Hôm nay,  

Con “Ma Nhí” Cụt Tay

16/10/201100:00:00(Xem: 49512)
Con “Ma Nhí” Cụt Tay

Tác giả: Phương Nam
Bài số 3383-12-28593vb8101611

Tác giả là cư dân Quận Cam, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất của cô là chuyện mùa lể Halloween đang tới.

***

Đất trời đã vào tiết Thu, khí hậu ôn hòa, dịu dàng mát mẻ. Lúc này mà sáng sáng exercise vòng vòng trong mấy khu xóm là sẽ thấy nhiều người đang chộn rộn trang hoàng sân nhà, chuẫn bị đón chào lễ hội Halloween…
Cái nhà ngay đầu đường thì trước sân có đặt một bộ xương trắng ốm nhom, dài ngoằn, một con dơi to tướng dang rộng hai cánh được gắn trước cửa lớn. Bên vách tường, một mạng nhện to đùng giăng ngang trên bệ cửa sổ, thêm hai con ma được treo lủng lẳng tuốt trên cành cây cam. Còn cái nhà kế bên, hai anh Mễ con đang lúi húi trang trí mấy nấm mộ đất đắp hững hờ không phủ hết thây người, có cái thì để thò ra một cẳng đen thui, có cái thì hai bàn tay và đầu nhô lên trên nền mộ cát, mấy trái pumpkins nằm đầy khắp sân cỏ.
Phía bên kia đường, có nhà còn trang trí những cái hòm gỗ màu nâu, màu đen, có cả những tấm bia mộ, mấy bộ xương khô đang nằm bên trong. Đó đây vương vãi những cái đầu lâu và những lóng xương thâm xì xám xịt!
Tôi dọn về nơi đây được chín năm là chín lần nhìn thấy ông già Mễ ở góc đường phía sau nhà tôi rộn ràng trang trí nhà cửa để đón mừng Lễ Halloween - ngày 31 tháng 10 dương lịch. Năm nào cũng vậy, ông trưng bày công phu và quy mô nhất xóm, còn cả tháng mới đến ngày của ma quỷ mà đã thấy trên cành cây trước nhà ông bắt đầu xuất hiện mấy con ma đang đung đưa trên đó!
Mới sáng hôm qua, khi đi bộ ngang nhà ông, tôi thấy hai vợ chồng hì hà hì hục mang vác lĩnh kĩnh nào thùng lớn thùng nhỏ, thùng bằng carton, có cả mấy cái thùng gỗ to và nặng, đựng cái chi không rõ mà ông bà ì ạch cùng nhau đẩy ra xếp đầy cả bãi cỏ trước sân nhà.
Sáng nay thì cảnh trí đã khác hẳn, nhà ông không thể gọi là nhà nữa mà phải gọi là cái nghĩa địa mới đúng! Dọc cái hàng rào sắt màu đen, ông gắn cả chục đầu lâu trắng hếu, mấy cái miệng rộng hoắc nhe ra những hàm răng đầy cáu bẩn, mấy hố mắt sâu hóm đen ngòm đang mở trừng trừng nhìn… thiên hạ sự. Xen kẽ giữa những đầu lâu là những bàn tay xương xẩu, khô đét được treo từ đầu cho chí cuối cái hàng rào, thêm một dây trái pumpkins thật lá còn tươi xanh được ông treo rất mỹ thuật trên các bệ cửa sổ.
Trước nhà ông có một cây khá cao, có cái cháng ba, ông treo ba cô cậu ma trên đó... Một cô có hai bím tóc rối bù được thắt lại bằng mấy sợi rơm khô, thả hai bên ngực, cô ma này mặc cái sơ mi sọc trắng đen và cái quần jean cũ mèm đang ngồi trên chiếc xích đu bằng gỗ.
Cô khác thì ốm nhom đứng kề bên, trước ngực cái áo thun trắng cũ có hình con dơi đen to tổ bố, ông diện thêm cho cô nàng cái quần nâu dài rách nát bạc màu. Còn một cậu ma nọ người nhỏ thó thì được treo phía sau, cái áo màu xanh lỗ chỗ những vết lũng như dấu đạn bắn trúng, phần vai có dòng máu khô màu nâu thẫm, cái quần đen dài mất đi hết phân nữa ống. Cả ba đứa ma đều đội mũ kết bằng những cọng lá bắp ngô khô, ba cô cậu đu đưa qua lại, mấy cái tay áo phất phơ bay trong nắng. Phía dưới gốc cây là đám bắp tươi xanh đang trổ cờ, còn có thêm mấy con ma áo đỏ, áo vàng, cao có, thấp có đứng đầy cả đám…
Cuối cái hàng rào sắt có hai con ma cao to đang án ngữ hai bên cửa ra vào. Con bên phải mặc chiếc áo thụng đen dài phủ kín từ đầu tới chân, tay cầm cái lưởi hái cong cong, tôi nhìn sao giống ông thần chết trong những tranh vẻ hồi nhỏ đã từng thấy. Con ma bên trái thì cầm cái chỉa ba rỉ sét, trên mình khoác chiếc áo trắng cũ kỷ có những tua tà dài tả tơi như mấy tên ăn mày cái bang trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung.
Trong sân cỏ, cả chục cái quan tài bằng gỗ đã mục rệu, cái này có hình bộ xương người đang nằm co quắp, cái kia thì có dáng nằm thẳng cẳng ngay đơ. Xa chút xíu, một thây ma thò cả hai chân ra khỏi nắp quan tài, đó đây còn có những ngôi mộ chỉ chôn trần trụi đất lấp sơ sài lộ cả bàn tay, cả đùi ra…Ai trông thấy chắc cũng có phần ớn lạnh!
Nhớ năm trước, cháu nội cháu ngoại mới được hai tuổi, một chiều đòi ông bà dắt đi coi ma, có biết ma là gì đâu mà cũng đòi đi cho bằng đưọc, thế là hai đứa tôi, con gái, dâu, rể và hai cháu kéo nhau đến nhà ông già Mễ.
Sau khi ngắm cảnh bên ngoài xong, chúng tôi xin vào xem bên trong, ông già vui vẻ OK liền. Mới bước có hai bước, bất ngờ làm sao… tôi đã bị một con ma đứng chực sẵn đưa tay ra chận lại, nó còn thè cái lưởi dài đỏ lè ra nhát, hai bàn tay khô đét quơ qua quơ lại, cái đầu sọ lắc lư lắc lư phát ra một âm thanh quái dị như vọng lại từ cỏi âm ty. Thật là kinh khiếp hãi hùng! Tôi sợ muốn đứng tim, thảng thốt thối lui xém chút là bị ngã nhào! Ông xã nói thấy ghê quá, mấy đứa nhỏ thì la ré lên, còn hai thằng cháu lại toét miệng ra cười…Ông già nhìn cả bọn tôi rồi cười khà khà bảo: - Có sao đâu, có sao đâu, đồ chơi thôi mà. (Đương nhiên là ông dùng English khi nói chuyện với chúng tôi).
Biết là đồ chơi, biết là giả không phải thật mà đã bị điếng hồn tê dại như thế, nếu là con ma thật thì chắc là tôi hồn du địa phủ hồi nảo hồi nao rồi chứ đâu còn, để hôm nay ngồi viết những dòng này cho quý vị đọc chơi, có phải không"
Cũng bởi tôi hay nghĩ lung tung, nên mấy năm sau này tôi không cho hai cháu cưng đi xem nhà ma nữa. Tôi ngu ngơ, ngớ ngẫn nghĩ dại - Ổng già cứ chất đống đồ ma quỷ đó trong kho từ năm này sang năm khác…rủi lâu ngày linh ứng hiện thành cả một lũ…quỷ ma thiệt thì khổ! (").
Ông Mễ thiết kế đủ thứ ma: Nhỏ có, lớn có, ma nam, ma nữ…có hết. Có cả mấy con ma da màu đen thùi, đứa đứng dang tay, đứa nằm dáng vẻ rầu rĩ khổ đau, mắt mở trừng trừng!
Những chiếc lồng đèn làm bằng quả bí pumpkins được đẻo thành hình mặt ma có đủ mắt mũi miệng, bên trong có gắn thêm cái bóng nhỏ xíu, tỏa ra một thứ ánh sáng yếu ớt, âm u ma quái được ông treo khắp các cành cây và trên bờ tường, còn vô số những con dơi đen thui bám đầy trên mái ngói, trên cửa sổ. Bên trái sân cỏ, một vạt bắp ngô cao hơn đầu người, cành lá khô chạm vào nhau nghe xào xạt, phía dưới gốc có mấy bộ xương khô nằm vương vải cạnh những cái đầu lâu bị vỡ!
Tôi không thể nào kể hết được cái đám ma quỷ của nhà ông già Mễ, bởi vì nó nhiều quá không thể tưởng được, đủ thứ thập loại cô hồn, hình ảnh dật dờ, quái dị!
Ban ngày, những người yếu bóng vía như tôi nếu có đi ngang cái nghĩa địa này cũng không thấy ngán sợ bao nhiêu, chỉ là khi nhìn… phất phơ tà áo vờn bay, la đà bóng ma trong gió…sẽ hơi ớn ớn chút xíu mà thôi. Nhưng ban đêm mà đến chỗ này thì sẽ thấy nghĩa địa ma quái không thua gì trong phim ảnh được quay gọn lại. Những bộ xương cốt nằm la liệt trên nền cỏ, những thây ma phất phơ phất phới áo quần tả tơi, những ánh đèn chớp tắt, chớp tắt le lói như những ánh ma trơi, những tiếng rên rỉ thở dài ai oán não nuột…nghe mới thấy lạnh cả người!
Muốn nhìn cảnh nghĩa địa này về đêm mà không sợ ớn gà (Ớn lạnh, rồi…nỗi da gà cả lên…đó) thì cứ việc ngồi im trên xe mà chiêm ngưỡng, cũng thú vị lắm.
Vào thời điểm lễ hội ma, trên đường xuôi ngược tôi cũng thường thấy mấy anh tài xế tạo mẫu ma cho xe của mình cũng khá kỳ quái. Có chiếc, sau cốp để lộ ra một cánh tay, có chiếc thì lòng thòng cái cẳng chân lắc lư theo nhịp xe chạy, có khi còn thấy cái đầu và một mái tóc dài kéo lê gần đụng mặt đường! Họ làm mình cứ tưởng như có người chết nằm trong cái cốp xe vậy đó. Ớn thiệt tình…
Tôi có một kỷ niệm khó quên hồi mới qua Mỹ, tôi đã từng thấy CON MA NHÍ bị cụt cả hai tay, xin viết ra đây để quý vị đọc nhân mùa Halloween sắp đến.
Cái hôm đầu tiên gia đình tôi đặt chân đến xứ sở an lành, tự do này, cậu tôi ra phi trường đón về nhà, lúc bấy giờ trời cũng đã nhá nhem tối.
Suốt một thời gian dài ngồi trên máy bay, tôi mỏi mê vô cùng mà nào dám ngủ, có chợp mắt đôi chút rồi cũng thức ngay sau đó, nỗi nhớ niềm thương cứ canh cánh bên lòng, nữa vui mừng, nữa lo âu làm mình nghe bồi hồi nao nao trong dạ! Cũng bởi suy nghĩ đủ thứ nên mắt cứ mở thao láo nhìn cảnh trời đêm, thấy cả mây trắng mây xám bay là đà sát bên cái vòm cửa nhỏ bé…
Không bao lâu phi cơ bắt đầu đáp xuống phi đạo, lúc đó tôi mới hết lo. Bấy giờ, trong tôi là những háo hức nôn nao không thể tưởng. Nỗi mừng được bình an trong chuyến bay dài, niềm vui được gặp lại những người thân thương…còn hạnh phúc nào hơn"

Trước mắt tôi, phi trường Los Angeles hiện ra vĩ đại hơn trong trí tưởng. Thành phố lộng lẫy đẹp rực rỡ với những tòa nhà sừng sững cao vút chọc thẳng lên bầu trời, với những chiếc cầu xa lộ chồng lên nhau xe cộ dọc ngang ngược xuôi như mắc cửi, với đường sá thênh thang được phân chia hẳn hòi sạch đẹp, với đủ kiểu đủ màu xe cộ cứ vùn vụt lướt qua, với những ánh đèn đỏ từ phía sau đuôi các xe trước tạo thành một vệt đỏ dài ngoằn đang lung linh tỏa sáng, bên trái dòng xe ngược chiều thì vệt đèn ánh sắc trắng vàng cũng lấp lánh dài bất tận…Tôi thực sự kinh ngạc xen lẫn thán phục và thích thú, cảm thấy như bị cuốn hút trước vẻ tráng lệ nguy nga của đất nước tôi vừa đặt chân đến, đất nước mà bắt đầu từ hôm đó chúng tôi thật sự được thở hít tràn trề bầu không khí tự do.
Tôi cũng tin tưởng tất cả sẽ được an bình nơi quê hương mới, có nỗi xuyến xao lạ lẫm khi cảm nhận lẽ vi diệu của đất trời, lòng thầm tạ ơn bề trên đã ban cho quá nhiều ân huệ. Xin cảm tạ những tấm lòng nhân ái đã mở rộng vòng tay cưu mang tất cả chúng tôi và bạn bè, những người đã không thể sống chết được trên chính quê hương ruột thịt của mình!
Sau khi an tọa trên chiếc xe lớn có máy lạnh mát rượi, tôi sung sướng vô cùng tận, mọi lo âu buồn phiền tạm gát một bên, tôi nhắm mắt tận hưởng, cố ngủ một chút để ổn định tinh thần. Xe chạy êm ru trên đường, tôi lim dim một hồi cũng khá lâu mà sao vẫn chưa thấy tới nơi muốn tới" Tôi mơ mơ màng màng nói cậu hé cái kiếng xe một tí cho đỡ ngột ngạt. Chao ôi, mát sao đâu, nghe khỏe tới bến luôn vậy đó…
Cậu cứ cho xe chạy mãi không dừng, một hồi thì cậu rẽ phải, đoạn đường này hơi ít xe cộ. (Sau này tôi mới biết lúc xe chạy mãi không dừng là đang chạy trên xa lộ, còn lúc rẽ là vào đường trong Local). Hàng cây bên đường lùi dần sau lưng, bấy giờ tôi mới thấy nhà cửa san sát nhau, nhà nào cũng im lìm, không thấy có ánh đèn thắp sáng…Rồi …tôi bỗng như tĩnh hẳn, đưa tay dụi mắt mấy lần, rõ ràng tôi mới vừa nhìn thấy một đứa trẻ còn nhỏ lắm, độ chừng tuổi đang đứng bên đường, bé mặc cái áo trắng ngắn tay, vì xe lướt nhanh quá nên tôi không kịp nhìn kỹ, chỉ nhớ như “nó” có đội một cái nón trắng trên đầu.
Đã quá xa chỗ đó mà tôi vẫn cứ xoay ra sau nhìn, nhưng nào còn thấy được gì đâu!" Lòng tôi thắt thỏm, lo lo, tôi nghiệp không biết con cháu nhà ai mà đêm hôm sao lại đứng một mình ngoài nơi vắng vẻ như thế" Muốn lên tiếng hỏi cậu xem cậu có thấy đứa bé đó hay không, nhưng thấy ông xả và tụi nhỏ đang ngủ ngon lành nên không nở làm mất giấc của mọi người, vả lại cũng không dám làm cậu phân tâm khi lái nên tôi im.
Tôi im mà lòng bâng khuâng xuyến xao khó chịu, rồi tôi chợt nghĩ hay là ma chăng, biết đâu được! Tôi nghĩ lan man, suy diễn đủ thứ…rồi bỗng thấy sợ, bấy giờ thì thật sự là tôi không dám nhìn ra bên ngoài nữa. Nhưng mà thói thường kỳ cục lắm, sợ ma mà vẫn muốn nghe người ta kể chuyện ma, run thì run mà vẫn cứ hé hé con mắt ra nhìn xem “nó” có xuất hiện nữa không"!
Ôi! Thật là kinh khủng, một lát sau tôi lại thấy “nó” một lần nữa, hai cánh tay “nó” hình như là không có, trên đầu đội một cái nón, toàn thân một màu trắng toát!!!Tôi rùng mình mấy cái, xương sống như có con gì bò ngọ nguậy. Thôi đúng là ma rồi, chỉ có ma mới hiện ra ban đêm thế này, trời ơi đứa nhỏ ma này thật là kinh dị, hình như ”nó” chỉ đứng với một cái chân, mà sao”nó” cứ cho tôi nhìn thấy hoài vậy chứ"""!!! Tôi sởn tóc gáy, toàn thân lạnh ngắt, muốn hét to lên nhưng không còn kịp, có ai đó như đang chận cứng cái miệng của tôi lại, và rồi tôi như mê đi, mê đi…
Hình như lâu lắm tôi mới nghe tiếng thắng lại kêu cái kịt, tiếng mọi người cười nói lao xao.Tôi mới vừa qua một cơn mê dài, vừa xa tâm trạng bềnh bồng trôi nỗi…Tôi bước ra khỏi xe như người mất hồn, tôi mừng đoàn tụ bà dì mà như vô cảm. Nhớ chuyện trên xe, nhớ lúc cố sức chống chọi để tự cứu mình ra khỏi tâm trạng hãi hùng…tôi thấy tủi thân nước mắt bỗng trào ra!
Dì hỏi: - Mệt lắm hả con, sao mặt mày tái ngắt vậy, ngồi xe không quen phải không" Tôi nói cho qua chuyện: - Con thấy nhức đầu quá, dì khoẻ không dì, lâu ngày không gặp bà già, nay thấy bà già đẹp thiệt. (Tôi hay gọi thương dì như vậy, coi dì như mẹ, mẹ thì là…bà già!)
Có một người không tin là tôi đi xe, đi tàu bị say sóng…vì đó là nghề của nàng mà, cả những khi gồng gánh nhọc nhằn, tôi cũng không hề suy sụp, nhợt nhạt thế này! Ông xả lại gần bên hỏi: - Sao thấy yếu xìu vậy, lúc nãy anh thấy em khoẻ re mà, sao giờ kỳ cục quá, có chuyện gì vậy nói anh nghe.
Sau khi kể cho mọi người nghe, ai nấy lặng thinh, lát sau ông xã bảo: - Em chắc mớ ngủ chứ làm gì có chuyện tào lao như vậy! Dì tôi hú hồn luôn miệng, nói nhỏ như sợ con ma đó nghe tiếng: -Thiệt vậy hả con" Ghê quá! Là con thấy chứ mà cho dì thấy là có nước dì xỉu ngay tại chỗ… Các con tôi thì đồng thanh nói ở Mỹ làm gì có ma hở mẹ" Bà nghe vậy nên lên tiếng: - Ma ở đâu mà chẳng có, bộ ở Mỹ là không có ma sao con" Cậu tôi có vẽ chăm chú nghe câu chuyện vừa rồi, suy nghĩ một hồi chợt cậu phá lên cười sảng khoái...Cậu bảo: - Cả nhà hãy đi tắm rữa nghĩ ngơi cho khoẻ, ngủ một giấc cho lại sức, ngày mai sẽ có câu trả lời có phải là “ma nhí” hay là cái chi chi…
Sáng mai sau khi cho cả nhà ăn phở no nê, ngon lành, cậu lái xe vòng ra khỏi khu phố náo nhiệt. Đến một đoạn đường nọ, cậu dừng lại, chỉ về phía trước bảo tôi: - Đó, con nhìn đi, phía bên phải đó, coi có phải đã thấy “nó”đêm qua không" - Thấy gì cậu" - Thì là “con ma nhí” mà con kể hôm qua đó.
Tôi mở to hai mắt nhìn, miệng ú ớ…- Dạ, dạ đúng rồi, là…là “nó” đó cậu, ủa mà…sao kỳ vậy cà, hồi đêm rõ ràng con thấy một đứa nhỏ mà…sao bây giờ…mà đó là cái gì vậy cậu"
Trên xe ai cũng cười ồ lên, thấy tôi hơi bị quê nên bà già lên tiếng - Im, im nghe ông nói kìa.
Cậu lái đến gần bên lề đường, sát cái trụ màu trắng để tôi nhìn tận tường, xong cậu cho xe đi ngay. Cậu nói: - Những chỗ này không được phép đậu xe, đó là những cột trụ nước để phòng khi có trường hợp khẫn cấp hay xảy ra hỏa hoạn. Mỗi khi có đám cháy thì xe cứu hỏa cùng nhân viên cứu hỏa đến, họ sẽ dùng nước từ trụ cột này để dập tắt lửa. Cậu chỉ hiểu sơ như vậy thôi, hồi nào có dịp cậu tìm hiểu kỹ hơn sẽ giải thích thêm, OK chưa"
Ông xã lại có dịp cười ngạo vợ: - Cột trụ nước để chữa cháy, dập tắt lửa…mà nói là ma nhí, thiệt mắc cười, đúng là trông gà hóa cuốc!
Dì tôi ôm bụng cười sặc sụa, cười đến té ho luôn! Còn thằng con trai lớn thì nói: - Ông ơi, ban đêm trông cũng giống ma lắm đó, ông nghĩ coi…cái nón tròn có vành đội trên đầu, rồi hai cánh tay cụt không thấy bàn tay và chỉ có một cái chân, cũng may là hồi đêm con ngủ, chứ nếu thức con cũng nghĩ là ma đó - Ừ, cũng có nhiều người bảo như vậy đó con.
Như thế là tôi cũng đã có nhiều người đồng cảm, kể cả thằng con trai, vậy mà nó còn quay qua chọc quê tôi nữa chứ! Nó làm trò khỉ nhát tôi, nó giả giọng ma vừa rên hừ hừ vừa nói: - Mẹ ơi…hừ hừ con ma nhí…hừ…hừ…cụt tay đây nè…hừ…hừ…! Thiệt là hết nói nỗi, tôi nạt một tiếng nó mới chịu im, ngồi cười tủm tỉm…
Sau này, khi đi đường tôi cũng thấy những cột trụ màu vàng, màu đỏ và một vài lần cũng thấy có cả màu xanh nữa, tôi không biết sự khác biệt giữa những màu sơn của các cột trụ như thế nào, nhưng tôi biết công dụng của chúng vẫn là để phòng khi hữu sự.
Tuy hình dạng hơi có khác nhau chút ít, có cái cao hơn, có cái gầy hơn, khi thì trắng, khi thì vàng, khi có nón khi không thấy có, nhưng “con ma nhí” đã làm cho tôi chết điếng trong…”Cái đêm hôm đó…đêm gì, hồn xiu phách lạc, tứ chi…rụng rời!” vẫn là ”con ma” có cái nón trên đầu, cụt mất hai cánh tay và toàn thân đều trắng toát!
Tôi nghĩ, ai mà chưa từng được nghe giải thích những chi tiết về mấy cái cột trụ nước này, thoạt đầu mới nhìn …cứ nhìn “nó” lúc đêm về, giữa nơi hoang vu, vắng vẽ thì chắc chắn cũng run và nghĩ ”bao đồng” như tôi thôi, chứ đừng nói là không. Chỉ có điều run ít hay run nhiều và nếu có run thì cũng chỉ tự mình biết chứ làm sao người khác biết được, phải không thưa quý vị độc giả thân mến"
Phương Nam

Ý kiến bạn đọc
17/10/201106:26:55
Khách
Hi Cô Phuong Nam
Đọc qua câu chuyện của Cô con cũng thật là mắc cuòi cho chính mình. Hồi mói qua Mỹ con cũng thấy "ba chóp ba nháng" và sọ hú hồn giống nhủ Cô vậy! Con rất thích đọc truyện ma, Cô có thể viết thêm trong mùa Hallowen này đuọc không? Cám on Cô'
Phuong Đông.
19/10/201106:05:57
Khách
- Được gởi bởi PNam 10/17/11
Chào em Phương Đông. Cám ơn em đã đọc bài mới của cô và cũng vui vì cô có thêm người đồng cảm, thật lòng mà nói đây là chuyện thật và cách nghĩ thật của cô lúc đó. Cũng bởi cô hay suy diễn tùm lum tà la nên ma nó nhập đó em à! Hẹn em mùa HALLOWEEN sang năm sẽ có bài mới cho em đọc còn bây giờ thì để dành trang báo cho các tay bút tài hoa khác chứ em... Thân chào và chúc em luôn an lạc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,311,696
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.