một điều cần nói ở đây là chế độ CS kiểm tra hệ thống Bưu Ðiện rất kỹ nếu người nhận thư đã di chuyển đi nơi khác thì thư sẽ bị trả về người nhận chứ không phải là nhân viên phát thư cứ phát thư rồi chủ nhà sẽ đưa trả lại khi người nhận không còn cư ngụ tại đó nữa.

Cái gì xẩy ra trên đời này thường thường bao giờ cũng có ngoại lệ, trong trường hợp này thì thư tôi gởi cho B. là một ngoại lệ hiếm có. Ông chủ nhà nhận được thư này bèn gởi qua cho B. ở Mỹ thế là B. liền gọi cho tôi và chúng tôi: ”tái lập điện đàm”.B. cho biết vì mới dọn nhà nên lu xu bu nên quên mất không phone cho tôi hay! Thế mới ra nông nỗi!

Xa B. đã lâu, nên nhân dịp đám cưới con gái lớn của B. tôi và bà xã mua vé máy bay trước là gặp B. để hàn huyên sau cũng là dịp để bà xã tôi có dịp thăm đứa cháu ở thành phố gần đó. Dĩ nhiên khi gặp lại , B. vẫn ít nói và cũng hút thuốc khi đối diện bạn cũ như xưa và không có gì thay đổi dù đã hơn 17 năm trôi qua.

Một hôm khi điện thoại thăm B. thì chị B. cho biết là bị bịnh Parkinson và hỏi tôi Yoga có cách nào chữa được bịnh này không vì chị B. biết tôi là đồ đệ của môn thể dục này. Qua giọng nói xúc động chị cho biết không biết phải làm sao bây giờ và nhấn mạnh vì tôi tập Yoga đã lâu nên tôi thử động não xem sao? Xem Yoga có cách tập nào khả dĩ có thể trị được bịnh Parkinson hay không? (Xin xem bài: ”Tập Yoga để bảo vệ sức khỏe trên Vietbao on line)

Xin coi hình bên dưới, đây là một thế tập Yoga có lợi nhất cho cơ thể vì thế tập này mang nhiều oxy lên nuôi tế bào óc, nhất là khi lớn tuổi, trái tim có phần yếu đi khi bơm máu lên óc.

Dĩ nhiên tôi cũng xúc động không kém gì chị vì mối liên hệ thân thiết giữa hai gia đình từ bao nhiêu năm qua và với vốn kiến thức hạn hẹp qua sách báo, tôi chợt nghĩ ra là khi tôi tập thở tức là tôi tập về thần kinh và bịnh Parkinson này cũng là một bịnh thuộc về thần kinh vì tay chân bị run rẩy không làm gì được.

Các cụ ta thường nói còn nước còn tát; vậy thì tôi thử làm lang băm xem sao, thử tát nước xem sao, nên cấp thời tôi chỉ chị B. cách thở 4 thời như trong cuốn: ”Phương Pháp Dưỡng Sinh” của bác sĩ Nguyễn văn Hưởng, những lần tái bản sau có thêm bác sĩ Huỳnh uyển Liên đồng tác giả, trong khi chờ người quen đang ở chơi Việt Nam mang cuốn sách về Mỹ cho chị.

Cách thở này gồm 4 thời: Thời thứ 1, từ từ hít vào đến khi cảm thấy không khí không tiếp tục vào phổi nữa thì tiếp tục hít vào mà không đóng thanh quản hay ngưng thở và đếm tùy theo sự sức chịu đựng của cơ thể mình từ 1 tới 7, 8, 10 hay 15 là qua giai đoạn 2.

Sau đó từ từ thở ra nhẹ nhàng như con cò đáp xuống cánh đồng bằng lỗ mũi là giai đoạn 3 và giai đoạn 4 là hít thở bình thường cho đến khi nào nhịp tim đập trở lại như bình thường thì lại bắt đầu cái thở thứ 2.

Điều cần nhớ là khi tập thở 4 thời theo như chỉ dẫn trong cuốn sách này nhịp tim đập sẽ nhanh hơn bình thường giống như người chạy bộ; đó là lý do ta phải để nhịp tim trở lại bình thường thì mói tập cái thở tiếp theo.

Khi mới tập thì nên tập từ 80 tới 100 cái thở trong các thế ngồi hoa sen, nằm hay ngồi trên ghế đẩu để khởi động cái cơ thể của mình sau đó khi tập các động tác khác thì cũng phải tập thở 4 thời nên tập càng nhiều cái thở càng tốt.

Nếu thở đúng thì sẽ thấy máu, mà thực ra là khí, trong hai mạch máu ỏ 2 cánh tay chạy rần rần còn nếu thở sai thi sẽ cảm thấy nhức đầu thì phải ngưng ngay và tập lại cho đúng.

Xong một buổi tập sẽ cảm thấy sảng khoái dễ chịu và cảm thấy lâng lâng như có làn gió mát thổi vào cơ thể và tâm hồn.

Vì chị B. là người Công Giáo nên tôi nói với chị ngoài việc tập thở thì chị nên cầu nguyện xin Ðức Mẹ cứu giúp xem sao vì cầu nguyện luôn luôn là sức mạnh tâm linh giúp cho con người yếu đuối vượt qua khó khăn mà mình đang trải qua.

Nay tôi xin trở lại phần đầu của câu chuyện,qua phone,tôi đã nghe tiếng chị cười dòn tan như trước lúc bị bịnh Parkinson khi chị hân hoan cho tôi biết đã hết bị bịnh Parkinson.

Mừng hết lớn khi thấy người quen của mình thoát khỏi tai ương tôi vội viết bài này để mong các bạn hãy thử tập Yoga xem sao dù hiện tại các bạn chưa bị bịnh gì cả vì Yoga giúp các bạn tránh được nhiều bịnh lăm lắm. Yoga kích thích hệ miễn nhiễm của cơ thể nên giúp chống lại những bịnh của con người, theo như các tài liệu Yoga mà tôi được biết.

Xin được bật mí điều này: tôi thấy xung quanh tôi bạn bè của tôi không ít thì nhiều có người phải uống từ 1 đến 6, 7, thậm chí 8 loại thuốc khác nhau còn phần tôi tôi chỉ uống một loại mà thôi và mới đây ngày 13 tháng 3 năm 2012 tôi đã bỏ luôn thuốc cao mỡ rồi.

Vậy bạn hãy thử tập Yoga xem sao nhưng tập Yoga coi vậy tuy dễ mà khó đó các bạn. Đó là bạn phải kiên nhẫn tập cho cơ thể của bạn thành thói quen và khi các bạn đã quen tập rồi thì các bạn sẽ thấy thích thú vô cùng khi đến giờ là tự động cơ thể bạn sẽ thúc giục bạn tập .

Chúc các bạn thành công!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
12/07/201219:35:08
Khách
Xin trả lời chung
Hiện nay chị B. tuy đã hết bịnh nhưng theo lời của b/sĩ vẫn uống thuốc,vẫn cầu nguyện và tập thở theo Yoga.
Trân trọng
21/06/201207:36:49
Khách
Cám ơn tác giả đã chia xẻ kinh nghiệm vô cùng quý báu để trị bịnh có thể copi là bất trị : Parkinson!

Chạn thành cảm tạ.
04/07/201221:31:36
Khách
Cám ơn Ông đã theo dõi.Mến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,320,668
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.