Hôm nay,  

Ước Mơ Của Chị Sáu Nail

04/05/200900:00:00(Xem: 216642)

Ước Mơ Của Chị Sáu Nail

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 2605-16208682- vb250409                                                                            

Tác giả tham dự từ năm đầu  và sau một giải thưởng, ông  vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị, chỉ để hỗ trợ và cổ võ giải thưởng viết về nước Mỹ. Ông tự sơ lược về mình: Trước năm 1975, dạy học, quân nhân QLVNCH (khóa 18 Thủ Đức).Hiện giúp việc bán thời gian cho Sypris Data System Los Angeles. Bài mới nhất của ông nhân mùa Mother’s Day là kể về bà mẹ thuộc thế hệ thứ nhất của người Việt tại Mỹ.

***

Chị là con thứ Sáu của bác Bàng. Tên thật chị là Nương. Chị làm nghề nail. Bà Tư Trầu lối xóm thường gọi chị là con Sáu Nail cho dễ gọi, và để phân biệt với bà Sáu Móm bạn bà Tư Trầu ở gần nhà chị.  Chị Sáu Nương làm ở tiệm Nail Sài gòn nầy đã hai mươi năm rồi. Chị vừa xin nghỉ hưu.
Trước khi từ giã nghề nghiệp mà gần hai mươi năm gắn bó, chị bồi hồi luyến tiếc, ra vào ngẩn ngơ, buồn nhiều hơn vui.  Bỏ thì thương vương thì tội. Nhưng vì lý do sức khoẻ, và tuổi đã quá tri thiên mệnh, chị phải xin nghỉ thôi. Hơn nữa, hai người con gái của chị thúc dục chị mỗi ngày là mẹ phải nghỉ ngơi, hưởng nhàn, chúng con lo cho mẹ đầy đủ được mà.
Các cô đều có nhà ra ở riêng từ khi tốt nghiệp hậu đại học, và có việc làm vững chắc và thường xuyên chạy về nhà thăm cha mẹ,  săn sóc, lo lắng cho anh chị khi cuối tuần, ngày lễ. Ý kiến của các cô thường là quyết định cuối cùng. Tuy vậy, tính chị muốn tự túc, tự cường không muốn nhờ đến con cái. Thêm nữa, chị thích đi làm, ngồi nhà xem phim bộ, đi ra, đi vào chỉ chuốc bệnh vào người. Anh Sáu thì lương ba cọc, ba đồng, nay công ty laid off, mai sở cắt bớt giờ làm. Giờ thì anh cũng sắp tới tuổi hưu sáu lăm rồi.
Dù gì đi nữa, anh chị vẫn sống một cách sung túc nhờ bàn tay đảm của chị. Đúng như bài hát của Vân Sơn:  "Nghề Nail đâu có bèo. Tiền vô đầy ngăn kéo" nhưng tiếc thay bàn tay chị bắt đầu run run khi cầm cái dũa. Mắt chị phải mang kính lão vào mới thấy rõ khi cắt móng khỏi chạm vào da khách hàng. Làm nghề nầy, gặp người khách dễ tính, sơ hỡ chút đỉnh, họ bỏ qua, vui vẻ. Còn gặp kẻ khó tính, ưa kiếm chuyện, chuyện bé xé ra to. Họ đưa ra tòa thưa kiện làm tiền, ăn vạ,"play game" thì lôi thôi lắm! Tuy chị lớn tuổi nhất trong tiệm; nhưng cô chủ luôn trọng dụng, nể nang chị, và lấy làm tiếc rẽ khi phải đồng ý  cho chị nghỉ hưu. Cô mở tiệc khoản đãi để nói lời cảm ơn và giã từ chị.
Ở tiệm nầy, chị Sáu không những thâm niên đã gần hai mươi năm trong nghề, chị chỉ làm tiệm nầy từ khi ra nghề đến giờ, không nhảy tiệm nên có nhiều khách quen. Có những người khách họ  đến nhờ chị săn sóc móng tay, bàn chân, mái tóc, các con gái họ mới lên năm, lên bảy tuổi, bây giờ chúng thành thiếu nữ cũng theo mẹ đến tiệm Sài gòn Nail nầy  nhờ săn sóc bàn tay, suối tóc. "Cái răng cái tóc là vóc con người mà." Chị còn là là thầy của những cô thợ trẻ mới ra trường. Cô chủ hiện giờ, hồi cô mới xin vào làm ở đây, tay nghề non, lúc đó chị đã ngồi ở tiệm nầy chín năm rồi. Chị ân cần chỉ vẽ, giúp đỡ, khuyến khích cô bạn trẻ đồng nghiệp mới gia nhập nghề nail.
Cô N. làm ở đây 5 năm thì đùng một cái, tin dữ xảy ra, bà chủ tiệm bất ngờ bị tai nạn xe hơi, hôn mê, và hơn tám tháng  sau từ trần. Không rõ ông chủ tiệm để ý cô thợ trẻ tên N. từ lúc nào chị không rõ; nhưng muời lăm tháng sau khi vợ mất, ông chủ làm đám cưới với N. Cuộc tình họ thật là bí mật. Ai ai trong tiệm cũng ngỡ ngàng, chưng hửng. Cô N. là đàn em của chị, được chị tận tình chỉ vẽ, nâng đỡ lúc mới đến làm như đã kể trên,  nay bỗng nhiên một sớm, một chiều trở thành bà chủ mới. Chị Sáu không lấy đó làm hãnh diện, cậy thế, cậy thần gì, công việc của chị vẫn như cũ; hết lòng giúp đỡ cô chủ mới như giúp đỡ bà chủ cũ.
Chị tiếp tục công việc hàng ngày như thường lệ. Tính nết chị hiền lành, phóng khoáng, vui vẻ, hài hòa. Nhưng những con ngựa non háu đá trong tiệm; thỉnh thoảng ngỏ lời châm chọc nói xa, nói gần, nói bóng, nói gió, ganh tỵ, không để chị yên, chị chỉ cười, không giận dỗi trách móc, cãi cọ gì. Chị hiền khô như cục đất. Vì vậy, người người trong tiệm riết rồi ai cũng thích chị, mến chị.


Hồi mới vào làm ở tiệm nail nầy, tuổi chị đã 40. Bạn đồng nghiệp người trẻ nhất mới 17 đang học nghề vì có bà con xa gần với bà chủ cũ nên được nhận vào, vừa làm vừa học, còn lại là những người vừa mới ra trường thẩm mỹ và cũng có người lăn lộn trong nghề đã năm, bảy năm, kinh nghiệm đầy mình, và nhảy tiệm cũng thuộc hàng sư phụ. Có người đã đi xuyên bang, nay mỏi gối chồn chân, để dành bộn bạc, ôm trọn mớ tiền  trở lại nam Cali, mua nhà lập nghiệp cho gần gũi bà con đồng hương để được ăn cơm gạo trắng thơm nàng Hương, nước mắm Phú quốc. Ở các tiểu bang miền Đông, tuy nghề nầy hái ra tiền hơn miền Tây; nhưng mỗi lần kiếm thức ăn Việt nam phải lái xe cả trăm miles, và người Việt sống thưa thớt, rãi rác cách xa mấy mươi miles nên họ không có bạn bè, ít gặp được đồng hương, đồng hội, không vui vẻ, sôi nỗi như ở Little Sài gòn. 
Riêng chị Sáu, chị chân chỉ hạt bột, chị kết tiệm nầy từ hôm mới ra nghề đến giờ. Sống lâu lên lão làng. Nếu chị chịu khó đi học thêm ban đêm lấy bằng college, có license dạy học, tiếng Anh nói đúng giọng, xài từ cho chỉnh ,  chị xin chân giảng viên dạy nail ở các trường thẩm mỹ của tiểu bang hoặc làm giám khảo cho các kỳ thi nail không khó gì; nhưng chị thích an phận, thủ thường với những gì mình đang có, không ngó lên, so bì, bon chen tranh đua hơn thua với mọi người. Chị âm thầm làm việc phụ chồng, nuôi con.
Anh chị Sáu chỉ có hai người con gái. Hồi còn trẻ, anh Sáu thường thủ thỉ, rù rì với vợ những lúc hai vợ chồng có những ngày nghỉ: "nè mình ráng chịu đau một lần nữa thôi để chúng ta có đứa con trai nối dõi tông đường, chứ con Ái và con Liên khi lớn lên tụi nó lập gia đình, sinh con lấy họ chồng, mình mất đi dòng họ  nhà mình đó em". Chị Sáu suy nghĩ lung lắm nhưng sợ rằng hồi đó mình đã gần bốn mươi rồi, có bầu bạn bè sẽ cười cho. Hơn nữa , nó lại chui ra đứa con gái nữa thì sao. Chị an uỉ anh Sáu: "Em thấy ở bên nầy có con gái nhờ hơn con trai đó anh. Còn chuyện nối dõi dòng họ  như các cụ xưa nhà ta quan niệm thì đã lỗi thời rồi anh. Anh thấy không bà Sáu Móm đó, bà ấy về ở với cô Lan chứ đâu ở với mấy cậu con trai đâu. Em qua chơi thấy cô Lan săn sóc mẹ thật là chu đáo. Đi làm về không thấy mẹ trong nhà là chạy đi tìm mẹ ngay, nhiều lúc bà Sáu đang săn sóc mấy cụm hoa hồng hay đang trồng rau, tưới nước sau vườn. Cô Lan không thấy mẹ đã chạy qua nhà mình kiếm, anh có thấy không. Em cũng thường đùa với Lan là cô sắp lấy chồng rồi mà kiếm mẹ đòi bú sửa sao".
Bây giờ trong bụng chị Sáu lo lắm! Hai cô con gái nhà chị nhan sắc không nỗi tệ, lại có duyên ngầm. Một cô ba tám, cô kia bốn mươi mà chưa có nơi nào chính thức xin hỏi làm vợ mà cũng không có bạn trai, tình yêu, ước hẹn gì. Anh chị Sáu cứ lo khi anh chị về chầu tổ tiên; lũ trẻ vẫn chưa có người bầu bạn thì tính sao đây.
Hồi hai cô vừa mới tốt nghiệp bốn năm Đại Học, ong bướm châp chờn, kẻ đón người đưa, ai cũng muốn làm con rễ chị; nhưng hai cô cứ bảo các chàng trai si tình là phải chờ đợi, chờ lâu không được, bây giờ ai cũng vợ con đầy đàn, còn các cô tiếp tục học lên nữa để có một nghề nghiệp chắc chắn, lương bỗng cao hơn.
Mà thật vậy, cô Ái dược sĩ làm việc cho công ty Pharmacitical ở Los, cô Liên tiến sĩ phụ khảo đại học UCLA. Thật ra, họ không phải là những cô gáí ế chồng, các cô cũng có nhiều người Mỹ chưa một lần lập gia đình hay "giữa đàng đứt gánh" muốn kết tóc xe tơ; nhưng hai cô muốn " trâu ta ăn cỏ đồng ta" nên dung dằng chọn lựa. Các cô lại thích có chồng là người Việt nam cho hợp với phong tục, tập quán của người Việt; nghe cải lương, Paris By Night, Asia, mơ Lâm Nhật Tiến, Như Quỳnh, Mai Hương, Thanh Thúy, Vân Sơn, ăn mắm lóc, cá kho tộ, canh chua, bún chả Hà nôi, bún riêu, mì Quảng, bún bò giò heo, phở bò, cơm tấm Thành, dưa cải, củ kiệu, đọc báo tiếng Việt, v...v...và khói bị ông chồng Mỹ phàn nàn là vào nhà nghe nặng mùi nước mắm.
Các cô là những người con có hiếu nên theo đúng nỗi mong ước của anh chị Sáu muốn có rễ người Mỹ gốc Việt. Nhưng những chàng Việt nam thì trên không ngó xuống, dưới không dám nhìn lên nên các cô vẫn phòng không lẽ bóng, tuy các cô có tiền bạc rủng rỉnh, nhà cửa cái cho thuê dưới phố, cái ở trên đồi, xe BMW đời mới, cái chạy đi làm, cái hai chỗ ngồi để đi tắm biển, trượt tuyết Big Bear. Các cô nghi ngờ rằng: người ta lấy mình vì sự nghiệp, tài sản của mình chứ không phải tình yêu đôi lứa nên ngập ngừng so sánh, rồi trở thành gái lỡ thời. Phòng không chiếc bóng quanh năm.
Chị Sáu về hưu với nỗi mong ước có chút cháu ngoại để chị bận rộn với công việc hàng ngày; săn sóc cháu để quên đi nỗi buồn xa xứ nhưng biết đến bao giờ!
Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,962,933
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.