Hôm nay,  

Quà Mỹ Làm Mích Lòng Sui Gia

03/11/201000:00:00(Xem: 196867)

Quà Mỹ Làm Mích Lòng Sui gia

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 3033-28333-vb4110310

Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài  "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới nhất của ông là một chuyện vui quanh thùng quà từ Mỹ gửi về quê nhà.

***

Chiều nay nhà ăn cơm trễ vì mọi người trong nhà đều mỗi người bận rộn một việc phụ nhau lấy quà mua từ mấy tháng nay gói gọn để gởi về Việt nam cho người thân ăn tết. Chinh lấy quà riêng của mình gửi cho cháu con chị Hồng là cháu Bé, cháu Lý, và con của anh Linh là Thanh. Quả mở tủ lấy ra chục hộp ci-gà và cái ống điếu USA đã cất kỹ nay gủi về cho ông ngoại mừng. Nhiều gói xếp gọn một thùng giấy cac-tông đầy nào chocola, vải, kem đánh răng, xà bông Dove. Cả nhà xúm xít và lao xao tạo bầu không khí tưng bừng rất vui tươi. Vừa lúc đó Nguyện đi làm về chưa kịp thay áo quần ngồi xuống  tham gia với gia đình,  đôn đốc:
-Kim à! Em nhớ lấy mấy lọ thuốc gửi về cho ba má, anh chị em nghen! Thuốc ở Việt Nam không tốt bắng thuốc ngoại đâu. Thuốc ngoại mắc như vàng, nghèo thì chịu chết!.
-Vậy mà có nhiều người bên đây về Việt Nam làm răng, làm mắt, đi bác sĩ chữa bệnh đái đường, ung thư. Ham rẻ tiền.
-Đó, coi gương con sáu Quờn con Sáu Quế về quê nhà làm thẩm mỹ bây giờ bị trở ngại vú cao vú thấp thấy tai hại chưa.
Chồng cho thí dụ xuôi theo ý vợ:
-Bởi vậy có câu chuyện vui là một ông trưỡng giả nọ té sông sắp chìm, có người ở cùng làng đi ngang qua biết ổng keo kiết nên thử ra giá lấy 5 ngàn chịu thì kéo ông ta lên. Ông trưỡng giả hà tiện đầu đã chìm lĩm rồi, sắp hui nhị tỳ mà lại đưa hai ngón tay trên mặt nước ra giá mặc cả chỉ trả 2 ngàn thôi!.-Quả thiệt tình.. Ông này lấy thân che của mà! Chết đáng đời!
Kim ngước nhìn. Nàng đứng vậy gở lấy túi xách của chồng nhẹ nhàng để lên bàn khách sofa nhắc nhở:
-Để em lo phần quà cáp. Anh đi thay quần áo rửa mặt rồi ra đây với các con. Mỗi lần mình gửi quà về Việt Nam là em mừng lắm vì nhà thiếu thốn đủ thứ! Trong nhà không có việc làm, ăn nhiều làm thì ít!
Nguyện  chí:
-Vậy mà Công sản lại rêu rao làm tùy sức ăn theo nhu cầu. Trên thực tế bao tử bị treo như cá khô!
Rồi khoát tay:
-Anh coi có việc gì giúp mẹ con em một tay! Đồ đạc lủ khủ không khéo tới khuya cũng chưa sắp xong!
Kim lấy khăn vắt nước sôi âm ấm lau mặt chồng:
-Anh làm về mệt thì nghỉ chút cho khỏe. Làm tới khuya lận mà honey!
Nguyện hôn nhẹ lên trán vợ:
-Vợ tôi bao giờ cũng vẹn toàn. Thưởng em đó!
Kim hỏi ý Nguyện:
-Theo anh thứ thuốc nào cho bên ngoại" Thuốc nào đi An Lộc gửi qua cho nội mấy đứa" Để em viết rõ và gói riêng mỗi bên một gói về Việt Nam ai lảnh phần đó. Thế thì tiện lắm.
-Em nói phải đó. Coi nà! Má hơi ốm có lẽ ăn ngủ không ngon thì em gũi về cho bà ngoại xấp nhỏ vitamin A, B bổ máu. Vitamin C cho bổ xương!
Kim vẻ mặt hí hửng:
-Mình nhớ gởi thuốc thấp khớp Arthorhitic  cho dì Hai Dậu nghen!
Kim vỗ trán như tìm trí nhớ:
-Dạ! Em nhớ chớ! Dì Dậu viết thư qua dỉ có nói là dạo nầy hay đau đầu gối lắm đó! Em nghe đài ra-vô nói join bị đóng vôi. Vái trời thuốc mình gửi về Dì Dậu uống hết bịnh.
Vợ nủng:
-Anh thấy vợ anh nhớ vay không"  
Chồng vuốt:
-Thì khen vọ tôi đây!
Kim hôn lên má hồng của vợ một nụ hôn rất dài.  
Chiều hôm đó vợ chồng con cái nhà anh chị Nguyện tất cả đều sung sướng lái xe chở thùng quà, người xem qua ai cũng khen, quà to lớn như "Nhà lầu" đến dịch vụ người Việt chuyển quà  về ông bà Phan Thịnh Viễn  ở Sông Bé, ăn tết.
*
Sắp xếp đặt nải chuối, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài lên bàn thờ điểm chung quanh vài trái quýt vàng bóng láng, vài trái mận đỏ tươi xen kẻ bòn bon, dây dâu đầy trái lòng thòng trông như sợi dây chiềng treo chung quanh nải chuối điểm vài chỗ hồng hồng toả mùi thơm lâng lâng... bên cạnh lọ bình bông cấm hoa mai mơn mở hé nụ tầm xuân, huệ cánh vàng óng ả lấm tấm nụ bông thọ màu hồng tươi trông uy nghi và sặc sở. Ông Hai Sở lui mình ra sau vài bước ngắm nghía gật đầu vổ tay bôm bốp, tấm tắc tự khen:
-Trời ui! Bàn Phật trang trong quá ta! Năm nay làm ăn nhà mình chắc là phải thịnh lắm!
Bà Hai lau trải giấy bông mặt bàn thờ tổ tiên, phụ họa:
-Tôi cũng thấy đẹp thiệt ông ơi!
Ông già nở múi:
-Tui mà bà! Cần gì học trường Mỹ nghệ mỹ gừng gì đâu mà mắt mỹ thuật của tôi có thua gì ai đâu!
 Rồi nghêu ngao:
-Một rượu một bánh chưng một đàn bà.


Một cá nướng trui một ba-xi-đế nhậu chết cha
Bà Hai háy mắt:
-Ông này!
Chuyên bước vào nhà vái chào ba má:
-Con mới về chào ba. Con chào má!
-Ờ, con mới về. 
-Hôm nay ba má dọn bàn thờ rất trang nghiêm!
Bà Hai kéo cục thuốc xỉa qua mép miệng trái, nói ngọng nghệu: 
-Ờ! Đó là tục lệ tổ tiên ông bà. Con cháu có bổn phận rước ông bà về nhà ăn tết. Ba mày sửa sang bàn thờ đó đa!
-Ba thật thẩm mỹ!
Ông Hai Sở sai con:
-Con ra sau bếp dọn cơm ăn rồi rảnh rổi ra đắng trước giúp ba một tay lau cái bàn giữa để ba trải chiếu tết ba đón khách bà con cô bác uống trà ba ngày xuân!
-Dạ!
Bà Hai nhìn lơ đãng ra đường, than:
-Năm nay cây trái thất mùa bà con chắc không ăn tết lớn buồn lắm ông ơi!
Ông Hai thở hơi ra:
-Không phải quê mình không thôi bà ơi! Tôi nghe đài họ nói ở Mỹ cũng nghèo nữa nghen bà!
-Sao vậy"
Ông vấn điếu thuốc rê đưa lên miệng bập bập:
-Thất nghiệp nè! Kinh tế tồi tệ nè! Thiên tai nè! Ở nước gì đó nạn động đất thiên hạ chết hơn 3 hay 400 ngàn người, ghê chưa!
-Trời!
Thằng Tốt đi học về để xe máy dựa tường nó vui vẻ báo tin mừng:
-Có thư vợ chồng anh Chuyên ở Mỹ gởi về gia đình nè!
Bà Hai hớn hở:
-Má mừng quá con ơi! Cám ơn trời đất vợ con thằng Chuyên mạnh khỏe. Mẹ cám ơn con đưa thư.
-Má cám ơn vợ chồng anh hai chớ! Con chỉ là bưu tín viên có công cán gì đâu.
Ông Hai nóng lòng nghe tin tức thư:
-Mẹ con bây nhiều chuyện quá! Đọc thư coi vợ chồng thắng Chuyên nói gì trong đó" Tụi nó có khỏe không" Công việc làm ăn thế nào"
Bà Hai xìu mặt:
-Nghe ông nói ở Mỹ thiên hạ nghèo đói sao tôi lo cho thằng Chuyên quá ông ơi!
-Bi giờ bà mới thấy lo cho tụi nó chớ tui bùi ngùi từ lâu lắm rồi bà!
 Tốt đọc thư anh từ Mỹ quốc "....hôm nay vợ chồng con và các cháu vui mừng gởi về ba má quà Tết và một số thuốc bổ bồi dưỡng..."
Bà hai mừng rõ trên nét mặt:
-Tội nghiệp vợ chồng thằng Chuyên luôn luôn nghĩ tới mình.
Ông Hai nhấp môi cảm động:
-Ừ! Con mình rất hiếu với cha mẹ chớ tôi nghe đồn nhiều đứa con qua tới Mỹ rồi không thèm viết thư về nhà nói chi là quà cáp.
Bà già lắc đầu chê:
-Vậy thì còn gì là công cha như núi Thái sơn nữa ông hé"
Ông gìa đọc tiếp hai câu danh ngôn ghi sâu công ơn đấng sanh thành:
-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra!
Cha đưa 5 lọ thuốc qua tay con, bảo:
