Hôm nay,  

Những Chuyến Bay Cuối

27/05/201100:00:00(Xem: 117061)

Những Chuyến Bay Cuối

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 3187-12-28487vb6270511

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên viên làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida từ 1981, cùng năm với Columbia, chiếc phi thuyền đầu tiên được phóng lên không gian. Ba mươi năm sau, hiện nay, chương trình phi thuyền con thoi đã tới lúc kết thúc.
loan2-large-contentHình bên: Tác giả cùng ê kíp chuyên viên trên một trạm không gian quốc tế ISS (International Space Station). Chiếc ISS này từ lâu đã ở ngoài trái đất.

***

Bùm. Bùm. Hai tiếng nổ thật lớn làm rung động những cửa kính quanh nhà. Hai con chó hoảng sợ phóng từ trong nhà để xe, vòng qua sân đến chĩa mõm trước cửa phòng gia đình, nơi tôi đang ngồi đọc điện báo. Vừa nghĩ bụng có kẻ bắn bậy gần đây chăng thì chợt nhớ là hôm nay chiếc phi thuyền con thoi từ không gian trở về trái đất, vượt bức tường âm thanh, gây ra tiếng nổ này. Tôi mở Ti Vi lên xem. Thấy Discovery trên màn hình, chạy ra sân, chẳng nhìn thấy gì trên bầu trời cả.
Đây là chuyến bay cuối cùng của riêng chiếc Discovery. Sau lần trở về này, nó sẽ dược “nghỉ hưu” vĩnh viễn. Không phải bay nữa. Có lẽ chính phủ sẽ dùng nó để triển lãm nhưng ở đâu thì chưa biết. Chỉ biết chuyến về có khác với chuyến đi. Khi đi, chiếc phi thuyền rời khỏi dàn, phóng lên cao, để lại cột khói sau đuôi, cũng phải vượt bức tường âm thanh nhưng là một tiếng nổ rất lớn, sau đó vài giây thì mặt đất mới rung chuyển.
Không biết đã bao nhiêu lần tôi theo dõi những chiếc phi thuyền đi, rồi về lại trái đất. Trực tiếp có, gián tiếp có. Ban đêm có, ban ngày có. Thường thì tôi thích những chuyến bay đêm hơn. Tuyệt đẹp. Hơn hẳn cảnh trong phim ảnh. Bầu trời cao thăm thẳm, trong màn đêm đen lấp lánh những ánh sao, cả một khối lửa khổng lồ phóng vụt lên không trung tỏa những tia sáng như pháo bông, đem theo một vùng ánh sáng chói lòa rồi từ từ nhỏ dần cho đến khi không còn gì cả. Chỉ trong ít phút, rồi sự tĩnh lặng được trả lại cho bầu trời.
Đó là chuyện khi theo dõi phi thuyền ở riêng nơi công sở. Còn bình thường thì vất vả hơn nhiều. Phải đến điạ điểm được dành cho công cộng, sớm ít nhất là vài tiếng đồng hồ để có chỗ tốt, xem cho rõ. May mắn lắm mới gặp lần phi thuyền không bị hoãn bay (vì rất nhiều lý do), không bị đi tới, đi lui vài lần. Đi xem đã mệt, lúc về còn mệt hơn. Xe nọ nối đuôi xe kia để ra khỏi bãi đậu, lên được xa lộ cũng mất cả nhiều giờ chờ đợi.
Những phi thuyền được bàn dân thiên hạ chiếu cố nhiều làm sao thì những Hỏa Tiễn bị lơ là chừng đó. Cũng phóng ra ngoài không gian, cũng làm những việc quan trọng (có khi hơn) nhưng chẳng mấy ai quan tâm (trừ những người làm việc có liên hệ).
Tôi còn nhớ có một lần duy nhất, lúc còn làm cho Air Force, tôi được xuống chiếc tầu ngầm nổi lên trong thời gian chuẩn bị phóng hỏa tiễn Trident. Một lần khác (cũng chỉ 1 lần), khi phóng hỏa tiễn Titan, có lẽ chứa nguyên tử nên tất cả mọi người làm việc trong trung tâm không gian đều được cho về sớm; còn những người có phận sự phải học thuộc bản đồ chạy đến nơi trú ẩn khi có biến cố. Vừa làm việc vừa sợ. May mà mọi sự trôi chảy.
Tưởng cũng nên nói thêm là trong khu vực quân sự này, ngoài hai dàn phóng của phi thuyền còn có nhiều dàn phóng hỏa tiễn dành riêng cho mỗi loại. Chẳng hạn Delta chuyên về khí tượng, Titan về khoa học, quân sự; Poseidon, Trident về quốc phòng. Khác với Phi thuyền do NASA (Cơ Quan Hàng Không & Không Gian Quốc Gia) điều hành, chương trình phóng Hỏa Tiễn do Không Quân Hoa Kỳ (Air Force) chịu trách nhiệm. Cùng trong khoảng thời gian này (1990-1995, nếu tôi nhớ không lầm) tôi được nhìn thấy chiếc máy bay con dơi khi đó chưa được phổ biến.
Đang làm việc ở lầu bốn, tự nhiên mấy ông già đồng nghiệp ra đứng hết ở cửa sổ, ngó xuống bãi đáp (Run Way) của phi trường ngay trong Patrick Air Force Bay. Tôi cũng bắt chước. Chỉ trong chốc lát, chiếc phi cơ bí mật có hình thù lạ lùng xuất hiện trên trời và đáp nhanh xuống sân bay rồi lại chỉ trong một gian rất ngắn, cất cánh trong chớp mắt, nhanh y như ma trơi. Mọi người không ai nói gì với ai, chỉ yên lặng xem rồi về chỗ làm việc. Mãi sau này tôi mới biết đó là bí mật quân sự.

Khi Columbia, phi thuyền đầu tiên phóng ra ngoài không gian ngày 12 tháng Tư năm 1981 thì đầu tháng Bảy gia đình tôi đã dọn đến Brevard County theo việc làm trong Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island. Những thành phố gần chung quanh như Titusville, Cocoa, Cape Canaveral, Rockledge, Cocoa Beach, Melbourne sầm uất hẳn lên. Người đến định cư càng ngày càng nhiều, thành phố càng phát triển. Cho đến một ngày, phi thuyền Challenger vì “O –Ring” ở Solid Rocket Booster bị hở, nhiên liệu chảy vào máy làm nổ tung chỉ sau khi rời dàn phóng được 73 giây. Challenger ra đi không trở lại ngày Thứ Ba, 28 tháng Giêng, năm 1986. Thọ chưa đủ 3 tuổi (phóng lần đầu ngày 4 tháng Tư năm 1983).
Sau tai nạn này, chương trình phi thuyền bị tạm ngưng hoạt động trong 2 năm rưỡi. Không có việc làm, mọi người bỏ đi, để lại các thành phố vắng vẻ, buồn hiu. Không chạy theo hãng đi làm việc ở California, gia đình tôi ở lại, nhất định nhận nơi này làm quê hương thứ hai. Sau thời gian dài đó, những phi thuyền từ từ tiếp tục bay lại. Chậm nhưng chắc vì sự bảo đảm an toàn tăng lên rất cao. Các thành phố dần dần phục hồi mức sinh hoạt. Và đến hôm tai nạn xảy ra cho Columbia, chiếc phi thuyền đầu tiên ra ngoài không gian, cũng là chiếc nhiều tuổi nhất đã gặp nạn trên đường trở về trái đất ngày 1, tháng Hai, năm 2003 vì một miếng ngăn nhiệt vỡ ra từ thùng chứa nhiên liệu bên ngoài (External Tank) gây hư hại hệ thống chắn nhiệt, làm phi thuyền bốc cháy trên vùng trời của Texas và Louisiana mang theo sinh mệnh 7 phi hành gia vào cõi hư vô. Lại nghỉ thêm hơn 2 năm để nghiên cứu, cuối tháng Bảy năm 2006, NASA cho phi thuyền Discovery ra khỏi trái đất.
Từ đó, tuy không nhiều như trước kia (nhiều nhất là 8 chuyến bay trong một năm), phi thuyền chỉ còn bay nhiều là 6 chuyến, ít là 3 chuyến trong một năm. Năm nay, 2011, năm cuối cùng, kết thúc chương trình phi thuyền, với dự trù 3 chuyến bay nhưng mới chỉ thực hiện được một. Chuyến bay của Endeavor bị hoãn tới hoãn lui vì trở ngại kỹ thuật đã làm mọi người chán nản. Giới chính quyền thì cho là họ đã quyết định đúng khi chấm dứt chương trình phi thuyền vì quá tốn kém. Dân chúng thì hết tiền cho những ngày nghỉ hè đi xa nên không còn hào hứng nhiều nữa. Những người còn làm việc thì than trời vì mệt. Cắt giảm hơn hai phần ba nhân viên mọi ngành thì những người còn lại phải làm gấp ba lần, chậm là phải! . Ai