Hôm nay,  

Nước Mỹ Năm 3000

17/11/201100:00:00(Xem: 206635)
Nước Mỹ Năm 3000

Tác giả: Sương Nguyễn
Bài số 3408-12-2868vb5111711

Sương Nguyễn là một trong những tác giả đã nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2011 nhưng không thể dự lễ phát giải ngày 31 Tháng Bẩy vừa qua. Sau đây là tiểu sử do tác giả tự sơ lược, “Tôi năm nay 57 tuổi, em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nguyên giáo sinh Sư Phạm Qui Nhơn năm 1975. Sau năm 1975 làm giáo viên lưu dụng trường Quang Trung Tây Sơn. Năm 1983 vượt biên sang Mỹ ở tại Houston làm nghề bán tạp hóa. Năm 2005 tôi bị bệnh nan y Parkinson không thể buôn bán được nữa. Hiện tại, nhờ những viên thuốc đã làm giảm cơn co giật thần kinh vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi làm bạn với cái computer và bắt đầu viết từ tháng 6 năm ngoái, tác phẩm đầu tay của tôi là Tấm lòng người mẹ. Trang blog mới là: suongnguyen.wordpress.com” Bài viết mới lần này là một chuyện giả tưởng, thêm một lần, cho thấy sức tưởng tượng phong phú. Việt Báo chân thành chúc tác giả Sương Nguyễn sức khoe, an lành.

*

Suốt một thế kỷ qua, nước Mỹ đã trải qua nhiều biến chuyển làm kinh động mọi người trên thế giới bằng cách liên kết các nước không cộïng sản kết hợp thành một khối cộng đồng chung về kinh tế, làm cho đời sống của người dân bị xáo trộn. Các hãng nhỏ được sáp nhập thành một đại công ty, công nhân bị sa thải, cơ giới hóa công nông lâm nghiệp, người máy robot đang từ từ thay thế vai trò của những công nhân trong hãng. Mỗi nước được phân chia chức năng sản xuất tùy theo môi trường và điều kiện khí hậu của mỗi quốc gia như Thái Lan được chỉ định sản xuất lúa gạo cho toàn cầu, Mỹ bột mì, Columbia cà phê...
Nước Mỹ là mô hình tiên tiến để cho các nước Âu Châu mô phỏng theo, các nước Á Châu với phong tục tập quán từ ngàn xưa đã thấm vào cội rễ còn ngần ngại chưa dám bắt chước Mỹ, chỉ có một vài thành phố lớn trong nước là rập khuôn các thành phố của Mỹ, còn những thành phố nhỏ và nông thôn vẫn còn giữ nguyên vẹn bản sắc mộc mạc chân quê của mình. Đời sống của xã hội Mỹ bây giờ chỉ nhằm phục vụ về vật chất mà bỏ quên đi đời sống tâm linh của con người .
Tôi là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, là một trái chuối như người ta thường nói về thế hệ thứ hai của chúng tôi, bên ngoài đeo mảnh da vàng nhưng bên trong là Mỹ hóa hoàn toàn. Vì vậy hồi nhỏ chúng tôi lạ lẫm khi thấy ba mẹ để dành cơm nguội, sáng chiên cơm cho chúng tôi ăn sáng, mỗi lần rửa rau, vo gạo để dành nước để tưới cây. Biến sân sau thành vườn rau và chung quanh hàng rào trồng toàn cây ăn trái, hứng nước máy lạnh để tưới rau, đi quanh nhà hàng xóm gom bao cỏ về làm phân hữu cơ, mẹ tôi tiết kiệm từng giọt nước, ky cóp từng đồng xu cắc bạc bỏ vào ngân hàng. Bởi vậy khi nghe tôi báo tin dọn ra ở riêng lúc tôi vừa đủ 18 tuổi, mẹ tôi khóc lên tồ tồ. Tôi muốn hét to lên trong tai mẹ tôi:
-Con chịu đựng 18 năm nay đủ rồi! phải ăn cơm thay vì ăn bánh mì, phải ăn rau và trái cây nhỏ xíu trong vườn thay vì đi mua những trái cây bóng bẩy và rau xanh mơn mỡn ở siêu thị, phải dắt mẹ đi đến trường gặp thầy cô trong bộ áo bà ba và quần đen không giống ai. Mẹ có biết rằng con mắc cỡ lắm không" Con cũng không chịu nỗi mùi nước mắm trong nhà bếp của mẹ!
Tôi nhẫn nhục cố nuốt xuống câu nói của mình trong lúc mẹ tôi bù lu bù loa kêu khóc .
-Ới con ơi là con ơi! Mẹ nuôi con khôn lớn, chưa đủ lông đủ cánh đã muốn bay, bỏ mẹ sao đành con ơi! Lỡ sau nầy ba mẹ già yếu, không lái xe được. Ai sẽ lo cho cha mẹ đây"
-Mẹ đừng có lo xa! lúc đó con đi làm có tiền sẽ thuê người săn sóc cho mẹ, cùng lắm vô viện Dưỡng Lão người ta sẽ lo cho cha mẹ chu đáo.
Tôi xách túi ra khỏi nhà và trôi nổi theo dòng đời, thất nghiệp nhiều hơn là có việc làm. Bởi vậy lời hứa thuê người săn sóc cho cha mẹ không thực hiện được, ngay cả tấm vé máy bay mua về thăm ông bà nhân ngày lễ Tạ Ơn mua cũng không nổi. Tôi chỉ làm được một việc là gọi điện thoại về thăm hỏi mỗi cuối tuần. Lúc nào mẹ cũng thều thào:
-Về thăm mẹ một lần đi con, mẹ nhớ con lắm!
Tôi cũng muốn về lắm nhưng không đủ can đảm để hỏi xin tiền mẹ. Cho đến một ngày, đầu dây bên kia không ai trả lời, tôi vay tiền bạn bè, mỗi người một ít, mua vé máy bay về Houston thì được biết mẹ tôi mất ngay đêm tôi gọi điện cho mẹ.
Tôi trở thành giàu có sau khi mẹ tôi chết đi để lại một triệu đồng bảo hiểm nhân thọ và hơn năm trăm ngàn tiền để dành tiết kiệm và căn nhà cho tôi. Tôi rơm rớm nước mắt, xin mẹ tha lỗi cho đứa con bất hiếu, đã chê cười mẹ khi thấy mẹ tiết kiệm từng giọt nước để dành tiền cho con. Đã gian khổ tân toan vì con mà con nào đâu có biết. Mẹ đâu có hiểu rằng con sinh ra ở Mỹ và được giáo dục là phải sống cho chính mình, phải thực hiện những gì mình ao ước, không phải là sống theo ý định mà cha mẹ mong muốn .
Tôi bắt đầu hoạch định cuộc đời mình sau khi đã không còn lo lắng về sinh kế. Tôi ghi danh vào học ngành điện toán chuyên về chế tạo người máy robots. Một ngành học mà đã giúp tôi thành công rực rỡ trên thương trường 30 mươi năm sau đó.
Tôi nhớ lại lúc tôi tốt nghiệp kỹ sư cơ khí và trình luận án “Người Robot FME”. Tôi bước lên khán đài nhận bằng phát minh mà rơm rớm nước mắt vì không còn có cha mẹ đứng bên cạnh để chia sẻ niềm hãnh diện này. Một phóng viên đài truyền hình CBS phỏng vấn tôi về ý nghĩa của tên FME và chức năng của Robot Fme .
-FME có nghĩa là cho mẹ của tôi. Ngày xưa khi mẹ tôi còn sống, tôi có hứa với mẹ tôi sẽ thuê người về săn sóc cho mẹ khi bà già yếu nhưng tôi đã không hoàn thành được lời hứa của mình. Mẹ tôi ra đi trong cô quạnh, không có một người thân bên cạnh để chăm sóc cho bà khi tuổi già, sức yếu. Tôi hối hận vì đã không làm tròn bổn phận của người con đối với cha mẹ cho nên tôi cố gắng hết sức để học hỏi, tìm tòi và sáng tạo ra người máy Fme, nó có thể làm hết tất cả mọi công việc trong nhà, ngay cả săn sóc và tắm rửa cho người già cả.
Người máy Fme còn biết nấu các món ăn tùy thuộc nơi người chủ của nó. Muốn thay đổi món ăn, người chủ máy robot Fme phải programs mỗi tuần một lần. Muốn ăn mặn hay lạt phải program gia hay giảm teaspoon muối hay gia vị. Muốn ăn thức ăn Á Đông hay Âu Châu phải programs công thức và chuẩn bị vật liệu sẵn sàng cho robot nấu nướng.
Ngoài việc nấu ăn, săn sóc người già Robot Fme còn có thể giặt quần áo, hút bụi, dọn dẹp nhà cửa, lau chùi, tưới cây và cắt cỏ. Trong những gia đình có con nhỏ, robot Fme còn có chức năng thay tã, pha sữa, cho em bé bú, tắm và mặc quần áo cho em bé. Robot còn có thể hát hay hò ru con bằng chính giọng hát ru con của mẹ em bé được ghi âm lại.
Khi phát minh Robot Fme của tôi được tung ra thị trường, được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt, sản phẩm làm ra không kịp để bán. Người nào bước vào cơ xưởng sản xuất của tôi cũng đều ngạc nhiên vì trong xưởng toàn là người máy sản xuất người máy Fme.
Nước Mỹ năm 3000 đã được tự động hóa cả nước. Người máy được thay thế hoàn toàn cho các công nhân trong hãng nhưng không một ai thất nghiệp vì từ năm 2500, đời sống con người đã bị hệ thống điện não chi phối. Hệ thống điện não đã liên kết các nước lại với nhau về mặt kinh tế, số cung tương ứng với số cầu cho nên không có tình trạng lạm phát, thất nghiệp, dư thừa hay thâm hụt về thực phẩm. Không có nước nào giàu hơn nước khác về kinh tế vì chỉ số hàng nhập cảng và xuất cảng bằng nhau, có khác chăng là về mặt tư tưởng và lối sống của người dân trong nước đó .
Siêu computer điện não không những đã hoạch định việc làm cho dân Mỹ mà còn thảo kế hoạch sinh sản của một quốc gia trước đó 100 năm. Mỗi năm có ngần ấy người chết thì sẽ có số trẻ sơ sinh ra đời giống như vậy. Cứ 100 người về hưu mỗi ngày thì có ngay 100 thanh niên, thiếu nữ mới ra trường cùng ngành nghề thế chỗ. Bởi vậy, học sinh vừa tốt nghiệp Trung Học, phái hỏi computer jobs opening sau đó 4 năm để chọn môn học. Vợ chồng chỉ có quyền sinh được hai con để quân bằng nhân số. Nếu chẳng may là hai trai hoặc hai gái hết phải đăng ký vào hệ thống dân số điện não xin được phép sinh thêm một đứa thứ ba, khi nào có người chết vì tai nạn giao thông thì cặp vợ chồng đó được computer báo cho biết là có quyền sinh thêm một đứa con nữa. Sở dĩ chính phủ phải dùng điện não để kiểm soát sự sinh sản của dân chúng vì sợ nạn nhân mãn như ở Trung Cọng và nạn đói như ở Phi Châu.
Vào năm 2500, hệ thống siêu điện não còn dùng để giải quyết những người nghèo hay single mom không muốn đi làm, hưởng trợ cấp xã hội Tất cả những bà mẹ thời bấy giờ muốn hưởng trợ cấp xã hội phải triệt sản và giao con lại cho chính phủ nuôi, chúng được hấp thụ một nền giáo dục lành mạnh và còn được huấn nghệ vào những năm cuối cùng High School. Mẹ chỉ được quyền thăm con và đưa con đi chơi vào mỗi cuối tuần. Single mom nào muốn nuôi dưỡng con cái phải đi làm và gởi con ở nhà trẻ miễn phí của chính phủ. Chỉ trong vòng 50 năm, chính phủ đã tiết kiệm được một số tiền lớn, không còn sinh sản bừa bãi để hưởng foodstamp và welfare nữa. Mọi phúc lợi xã hội, tiền cấp dưỡng và medicaid chỉ dành cho người tàn tật và người già cả .
Năm 3000 là năm siêu điện não hóa toàn cầu. Riêng nước Mỹ, người ta không còn phải lái xe đến hãng, xưởng làm việc nữa mà ngồi tại nhà để program computers điều khiển đám người máy tại hãng làm việc theo đơn đặt hàng.
Từ thứ hai đến thứ sáu đường xá vắng hoe, chỉ có những xe lớn do người robots lái đi giao hàng, những chiếc xe này không bao giờ sang lane hay tăng vận tốc bất thình lình vì chúng đã được program an toàn trong lúc lái xe rồi. Tuy làm việc tại nhà nhưng hễ ngồi trước computer trễ hay tắt máy trước thời gian qui định đều bị hệ thống điện não của hãng trừ lương.
Về y tế, Hoa Kỳ cũng như các nước khác đều được thu gọn vào một mạng lưới điện toán toàn cầu. Bệnh nhân có thể thoải mái ngồi ở nhà để order một bộ phận của thân thể như gan, thận, tim ngay cả cái đầu, phù hợp với loại máu, với gen của mình trên khắp thế giới.
Y tế bây giờ đã tiến bộ vượt bực. Các bác sĩ chuyên khoa bây giờ có thể thay những bộ phận trên cơ thể một cách dễ dàng, quan trọng nhất là bệnh nhân có thể mua được nội tạng phù hợp với cơ thể của mình hay không. Một bệnh nhân vừa hấp hối là trên mạng đã có ngay danh sách những bệnh nhân phù hợp chờ sẵn để lắp ráp, giống y như ngày xưa người ta sửa xe hơi bằng cách thay những đồ parts mới. Y khoa còn tiến bộ hơn trí tưởng tượng của con người, các bác sĩ thần kinh còn biết lắp ráp bộ não, có khi còn thay luôn cái đầu của con người .
Những bệnh nhân thay tim, thay não, thay luôn cả cái đầu đôi khi bị biến chứng không thể nào lường trước được. Một người có tính hà tiện đi thay tim, gặp một trái tim có tấm lòng nhân ái thế là bị lủng củng, tay này cho tiền cho quỹ từ thiện thì tay kia lấy lại. Một người thay nguyên cả cái đầu, gặp phải cái đầu của một người đồng tính ,khi vào toilet cái chân này muốn ngồi thì cái chân kia lại muốn đứng. Riêng về phái nữ, không cần phải sửa sắc đẹp nữa mà chỉ cần order nguyên một cái đầu của người đẹp thay vào là yên chuyện, không còn khổ sở vì nhan sắc Chung Vô Diệm của mình nữa.
Khi tôi đến tuổi về hưu thì con tôi cũng vừa tốt nghiệp kỹ sư. Kelvin chọn học cùng một ngành nghề với tôi nhưng trí tuệ của nó còn siêu hơn tôi, có tầm nhìn xa hiểu rộng hơn tôi. Kelvin nhận thấy tỷ lệ ly dị của người Mỹ ở mức độ cao, cho nên Kelvin cùng với vợ là một bác sĩ sản khoa tạo ra người máy LOVER, có gắn bộ phận sinh dục giống y như là người thật, làm tròn chức năng của người vợ hay người chồng. Từ ngày Robot Lover ra đời, người Mỹ không còn tốn thời gian để chat hay hò hẹn kiếm bạn tình nữa. Từ nay người Mỹ có một người vợ hay một ông chồng vừa đẹp vừa thơm phức nằm bên cạnh. Cái ưu điểm của những bà vợ robots này là không bao giờ biết cằn nhằn, không bao giờ hỏi tiền chồng, lúc nào cũng nói năng dịu dàng, âu yếm, đôi khi còn biết hát, hò, ngâm thơ để ru chồng ngủ.
Còn phái nữ thì mừng hết biết! Từ nay khỏi phải mặt sưng mày sỉa sống với ông chồng lười biếng, tối ngày say sưa, nhậu nhẹt. Tối về nằm bên cạnh hôi hám, nồng nặc mùi rượu, beer không chịu tắm rửa, ngáy như sấm. Có nhiều ông chồng còn có tính lỗ mãng, vũ phu, cứ uống rượu vào là về nhà đánh đập vợ con. Ly dị xong là các bà bê ngay một anh chồng robot Lover bỏ trên giường, cứ hễ sau khi bấm nút là được thương yêu, chìu chuộng từ đầu đến cuối, robot chồng cứ mở miệng ra là nói “Honey! are you OK"”. Xong chuyện còn biết hát ru vợ ngủ. Bởi vậy mấy bà ly dị chồng, mấy cô gái lớn tuổi bất cứ giá nào cũng phải tậu cho được một anh chồng robot mang về nhà mình. Không hổ danh là hổ phụ sanh hổ tử, con tôi còn biết cách kiếm tiền nhiều hơn tôi!

Về phương tiện di chuyển và giao thông của nước Mỹ năm 3000 thật tối tân, phục vụ tốt và nhanh nhất thế giới. Mạng đường sắt nối những thành phố lớn tới những trung tâm giải trí hay bãi biển chằng chịt. Chỉ cần nửa giờ là du khách có thể nằm dài trên bãi biển. Bỏ điện thoại xuống là hai giờ sau có thể đến thăm con ở tiểu bang bên cạnh. Bây giờ du khách ai ai cũng muốn dùng hệ thống xe bus cao tốc hơn là đi máy bay. Vừa nhanh vừa an toàn lại rẻ, không phải mua vé trước, cứ 15 phút là có một chuyến xe bus cao tốc đến cùng một thành phố .
