Hôm nay,  

Theo Xe Truck Chở Hàng Xuyên Bang

09/06/200900:00:00(Xem: 116975)

Theo Xe Truck Chở Hàng Xuyên Bang

Tác giả: Hồng Phúc Ly
Bài số 2637-16208714- v360909

Tác giả sanh năm 1958, nguyên quán Cao Bằng, trú quán Đồng nai Biên Hòa. Định cư Hoa Kỳ 05/05/2006 theo diện ODP, hiện ở vùng  gần Little Saigon.  Đến Mỹ đúng 3 năm, đúng thời kinh tế đi xuống, đã hai lần mất việc làm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể lại một chuyến đi theo xe tải chở hàng xuyên bang tại Mỹ.

***
Mưa vẫn rơi lốp đốp trên mái nhà, tôi thì mải miết coi chương trình Paris By Night, bỗng chị chủ nhà kêu lên chú có trong phòng không" Tôi thót người, ngồi dậy! Chị nói chú chuẩn bị hết đồ đạc chưa, tôi nói vọng ra xong hết rồi chị. Tôi xách hành lý cá nhân ra xe, đồ đạc bầy ngổn ngang ra sàn nhà bếp. Nào là nước uống, mì gói, trái cây, một mớ lon đồ hộp, chất gọn vào trong xe. Vậy là lên đường được rồi, chị chủ nhà bảo, còn thiếu thứ gì, khi xe ghé  vào trạm đổ dầu thì mua thêm.
* Ngày thứ nhất, 25-01.
Chiếc xe truck khổng lồ từ từ chuyển bánh, trông nó giống như một khối sắt biết di động. Từ đường Magnolia đến góc đường Katella, chiếc xe rẽ phải tiến thẳng freeway 22, đúng 3h35' chúng tôi đang trên freeway, từng đoàn từng đoàn xe cứ nối đuôi nhau, trông giống như những con trăn khổng lồ. Chuyển mình một cách chậm chạp, từ 22 đổ ra freeway 60, những dòng xe lại kẹt đi rất chậm, khoảng một giờ sau chúng tôi mới thoát ra được.
Trời bắt đầu chập choạng tối, những ánh đèn xe đỏ rực, một màu đậm dài suốt vô tận. Xe bắt đầu leo lên những ngọn đèo, anh bạn tôi vừa điều khiển chiếc xe nói, hết đoạn đèo này là chúng ta vào sa mạc. Hai bên những ngọn núi chen lẫn nhau, nối đuôi nhau như hình với bóng, qua những ngọn núi trông xuống rất nguy hiểm, qua khỏi khúc quanh hai bên vực núi. Đường bây giờ đỡ nguy hiểm, dọc hai bên đường là những cột thép dựng các bảng quảng cáo đủ loại nối tiếp nhau,  phản chiếu ánh đèn, đổi màu.  Tiếp theo là những tòa cao ốc của các Casino, Hotel mọc lên như nấm.  Giữa sa mạc mà quang cảnh cứ như trong thành pho.
Xer qua vùng Riverside, thêm một cảnh lạ: khu đồi núi  sản xuất điện bằng sức gió.  Những cánh quạt gió đứng thẳng tắp,  không biết bao nhiêu vô số mà kể, từ ngọn núi này đến cụm núi kia, hàng hàng lớp lớp.  kỹ sư họ nghĩ ra phương pháp dùng sức gió, tán pháp ra nguồn điện, với công trình này chắc chắn phải tốn kém lắm.
Sáu giờ bốn mươi phút, chúng tôi dừng xe để ăn cơm tối. Trên đầu chiếc xe truck, có sẵn đầy đủ tiện nghi, điện bếp, tủ lạnh, ti vi, đầu máy CD, đủ dùng trong mọi chuyến đi. Bữa cơm đạm bạc, chỉ có cá kho, bắp cải muối chua, bụng đói hai chúng tôi ăn rất nhanh.
Đúng bảy giờ dọn dẹp đầu vào đấy. Sau ít phút trò truyện,  anh bạn cho xe tiếp tục lên đường. Màn đêm bắt đầu phủ xuống, trời bắt đầu se lạnh, xa xa chỉ thấy những ánh đèn sáng lấp lánh trong đem, xe cứ lao đi vùn vụt, vào khoảng không.
Đúng mười một giờ đêm, anh bạn tôi cho xe vào cây xăng để nghỉ. Xe tắt máy, chúng tôi rửa chân tay qua loa. Trong xe truck có sẵn một giường hai tầng, chồng lên nhau cho gọn, bạn tôi nhường tôi trên tầng trên, còn phần anh ở dưới.  Trằn trọc mãi rồi cũng thiếp đi được một giấc.
* Ngày thứ hai, 26-02
Mở mắt ra đồng hồ đã chỉ 6 giờ 30 phút sáng, anh bạn tôi cũng đã dậy, hỏi tôi còn ngủ được nữa không. Tôi trả lời trời đã sáng rồi!
Với lấy ly giấy đổ đầy nước, bước xuống xe đánh răng rửa mặt cho tỉnh lại. Tôi cắm phích điện nấu một ít nước để pha cà phê, dụng cụ đồ điệnh bên Mỹ này họ làm rất đẹp và tiện khoảng độ năm phút gì đó trở lại, là có hai ly và phê thật ngon tuyệt. Tôi nấu mì ăn sáng, chuẩn bị cho chuyến đi. Đúng 8giờ 10 phút ngày 26-1-2008, xe bắt đầu chuyển mình. Suốt chặng đường đi những cây xương rồng lướt qua trước mặt, xa xa nữa những ngọn núi khi mờ khi ẩn, làm cảnh vật nơi đây sáng lên một màu xám nắng, trơ trọi giữa một vùng trời mênh mông. Xe lướt qua những nông trai nuôi ngựa, những luống cày chạy dài. Đặc biệt có một trại nuôi toàn là gà tây, nhìn chúng đang xòe những bộ lông để khoe mình dưới ánh nắng gay gắt của buổi sáng sa mạc khô cằn, từ bất ngờ này, đến bất ngờ kia. Chợt qua một sân bay, chúng xếp hàng theo thứ tự, và không ai nghĩ ra rằng khu vực này xuất hiện một sân bay. Dân sự hay thuộc bộ Quốc Phòng, chợt nhìn như  những con cá khổng lồ, hàng lớp đang chuẩn bị cho một mục đích gì"
Ở nơi xa xôi như vậy lại có sự sống. Ngày 25 chúng tôi dừng chân, tôi tính chạy được 200 mile, tính đến ngày 26 là 390 mile. Bắt đầu từ California đến Arizona. Dọc suốt tuyến đường những chiếc xe truck, vượt qua mặt nhau, cứ như trò chơi đuổi bắt. Càng vào sâu trong quang cảnh trở nên sáng hơn, bằng phẳng như một thảo nguyên. Chạy sát vào những ngọn núi san sát đứng bên nhau, kéo dài mãi sau tầm nhìn của tôi. Lúc này 11giờ25phút, trên xe có một máy bộ đàm để nói chuyện với nhau, gọi khẩn cấp khi xe lâm nạn. Tôi đặt nồi cơm lên bếp điện, giờ này bụng đã cồn cào bắt tay vào việc ngay.
12giờ20phút, trên đường đi gặp bạn đồng hương. Anh bạn tôi nhấn còi inh ỏi mà ông bạn Nam già không nghe, vượt lên trước mặt, thì bạn đồng hương mới thấy, vẫy tay ra hiệu cho nhau, họ nói chuyện qua máy bộ đàm, huyên thuyên đến chuyến hàng đang chở đến, cho công ty nào" Bất ngờ trong máy, có một tiếng nói lạ, thì ra họ cũng quen biết nhau. Anh chàng mới gọi vào, qua trao đổi tôi biết anh tên Hùng, giờ thì ba chiếc xe đang nối đuôi nhau chạy, người này nói người kia, hôm nào giao hàng, người nói tôi ráng chạy đến thứ Hai, anh nói ngày thứ Ba, không biết tôi chạy có kịp để giao hàng không….
Xe vào đến tiểu bang New Mexico, bên đường không biết dân địa phương họ trồng giống cây gì, thẳng hàng trơ chọi không có lá, một màu khô, nhìn không có sức sống, trước mặt là một trại nuôi bò, những khối cỏ chất đống đóng thành cục, để cho bò ăn. Họ trồng cỏ thu hoạch bằng máy móc, chất hàng đống vào kho để dùng vào mùa sau. Qua biết bao chặng đường xe bắt đầu xuống Exit đổ dầu. Một anh nói, anh đổ bên Phailot hay Grun  bên nào cũng được. Anh bạn Nam già có mấy coupon ghé vào phailot đổ nhân tiện dùng bữa luôn. Xe truck đâu mà nhiều đến vậy, get line đổ dầu không cũng đủ mệt, tôi nhìn toàn cảnh đoàn xe truck đổ dầu, tài xế thuộc đủ các sắc dân:  Mexico, Philipine, Korea.  Nhiều tài xế là người Việt Nam. Thì ra mọi công việc, ngành nghề tại nước Mỹ này đều có người Việt mình chen chân vào một cách mạnh mẽ, thật đáng thán phục đồng hương Việt Nam.
Đổ dầu xong lúc 1giờ53' tôi nhìn lên bảng số $725 mới được 200 galons, xe chạy vào parking lot. Hai người đứng đón, bạn Nam già vào Supermarket ăn food to leet ai nấy lấy phần ăn của mình. Ngồi vừa ăn vừa bàn tới những chặng đường phải đi qua. Xe chúng tôi phải châm thêm nhớt, giờ thì anh bạn tôi phải ghi lại giờ giấc cho nó ăn khớp với tốc độ mà họ cho phép chạy.
Vào lúc 3giờ20', anh bạn cho nổ máy xe, chạy tiến thẳng 10East. Trước mặt chúng tôi là dãy núi cao vút. Qua mấy cây cầu vượt, xe đã vào địa phận Texas, xe chạy ngang qua ga xe lửa, chồng chất những container lên từng tốp, không sao mà đếm cho xuể, những cột khói khu kỹ nghệ, bốc khói lên cao nghi ngút. 


 Sáu giờ mười lăm phút trời bắt đầu tối, tốc độ vẫn chạy là 60 miles. Bóng tối đã phủ một màn đen thẩm, bám vào bóng chiếc xe cứ lao vút đi không ngừng. Xe lướt qua thành phố từng hàng cây ủ mình trong đêm thanh vắng xa những ánh đèn tỏa rộng một khoảng trời u tịch.
Quá nửa đêm, 12giờ 20, xe vào chỗ đậu để nghỉ.
* Ngày thứ ba 27-01
Bắt đầu một ngày mới, xe nhắm thẳng tới Louisiana. Đầu cột mốc Exit 32, dọc hai bên đường, một màu xanh, của những rừng thông bát ngát trải dài, khi xe chúng tôi đi qua.
Thỉnh thoảng có dăm ngôi nhà, mọc bên đường, họ sống bằng nghề chăn nuôi gia súc. Bên đường chúng tôi đi qua gặp vài chiếc xe hư, bỏ bên lề. Thỉnh thoảng một vài chiếc xe nhỏ vượt qua mặt trước xe chúng tôi. Xe bắt đầu đổ dốc xuống một hồi lâu, rồi lại chồi lên như những con cá ngoi lên để thở, xe chui qua những ngọn núi, đi qua bao đèo núi, thành phố trước đầu xe, nhìn xa, một con suối đang chảy ngoằn ngoèo vào những cái hồ. Người ta xây làm gì không biết" Bạn tôi Exit 582, còn đúng 40 mile nữa là đến Pêsô.
Xe chúng tôi vào thành phố, vào đến đường Antonia,   đường phố trải rộng, chia làm hai mỗi bên 5 lane, những building cao sừng sững, khách sạn, hãng, xưởng đứng san sát dọc bên đường, khi xe lướt qua, xe xuống Exit, rẽ vào cửa hàng mua cục phát điện, vì cục điện trên xe bị cháy, không nấu nướng gì được, tiệm đầu tiên ghé vào không có, đành phải đánh một vòng qua tiệm khác mới mua được. Chút thời gian ngắn, tôi gọi điện hỏi thăm vợ, chuyện gia đình ở Việt Nam. Được biết thằng con trai út không muốn đi học nữa, mấy chị khuyên nó hoài, nhất quyết không là không" xuống nước năn nỉ nó cũng không xong. Hết thuốc chữa, nói chuyện qua loa với vợ một chút tôi cúp phone để phụ sửa mang máy ra và ráp lại cục điện vào, thử đi thử lại mấy lần, tháo ra, gắn vào, cuối cùng mới có điện trở lại. Xong xuôi đâu vào đấy, hai anh em húp vội tô cháo qua loa rồi đi kẻo trễ.
Với tốc độ 70mile, hướng tới West 692, 456 cây cầu vượt, chồng chéo nhau, uốn mình như những cầu vòng đang khoe sắc trông rất đẹp. 2giờ45 ngày 27/1/2008, bụng đói tôi vào sau xe ăn hết chút cháo còn lại. Anh bạn tôi chạy được một quãng rẻ xuống Exit để nghỉ. 5giờ 839 Eeat, mỗi lần vượt qua mặt, chiếc xe truck, hai bên đều dơ tay chào nhau, làm như thân thiện lắm, mặc dù không quen biết.
 Xe chạy qua khúc eo biển, xe vào ranh giới Texas- Lousiana, phải ghé vào  trạm cân đê họ kiểm tra. Tôi vào đàng sau khuất để họ không trông thấy. Anh bạn tôi cho xe vào trạm cân, không gặp kghó khăn gì.
Qua khỏi trạm cân, . màn đêm phủ xuống rất nhanh. Thoáng chốc, xe bắt đầu lên một cây cầu thẳng đứng như ngọn tháp, cầu này rất dài bắc qua eo biển,  trông lên là một khu khách sạn lộng lẫy.  Những thành cầu cứ nối đuôi nhau, mặt nước biển lâng lâng nhìn tưởng như ngang với thành cầu, muốn tràn vào mặt cầu dường,  cảnh trí tuyệt đẹp. 10giờ 30 xe ghé vào trạm đổ dầu, nhìn lên bảng hiệu LOVES.  Trên bải đậu xe mênh mông,  cả trăm  chiếc xe truck đậu từng hàng, từng hàng  ngay ngắn. Anh bạn cho biết trạm đổ dầu này là bến nghỉ chính của dân chạy xe truck xuyên bang, trạm dầu cung cấp chỗ ăn uống tắm rửa cho dân xe truck nghỉ ngơi. Tính tiền đổ dầu xong, nhân viên trạm dầu đưa cho hai chiếc chìa khóa, mỗi người một phòng, tôi phòng số 3, còn anh bạn phòng số 2. Hai ba ngày đi đường trường,  được tắm mát xong nó đã làm sao. Chúng tôi ăn cơm, rồi đánh một giấc.
* Ngày thứ tư, 28-01 đến nơi.
Nghe tiếng đề máy xe, tôi dậy đã 7giờ 15. Bạn tôi phải lo bơm một vỏ xe non hơi,  sau đó là bữa ăn sáng với ly cà phê và tô mì.
Xe chuyển bánh xa dần parking, hướng 10East.
Đường đi qua, nhà máy đang hướng nhả khói lên bầu trời cao vút, một bảng cao ngất, màu xanh, rộng khoảng ba bốn chục mét vuông trên đề City Of Boloxi. Hai bên đường những rừng thông đứng im lìm, bất động. Từ trên xe nhìn xuống những bụi cỏ dại ủ rủ vì nước lũ, chạy dài xuống tận bến cảng, mênh mông là nước. Nhìn qua bên lane xe ngược chiều, hai chiếc xe mở đường chớp nháy đèn, hai police đang ghi chép lo giải quyết một tai nạn. Bên đường, một chiếc xe truck bị lật úp. Đoạn đường này hôm qua trời đổ mưa trơn trợt. 
Xe chạy được một đoạn, chui qua đường hầm vượt qua chiếc cầu một chiếc tàu của Hoa Kỳ cặp bến. Bên cạnh chiếc phi cơ đi với nhau không hình dung được biển trời mênh mông, chim trời cá lội đủ thứ, là một đất nước, con người làm nên tất cả.
Suốt dọc quảng đường này, những cây cột mốc, phản chiếu lại khi ánh đèn xe lướt qua, phản chiếu ánh đèn ngược lại để tránh công nhân đang làm những phần đường còn lại.
Xe chuyển hướng rẽ vào 295 South. 5 giờ 24 phút, vào đoạn đường này, nhiều xe nhỏ quá, chạy trung bình có 50 mile.  Xe xuống Exit 74, quẹo phải, đi qua năm sáu cây cột đèn, thì gặp đường Habohill đi tiếp gặp đèn đỏ dừng lại, chạy thẳng một đoạn nữa là đến cổng công ty Costco. Xe đứng lại, người bảo vệ ra tay làm hiệu, trao đổi vài câu chuyện, rồi cho xe vào chỗ đậu. Trong lòng xôn xao. Tôi muốn kêu lớn lên, chúng ta đã tới đích rồi, sau bốn ngày ba đêm.
Nhớ tới những tài xế đồng hương, bạn tôi gọi điện hỏi thăm bạn Nam già. Bây giờ anh đang đi tới đâu" Tôi tới nơi rồi nói cho anh hay. Nam già trả lời, tôi còn 350 mile nữa, khổ quá trời ơi. Bây giờ anh ráng chạy suốt đêm nay, thì may ra mới tới được. Chết anh roi Nam ơi bên đó có tuyết không" Nam trả lời không biết, bạn tôi nói anh chạy thấy đằng trước bánh xe nó sáng lên là phải thắng ngay, chúc anh bình an vô sự goodbye. Nói xong anh cười ha hả, cơm nước đã dọn sẵn ăn uống xong đánh một giấc đến sáng.

* Ngày thứ năm, 29/1, giao hàng, trở về.
Một nhân viên công ty gõ cửa xe, nghe tiếng động, anh em tôi tỉnh dậy, bạn tôi vén màn chui ra, họ nói mở máy bộ đàm để họ chỉ dẫn công việc xuống hàng, một dãy công ty, chạy dài để trống, những cánh cửa nhỏ vừa để lọt đuôi xe, quay đầu xe, bạn tôi lấy lại, vô lăng, căn thẳng thùng xe ze một lèo vào đúng vị trí. Mở cửa xe bước xuống, rửa mặt đánh răng, ngồi chờ gọi tên, trong căn phòng nhỏ, hai nhân viên thường trực coi sổ sách, lần lượt gọi tên từng người một lãnh check.
Đúng 8giờ 20 xuống hàng xong, hố sơ được lưu lại trong computer. Xe chạy ra cổng lấy giấy tờ. Xe dời công ty Costco, dừng lại bên đường gọi điện cho chủ hàng báo tin đã giao hàng xong, chuyến hàng đã đến nơi. Xuống thăm lại mấy vỏ xe, một lần nữa, vòng lại 95 South, xe lên đường trở về Cali.
Sau mấy ngày hăm hở với chuyến đi, chúng tôi trở về trên freeway 91, lúc này chuyển sang 55, sắp đến trung tâm Little Saigon. Xe chạy đến Magnolia, quẹo trái qua vài cột đèn nữa đến Bolsa. Anh bạn cho xe quẹo trái vào  khu bãi đậu xe dành riêng cho xe truck. Đúng 7giờ 20 phút giờ California, chuyến chở hàng xuyên bang kết thúc  sau một tuần lễ miệt mài vượt hàng ngàn dặm đường.
HỒNG PHÚC LY

Ý kiến bạn đọc
30/03/201919:36:22
Khách
Tôi cũng từng đi học xe Truck ,do người Vietnam nói co trường đặt chuyện nghiệp ,khốn kiếp mất 11,000$ cuối cùng ko có được cái gì vì bị lừa ,đưa đến cái trường ma ở Long Beach ko hề cho lên chiếc xe học ngay nao ,chay di chay ve mỗi sáng kẹt xe -khốn năm lửa người Vietnam lừa gạt người vietnam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,308,377
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa