Hôm nay,  

Sao Bỗng Dưng Tôi Lại Thế Này"

25/06/201100:00:00(Xem: 212284)

Sao Bỗng Dưng Tôi Lại Thế Này"

Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân

Bài số 3214-12-28514vb7062511

viet_ve_nuoc_my-large-contentTác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi." Dù từ lâu đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Hàng Năm, cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Bà hiện là cư dân Los Angeles, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) thuộc tiểu bang California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà cho năm thứ 12. 

***

Sau lần hội ngộ, tôi cứ xao xuyến, vấn vương, như bỏ quên điều gì quan trọng lắm.

Sao bỗng dưng tôi lại thế này"

Hồi đó, hồi còn là “Phốp” là F.O.B. (fresh off the boat) chân ướt chân khô đứng xửng vửng trên đất Mỹ, những gia đình hay người độc thân thường tìm tới nhau. Gia đình chúng tôi, cuối tuần tụ họp những người cùng tỵ nạn trong thị trấn nhỏ ấy, nấu ăn nấu uống, ăn uống xong xuôi rồi bày ra ca hát, ngồi nghe kể chuyện và để chảy dài những giọt nước mắt xốn xang, nhớ quê hương, nhớ người thân quá xa vời, tưởng sẽ chẳng bao giờ có thể gặp lại.

Bây giờ, có thể gặp lại, cũng những giọt nước mắt chảy dài, những giọt nước mắt ấy có thể bớt khổ đau có thể là sung sướng gặp lại nhau nhưng với riêng tôi, sự xốn xang vẫn còn.

Không biết từ đâu, bao giờ, người ta đã bắt đầu tổ chức những buổi Hội Ngộ. Hội ngộ đồng hương… hội ngộ trường… hội ngộ nhóm…

Thường thường, những cuộc hội ngộ ấy tổ chức hoặc ngoài trời giống như những cuộc picnic, hoặc tổ chức trong nhà hàng theo kiểu dự đám cưới, có khi tổ chức cả hai nơi, cuộc vui kéo dài hai ba ngày, để người ở xa có thể về kịp tham dự cả hai hay một buổi cũng tốt. Có người sẵn dịp lấy hè, đem cả gia đình theo, có khi từ tiểu bang xa đi làm ra là bay tới chạy tới…

Những cuộc picnic thì thong thả, giờ giấc thường thường đề là từ mấy giờ … đến mấy giờ… Họ tự tay nấu những món ăn ngon đặc biệt hay chung tiền nhau rồi vài người lo việc thức ăn, vài người lo chạy ngược chạy xuôi.

Ở nhà hàng thì phải đặt bàn giữ ngày trước cho nên tổ chức phải sít sao hơn. Cũng có thiệp mời và thiệp hồi báo để tiện việc sắp xếp.

Hôm vừa qua, tôi dự bữa tiệc Hội Ngộ của trường T. Th. 

Mấy năm trước, hội ngộ trường đã có tổ chức nhưng tôi ngại tham dự vì nghĩ rằng mình đâu có học trường này, đâu có bạn học đâu mà đi như bơi trong cô độc"

Năm nay lại khác. Anh chàng S. và cô nàng M. T. trong ban tổ chức đã rất dễ thương thân thiết nhắn bằng điện thư rằng:

“Chị không học trường T. Th. vì chị đã lớn khi trường được thành lập cho nên chị là “đồ cổ” nhưng là “đồ cổ hiếm qúi” chị ạ. Vả lại, chị là con của nhân viên ngành Cảnh Sát Quốc Gia. chị đi để gặp lại hàng xóm cư xá chứ ạ…”

Nghe lời dụ dỗ ngon ngọt đã hơi xiêu lòng nhưng chưa quyết định thì sau cùng, nhỏ em tôi nói:

“Tụi em cũng đi nữa, rủ hết mấy chị em, ngồi cũng gần đầy một bàn chớ bộ.”

Rồi, thấy tôi còn hơi lưỡng lự, nó đánh ván bài cuối cùng, nó nói khơi khơi:

“A a a a… gia đình của bác T. sẽ tới, có luôn cả anh Th.”

Có anh Th."

Động mối tơ vò! Tôi gật đầu. Ừ. Đi.

Vì sao" Tôi nhớ ngày xưa, ở cư xá…

Ngày xưa, lâu lắm rồi, gần nửa thế kỷ, chúng tôi sống trong khu cư xá, vùng ngoại ô, trên đường về Lục Tỉnh.

Vùng ấy thời đó, chung quanh còn là ruộng nương ao hồ sình lầy nhiều muỗi. Khí hậu thư thoáng. Ban ngày mây trắng trời xanh, ban đêm mát mẻ. Chúng tôi sống trong chiến tranh với những đốùm hỏa châu rơi lơ lửng, đệm thêm tiếng đại bác đì đùng xa xa với tuổi xanh trong trắng, những đêm đen mặc tình cho ta ngắm trăng sao lấp lánh và mộng mơ.

Các gia chủ trong hai dãy cư xá cùng làm việc khác ngành nhưng chung địa điểm.

Cùng dãy nhà tôi cách vài căn, có một chàng thư sinh áo trắng tên Th.

Khoảng thời gian dài sống nơi ấy, chàng chưa hề nói một câu nào với tôi, ngay cả một lời chào, thế sao tôi lại vương vấn đến thế, lại muốn gặp mặt đến thế"

Hình ảnh tuấn tú nghiêm nghị của chàng thư sinh áo trắng đã đi vào giấc mộng con gái.

Tình cảm ấy tôi mang theo trong lòng, rất nhiều năm sau, nhiều năm sau.

Ngày hội ngộ, bước vào nhà hàng, tôi nhìn quanh. Chàng thư sinh ấy có tới chưa" Có tới không" Bây giờ chàng đã ra sao" Có còn nghiêm nghị như xưa" Có con đàn cháu đống" Có người vợ hiền bên anh"

Tôi nhìn quanh, tìm kiếm. Bảng trắng bảng xanh bảng đỏ tượng trưng cho những khóa học… thôi, kiếm bàn không có bảng nào hết, thì đích thị là bàn dành riêng cho “đồ cỗ hiếm quí”. Tôi cùng mấy chị em vén áo dài ngồi xuống, nhìn quanh.

A kìa, cô nàng M. T. thon thả trong chiếc áo dài tha thướt, khuôn mặt đẹp như búp bê Nhật Bản bước tới nắm tay tôi và mấy chị em, mừng rỡ, hỏi han ân cần:

-Chị. Chị đã gặp gia đình bác T. chưa"

-Chưa. Gia đình bác ấy tới rồi à" ngồi ở đâu"

-Đàng kia kìa.

-À, để chị tới chào bác.

Mấy chị em cùng đứng lên đi hàng một cùng lúc từ đàng kia mấy anh em nhà bác cũng vừa hướng tới đàng này. Hai đàng gặp nhau chàng ràng ngay lối đi nhỏ hẹp giữa những bàn ghế, như bài toán “hai đồng tử gặp nhau” chen nhau mà tay bắt mặt mừng, mừng đủ kiểu, ôm nhau theo kiểu Mỹ, bàn tay nắm lấy bàn tay dục dặc kiểu Tây, cúi đầu xuống ngẩng đầu lên để nhìn tạn mặt nhau, mừng rỡ bằng ánh mắt sáng ngời. Tôi nhìn anh, nói trước:

-Anh Th. Phải anh Th. đây không"

Anh nhìn ngay tôi, nói gì đó tôi không nghe rõ. Lỗ tai lùng bùng! Tim đập mạnh! Mặt tôi đỏ hay xanh"

Rồi không biết nói gì nữa, sượng sùng tôi xây qua méc với em gái anh:

-Bây giờ anh ấy mới nói chuyện. Ngày xưa anh ấy nghiêm lắm. Không nói lời nào.

Cô em cười đồng lõa, gật đầu:

-Dạ đúng chị. Ngày xưa anh ấy nghiêm lắm. Bây giờ anh ấy vẫn chưa có vợ, vẫn còn độc thân. Ảnh thờ chủ nghĩa độc thân.

Rồi gặp bác T. Bác có hơi già đi nhưng gương mặt thì vẫn như xưa. Trông bác buồn buồn. Bác gái mất rồi, năm ngoái.

Thế rồi mọi người giãn ra, trở về, ai ngồi bàn nấy để xem chương trình mở màn.

Lần lượt những tiết mục mà các anh chị em của trường T. Th. đã dày công tập luyện, lên sân khấu trình diễn. Trước hết là cám ơn quí Thầy quí Cô đã hiện diện, sau nữa cám ơn các anh chị em có mặt và rồi bắt đầu phần văn nghệ. Ca nhạc, tân cổ giao duyên, vũ, kịch, trình diễn thời trang áo dài…

Nhìn các anh chị em lên sân khấu, nghe ca nghe hát mà có rõ ràng nghe gì đâu"

Lòng tôi bồi hồi. Nhớ nhớ quên quên.

Một lát sau, hai gia đình tụ lại để chụp vài tấm hình kỷ niệm. Chụp trước tấm poster có nhành phượng đỏ với các cô học trò áo trắng miệng cười thơ ngây ánh mắt sáng ngời. Hình ảnh của ta ngày đó!

Kéo tôi qua một bên, cô em của anh, nắm chặt tay tôi, nói nhỏ:

-Anh Th. em “chấm” chị hồi đó đó.

Ối trời đất ơi!

Tai như nghe một lời tỏ tình.

Anh Th. ơi.

Ván đã đóng thuyền. Thuyền cũng đã cũ xì. Sao tiếng sóng vẫn còn đập mạnh vào mạn thuyền thế kia"

Tôi muốn la lên cho cả thế giới biết, tôi cũng đã “chấm” anh, hồi đó.

Tim đập mạnh, như ngày xưa.

Ngày xưa, những ngày cư xá, ở cái tuổi mười mấy, mơ mộng thế nào" Mà cũng sợ sệt thế nào" Nhớ rõ ràng như mới xảy ra hôm qua.

Một buổi sáng, tôi cần mua thứ gì đó, tà tà đi vào xóm trong, có tiệm bán đồ chạp phô hiệu M. T. Mua xong, tôi tà tà về.

Đang bước đi trên lề đường thì bất chợt chàng hiện ra ngay trước mặt. Tôi chỉ kịp nhìn chàng một cái, hết hồn nhìn xuống te te đi một nước.

Tim đập rộn ràng. Thình thình thình, tay chân như quíu lại, bước đi gần loạng choạng.

Tại sao"

Còn chàng, chẳng hé môi một lời chào làm quen.

Hình ảnh tuấn tú nghiêm nghị của chàng thư sinh áo trắng đã đi vào giấc mộng con gái. Tình cảm ấy tôi mang theo lòng, rất nhiều năm sau, nhiều năm sau.

Ngày cũng trôi qua, đời cũng trôi đi

Theo vòng xoay của trái đất, cuộc hội ngộ này, cho ta có duyên gặp lại nhau, cho ta trẻ lại vài tiếng đồng hồ và cho ta bồi hồi vấn vương.

Người ta tổ chức Hội Ngộ. Những cuộc hội ngộ nên có, đáng có, phải có, để chúng ta luôn gắn bó với nhau để cho thế hệ sau nhìn thấy sự đoàn kết, sống trên đất Mỹ, quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương thứ nhứt và những “người đã đi qua đời ta.”

Cũng trong những cuộc hội ngộ ấy, có ai ích kỷ như tôi không" Đi tìm một hình ảnh xa xưa, của một thời mộng mơ con gái rất đẹp không làm sao quên được.

Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng: nếu trong lòng có rung động vì bóng hình ai, bằng cách này hay cách khác, hãy bày tỏ cho người ta biết, đừng để chuyện qua đi rồi mới tiếc.

Riêng cá nhân tôi, tận đáy lòng, cám ơn các bạn đã tổ chức buổi hội ngộ rất thân quí này, để tôi có dịp gặp lại, dù chỉ một lần, người thư sinh áo trắng ấy. Biết anh vẫn sống yên lành và có lẽ cũng hạnh phúc là tôi mừng.

Thế nhưng, em anh tiết lộ một bí mật, làm tôi quá thương tâm.

Anh Th.

Ngày đó, nếu anh đã nói một câu làm quen, có thể cuộc đời ta đã đổi khác cũng nên!

Trải qua 10 năm trong trại tù thù, còn gì thân thể" Qua bao thăng trầm trên xứ Mỹ anh đã thành công trên phương diện kinh doanh trong xã hội, tôi đã thành công trong công ăn việc làm, có gia đình êm ái với chồng con, tưởng đời đã êm xuôi nhưng tại sao, khi nghe nhắc đến tên anh, tim tôi lại đập rộn ràng thế này" Sao tôi vẫn muốn gặp lại anh"

Người thư sinh áo trắng, có phải luôn luôn anh vẫn sống trong một góc trái tim tôi"

Nếu ngày đó, trong cư xá, tận mặt nhau, anh mở lời chào hỏi làm quen, có thể tôi đã không phải rẽ qua ngả khác, một ngả đời lạ lẫm.

Có thể lắm.

Sao bỗng dưng tôi lại thế này"

Không. Không phải bỗng dưng. Chính là sau lần hội ngộ, hay đúng hơn, tái ngộ.

Cứ xao xuyến, vấn vương, như bỏ quên điều gì quan trọng lắm.

A a a … tôi nhớ ra rồi. Cảm giác như “bỏ quên” của tôi, đúng là câu tôi muốn hỏi anh:

-Hồi đó, nếu đã “chấm” tôi, sao anh không nói" Anh Th."

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ý kiến bạn đọc
28/06/201100:46:45
Khách
Đọc xong bài viết của em tôi ,mà tự nhiên nước mắt chảy dài, ít ra nó cũng còn có người chấm nó ,còn tôi lúc đó lớn quá rồi ,tối ngày ở trong nhà, đâu có ai chấm ,không có một kỷ niệm ,dòm mấy bác tôi nhớ ba tôi quá ,mấy bửa nay cú chảy nước mắt hoài,cám ơn em bài viết rất hay, rất cảm động,chế hai hiền.
12/07/201120:40:46
Khách
Ho^m naaaay do.c ba`i vie^'t na`y cu?a chi. tha^.t nhie^`u ky? nie^.m tu` xa xua bo^~ng quay ve^`. NHu~ng the.n thu`ng, bo^'i ro^'i, nhu~ng cuo^'n quy't buo'c cha^n, tha^.t la` ho^`n nhie^n va` tho mo^.ng. Ca'm on ta'c gi?a da~noi' le^n nhu~ng ky? nie^.m cho^n sa^u cu?a ra^'t nhie^`u co^ gai' trong tuo^?i moi" lo'n......
25/06/201103:48:39
Khách
Đọc bài nầy của chị TN Bảo Xuân, bổng dưng muốn khóc !
25/06/201119:39:50
Khách
Sau mấy mươi năm mà chỉ nhìn nhau theo kiểu "Bốn mắt nhìn nhau trào máu họng" như vậy thôi sao?
Gặp tui là tui sẽ nhào tới níu chặt cứng, rồi oà lên khóc nức nở cho người ta phải dỗ dành: "Napkin nè bà già trầu, lau đi hông thôi mũi dài lòng thòng coi gớm quá".
25/06/201111:21:31
Khách
Tội nghiệp ông chồng, nào biết bà xã mình tương tư anh TH (đùa thôi). Cám ơn tác giã, bài viết thật hay!

Thử
26/06/201103:31:03
Khách
Bai viet nay nhe nhang va cam dong qua, khoi day biet bao noi niem cua thoi thieu nu mong mo. Nen giao duc mang nang truyen thong A Dong cua nhung nam 50, 60, 70 da khien nhung moi hoc tro troi qua trong thinh lang , de roi gio day co dip gap lai, ai cung van vuong nuoi tiec.
Cam on tac gia da viet len tam tinh cua nhung nguoi con gai cua nhung ngay tho tuoi moi lon.
26/06/201104:44:16
Khách
Đọc xong bài viết này , tôi thấy sao quen quen , hình như chị Xuân đã nói hộ cho nhiều người. Tự dưng nhớ lại bài thơ của TTKH , thôi thì
Tình chỉ đẹp khi chưa kịp nói
Tình nên thơ nên chỉ biết nhìn nhau

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,314,866
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.