-Con lấy xe máy chạy thẳng qua nhà anh chị sui đưa cho ảnh chỉ mấy lọ thuốc của thằng rể gửi về cho ba má vợ.
-Chắc là anh chị xuôi mừng lắm mình há"
Ông già hãnh diện:
-Bà còn phải nói!
*
Con chó Vện sủa rang ở cổng rào hàng bông bụp chứng tỏ có khách đến nhà. Nắng sáng giọi qua cửa phên đã chống thành mái hiên soi bóng một người dựng xe đạp lạch xạch để dựa bồ lúa bên vách chầm lá mía ở hàng ba. Ông Hai bún cùi thuốc vấn nhật trình ra sân mau mắn tới cửa đón khách:
-Kính chào anh chị sui.
-Chào anh.
 Chủ nhà mừng rỡ:
-Mời anh chị vào nhà uống với tôi ly trà.
-Anh để tôi tự nhiên! Cháu Tốt đi vắng"
-Thằng Chuyên đi học chưa về
 Sui gái vòng vo:
-Cháu nó học về nghành gì hả anh chị.
Chị sui trai mau mắn trả lời:
-Dạ, cháu nó học cao đắng sư phạm
Chị sui gái vuốt:
-Tụi tui rất yêu thích nghề giáo. Cháu nó chọn đúng nghề đó.
Hết vòng vo Tam quốc, anh sui gái vào đề chính mục đích cuộc viếng thăm với nụ cười gượng:
-Hôm trước cháu Tốt có đem cho vợ chồng tôi mấy lọ thuốc của thắng Chuyên ở Mỹ gửi về.
-Dạ! Nó cũng có gửi về tôi mấy lọ thuốc bổ. Hai bên đều có đủ... tết năm nay hai gia đình mình hứa hẹn ăn tết lớn nhé.
Sui gái buông xuôi:
-Vậy à!...Vợ thằng Chuyên có viết thư về cho vợ chồng tôi nó nói chúng nó gửi về mấy lọ thuốc đã mở nắp chúng có lấy 5, 10 viên gì đó nên lọ thuốc không đủ số đề 100 viên trên ống thuốc.
-Vậy sao tôi nào có biết
 Sui gái nói giọng khó khăn:
-Tôi cũng như anh chị...Thế nên tôi hiểu lầm là ai mở nắp lấy ra bớt...
Ông Hai nở nụ cười tươi dường như mới khám phá ra điều gì bí mật..."À, thì ra thế. Anh chị sui mở lọ thuốc ra thấy thiếu số lượng 100 viên nên nghi vấn bên sui gia người trong nhà mình rút bớt; thành thử bửa mình đến thăm anh chị sui đối với mình rất nhạt nhẽo nếu không nói là thiếu tình thông gia"
Ông hai mừng rỡ về chuyện của gia đình mình "Thị Kính được giải oan" gật gật đầu, cười lỏn lẻn một mình, từ nay bình thản tâm hồn; trong khi ông bà sui gái trong tình trạng tinh thần bất an, áy náy đã hiểu lầm món quà tết âm thầm gây bất hoà hai bên thông gia. Sau cùng, ông bà sui gái đứng dậy vái chào đàng sui trai một vái, rồi lật bật đội nón mỏ vẹt hiệu USA đi thẳng ra ngõ, quên chiếc xe đạp còn dựa vách.
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 841,824,145
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến