Hôm nay,  

Ban nhạc Những Cái Bóng

04/01/201200:00:00(Xem: 222645)

Ban nhạc Những Cái Bóng

Tác giả: Trương Tấn Thành, WA

Bài số 3447-12-28917vb4010412

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài viết mới của ông là một hồi ký ngắn về một thời tuổi trẻ mê nhạc.

** *

Bạn nào hồi thập niên sáu mươi mà mê nhạc hoà tấu ghi ta điện như bọn tôi chắc đều biết ban nhạc hoà tấu đàn ghi ta điện bốn người của Anh tên là The Shadows (Những Cái Bóng). 

Nhạc của ban The Shadows rất trang nhã và rất sang như hoàng gia Anh Cát Lợi và dễ tập theo. Lúc đó Lâm và tôi đang học lớp Đệ Tam C ở trường Chu văn An, Sàigòn. Lâm nhà khá gỉa nên có bộ trống ở nhà ở tập, còn tôi thì mua được cây đàn “Phen” (hiệu đàn danh tiếng Fender) và một cái em-pli nhỏ mua trăm mấy bạc để luyện tập. 

Tôi miệt mài nghe những bài hoà tấu nổi tiếng của ban The Shadows như Peace Pipe, Blue Star, Man of Mystery, The Savage vân vân để tập đàn mò theo cách “nghe sao đánh lại như vậy. “ Rồi tôi đi theo người bạn có ban nhạc hẵn hoi để cố chen chưn vào cho thỏa cái đam mê của mình. Vào trong lớp, Lâm và tôi chuyên bàn luận về những bài nhạc mới ra của The Shadows và hẹn nhau những buổi dợt vào cuối tuần. Vì “tài năng có giới hạn” nên tôi giữ tay đàn bass, tay đàn yếu nhất trong ban so với hai tay solo và tay đệm. Thôi kệ, miễn là có tiếng là trong ban nhạc là “gồ” lắm rồi. 

Rôi khi quân đội Mỹ qua tham chiến mang theo chiếu hướng nhạc trẻ trung, kích động mà tieu biểu là ban nhạc The Venture. Tôi cũng theo thời mua hết dĩa này đến dĩa khác của The Venture về tập. Tôi còn nhớ là đường Đồng Khánh ở khu Chợ lớn có máy tiệm bám dĩa nhựa sao lại tuy phẩm chất rất tệ nhưng được cái rất rẽ nên tôi thường vào đó để mua. Những bài nhạc thịnh hành của The Venture mà tôi miệt mài tập theo lúc đó có thể kể đến Walk don't Run, The lonely Bull, The House of the Rising Sun, The Lonely Bull vân vân . 

Sau đó là tôi đứng ra tự lập ban nhạc của mình với sự cộng tác của mấy đứa em cũng mê nhạc hoà tấu đàn điện như tôi. Tôi còn nhớ một trong máy em đó tên là Nam cùng xóm với tôi. Ban nhạc nhà nghèo, “đam mê lớn nhưng tài nhỏ” cũng được nhiều lần xuất trận công diển như ai! Những bản nhạc ban nhạc của chúng tôi tập thêm nhiều bài của những ban nhạc khác nữa. Tuy vậy sự hấp dẫn của ban nhạc thời đầu The Shaows vẫn chế ngự trong lòng đam mê của tôi và cả Lâm.

Sau khi qua Mỹ và bắt liên lạc được với Lâm thì tôi được một món qùa vô gía của Lâm là diã CD thu lại những bản nhạc của Thời Shadows khi xưa! Đối với tôi đây là món qùa đem lại cho tôi cả một thời kỷ niệm vàng son. Đến giờ ngày nào tôi cũng bỏ vào máy để nghe khi lái xe lâu. Nghe lại những bài nhạc mà bọn tôi ưa mến ngày xưa tôi thấy một nổi cảm xúc dâng trào khi sống lại thời học sinh thân ái. 

Tiếp sau đó Lâm gởi thêm tôi một DVD các buổi trình diển của ban The Shadows của những năm gần đây làm tôi thêm xúc động và không biết lời nào để nói hết lòng cảm ơn Lâm. 

Lâm ơi, bọn mình đă hơn sáu mươi rồi, bị tù tội nhiều năm rồi song nhờ nơi xứ ngưiò bắt đầu lại cuộc đời từ số không, tất cả chỉ còn là kỷ niệm của thời xa xưa trong đó có đam mê về âm nhạc của bọn mình. 

Khi Lâm gởi cho mình dĩa CD và DVD của ban The Shadows gây cho mình niềm hoài cảm thật là sâu xa. Mỗi lần nghe tiếng đàn thanh nhã của ban The Shadows trổi lên là cả người mình nổi cợm lên đầy cảm xúc. Còn gì hơn được có dịp sống lại thời đèn sách khi xưa khi mà bọn mình được sống những ngày an bình không một nổi lo. Những nhạc sĩ tài danh đó có biết đâu là họ đã tạo được niềm vui thanh tao ở bọn mình. Tiếng đàn, nhịp điệu và giai điệu của họ in sâu không hề phai trong ký ức của bọn mình mà Những Cái Bóng đã:

Tạo niềm vui tao nhã cho tuổi xanh

Đem âm nhạc đưa hồn người lên tột đỉnh

Tôi và bạn, hai mình cùng sở thích

Gởi đam mê vào tiếng nhạc yêu thương

Cảm ơn bạn lắm đã giúp tôi sống trong vô vàn kỷ niệm.

Tôi viết bài ngắn này để tặng NP Lâm, người bạn đồng môn cùng nhiệt thành với Những Cái Bóng.

-Trương Tấn Thành, WA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 869,008,077
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến