Hôm nay,  

Cho Nhau Nụ Cười

30/08/200900:00:00(Xem: 204563)

Cho Nhau Nụ Cười

Tác giả: Nguyễn Trần Phương Dung
Bài số 2713-16208784- vb782909

Tác giả sinh năm 1972. Rời Việt Nam năm 10 tuổi. Tốt nghiệp Management Information System. Hiện là cư dân Florida nhưng làm việc cho công ty Cisco, trụ sở chính tại San Jose. Với bài “Cám Ơn Em, Cám Ơn Peace corps”, kể về “Người Con Gái Việt Nam và Sứ Mạng Hòa Bình tại Phi Châu” cùng nhiều bài viết đặc biệt khác, NT Phương Dung đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài viết mới  là một du ký vui vẻ nhân dịp 2 tác giả Phương Dung -Thụy Nhã (hình bên) từ Florida cùng nhau về quận Cam họp mặt VVNM năm thứ 9. Bài 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

7.
Tối Thứ Bẩy. Rời nhà anh chị Sỹ, Thụy Nhã về nhà cô chị, tôi và cô Iris đến "tị nạn" nhà chú Tân. Vô phòng, cô Iris hỏi tôi áo dài cô đưa vừa không.  Tôi nói hôm qua mặc thiếu nửa inch, hôm nay thì thiếu chừng một inch rưởi.  Cô phì cười bảo tôi mặc thử cho cô xem rồi đem kéo và kim chỉ ra cắt cắt may may.  Nhìn cô chăm chú may tay từng mũi kim thấy thương quá!
Tôi đi ra ngoài lấy nước cho hai cô cháu.  Nhìn lên counter, không thấy bình nước. Mở tủ lạnh, cũng không thấy.  Tôi ra phía sau, nơi có thêm một nhà bếp và tủ lạnh, cũng chỉ thấy nồi bún bò và vô số thức ăn.  Sao kỳ vậy"  Vô trở lại bếp trong, mở tủ lạnh nhìn thật kỷ, vẫn không thấy nước lọc nhưng có cái bình gì giống nước rau má quá"  Ủa, tưởng tối hôm qua uống hết rồi mà"  Tôi mở nắp ra ngửi.  Đúng là nó rồi!  Chắc chủ nhà mới xay thêm.  Mở tủ cabinet kiếm ly, đem lại tủ lạnh lấy đá.  Ice-maker nhà chú Tân nhạy quá, mới nhấn vào đá đã ào ra tràn ly, văng tung tóe đầy sàn nhà.  Tiếng đá chạy ra ly, văng trên sàn gạch giữa buổi tối thinh lặng nghe rõ mồn một, chú Tân từ trên lầu chạy xuống:
- Đứa nào ăn trộm đó"
Tôi đang lui cui, tay cầm cái ly, tay lượm mấy cục đá văng trên sàn nhà, bình nước rau má để ngay trước mặt.  Bị bắt tại trận, chỉ biết nhìn chú nhe răng cười trừ.
Mọi người kéo vô phòng.  Hai cô cháu nội cưng của chú Tân O Điểm vừa chơi vừa hát thật dễ thương.  Chú Tân ngồi kể đủ thứ chuyện.  Lạ là chú nói chuyện thật mà mình cứ tưởng chú nói chơi, mà chuyện gì nghe cũng tức cười.   Lạ hơn nữa là chú nói gì O Điểm cũng tỉnh bơ cười chúm chím, lâu lâu O mới "kê" nhẹ một câu làm chú tắt tiếng.  Cô Iris thì vừa sửa áo dài vừa chêm vào trêu chú Tân.  Tôi thì hết ôm bụng cười lại xăm soi cái mặt.  O Điểm sợ tay tôi dơ làm mấy cục mụn nhiễm trùng thêm nên lên lầu đem chai alcohol và cục bông gòn xuống để khử độc.  Cô Iris đang tiện cây kim, nhúng vào alcohol xong chích vào cục mụn "Ấn Độ" giữa hai hàng lông mày cho máu mủ chảy ra rồi phán:
- Ngày mai sẽ đỡ sưng, bây giờ đừng đụng vô nó nữa.
Thấy chú Tân cứ tủm tỉm nhìn "khuôn mặt nở hoa" của tôi với ánh mắt đầy tính toán, tôi la lên:
- Chuyện gì xảy ra trong phòng này ở lại trong phòng này nha.  Mà thôi, cháu không tin chú đâu. Nếu đằng nào cũng lên báo thì thà để cháu tự khai cho rồi.
*
8.
Sáng Chủ Nhật, tôi nghe tiếng lịch kịch ở bếp ngoài từ lúc trời còn mờ sáng.  Gần 8 giờ thì chú Tân gõ cửa phòng gọi ra ăn sáng.  Thì ra O Điểm đã chu đáo dậy sớm để chuẩn bị.  Tô bún bò sáng nay ăn thấy ngon hơn tối thứ sáu.  Nước lèo càng hâm càng đậm đà.  Bắp thịt càng nấu càng mềm.  Cái tình đối với nhau sau mấy ngày cũng thấm hơn.
Điểm tâm xong, chú Tân chở cô Iris đi thăm người bà con, tôi ở nhà tâm sự với O Điểm.  Một lát sau hai cháu bé thức dậy, O Điểm lo cháu nội còn tôi vào phòng nằm đọc "Phố Ảo Tình Chân" của nhóm Gia Long và cô Ngọc Anh, chú Tân, chú Sỹ...
Gần trưa cô Iris về và hai cô cháu bắt đầu sửa soạn.  Áo dài nới ra mặc vừa y.  Cô Iris đeo cho tôi hai vòng kiềng cổ và đôi bông tai hợp với kiểu áo.  Cô nhường luôn cái ví của cô cho tôi.  Vậy là toàn bộ đồ vía dường như cái gì cũng của cô Iris.
Đến tòa soạn, cười chào Vành Khuyên, Thủy và các cô tiếp tân xinh xắn.  Mấy người khen áo dài đẹp, tôi nói "của cô Iris" đang đứng bên cạnh.  Vào hội trường, phe ta trầm trồ, tôi lại "của cô Iris".   Đi vô văn phòng cô Nhã Ca gửi cái laptop, cô Khánh Ly đang tập hát trong đó cũng dừng lại khen cái áo.  Đi ra ngoài gặp MC Thụy Trinh, chị cũng khen, hỏi may ở đâu.  Thấy ai cũng khen áo đẹp mà không nói gì đến người mặc, tôi định gim lên ngực cái bảng, "Mọi thắc mắc và ý kiến về cái áo này, xin liên lạc cô Iris!"  nhưng kiếm không ra giấy bút.
Đi một vòng không thấy Thụy Nhã, gọi điện thoại kiếm.  Trời đất, giờ này mà còn ngoài tiệm ăn"  Lát sau Thụy Nhã đến.  Cô nhỏ hôm nay làm dáng, ra quầy mỹ phẩm Bobbi Brown cho họ đánh makeup, rồi mặc chiếc áo dài kiểu cổ màu đen nhìn ngộ ghê.  Tôi và Vành Khuyên ghẹo nhỏ là "con quạ đen" nhưng nhỏ biết mình đẹp nên không thèm tức.  Vô hội trường, nhóm Việt Bút và vài quan khách lại bu quanh Thụy Nhã khen cái áo dài và cô nhỏ lại chỉ cô Iris làm tôi buồn cười quá.
Thêm chuyện cười ra nước mắt về hai cái áo dài nữa. Số là phó nhòm Bình dặn tôi là tiệc xong đừng thay áo dài ra vì cô Khánh Ly muốn chụp hình.  Tôi tưởng bở là cô Khánh Ly thích chụp hình với tôi.  Nào ngờ khi kéo tôi vào văn phòng cô Nhã Ca, cô Khánh Ly đứng tận phía bên kia bàn, còn Bình thì chỉ dúi ống kính vào cổ, eo, tay, và tà áo của tôi.  "Không cần cười, không chụp mặt, chỉ chụp lấy kiểu áo!"  Quê xệ cho tôi chưa!  Nhưng cũng còn đỡ hơn nhỏ Thụy Nhã, vì nghe nói khi Bình chụp Thụy Nhã, chỉ kêu nhỏ giơ... nách lên để chụp hàng nút áo!
*
9.
MC Thụy Trinh và Nguyễn Ngọc Bảo khai mạc chương trình VVNM Năm Thứ 9 với Lễ Chào Quốc Kỳ.  Em gái Đan Vi hát hai bài Quốc Ca Mỹ và VNCH quá hay.  Năm nay em cắt tóc ngắn và cao vọt lên, nếu không nghe giọng hát thì tôi đã không nhận ra cô bé tóc dài đã trình diễn xuất sắc bài "Hotel of California" trong phần văn nghệ VVNM năm ngoái. 
Kế đến là phần chào mừng quan khách của cô Nhã Ca và cô Kiều Chinh.  Nhìn hai người bạn, hai cuộc đời, vẫn đứng bên nhau sau bao năm tháng thăng trầm, thấy cảm động làm sao!
Giải nhất Bé Viết Văn Việt năm nay về tay khuôn mặt quen thuộc Bảo Ngọc.  Sau buổi lễ tôi có nói chuyện với mẹ của Bảo Ngọc, hỏi chị dạy con cách nào mà tiếng Việt của cháu giỏi quá.  Giải nhì thuộc về cô bé Kristy con của anh Huy mà tôi có dịp ăn cơm trưa chung hôm thứ sáu.  Có chú bé với khuôn mặt tròn trĩnh, không biết là David hay Christopher, đứng trên sân khấu nhận giải với nụ cười tươi rói trông thật dễ ghét!
Giải thưởng VVNM đã được Việt Báo tường trình đầy đủ, tôi chỉ xin được gửi lời chúc mừng đến tất cả các tác giả nhận giải.  Tiếc quá sau đó trong buổi tiệc mỗi người ngồi mỗi nơi nên không đến chào và xin chữ ký của từng vị được.  Xin hẹn gặp mọi người trên diễn đàn Việt Bút.
Phương Dung xin được gửi lời chúc mừng đặc biệt đến với chú Phạm Hoàng Chương và mục sư Trần Nguyên Đán.  Hai vị này với tôi có nhiều kỷ niệm dễ thương.  Biết chú Chương hay xem tử vi, tôi gửi ngày giờ sinh nhờ chú xem dùm.  Không hiểu trong quẻ nói gì mà chú có vẻ lo âu, "PD coi lại tờ khai sinh xem ngày giờ có đúng không.  Hay là về VN kiểm lại coi họ có ghi sai không.  Số PD không thể nào xấu như vậy."  Tôi cười, "Không sao đâu chú.  PD nghe nói đức năng thắng số.  Nếu số của PD không ra gì thì PD ráng làm chuyện tốt để kéo lại vậy."  Hôm thứ sáu gặp ở nhà chú Tân, chú Chương còn hỏi tôi có giờ sinh mới chưa.
Mục sư Đán với tôi rất "có duyên" với nhau.  Năm ngoái tôi sang vùng Hoa Thịnh Đốn, lúc đến thăm Hội Thánh, mục sư cứ nhất định giới thiệu tôi là "Á Hậu" VVNM giống mục sư.  Tôi rất thích văn của mục sư, mục sư cũng hay khuyến khích những bài viết của tôi, nên hai bên vẫn email qua lại thăm hỏi.  Hôm ở nhà chú Sỹ, mục sư bóc trúng một vé số cạo.  Tôi cũng bóc trúng một vé số cạo.  Và cả hai chúng tôi đều trúng... gió.  Mục sư lại nói, "Sao cô với tôi giống nhau quá."  Năm nay mục sư nhận giải "Việt Bút", giải thưởng cao quí nhất của Việt Báo, chắc là từ đây chúng ta "hết duyên".  It s been nice knowing you, ĐÁN!


Phần trình diễn của cô Khánh Ly là phần tôi chờ đợi nhiều nhất.  Hôm thứ sáu đến tòa soạn tôi đã được gặp cô và biết hôm nay cô sẽ hát hai bài của chú Từ.  Khi "nữ hoàng chân đất" nổi tiếng ở các sân trường đại học miền Nam thì tôi chưa ra đời.  "Giải phóng" vào thì "nhạc vàng" bị cấm.  Lần đầu tiên tôi nghe cô Khánh Ly hát là khi đang ở trại tị nạn Mã Lai.  Mỗi buổi chiều, loa phát thanh tiếng hát Khánh Ly với những bản tình ca, lúc đó tôi còn bé xíu mà nghe cô hát đã buồn đến rơi nước mắt.  Các chị của tôi cũng rất mê cô, nói giọng cô có "á phiện", nghe là ghiền luôn.  Ông xã của tôi cũng vậy, chàng thường nói "không ai hát nghe đã bằng Khánh Ly!" 
Xong lễ trao giải, quan khách sang phòng bên lấy đồ ăn.  Bên hội trường, các anh chị trong tòa soạn sắp bàn, xếp ghế, trải khăn, trang trí nến cho hơn 200 người trong nhí nháy. Tôi thật khâm phục tài tổ chức của chị Hòa Bình và tinh thần của tất cả các anh chị trong tòa soạn. Trưa thứ sáu đến, các chị còn đang rủ nhau đi mua vải về may khăn trải bàn, các biểu ngữ chưa căng, phần thưởng chưa gói xong... Vậy mà sang đến Chủ Nhật thì tất cả mọi thứ đâu đã vào đấy.  Năm nay tổ chức ở tòa soạn tuy không "hoành tráng" như năm ngoái ở Rose Center, nhưng ấm cúng và vui hơn.  Các tác giả mà tôi có dịp thưa chuyện ai cũng đều thích.
Gần bảy giờ chiều các quan khách và tác giả lần lượt ra về. Tôi cầm laptop đi theo cô chú Sapy Hưởng - Đi Đi ra xe để sang lại một số bài viết của cô chú đã được thâu thanh.  Cả cô lẫn chú đều viết rất hay, không chỉ những bài VVNM mà cả những bài viết về gia đình, quê hương, Đạo và Tâm Linh. Tôi rất hân hạnh được cô chú chia sẻ những bài viết và cho phép có ý kiến.  Kỳ này chú Hưởng download cho tôi rất nhiều bài, tôi tha hồ mà nghe.
Đi trở lại Việt Báo.  Chấn và Thủy rủ ở lại chơi với gia đình.  Thụy Nhã cũng muốn ở lại.  Khi xin phép cho hai đứa về sau, tôi hỏi chú Tân:
- Chú ơi, mấy giờ thì "trại tị nạn" Điểm Tân đóng cửa và giới nghiêm"
Chú tức thì đội lên vẻ mặt "nghiêm và buồn":
- Con gái con đứa đi chơi khuya không tốt.  11 giờ là phải về tới nhà.  Nghe chưa"
Tôi le lưỡi:
- Dạ, nghe rõ.  Sẽ về trước 11 giờ.
Khách về hết, các anh chị trong tòa soạn thay áo dài, sắn tay áo lên dọn dẹp.  Người xếp bàn, người xếp ghế, người dọn rác.  Đồ ăn dư nhiều quá, các chị cho bớt những người nhân viên đậu xe valet, họ mừng quá chừng.  Xong xuôi cũng đã 8 giờ.  Mọi người ra xe đi đến nhà cô Kiều Chinh.  Tội nghiệp chị Hòa Bình mệt quá lắc đầu không đi. Tôi ôm chị giã từ, hẹn gặp chị năm sau.
*
10.
Nhà cô Kiều Chinh chỉ cách tòa soạn Việt Báo 15 phút lái xe. Nghe nói cô mua miếng đất, tự vẽ kiểu xây nhà custom built.  Hai cánh cửa chính, mỗi cửa trạm khắc hình bán nguyệt, ráp lại thành một vòng tròn lớn ở chính giữa cửa. Hành lang rộng giữa nhà dẫn tới một tháp chuông cao treo cái chuông khổng lồ. Giữa vùng ánh sáng vàng  toả  thành hình trái tim, có  tượng Phật nằm. Khắp nhà trưng nhiều tượng Phật và tranh quí. Toàn bộ trang trí nội thất Á Đông cổ kính toát lên phong cách Thiền. 
Thật ra trước khi đến tôi đã nghe rất nhiều về căn nhà của cô và đã từng vào internet để xem hình. Nhưng thấy hình trong internet làm sao bằng thấy tận mắt. Tôi đi hết phòng này đến phòng kia, tiếc thầm là không mang theo máy chụp hình.  May quá Bình có máy và tôi ké được chừng chục tấm.
Vườn sau nhà rộng và thoáng mát. Có ngôi chùa nhỏ với tượng Phật ngồi xếp bằng quay mặt về phía căn nhà chính. Bệ tượng được ráp bằng một ngàn tấm thép đúc hình Phật.  Cô Kiều Chinh nói nếu một tấm rớt ra, cô sẽ lấy làm mề đay đeo cổ. Có căn nhà chòi dùng để tiếp khách. Gần bờ rào có hàng trúc đen và cây liễu rủ bóng mát xuống khoảng sân. Một bên chùa có hồ nước chảy róc rách, bên kia có hồ cá Koi nho nhỏ cạnh mấy cây ăn trái...
Tôi khoác tay chú Từ đi lòng vòng khu vườn. Chú chỉ cho tôi thấy từng gốc cây, hòn đá mà cô Kiều Chinh đã tự tay chọn. Hai chú cháu chuyện trò tâm sự. Tôi hỏi chú về ngôi vườn cũ của cô  chú  ở Saigon mà cô Nhã từng nhắc trong Nhã Ca Hồi Ký. Chú kể chuyện sau 1975, cả hai cô chú cùng bị bỏ tù, để lại 6 người con bơ vơ ở ngoài, nhắc đến những bài thơ, bài nhạc chú “viết trong đầu” cho qua những tù...  Giọng chú đều đều như đang kể chuyện của ai khác, không thù hằn, không cay độc oán hờn, không tiếc nuối. Tôi mến phục và thương chú biết bao!
Vào nhà, lại hỏi thăm cô Nhã. Lúc nãy khi mới đến cô bị mệt, mặt mày tái xanh.  Tôi đã vội vàng đi kiếm chai nước cho cô uống thuốc. Bây giờ trông cô đỡ hơn, nhưng trên mặt vẫn còn nét mệt.  Cô nói cô không sao và cười hiền nhìn các anh chị đàn hát xung quanh quầy bàn trong bếp.
Mỗi người con trong gia đình cô chú Từ Nhã đều có một bài hát mang tên họ.  Năm ngoái các em thiếu nhi hát bài "Hòa Bình" trong phần văn nghệ, năm nay các em hát bài "Sông Văn".  Bài nào cũng vui nhộn và trong sáng.  Tối nay tôi được nghe thêm bài "Vành Khuyên":
"Ở phường Bến Nghé, có con Vành Khuyên.
Cái đầu bé bé, cái mỏ huyên thuyên, hay líu lo làm duyên..."
Cuộc vui chưa tàn, mọi người còn đang tập hát bài mừng sinh nhật chị Hòa Bình vào ngày hôm sau, tôi đã phải nháy Thụy Nhã ra về. Sắp đến "giờ giới nghiêm", sáng lại phải ra phi trường sớm.
Ôm chào cô chú Từ Nhã, cô Kiều Chinh và các anh chị.  Chúc mọi người vui ngày mai.  Năm sau, nhất định sẽ ở lại lâu hơn, để không hụt lần thứ 3 buổi tiệc sau ngày lễ trao giải.
*
11.
Cô Iris vẫn còn thức chờ cửa.  Vô phòng thay quần áo và sắp xếp đồ đạc vào vali, kể chuyện đến chơi nhà cô Kiều Chinh cho cô Iris nghe.  Tiếc quá hồi chiều không biết để rủ cô cùng đi.  Nhà cô cũng trang trí rất mỹ thuật theo kiểu Á Đông, chắc cô sẽ thích nhà cô Kiều Chinh lắm. 
Mệt quá leo lên giường nằm, cô Iris và Thụy Nhã vẫn còn nói chuyện bên giường kia.  Tôi nhắm tít hai mắt nhưng vẫn cái miệng lâu lâu cũng ngứa ngáy nhẩy vào câu chuyện.  Tiếng chuyện trò nhỏ dần rồi giấc ngủ chập chờn đến khi nào không biết.
Gần 3 giờ giật mình thức dậy.  Còn sớm quá, nằm thêm một lát rồi rón rén trở dậy lấy áo quần đi tắm, xong ngồi luôn ngoài bếp không dám vào phòng sợ đánh thức cô Iris và Thụy Nhã.  Lát sau thấy Thụy Nhã mắt nhắm mắt mở đi ra, lại sợ ngủ quên chị đi mất.  Mấy phút sau chú Tân xuống pha café.  Sớm vậy mà chú đã tỉnh táo ngồi kể chuyện cho hai chị em cười.
4:30 rời nhà.  5 phút trên xe vừa đủ để nghe thêm vài chuyện vui.  Chú kể cho người quen mượn tiền mà họ không thèm trả.  Một hôm cô chú ghé đổ xăng, thấy người đó cũng đang đổ xăng bên cạnh, cả 2 vợ chồng chú đều ngại không dám ra khỏi xe, sợ bị ông ta trông thấy.
- Chuyện gì lạ vậy!  Người ta thiếu nợ của cô chú chứ có phải ngược lại đâu mà cô chú không dám gặp"
- Vậy mới nói.  Người ta mượn thì không dám từ chối.  Người ta quỵt thì không dám đòi.  Rồi cũng không dám gặp vì sợ họ nghĩ mình muốn đòi nợ.
Tôi trầm ngâm:
- PD đang tính sửa cái vườn sau mà không có tiền, chú cho PD mượn đỡ... vài chục ngàn nha"
Chú phá lên cười:
- Bị liền mấy vụ chú biết rồi, nên mới kể cho PD nghe để chặn đầu đó.
- Vậy mà cháu tưởng chú "ngố"!
Chú Tân bỏ tôi trước cổng của hãng máy bay US Airways.  May quá, chuyến bay đúng giờ.  Ngồi trên máy bay, nhìn ra cửa sổ, thấy trời bắt đầu hừng sáng.  Mặt trời đang lên đỏ ối ở chân mây.  Một ngày mới đang bắt đầu.  Tôi gục đầu Tạ Ơn Trên cho  gia đình, người thân, công việc, những người bạn mới, những người bạn cũ, một cuối tuần nhiều niềm vui...  Cầu xin cho những người tôi yêu thương luôn được hạnh phúc, bình an.
Nghĩ đến mấy ngày vui chơi vừa qua với gia đình Việt Báo và nhóm Việt Bút, tôi thấy lòng ấm áp.  Cám ơn những giây phút "có nhau".  Cám ơn "cái tình" mọi người dành cho nhau.  Đặc biệt, cám ơn những "ưu đãi" mọi người dành cho Phương Dung và Thụy Nhã, hai đứa homeless ham ăn và phá phách.  Cám ơn đã cho chỗ ở, đồ ăn, áo quần đẹp và trên hết, sự lo lắng và tình thương.  "All will pass, except for love!"
Tiếc quá năm nay thiếu một số tác giả.  Hy vọng năm sau, giải thưởng VVNM năm thứ 10, chúng ta sẽ về thật đông đủ để "sống cho nhau" vài ngày và cho nhau nụ cười đẹp như "nụ cười trăm năm" của chú Từ cô Nhã.  Các bạn nhé!
"Có nhau,
ta có chung nụ cười.
Nụ cười trăm năm.
Nụ cười trăm năm."

NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG DUNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,309,959
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.