nói cũng đúng. Có điều bạn sẽ khó tin khi tôi kể về 1 kinh nghiệm làm việc của mình. Nhiệm vụ của tôi là cung cấp điện năng (Power Up) khi thử nghiệm Center Truss Section (S-Zero), một phần của trạm không gian quốc tế (International Space Station ISS; Ngoài không gian, ISS dùng năng lượng lấy từ mặt trời). ISS là một trạm khoa học cố định trong không gian, do sự đóng góp của 16 quốc gia trên thế giới. Đây là một phòng thí nghiệm về sức hút của trái đất, về nhiệt độ, về áp suất để áp dụng trong những lãnh vực như khoa học, y khoa.
Trở lại câu chuyện của tôi. Sợi giây điện từ ISS đến chỗ cắm không đủ dài. Cần một đoạn giây điện để nối (extension cord). Tôi không thể đi thẳng vào kho để lấy. Phải viết báo cáo, đóng dấu bằng mã số, đưa chuyên viên (technician), để họ đưa trình ký và đi lấy về. Mất hai ngày thật là vô lý, dù kho ở gần ngay bên cạnh. Sau này tôi hiểu ra vì technician làm việc theo công đoàn (union), họ bày ra đủ thứ chuyện để “câu giờ”, lấy tiền phụ trội. Trong khi tụi tôi ăn lương năm, làm thêm giờ cũng chả được gì cả. Họ đến sở lúc 8 giờ, đúng 10 giờ thản nhiên đi nghỉ 10 phút, (nguyên tắc là thế nhưng chẳng có ai nghỉ đúng 10 phút cả) đến 12 giờ đi ăn trưa, rồi lại nghỉ 10 phút lúc 3 giờ (nếu họ lấy 1 giờ ăn trưa). Nếu làm công việc bình thường thì chẳng sao, khổ là khi phải thay quần áo (loại đặc biệt phải mặc trên ISS), đã mất hết 15 phút, công việc đang nửa chừng thì họ tỉnh bơ bỏ dở vì đến giờ nghỉ tạm (break) của chuyên viên. Thế là mình phải nghỉ theo, chờ họ trở lại làm tiếp. Cứ thế mà công việc kéo dài. Thời gian chờ nhau nhiều hơn giờ làm việc thật sự. Tiền thuế dân (trong đó có tôi) đóng mệt nghỉ.
Mới hai tuần trước, chẳng biết mấy ông truyền thông, báo chí lấy dữ kiện ở đâu ra mà loan tin sẽ có đến 4 trăm ngàn người từ khắp các nơi về Kennedy Space Center để xem phóng phi thuyền làm thành phố tưng bừng như mở hội, hy vọng kinh tế khấm khá hơn.
Sau ba lần dời ngày, mọi người đều hy vọng May 16 này phi thuyền sẽ đi êm ru để còn thời giờ cho chuyến chót dự định (June 28) của phi thuyền Atlantis, cũng là chuyến bay cuối cùng, và cũng chấm dứt luôn chương trình phi thuyền con thoi sau 20 năm hoạt động.
Gió Đồng Nội

Ý kiến bạn đọc
05/06/201122:35:19
Khách
hay lắm, nhiều thông tin bổ ích
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,345,506
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”