Hôm nay,  

Bốn Đứa Tôi Yêu... Mỹ

14/01/200900:00:00(Xem: 314280)

Bốn Đứa Tôi Yêu... Mỹ

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 2506-16208583 vb311309

 Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống và làm việc cho một công ty quốc tế tại miền Đông Hoa Kỳ. Cô là tác giả đã nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2007 với bài viết "Duyên nợ với nước Mỹ", tự truyện kể về ông bố từng được người Mỹ nhận làm con nuôi từ thời còn nhỏ, mà suốt 50 năm thăng trầm, cả nhà vẫn cứ hụt mãi giấc mơ tới nước Mỹ. Khi biết bài viết vào danh sách chung kết, tác giả đã lập tức vận động khắp nơi và chỉ trong 10 ngày đã hoàn tất mọi giấy tờ đưa được ba má từ Việt Nam qua Mỹ theo thủ tục khẩn cấp để kịp dự họp mặt phát giải thưởng Việt Báo.
Bài viết sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Sửu, 2009: kể chuyện "tứ cô nương" từ 4 quốc gia khác nhau, vào Mỹ bằng giấy tờ tạm, nhưng nhất định ở lại để thành công dân Mỹ.

*
Một chiều thứ Sáu gần cuối năm, tôi nhận được điện thoại của Evelyn. Cô bạn người Sudan đẹp như một pho tượng đồng đen khổng lồ, giọng tươi tắn bên kia đầu dây:
"Thứ ba này Seung-Hee và Noemi sẽ rảnh, tôi cũng rảnh, Anne rảnh không" Nếu được, chúng ta có thể gặp nhau ăn trưa. Đã lâu rồi bốn đứa mình chưa gặp lại. Biết bao nhiêu chuyện phải kể để "cập nhật" về nhau...  Nghe nói Noemi đính hôn rồi. Nó sẽ cho tụi mình xem chiếc nhẫn... "
A, đúng là phải xem chiếc nhẫn. Trong bộ tứ chúng tôi, Noemi hoàn cảnh cực nhọc nhất. Là dân Hungary, Noemi  học mỹ thuật nhưng phải vào Mỹ theo diện "vú em". 
"Bận lắm ha" Rán đi, Anne. Noemi nó nói muốn có Anne. Cả bọn nhớ bồ..." -Giọng Evelyn thiết tha. 
Đúng là cuối năm, công việc ở sở làm ngập đầu.  Nhưng bận gì thì bận, phải gặp nhau thôi.  "Ok, giờ trưa tao sẽ chuồn ra với tụi bây. Tới đi."
Vậy là trưa thứ 3, cả bọn đến nơi tôi làm việc. Cứ ríu rít trong phone tìm và dành chỗ đậu xe cho nhau thật thương. Bốn đứa chạy đến từ bốn góc đường, ôm chầm lấy nhau mừng rỡ. Đã hơn hai năm chưa gặp lại nên đứa nào đứa nấy trông cũng...  lạ hoắc lạ huơ.
Vào nhà hàng, gọi thức ăn, nhưng cả bọn chỉ chụm đầu trò truyện. Đúng là Noemi đã có nhẫn đính hôn. Còn chuyện của Seung-He, tiểu thư Hàn Quốc; Rồi chuyện người đẹp da đen của Evelyn... Chúng tôi quay ngược bánh xe thời gian và lần lượt kể cho nhau nghe từng "sự kiện" lớn: Cái hẹn đầu tiên, nụ hôn đầu tiên, lời tỏ tình, chiếc nhẫn...  Hơn hai giờ đồng hồ sau tôi mới trở lại phòng làm việc, vậy mà vẫn còn cả tấn câu hỏi chưa kịp trả lời. 
Hôm sau, Seung-Hee gửi cho chúng tôi hình chụp ở nhà hàng. Xem lại hình bỗng thấy thương 4 đứa làm sao. Đứa thật thấp, đứa thật cao; đứa thật gầy, đứa thật mập; đứa thật nghèo, đứa thật giàu; đứa thật trắng, đứa thật đen. Cả bốn đứa đều đến Mỹ từ những hoàn cảnh gia đình, xã hội, đất nước khác nhau. Đến chỉ bằng giấy tờ tạm thời, nhưng chúng nhất định phải ở lại nước Mỹ, phải thành công dân Mỹ. Khó khăn, vấp ngã đã giúp chúng vững tin hơn và từng bước cố gắng vươn lên...  Thành quả nhỏ nhoi, khiêm tốn thôi, nhưng đối với chúng tôi, đó là "kỳ công" của bạn mình.
Xin được kể chuyện 4 đứa tôi...  yêu Mỹ.

*
Bốn đứa quen nhau trong lớp Anh văn cấp tốc trước khi vào chương trình đại học. Trong vòng 2 tháng rưỡi hè, một tuần 5 buổi và mỗi buổi 4 giờ đến lớp. Trong lớp có khoảng 20 sinh viên đủ sắc dân, nhưng không hiểu sao ngay từ những ngày đầu, bốn đứa đã có ngay cảm tình và thân thiết nhau.
Trong bốn đứa, tôi là...  "già" nhất (hìhì). Bởi ngày tôi sang Mỹ, tôi đã ra trường và đi làm những 4, 5 năm bên Pháp; trong khi 3 cô kia thì hoặc chỉ mới xong trung học, hoặc chỉ đang học năm thứ nhất, nhì, hay ba gì đó trước khi đến Mỹ. Khi biết tuổi của nhau rồi, Evelyn có lần nói, "Trong ngôn ngữ của tôi, có những từ ngữ thể hiện cấp bậc và sự tôn trọng nhau về tuổi tác, chứ không phải cứ You you...  Me me...  như tiếng Anh." - Oh, hóa ra ngôn ngữ và phong tục của người Sudan cũng có điểm giống Việt Nam; Nhưng thôi, đang học tyiếng Mỹ mà, cả bọn  đồng ý sẽ tiếp tục "you...  me" cho dễ và tự nhiên.
Hãy bắt đầu từ Seung-Hee, cô bé Đại Hàn, nhân vật... "tiểu thơ" nhất trong nhóm.
Seung-Hee và tôi có một kỷ niệm khá vui. Một tối nọ, đồng hồ đã chỉ 11 giờ. Điện thoại nhà bỗng reng. Đầu dây bên kia là Seung-Hee. Cô bé la inh ỏi trong phone: "Anne ơi, tôi sang nhà Anne ngủ được không" Nhà tôi có một con...  chuột! Tôi đã gọi xuống văn phòng trực. Họ cho người lên đặt bẫy rồi nhưng không biết khi nào con chuột mới dính bẫy. Tôi không yên tâm ngủ ở nhà đêm nay."
Building Seung-Hee ở chỉ cách building tôi chừng chục bước nằm trong cùng một khu Appartment. Từ địa điểm này đi đâu cũng tiện, nhất là từ nhà đi bộ sang trường - chỉ 10, 15 phút. Những ngày đầu khi chúng tôi đang còn làm quen, biết được chỗ ở của nhau, hai đứa ngạc nhiên và vô cùng vui thú vì là hàng xóm của nhau. Từ sau đó, sáng nào chúng tôi cũng hẹn giờ để cùng đến trường; học xong lại cùng nhau về nhà...  Chút chút gì cũng gọi phone cho nhau...  Mượn nhau quả trứng hay miếng hành khi chưa kịp đi chợ là chuyện thường...  Hôm nay có chuyện "đại sự": Con chuột!
Khi Seung-Hee sang, tôi hỏi cô nàng:
"Con chuột to bao nhiêu mà mày la inh ỏi vậy""
Cô nàng có vẻ hốt hoảng, vừa trợn mắt, vừa đưa ra...  một ngón tay. Tôi nhìn nó mà không sao nín được cười. Tôi nói Seung-Hee:
"Trời ơi, con chuột chỉ bây lớn mà mày đã hoảng lên như thế. Bộ lần đầu trong đời thấy chuột hả" Tao còn thấy cả chuột bự hơn bắp chuối mày nữa kìa... "
"What"" Nó la lên rồi hỏi: "Where" Ở đâu mà chuột bự dữ vậy"" - Tôi càng cười nhiều hơn và tiếp tục trêu con bé:
"Ở đâu" Mày thử nghĩ xem có đồng ý với tao không. Chẳng lẽ xứ châu Á mình người nhỏ con mà lại có chuột bự" Phải ở đâu có người bự con thì ở đó mới có chuột bự con chứ. Con chuột trong nhà mày chỉ vì nó chưa lớn đó thôi; chứ nó mà lớn hết ga, nó sẽ to bằng bắp chuối mày lận kìa và tối ngủ nó sẽ chui vô giường nhấm nháp thịt mày... "
Hai đứa ôm bụng cười...  Đến đây thì chắc cô bé đã biết là tôi trêu nó, chứ chuột nhiều và bự thì chắc chỉ có ở những xứ...  nghèo và dơ thôi...  dù người dân ở đó có nhỏ con ("); chứ thật tình tôi cũng không rõ có liên hệ gì không giữa kích cỡ của người và chuột trong cùng một xứ (hì hì).
Tối ấy hai đứa tôi nói chuyện nhiều hơn ngủ. Seung He kể đủ thứ chuyện vô cùng ngộ...  mà hay bên xứ Hàn. Tôi ngạc nhiên quá chừng khi biết ở Hàn Quốc, các cô bé nhỏ chỉ lên 9, 10 tuổi, nếu mũi xẹp cỡ cỡ mũi tôi thì cha mẹ liền cho đi sửa mũi.  Hèn gì khi lớn lên, mũi cô nào cô nấy cũng cao ráo một cách tự nhiên, nhìn đâu biết sửa.  Nhà nào quá nghèo hoặc cô con gái nào bị quá ghét thì mới không được cha mẹ cho đi sửa mũi...  Người Hàn cũng hay quá chứ. Họ biết hàng ngày tìm cách cải thiện mọi thứ, từ vẻ đẹp ở mỗi con người cho đến nền kinh tế của quốc gia. Cứ xấu thì sửa, cứ nghèo thì tìm cách làm cho giàu, và nếu chưa ai biết mình thì tìm cách làm cho mình dần dà nổi tiếng...  Không có vẻ khó khăn lắm đối với họ. Bằng chứng là những mặt hàng "Made in Korea" càng ngày càng thấy xuất hiện trên thị trường, phim ảnh Đại Hàn cũng đang từng bước xâm nhập thế giới...
Khuya rồi, chúng tôi bắt đầu muốn ngủ. Trước khi ngủ Seung-Hee cầu nguyện ngày mai về nhà sẽ được thấy con chuột...  Đúng như cô ta đã cầu nguyện, sáng hôm sau, khi Seung-Hee về nhà thì chú chuột "nhỏ con" xấu số ấy đã say no thuốc "ái tình" và nằm yên thẳng cẳng.
Cô bé Seung-Hee của 5, 6 năm về trước tiểu thơ và trẻ con như thế đấy. Cô ta đã tập tành lớn khi không còn được cha mẹ lo lắng hầu hạ. Cô ta đã phải giải quyết chuyện con chuột như bao chuyện nhỏ nhặt khác mà đối với cô là rất...  "rùng rợn." Bởi Seung-Hee xuất thân từ một gia đình giàu có. Ba Seung-Hee làm tổng giám đốc một công ty kinh doanh lớn ở Hán Thành. Ông ta thường sang Mỹ dự các buổi họp quốc tế và luôn tiện ghé thăm đứa con gái út. Mọi chi phí học hành, phòng ở, xe cộ, kể cả tiền xài,...  Seung-Hee được ba mẹ chu toàn. Mẹ Seung-Hee cũng thỉnh thoảng sang thăm và ở với cô vài tháng. Lần nào trước khi về, bà cũng nấu thức ăn dự trữ đông lạnh cho con gái ăn dần... 
Gặp lại Seung-Hee, mái tóc tém hơi giống...  con trai hồi đó nay đã dài đến thắt lưng. Tiểu thư Hàn Quốc vui vẻ báo tin: "Tôi có bạn trai đã hai năm rồi." Và hình như câu hỏi đầu tiên chúng tôi hỏi Seung-Hee là: "Bạn trai mày người gì""
Thông thường hình như ai cũng mong lập gia đình với người đồng hương để không gặp khó khăn và va chạm trong văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán... Nhưng Seung-Hee thì hơi khác; cô ấy không muốn có chồng Hàn.
Tôi vẫn còn nhớ một lần thuyết trình. Thầy J.Kane cho chúng tôi tự do chọn một điểm khác biệt nào đó giữa văn hóa Mỹ và văn hóa gốc của chúng tôi để nói cho thầy và cả lớp nghe. Seung-Hee đã nói về chuyện "làm dâu" và cô ấy kết luận phần thuyết trình của mình rằng, "Các cô gái Hàn quốc không còn muốn lấy chồng người Đại Hàn nữa vì đàn ông Đại Hàn phần đông còn rất trưởng giả; ngoài ra các cô còn có thể phải làm dâu những bà mẹ chồng rất phong kiến. Trong khi ở Mỹ thì khi lấy nhau vợ chồng sẽ ra riêng; không cô gái Mỹ nào phải làm dâu." Chúng tôi hỏi Seung-Hee, "Đó là phần đông các cô gái Hàn, riêng Seung-Hee thì cô thích thế nào"" - Seung-Hee đã trả lời không chút ngập ngừng, "Tôi cũng muốn có chồng Mỹ."
Vậy là "dream" của Seung-Hee đã gần trở thành sự thật.
Tháng 5 này Seung-Hee sẽ ra trường ngành Tâm Lý Học. Khi tôi hỏi Seung-Hee học xong rồi có còn ý định trở về Hán Thành với bố mẹ và đi dạy học như ước muốn khi mới sang Mỹ không, cô thản nhiên tươi cười bảo, "Nooo!"
Hán Thành cũng giàu lắm kia mà, tôi thầm nghĩ, xã hội và đời sống cũng tương đối thoải mái tự do; nhưng Seung-Hee "yêu" Mỹ hơn. Chúng tôi đã chúc mừng Seung-Hee đạt được gần 100 phần trăm những điều cô ước muốn: Ra trường và không phải làm dâu mẹ chồng Hàn.

*
Ngược lại với Seung-Hee, Noemi hoàn toàn không phải một tiểu thơ. Noemi lớn hơn Seung-Hee ba tuổi nhưng già dặn hơn Seung-Hee rất nhiều. Noemi người gốc Hungary. Gia đình cô gốc cộng sản thứ...  thiệt. Mẹ cô dạy học và bố cô là nhà báo. Sau khi học xong năm thứ hai ngành Mỹ Thuật, cô phụ việc với bố ở tòa soạn. Những người yêu nghệ thuật thường yêu chuộng tự do. Noemi nói vậy và mong, "Ít nhất là tâm hồn và tư tưởng tôi không bị ở tù..."
Noemi rất giỏi việc nhà và nấu ăn rất ngon. Cô sang Mỹ nhờ một người bạn giới thiệu giúp việc nhà và làm "vú em" cho một gia đình Mỹ gốc Iran có 3 con nhỏ: 7, 5, 3 tuổi. Mẹ của ba đứa trẻ là một nàng công chúa khi còn ở Iran. Chồng bà ít khi có mặt ở nhà. Không biết có phải vì thế mà bà sinh chứng nghiện rượu nặng. Có tối bà nốc cạn 2 chai. Vì vậy mà Noemi dường như đã trở thành người mẹ bất đắc dĩ của 3 đứa nhỏ.
Mỗi ngày Noemi phải dậy sớm lo ăn sáng và chuẩn bị cho ba đứa đi học trong khi mẹ chúng vẫn còn ngủ "say". Sau khi đưa ba đứa đến trường, Noemi đến lớp học. Đến giờ phải đón 3 đứa thì cô lại về, tắm rửa cho chúng và chuẩn bị buổi ăn chiều. Ăn uống, dọn dẹp nhà cửa, giặt dũ áo quần và giúp xong đứa bẩy tuổi làm bài tập thì phần việc lo cho 3 đứa đi ngủ sẽ thuộc mẹ chúng; nhưng có khi Noemi cũng phải làm luôn phần việc này nếu mẹ chúng về nhà muộn và gọi phone xin lỗi. Có nghĩa, khoảng từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng, và từ 8 giờ sáng đến 2 giờ trưa là giờ riêng của Noemi. Noemi có một phòng riêng trong nhà và có một chiếc xe đầy xăng để chạy. Mỗi hai tuần, Noemi được lãnh $250 - Giá trung bình chỉ một tuần của các chị vú khác ở Mỹ. Sở dĩ Noemi đã nhận giá đó và ký giao kèo 2 năm là vì họ đã cho Noemi cơ hội sang Mỹ. Với số tiền đó Noemi không thể đi học nhiều vì lúc bấy giờ chúng tôi đứa nào cũng phải trả tiền học giá sinh viên ngoài tiểu bang. Mà nếu có được trả tiền nhiều hơn chắc Noemi cũng không học được nhiều hơn bao nhiêu vì cô quá bận rộn với 3 đứa nhỏ. Noemi đã cố gắng chịu cực nhọc và sống tiết kiệm hơn một năm thì xin thôi việc với lý do 3 đứa nhỏ không còn nghe lời cô như thời gian đầu. Nhờ khá tận tụy và siêng năng nên Noemi đã không gặp khó khăn trong việc tìm một gia đình thứ 2 để dọn đi. Chúng tôi có đến thăm Noemi ở gia đình mới này và mừng cho cô khi thấy công việc của cô có vẻ nhẹ nhàng hơn trước nhiều và lương cũng cao hơn.
Điểm son của Noemi mà tôi thương là cô không bao giờ than khổ. Có phải khả năng chịu cực giỏi mà không hể hé môi đã được hình thành nhờ sống dưới chế độ cộng sản" Trước khi Noemi xin nghỉ việc với gia đình Iran, cô có nói chuyện và xin tôi lời khuyên. Chẳng biết có phải vì tôi "già" nhất trong đám nên cô xem tôi như người chị cả, hay vì cô nghĩ tôi cũng xuất thân từ một đất nước "anh em" với Hungary nên nghĩ tôi sẽ dễ cảm thông và cho cô lời khuyên thích hợp("!).
Noemi thật sự rất thương ba đứa nhỏ của gia đình Iran và muốn tiếp tục chăm sóc dạy dỗ chúng, nhưng vì người mẹ càng ngày càng uống rượu nhiều và về nhà trễ; chẳng biết các con bà cần gì, ra sao. Noemi càng lúc càng cực. Được Noemi "vấn kế", tôi chỉ biết đặt mình vào hoàn cảnh của Noemi và nói với cô những gì tôi sẽ làm nếu tôi nằm trong hoàn cảnh ấy: "Làm chị vú chỉ là phương tiện sang Mỹ nên đừng để cho mình lún sâu vào đó. Ba đứa nhỏ kia dù gì thì cũng còn mẹ chúng, cậu dì chúng...  Mày mới là một thân một mình. Với tình trạng hiện tại, nếu mày mà thương hại tội nghiệp họ quá thì sẽ hại chính mày và sẽ không ai tội nghiệp mày đâu. Không thể vác thêm gánh nặng của người khác khi chân mình chưa vững, Noemi ạ. Cần quyết định và dứt khoát khi cần thiết để có lợi cho cả đôi bên. Người mẹ đó sẽ có dịp chỉnh đốn lại những gì bà cần làm khi không còn mày ở đó."
Noemi đã suy nghĩ và tìm được việc làm ở gia đình Mỹ thứ hai. Họ chỉ có hai con và bố mẹ của hai đứa trẻ rất tốt với Noemi. Visa "vú em" của Noemi được gia hạn thêm một thời gian. Cô giúp việc cho họ hơn một năm thì tìm được việc trong hãng in. Ông chủ hãng này cũng người Hungary. Ông ta hứa sẽ đứng ra bảo lãnh cho cô ở lại Mỹ làm việc cho hãng ông. Noemi lại chấp nhận lãnh lương bèo vì tin lời hứa của ông chủ hãng; nhưng cứ hết 6 tháng này lại sang 6 tháng khác, ông ta vẫn cứ hẹn và Noemi vẫn dùng visa "vú em" trong thời gian làm việc cho ông. Chuyện học hành của Noemi bị gián đoạn vì những lo toan mưu sinh, và giấy tờ. Noemi cực thật cực nhưng vẫn kiên trì và giữ vững niềm tin...


Và...  đâu phải chỉ có trong chuyện thần thoại; ngay chính nơi cô không còn hy vọng đã lóe lên tia sáng. Một chàng nhân viên người Mỹ làm việc cùng hãng đã "tỏ tình" cùng Noemi; nhưng không vì đang cần giấy tờ ở lại Mỹ mà Noemi vội vàng nhận lời yêu đương của anh ta. Noemi kể là cô chỉ nhận lời làm bạn để tìm hiểu, và hơn một năm sau mới nhận chiếc nhẫn cầu hôn. Họ có một căn nhà rất xinh xắn ở ngoại ô Virginia. Noemi không còn phải làm việc cực nhọc và đã được trở lại trường. Dù bị gián đoạn, Noemi không bỏ học. Cô tiếp tục theo ngành Mỹ thuật.
Hôm "tứ cô nương" họp mặt, Noemi cho biết ngày cưới và các nghi thức sẽ được tổ chức ra sao. Bố mẹ Noemi sẽ không có mặt. Mẹ Noemi vẫn còn "oán" Noemi khi cô bỏ nhà đi Mỹ. Nhờ làm việc với bố ở tòa soạn, Noemi đã có dịp hiểu thêm về thế giới thật của cộng sản. đồng thời hiểu biết thêm về những nước tự do. Cô nung nấu ý tưởng đi Mỹ từ đó. Noemi "đụng độ" với mẹ nhiều hơn vì lý tưởng của hai mẹ con hoàn toàn trái ngược. Như những nước đã từng là cộng sản, xác suất được Mỹ xét cho visa sang Mỹ rất thấp. Mẹ Noemi cứ đinh ninh thế nào hồ sơ xin đi Mỹ của Noemi cũng sẽ bị bác nên bà chỉ tỏ vẻ thách thức chứ không hề khuyến khích hay giúp đỡ con gái. Khi Noemi đã có visa và mượn được tiền mua vé máy bay, bà mới bật ngửa mà vẫn  không chịu tin. Noemi đến Mỹ rồi, bà mới thấm thía mình như đã mất đứa con gái. Bà năn nỉ Noemi trở về và hứa sẽ không lạnh nhạt với cô như những năm tháng qua; bà sẽ thương cô hơn. Nhưng Noemi vẫn nhất định không thay đổi quyết định dù bên Mỹ lúc bấy giờ cô có đang rất khổ nhọc.
Noemi nói với chúng tôi, "Mẹ tôi sẽ không sang Mỹ để dự lễ Thành Hôn của chúng tôi. Bà từng tự hào là một người Cộng sản và nói không muốn bước chân đến một nước tư bản, dù có là một sự kiện quan trọng đời người của con bà và bà cần có mặt. Bà càng không muốn có mặt vì chàng rể là 'một tên tư bản thứ...  thiệt' chứ không phải một người Hungary. Tuy nước tôi không còn là một nước cộng sản nhưng thể chế và sự hiện diện của cộng sản gần một thế kỹ qua đã đào luyện ra những con người có máu lạnh giống  như mẹ tôi vậy đấy."
Noemi không có vẻ buồn khi nói "Mẹ tôi đã trả lời dứt khoát là bà sẵn sàng bỏ con; Bà sẽ không dự đám cưới tôi đâu. Nhưng mà Anne và mấy bồ không được bỏ tôi, nghe không."

Evelyn, Seung-Hee và tôi đã có mặt ở nhà thờ hôm lễ Thành Hôn của Noemi và anh Thomas. Ba đứa chúng tôi vinh dự được đưa cô đi từ cuối nhà thờ bước lên Cung Thánh, trao tay cô dâu cho chú rể. Tôi rưng lệ khi nhìn thấy bóng dáng thầy J.Kane - vị giáo sư Anh văn đầu tiên của chúng tôi ở xứ Mỹ mùa hè năm ấy, cái lớp học mà 4 đứa tôi đã quen nhau. Tóc thầy vẫn trăng trắng, mắt thầy vẫn xanh xanh, râu quai nón của thầy vẫn dài dài. Thầy mỉm cười hạnh phúc như đang cầm tay chính đứa con gái của ông hướng lên Cung Thánh, trong ngày vui nhất đời của cô ta.
Ôi thầy J.Kane! Chúng tôi kính yêu thầy biết bao!
Noemi, hãy hạnh phúc, tự tin và vững bước. Mày được nhận nhiều hơn những gì mất mát! Nước Mỹ, tuy không phải là quê cha đất tổ nhưng nó đã đón nhận chúng ta còn hơn cả con cháu ruột thịt!

*
Evelyn người Sudan - nhỏ tuổi nhất nhưng lại lớn kích thước nhất. Hình như cô ta cao gần 1m8, làm tôi thấy thật tủi thân cho mình lớn tuổi nhất mà lại nhỏ con nhất. Tuy nước da khá đen, nhưng Evelyn rất đẹp và dễ thương. Evelyn khá thông minh và có vẻ một cô gái rất bản lỉnh. Evelyn sang Mỹ du học sau khi xong chương trình trung học. Evelyn ở nhờ nhà người cậu ruột và ba mẹ cô gửi tiền sang cho cô mỗi mùa học. Cậu của Evelyn sang được Mỹ nhờ tham gia chương trình "Xổ số thẻ xanh." Nước Mỹ cấp 50 ngàn thẻ xanh hàng năm cho tất cả mọi người trên thế giới qua chương trình xổ số này. Quý vị nào may mắn sẽ được máy vi tính chọn tên và cấp ngay cho một thẻ xanh 10 năm; tha hồ sang Mỹ sinh sống và làm việc.
Gia đình Evelyn ở Sudan cũng thuộc loại khá giả. Ngoài ra người cậu có số hên của Evelyn cũng rất tốt bụng. Anh trai cô sang Mỹ học trước đó hai năm, ngay trước thời gian Sudan xảy ra khủng bố. Cậu Evelyn đã bảo bọc các cháu hết lòng. Ông ta tìm hiểu và hướng dẫn các cháu ông nộp đơn với sở di trú Mỹ xin tỵ nạn chính trị vì đất nước họ đang trong tình trạng nội chiến, học xong không thể trở về.
Trong một lần thuyết trình, cô gái nhỏ (tuổi) này đã nhắc nhớ chúng tôi ý nghĩa của cái bắt tay và xuống bắt tay từng người để diễn tả. Tôi thích Evelyn ngay sau đó khi cô bắt tay tôi thật chứ không bắt tay...  giả. Tôi đã nói đùa với Evelyn rằng, "Tao đã thích mày nhờ cảm tình của cái bắt tay đầu tiên, chứ không phải cái đá lông nheo đầu tiên."
Với Evelyn thì chúng tôi lại chuyện trò về những chủ đề hoàn toàn khác so với Seung-Hee và Noemi. Chúng tôi nói chuyện về tôn giáo và màu da. Có lần Evelyn tâm sự với tôi khi phải sinh ra là người da đen và tôi đã kể cho cô ấy nghe một chuyện vui về màu da do một người bạn da màu kể cho tôi nghe khi còn ở Pháp, "Ngày xưa khi Chúa tạo ra con người, ngài nắn hình dạng chúng ta từ đất sét và bỏ vào lò nung cho chín. Khi cho chúng ta vào lò nung, ngài đã dặn khi nào đủ độ chín thì ngài sẽ trở lại lấy chúng ta ra. Sau đó ngài đi làm việc và chúng ta nằm yên trong lò nung. Một lát sau, một số trong chúng ta đã tự tiện ra khỏi lò vì nghĩ đã đủ chín rồi, trong khi màu đất sét vẫn còn sống nhăn trắng toát: họ trở thành người da trắng. Một chốc sau, thấy lâu rồi mà Chúa vẫn chưa trở lại, một số khác lại tự tiện chui ra khỏi lò nung khi đất sét chỉ vừa ngả vàng: họ là người da vàng. Số còn lại trong lò nung càng lúc càng thấy nóng muốn cháy và màu đất sét của mình càng lúc càng xậm đen nhưng vì Chúa chưa trở lại nên họ cứ nằm yên. Khi Chúa trở lại, Chúa nói Chúa bị kẹt việc nên chạy đến không kịp, "Sao các con không chịu chui ra để đất khét cả rồi,": họ là những người da đen. Người dân da đen có những tự hào riêng như thế. Họ chấp nhận màu da đen và tin tưởng Chúa sẽ thương và ban cho nhiều may mắn hơn vì họ là những đứa con ngoan, biết nghe lời.
Viết đến đây tôi chợt nhớ những câu thơ vui của một em bé Phi Châu, do chú Nguyễn Hữu Thời sưu tầm và gửi chia sẻ với nhóm Việt Bút gần đây:

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen
Khi tôi đi dưới nắng,
  tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi cũng màu đen
...
Và khi tôi chết, tôi vẫn màu đen.

Còn bạn: Hỡi người da trắng
Khi bạn sinh ra, bạn màu hồng
Khi bạn lớn lên, bạn màu trắng
Khi bạn đi dưới nắng,
  bạn màu đỏ
Khi bạn lạnh, bạn màu xanh
Khi bạn sợ, bạn màu vàng
Khi bạn bệnh, bạn màu xanh lá

...Và khi bạn chết, bạn màu xanh xám!
Thế mà bạn gọi tôi là "dân da màu" ư"

"Trắng đỏ đen hay vàng nào thì cũng có người này kẻ khác, tùy môi trường sinh trưởng của từng cá nhân. Nhiều lúc Anne nghĩ," tôi nói tiếp, "nếu Anne sinh ra là dân da đen chứ không phải da vàng thì chắc chắn sẽ thiết tha mong được đối xử bình đẳng. Evelyn đừng lo, không phải ai cũng đánh giá con người qua những cái bên ngoài, qua màu da, qua tiếng nói...  mà là nhân cách của họ, khả năng của họ, thành quả của họ... "
Evelyn học khá và chịu khó. Sau giờ học cô đi dạy kèm tiếng Ả-rập cho một số trẻ ở một trung tâm dạy kèm trong khu phố. Ngoài ra cô còn làm việc cho tiệm sách ở trường.
Sau lớp Anh văn cấp tốc với thầy J.Kane, bốn đứa chúng tôi có học chung với nhau một vài lớp khác. Thỉnh thoảng cuối tuần chúng tôi đến nhà nhau chơi, đi xem phim, hoặc ăn tiệm. Evelyn không phải người Hồi Giáo nhưng không ăn thịt heo. Noemi cũng thế. Chúng nó thích thịt gà hơn. Mì ly thì đứa nào cũng ăn được chứ không kén dù nó dở hơn thịt heo nhiều. Lạ thật!
Evelyn có tình lắm. Một hôm cô nàng chạy tới nhà tôi cho tôi một lô sách. Evelyn nói "Anne chưa lấy lớp này, mai mốt lấy sẽ cần chúng. Evelyn xong lớp này rồi, không cần nữa." Tôi đưa tiền cho Evelyn mà cô nàng cứ một hai không nhận dù tôi có trả chỉ một nửa giá sách cũ. Evelyn nói, "We are sisters, không nhận tiền của nhau." Thương chưa! Tôi tìm cách cho lại Evelyn những món quà khác trong những dịp khác.
Khi qua Mỹ, Evelyn còn một em gái ở Sudan, chờ học xong Trung học sẽ xin qua Mỹ học đại học như anh chị. Theo Evelyn kể thì em gái cô thông minh và học giỏi hơn cô rất nhiều, vậy mà khi xin visa đi Mỹ học và phỏng vấn thì lại bị rớt. Rõ ràng là giỏi và thông minh thôi chưa đủ để thành công. Còn cần phải may mắn!
Hôm 4 đứa tụi tôi gặp nhau, Evelyn báo tin vui: "Tôi thì chưa có bạn trai...  nhưng vừa được chấp thuận cấp thẻ xanh." Cả bọn tôi kêu lên: "Vậy là mày còn lời hơn cả có một boyfriend Mỹ rồi."
Evelyn đã trở thành thường trú nhân tại Mỹ. Cô sắp ra trường ngành Marketing. Xin chúc mừng cô em gái út.

*
Đến nhân vật thứ 4, tôi chẳng biết kể gì về cô ấy đây vì hình như cô đã "nhiều nhiều" khá nhiều về bản thân trong những câu chuyện trước. Có lẽ chỉ xin được kể lại buổi tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ vừa rồi của cô. Một phần nội dung của lá thư cô viết cho ông Thẩm Phán sau lễ tuyên thệ sẽ thay lời kể của tôi.

"... Dear Judge Ellis,
I am very pleased to write you this letter. I hope you still remember me - the Vietnamese lady who was complaining "you didn't say anything in Vietnamese... " during the Oath Ceremony, last Thursday...
You explained to us how important the Oath was and told us stories of immigrants' success and contribution. Among people you knew, helped and had good memories, there was a Vietnamese family, which you still keep in touch. The story about sharing your kitchen with that Vietnamese family for almost a year was very touched. All what you had done for the Vietnamese immigrants in specific and all other ethnic groups in general was very memorable and valuable.
The part I loved the most was when you shook hands of each of us to close up the Ceremony. I left the Courthouse with confidence and very nice impression about you and the country that I now am part of. I enjoyed every minute of your presence in the Courthouse. You made us feel very special and the Oath Ceremony so meaningful and unforgettable.
The Oath Ceremony day wasn't only the day I became US citizen, but was also the day I finally realized the dream of my family's three generations...  However, this dream was only the first one. I will live my citizenship proudly and happily and will realize and contribute more dreams to America for it to be everyday a better country of dreams... "

Hôm ấy, chúng tôi khoảng 80 người được mời đến Tòa án của County để tuyên thệ. Nghi thức thật long trọng và khó quên. Sau hơn 3 giờ đi qua các thủ tục giấy tờ và chuẩn bị cho sự có mặt của ngài Thẩm Phán, ông ta đã oai nghiêm bước ra như một vị Tổng Thống...  Tôi cứ nghĩ ngài Thẩm Phán chắc phải rất kiêu hãnh và rất khoảng cách; không khí chắc cũng sẽ rất "lạnh"; nhưng ông đã rất dí dỏm và chuyện trò với chúng tôi thật thân tình ngoài sự chờ đợi của tất cả mọi người. Ông giải thích ý nghĩa của lời tuyên thệ. Ông kể những thành quả và đóng góp của những sắc dân tỵ nạn, trong đó có một gia đình Việt Nam mà ông đã bảo trợ khi họ mới sang Mỹ. Sau đó, chúng tôi đã có những trận cười hả hê khi ông mang ra một lô giấy rời (note) và (đọc) chúc mừng chúng tôi bằng nhiều thứ tiếng, nhưng thiếu tiếng Việt Nam.
Trước khi ngài Thẩm Phán rời tòa án, để kết thúc lễ tuyên thệ, chúng tôi xếp thành hàng để được ngài xuống bắt tay từng người chúc mừng. Khi đến phiên tôi, tôi đã...  cả gan "trách yêu" ông, "Sao ngài không nói một câu nào bằng tiếng Việt"" Vẫn còn đang bắt tay tôi, ngài vừa cười vừa nói, "Tôi mà có nói tiếng Việt cô cũng chẳng thể hiểu nổi và mọi người sẽ lại cười ồ lên như khi tôi nói tiếng Đại Hàn, Campuchia và Thái Lan... " Ông nắm chặt tay tôi hơn và kể thêm một số kỷ niệm của thời gian 30/4/1975. Ngài Thẩm Phán Ellis là một trong những vị thẩm phán có tài và nổi tiếng trong giới thẩm phán của Mỹ. Những gì ông đã làm cho dân tộc Việt Nam nói riêng và những dân tộc khác nói chung thật đáng quý và đáng nhớ.
Khi trở về chỗ ngồi, anh công-dân-Mỹ-mới gốc Sri-Lanka bên cạnh đã nói với tôi, "Sao mày gan quá. Trong khi ai cũng khúm núm bắt tay ngài Thẩm Phán rồi vội vã đi, mày dám chuyện trò với ổng." - Tôi nói với anh "Có phải chúng ta đã trở thành công dân Mỹ rồi không" Vậy thì hãy sống cái tự do và bình đẵng ngay từ giây phút đầu."
"Tôi rời khỏi tòa án đầy tin yêu và thiện cảm với ngài Thẩm Phán và đất nước mà từ đây tôi đã trở thành một phần của nó. Ngài Thẩm Phán đã làm cho chúng tôi cảm thấy thật đặc biệt và buổi lễ vô cùng ý nghĩa." Sau lễ tuyên thệ, tôi đã viết thư cảm ơn ngài cho những gì ngài đã làm cho người Việt. Tôi chia sẻ câu chuyện "Duyên Nợ Với Nước Mỹ" của mình với ông và nói, "Ngày tôi tuyên thệ không chỉ là ngày tôi trở thành công dân Mỹ mà còn là ngày tôi thực hiện được giấc mơ từ 3 thế hệ của gia đình. Nhưng đó chỉ là mới giấc mơ đầu tiên. Tôi sẽ sống đời công dân Mỹ của mình thật tự hào và hạnh phúc và sẽ hàng ngày lần lượt thực hiện các giấc mơ kế tiếp để đất-nước-của-những-giấc-mơ mỗi ngày thêm phong phú."

*
Chuyện "yêu Mỹ" của tứ cô nương là vậy. Chúng tôi là những người bạn đầu tiên của nhau trên đất Mỹ, và người đầu tiên mà chúng tôi đã "yêu" đó là thầy J.Kane. Thầy như người cha tinh thần của chúng tôi. Chỉ đọc tên họ (last name) của chúng tôi, thầy đã biết ngay chúng tôi từ đâu đến. Thầy nói cho chúng tôi nghe cả những nét nổi bật trong chính văn hóa gốc của chúng tôi. Với khối kinh nghiêm và những bằng tiến sĩ của thầy Kane, thầy có thể có những công việc với mức lương cao hơn nghành giáo rất nhiều nhưng thầy vẫn sống giản dị và tận tụy với công việc bục giảng, đèn sách; thầy luôn hết lòng giúp đỡ những đứa học trò đến từ năm châu với những giọng tiếng Anh...  nghe không ra như chúng tôi. Thầy đã không chỉ dạy cho chúng tôi cách phát âm và nhấn chữ cho chính xác, viết văn thế nào cho đúng cú pháp, văn hóa Mỹ... vv...  Thầy còn mách bảo chúng tôi cả những chi tiết nhỏ mà ít ai để ý như khi lên lãnh bằng, "Phải đứng thẳng lưng, tự tin, tươi cười, đưa tay trái ra nhận bằng để tay phải kia bắt tay người trao... "
Khi nhận bằng quốc tịch và bắt tay ngài Thẩm Phán, tôi nhớ lại bắt tay của thầy J.Kane và chứng chỉ đầu tiên trên đất Mỹ thầy đã trao.
Còn nhớ, ngày kết thúc lớp học Anh văn cấp tốc, chúng tôi đã tặng thầy J.Kane một món quà kỷ niệm. Đó là một quả địa cầu với tên của từng đứa chúng tôi ghim ngay trên đất nước của từng đứa. Bốn đứa chúng tôi sẽ luôn cố gắng học hành và làm việc để mỗi khi gặp lại sẽ hài lòng kể cho nhau nghe những "kỳ công" của nhau và thầy J.Kane sẽ tự hào nhớ đến chúng tôi - những chú chim non rời xa tổ ấm nay đã tìm được

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,339,164
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.