Cũng nhờ vào hệ thống điện toán toàn cầu, những tin tức sốt dẻo được truyền thông hay truyền hình đến tai người nghe hay khán giả chỉ một phút sau đó. Tin tức không còn bị bưng bít như hồi xưa nhờ hệ thống truyền thông của vệ tinh viễn liên tiến bộ. Giới trẻ chia sẻ những thông tin rộng rãi qua những mạng lưới như facebook hay youtube. Mọi thắc mắc hay tìm hiểu kiến thức họ vào những trang mạng như Google hay Wikipedia, họ tin vào những thông tin trên mạng hơn là về nhà tâm sự hay hỏi han cha mẹ của mình. Câu tục ngữ ngày xưa "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ “đã không còn cập nhật hóa trong thời đại bây giờ nữa ,mà phải đổi lại là “Đi hỏi Google, về nhà hỏi robot."
Đến hai ngày cuối tuần, người Mỹ mới ồ ạt đổ ra đường phố .Họ như mới được hồi sinh sau 5 ngày liäm chết ngồi giữa bốn bức tường với những cục sắt, con số và cái computer của họ. Họ ồn ào, la hét lái xe như bay xuống biển hay lao vào những trung tâm giải trí nhảy nhót điên cuồng hay đi shopping mua sắm trong những bộ y phục đủ màu sắc. Thời bây giờ người ta không còn mua sắm trên mạng nữa mà tự tay mình chọn lựa quần áo hay sản phẩm vì nhu cầu cần phải gặp người khác để nói chuyện, nhìn ngắm và phô trương quần áo hợp thời và nữ trang đắt tiền. Bãi biển đông ngẹt người, không có chỗ đậu xe. Đa số những người lớn tuổi đến đây không phải để tắm biển mà đến để hòa đồng vào đám trẻ như thể muốn nói rằng mình vẫn còn hiện hữu, mình là thật, không phải là hư ảo như ở trên mạng. Giới trẻ không còn ai muốn đi nhà thờ hay chùa chiền nữa vì họ chủ trương rằng: Đời người quá ngắn ngủi, phải hưởng thụ, phải yêu cuồng, sống vội không thôi quá trễ.
Đời sống bây giờ tuy là giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thì giờ, nhưng nó cũng làm cho người ta buồn chán, mệt mỏi với nhịp sống máy móc. Nhất là đối với những người già cả hay bệnh tật ,họ không còn được vào siêu thị, sờ mó, lựa chọn từng món hàng trước khi mua mà tất cả đều được đặt hàng trên computer trước một ngày. Thực phẩm tươi như hoa quả, rau trái, thịt sữa ,trứng từ các nguồn cung cấp, chế biến hay nông trại được chở tới vào chiều ngày hôm trước tới nhà kho là nội chỉ trong một đêm được hằng ngàn người robots phân phối và ngày hôm sau cũng chính tay người robots giao hàng trước mỗi nhà .Khách hàng phải cho biết trước giờ giấc mình có mặt ở nhà để nhận hàng, tiền được trừ trực tiếp từ ngân hàng của khách hàng.
Một số người Mỹ độc thân không có khả năng mua người máy Fme của tôi, lại lười biếng nấu ăn, họ có thể order hằng ngàn món ăn được nấu sẵn trên khắp thế giới được đông lạnh. Việt kiều ở Mỹ có thể ăn được ốc bưu xào lá chanh, sả ớt tại VN hay người cư ngụ tại VN có thể ăn được món thỏ nấu sữa của Pháp, cari dê của Ấn Độ, đuôi bò hầm của Đại Hàn. Chỉ một cái nhấn tay là một món hàng đi quanh khắp thế giới. Phần lớn những tiệm ăn nhỏ phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh nổi với những thực phẩm đông lạnh nấu sẵn này ,vừa ngon lại vừa rẻ vì không phải trả tiền thuê mướn đầu bếp ,nhân công ,tiền điện và building .
Về y phục thì ngày nay còn ly kỳ và hiện đại hóa hơn ngày xưa nhiều. Khách hàng bước vào một tiệm may quần áo không có người quản lý, giữa tiệm là một cái computer lớn, bên phải là hằng ngàn mẫu vải, bên trái là hẳng trăm kiểu mới quần áo hiện đại, hợp thời trang. Người khách đứng trước computer cho nó đo chiều dài, chiều ngang, vai, nách ,cổ của mình. Sau đó khách hàng enter số của mẫu vải mình thích và số của kiểu áo đầm mà khách chọn cùng với pin thẻ bài của mình lên computer. Khách hàng đi dạo đâu đó bốn giờ khi quay trở lại chỉ cần dơ thẻ bài cùng với ngón tay của mình trước máy là bọc áo đầm may vừa khít với mình rớt xuống dưới máy computer.
Thời đại bây giờ người ta không còn dùng tiền mặt và credit cards nữa vì đời sống con người đang ở mức cao hơn ngày xưa. Không còn bị thất nghiệp, không còn nợ nần chồng chất. Ai ai cũng có mức lương trung bình giống như nhau, tiền tiêu hoài suốt một tháng không hết. Không còn có người nghèo, không còn có người suy dinh dưỡng. Vì thế đường phố sạch bóng, không còn thấy bóng người homeless hay trộm cướp. Tiền lương mỗi tháng được chuyển thẳng vào trương mục của mình và mỗi một thân chủ được cấp cho một thẻ bài và pin chính là ngón tay của mình. Đi mua sắm hay vào tiệm ăn chỉ cần trả tiền bằng cách gạt thẻ bài và đưa ngón tay lên. Mỗi lần gạt thẻ bài, máy kêu tít một cái, trừ số tiền mới xài, màn ảnh lại hiện ra balance tiền của mình còn lại ở trong ngân hàng. Dù cho thẻ bài bị rơi mất, người nhặt cũng không xài được vì không có ngón tay của chủ nó.
Vì nhu cầu cần phải gặp người khác để nói chuyện, sợ cô độc, sợ phải đối diện với người máy mỗi ngày một thông minh hơn mình, người ta càng ngày càng có khuynh hướng trở về nguồn. Mỗi năm người Mỹ được hai tháng vacation, họ book vé đi du lịch ở những nước lạc hậu, kém văn minh hơn họ, đa số là đi du lịch ở Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Kampuchia, Indonesia. Họ không thích đi Trung Cọng, Nhật, Singapore vì đó là những quốc gia lai căng bắt chước rập khuôn người Mỹ, bắt chước một lối sống mà họ đã quá chán lắm rồi. Trong hai tháng họ muốn quên đi những tính toán siêu kinh tế, những bộ điện não còn thông minh hơn người chế ra nó vì nó không bị lão hóa. Họ muốn quên đi những ông bác sĩ, những housekeeper người máy, những thức ăn nấu sẵn Made in America, quên đi bà vợ, ông chồng, những đứa con không còn tình người.
Trên cánh đồng lúa xanh bát ngát, một người đàn ông Mỹ mồ hôi nhễ nhại đang dùng cái roi quất nhẹ lên mình trâu cho nó kéo cái cày đi nhanh lên một tí, ông muốn cày cho xong miếng ruộng ngày hôm nay để cho con gái ông cấy mạ ngày mai. Dân làng đứng hai bên bờ ruộng ngạc nhiên nhìn cha con người Mỹ cày cấy nhuần nhuyễn. Họ đã bỏ tiền ra để học cày cấy và làm rước công việc của cha con ông Năm, Họ tưởng là hai cha con ông Mỹ nầy bị bệnh tâm thần. Ai đời lại đi làm giúp cho người khác còn phải trả tiền cho họ! Họ đâu có biết là cha con ông Mỹ cảm thấy đời sống của mình vô nghĩa,buồn nản. Họ muốn làm một điều gì đó có ích lợi cho tha nhân, cho chính họ để biết rằng họ vẫn còn hiện hữu.
Con nít hai bên đường phố Hà nội kéo nhau đi xem một người Mỹ đạp xích lô cho du khách ngoại quốc. Ông bỏ tiền ra thuê một chiếc xích lô của nghiệp đoàn xích lô VN và làm ăn rất khấm khá .Lúc đầu mọi người tưởng ông ta là du khách muốn tranh cơm với người nghèo nhưng sau đó họ khám phá ra ông dùng tiền kiếm được suốt một ngày phân phát cho trẻ em nghèo, bụi đời ở ngoài đường, họ kính trọng và nể phục tấm lòng hào hiệp của ông. Không một ai biết được là người du khách ngoại quốc kia đang đi tìm lại cái chân tâm của mình, ông không muốn mình bị đồng hóa với những cục sắt, với những bộ máy điện não tối tân.
Buổi sáng sớm khi Sapa còn lờ lững áng mây trắng buông chùng xuống khắp vùng đồi núi Tây Bắc, sương mù còn bãng lãng quyện vào chân du khách thì Susan đã thức dậy trước mọi người ,bà tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho những người khách ngoại quốc nói tiếng Tây Ban Nha đi tham quan núi Hàm Rồng. Bà say sưa với công việc của mình, nói thao thao bất tuyệt đến khàn cả tiếng, mồ hôi lấm tấm trên trán, hai má ửng hồng, bà cảm thấy như mình được hồi sinh sau những năm tháng dài ngồi giữa bốn vách tường với cái computer trước mặt. Bà program cho hệ thống computers phân phối lương thực cho siêu thị 45 năm rồi, không một ngày vui ,không có tiếng nói .Con cái của bà vừa đến tuổi trưởng thành đã dọn ra khỏi nhà và bay đi mất không một lời thăm hỏi. Một tháng sống ở đây bà đã tìm ra ý nghĩa cuộc sống: Sống là phải dấn thân vào đời để mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình và cho tha nhân. Trước khi chết mình phải làm được một điều gì có ích lợi cho mọi người chung quanh và đem lại niềm vui cho họ. Bà dự tính sau khi về hưu, sẽ bán hết tài sản, sang đây thiết lập một trung tâm giải trí cho các em thiếu nhi, mục đích đem lại niềm an vui về tinh thần cũng như thể chất cho các em. Bà hy vọng là số du khách viếng thăm Sapa sẽ hổ trợ cho kế hoạch của bà.
Chiếc thuyền nhỏ trôi lờ lững trên dòng sông Mekong đen tuyền, long lanh ánh nguyệt ẩn hiện dưới đám lục bình. Bầu trời tràn ngập tinh tú chiếu sáng trong đêm, một bà Mỹ trung niên ngồi trước mũi thuyền nhìn cảnh vật yên tĩnh, lắng đọng trước mắt mình, bà ngửa mặt lên đếm sao trời, không biết bao nhiêu là vì sao trên trời đang lấp lánh nhìn bà. Còn trăng nữa! ánh trăng vàng vọt, nhởn nhỏ chạy đuổi theo bà làm cho lòng bà dịu lại. Đã bao nhiêu năm rồi, bà mê đắm trong thế giới hư ảo, kim tiền và những con số, bà đã không thấy được cái đẹp đẽ, cái huyễn diệu của trăng sao, cái vô thường của trời đất, của mây nước. Bà khe khẻ thở dài, ngày mai về lại Mỹ, về lại với thế giới văn minh, thế giới không có tình người rồi đời mình sẽ đi về đâu" Bà cảm thấy trống trải ,hoang mang và lo sợ rằng biết đâu đó sẽ có một ngày mình biến thành những thằng người máy robots vô cảm .
Tôi bây giờ già cỗi, hơn trăm tuổi là ít, sống giữa ngôi nhà rộng lớn với hai người robots Cha và Mẹ trẻ hơn mình. Mỗi ngày tôi phải tuân theo lịnh của người máy Mẹ: uống thuốc đúng giờ, nghe theo lệnh người máy Cha: Phải ra ngoài vườn đi dạo để thư giãn. Tôi là ai" Có phải tôi chính là người đã tạo ra chúng mà sao bây giờ tôi lại ngơ ngẩn, nhớ nhớ, quên quên như thế này. Tại sao tôi phải vâng lời chúng". Mặc dù tôi đã tạo ra cơ mặt ,tay chân, da, giọng nói cho người máy Mẹ, bận quần áo và làm mọi công việc giống y như người thật nhưng mà đôi mắt" tôi vẫn không tạo ra được ánh mắt dịu dàng, bao dung, thương mến của mẹ tôi năm xưa. Còn con gái tôi đâu rồi" Ba ao ước được nghe lại giọng nói ríu rít như chim Vành Khuyên của con. Nếu ba còn trẻ, ba sẽ tạo ra robot Contoi nhỏ xíu lúc con còn 4 tuổi để cho ba được cảm thấy ấm áp vì có tiếng nói cười, bi bô của con nít trong nhà, được xoa đầu, nựng nịu đứa con gái bụ bẫm, luẫn quẫn dưới chân ba. Con có biết là ba bất an, buồn nản và cô độc lắm không" vì nhịp sống đều đều, chán ngắt mỗi ngày mà ba đang chịu đựng. Tất cả những gì mà ba có ,bây giờ đều là mộng mị, hư ảo như bot bèo, như ảo ảnh.
Xã hội Mỹ bây giờ như đang đánh mất những giá trị về tinh thần. Người ta không còn sống và chạy theo lý tưởng nữa. Vợ chồng hay những đôi tình nhân không còn biết lãng mạn là gì, không còn cùng nhau ngồi ăn tối lung linh dưới ánh đèn cầy, không còn cùng nhau ngắm trăng sao vằng vặc hay cùng nhau đi dạo thơ thẩn dưới mưa phùn lất phất. Người già đã đánh mất niềm tin nơi tôn giáo, không còn có Thiên Đàng, Niết Bàn hay Địa Ngục, Nhân Quả, họ cho rằng chết là hết vì thế họ chủ trương rằng sống được một ngày là phải hưởng thụ một ngày. Còn lớp người trẻ, không còn điều gì vĩ đại để họ tin theo nữa vì chung quanh họ, chỉ có một nhu cầu, một ước muốn duy nhất là thỏa mãn những đòi hỏi về vật chất của thân xác.
Hỡi những ai miệt mài, căng thẳng vì những phát minh ,sáng kiến tối tân của mình! Đêm về có trăn trở với giấc ngủ" Đã đến lúc người Mỹ phải dừng tay. Đừng có chế tạo ra những người máy và những bộ máy điện não còn giỏi hơn mình ,không biết chừng có một ngày những cục sắt này sẽ quay ngược trở lại điều khiển con người theo ý của nó. Không phải các em teenage bây giờ đang nói, cười, nhăn mặt, méo miệng, hát hỏng và thoát y trước cái máy đó sao"
Hãy dừng chân! đổi hướng quay trở về nguồn,đi tìm những giá trị về tâm linh, đi tìm một lối sống thích hợp với chân tâm của mình. Cầu xin ơn trên ban cho người Mỹ sự thanh thản chấp nhận những gì không thể thay đổi, lòng can đảm thay đổi những gì có thể và khôn ngoan để biết sự khác biệt.

Sương Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
20/11/201112:46:20
Khách
Bài viết có tư tưởng cộng sản, cái gì cũng bị control...kề hoạch theo kiểu máy móc...đới sống bị máy móc control...máy móc và máy móc...tác giả có ý kiến lạ nhưng không nghỉ tới hậu quả thảm khốc khi cả toàn bộ thế giới robot của tác giả sẽ bị diệt khi computer nó glitch, ngủm cù đèo hay quay lại giết người, tàn phá những gì trước mặt nó, không kể những tên computer tặc vào mạng phá rối program. Ý tưởng nầy lụn bại, con người trở nên lười biếng vì ỷ lại robot, rồi ngu đần, tình cảm con người cũng vậy, thua con thú vật còn biết ôm, đùa giởn với con. Thế giới robot của tác giả không thể nào chấp nhận được, nên áp dụng ở các nước cộng sản hay độc tài để các chế độ thú tánh này bị diệt đi.


20/11/201106:58:33
Khách
Tưởng tượng quá mức
20/11/201101:52:14
Khách
Bài này hình như đúng là có cái gì đó lệch lạc, mâu thuẩn...Cái những phát minh mới lạ đều rất đáng được hoan nghênh và việc có hữu dụng hay không là do người tiêu dùng có áp dụng đúng cách hay là lạm dụng quá mức mà thôi. Cảm ơn nước Mỹ có nhiều phát minh và sáng kiến mới, còn việc chọn có nên đua đòi cái gì cũng phải có, là do chúng ta phải tự học hỏi biết kềm chế đam mê của bản thân mà thôi. Ai nói đời sống Mỹ, người Mỹ không có tình người và không biết quý đời sống tâm linh vậy. Trí tưởng tượng rất hay nhưng mà đặt không đúng chổ chăng ? Hy vọng năm 3000 đừng bị xúi quẩy như vầy LOL
19/11/201114:43:31
Khách
Bà Sương Nguyễn có cái nhìn lệch lạc về nước mỹ? Tôi không nghĩ như vậy. Cùng với người anh, họ đang làm nhiệm vụ tiếp nối của nhà văn di cư Vũ Bằng ( món ngon Hà Nội, thương nhớ 12 ...)khêu gợi lòng thương nhớ quê hương.Chỉ xin nhắc anh em họ là gia đình Vũ Bằng có xin được chứng nhận là sleep cell nhưng bị ignored.
18/11/201120:40:35
Khách
Tac gia co mot tri tuong tuong vo cung phong phu. Neu co mot cuon phim khoa hoc gia tuong nhu vay trinh chieu, co le cung thu vi lam day.
Voi ca'i da tien trien ve khoa hoc ky thuat thoi nay, thi nam 3000 co le cuoc song tren trai dat nay cung se duoc nhu tri tuong tuong cua tac gia ve len.
18/11/201100:24:41
Khách
Tôi mong ước câu chuyện này sẽ trở thành 1 cuốn film trong 1 ngày rất gần đây ! Không biết tác giả Sương Nguyễn có ý định contact Hollywood không ? Câu chuyện còn hơn là thú vị ! Thank You !
17/11/201120:16:58
Khách
Câu chuc bà sưc khoẻ, tĩnh dương, nhưng dưng viêt thêm nữa vã nên vê VN ơ, vỉ cái nhìn của bà về nươc Mỹ quá lêch lac va rât không bình thương {nêu không nói là bênh hoan] Nươc My khong cân môt ngươi như bà,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,308,377
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”