Hôm nay,  

Từ Mỹ, Kể Chuyện Mỹ … Tho

07/01/200900:00:00(Xem: 228151)

Từ Mỹ, kể chuyện Mỹ Tho

Nguyễn Khánh Vũ
Bài số 2501-16208578 vb310709

Tác giả tự giới thiệu: Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên,  và mới nhất là các bài "Không Cho Phép Mình Quên"; "Homeless tại Mỹ." "Lễ Tạ Ơn 2008". Sau đây là bài viết mới nhất.

Quê hương là một nơi mà cho dù bao năm xa cách, cho dù bao nhiêu bận rộn trong cuộc sống thường nhật cũng khó làm cho người ta quên.
Hôm qua gia đình tôi vừa nhận được một số hình ảnh từ Mỹ Tho, Việt Nam gửi sang. Số là bà chị, con dì tôi, vừa lập gia đình. Chú rể là một Việt kiều về từ Canada. Hai người quen nhau qua sự giới thiệu của một người bạn của dì tôi.
Mỹ Tho, vẫn như ngày tôi ra đi, không một chút thay đổi. Thời gian dường như ngưng đọng lại ở các làng quê Việt Nam nói chung và tại Mỹ Tho, quê tôi, nói riêng. Sinh hoạt tại các làng quê vẫn như những thế kỷ trước. Người dân hầu như không biết gì đến tiến bộ khoa học của thế giới bên ngoài. Vẫn cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau. Vẫn những người nông dân chân lấm, tay bùn. Những người cầm quyền tại Việt Nam hiện nay cứ vỗ ngực khoe khoang, nước Việt sẽ vượt Thailand lên hàng đầu các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, nhưng thử hỏi đời sống người nông dân có gì thay đổi sau hơn mấy chục năm dưới cái chế độ gọi là vì dân của họ, và sau những vụ mùa vất vả người nông dân còn lại được gì"
Ống kính của người thợ quay phim không biết vô tình hay hữu ý đã ngừng khá lâu khi quay lướt qua phần mộ của gia tộc. Ngoại tôi nằm ở đây đây. Mới đó mà Ngoại đã mất hơn hai năm. Tôi luôn nhớ những lần Tết đến, mấy chị em tôi quây quần lại và chúc Tết Ngoại qua điện thoại. Lần nào tôi cũng chúc "Chúc Ngoại khoẻ mạnh, sống lâu trăm tuổi để tụi con còn về thăm Ngoại nha Ngoại".  Ngoại cười hiền hậu "Ừ Ngoại ráng sống 100 tuổi. Mà năm nay tụi con có về thăm Ngoại hôn"". Thế là tôi im lặng, ngập ngừng. "Ngoại nói vậy thôi, ở bển tụi con ráng mần ăn, khi nào rảnh rỗi thì về thăm Ngoại".
Ngoại tôi lưng còng lắm. Mỗi lần về Mỹ Tho thăm Ngoại, tôi lại thấy Ngoại còng hơn. Con cháu về thăm, Ngoại mừng và khỏe ra trông thấy. Ngoại lúi húi giựt mấy trái dừa tươi về bổ ra cho chúng tôi uống. "Tụi con uống đi, đi xe đò xa xôi về thăm Ngoại", Ngoại cứ lăng xăng đi tới đi lui nhắc nhở.
Nhớ hồi Ba tôi còn ở trong tù cộng sản, năm nào ba tháng hè Má tôi đều đưa mấy chị em về gửi dưới Ngoại. Ngày ngày Ngoại đi kéo tàu dừa rớt trong vườn, nuôi vài con heo, con gà, chắt chiu từng đồng lo cho con cháu và phụ đỡ Má tôi nuôi Ba tôi trong tù. Ngày nào cũng vậy, trước khi rời nhà đi thăm vườn, Ngoại cũng đều căn dặn mấy chị em tôi ở nhà chơi, đừng theo tụi con nít trong xóm đi la cà. Vậy mà bóng Ngoại vừa khuất khỏi hàng dừa ngoài ngõ là tôi với nhỏ em đã phóng biến đi mất. Có lần Ngoại bắt gặp tôi cùng lũ trẻ trong xóm đi tắm sông. Ngoại bắt về, nằm xuống phản, rồi Ngoại quất cho 3 roi đau quắn đít. Đánh xong, Ngoại quăng cây roi, rồi ngồi bệt xuống bệ cửa, mắt nhìn xa xăm. Ngoại nói run run như khóc "Cha Má bây gửi bây cho Ngoại. Cha bây người ta bắt đi không biết chừng nào về. Còn Má bây bận làm ăn trên Sàigòn. Bây cứ cãi lời Ngoại đi tắm sông. Lỡ Hà Bá nó bắt bây, chừng Cha bây về, Ngoại ăn nói làm sao với Cha bây"". Rồi Ngoại xuýt xoa khi xức dầu cù là cho tôi "Ngoại đánh bây đau, bây có giận Ngoại không"". Tôi hồi đó không được như  cái thầy gì đó trong truyện Tàu, thấy Mẹ đánh không đau thì thương Mẹ hơn vì biết Mẹ đã già yếu. Tôi giận Ngoại vì Ngoại đã quất tôi tới 3 roi thay vì chỉ 1. Thấy tôi im lặng không trả lời, Ngoại lại nói "Thôi đi thay đồ đi, rồi Ngoại nấu cơm cho ăn. Mai Ngoại rảnh Ngoại nấu chè cho bây ăn".
Ngoại tôi là bà tiên nhân từ trong truyện cổ tích. Ngoại để giành từng trái xoài, từng nải chuối, vài kí gạo, rồi Ngoại theo xe đò lên Saigon tiếp tế cho gia đình tôi. Cái thời mà Việt cộng, đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, ngăn sông cấm chợ, đời sống ở các thành phố như Saigon, vô vàn khó khăn. Quanh năm chỉ có bo bo, xếp hàng tranh nhau vài con cá ương, gạo thì mục và trước khi bán họ còn trộn thêm đá dăm. Cả một miền Nam trù phú đã tiêu điều bởi một lũ ngu đần nhưng cao ngạo sau khi chiếm được miền Nam chỉ bởi sự mặc cả, mua bán giữa các đại cường.
Ngoại tôi cả một đời ít khi rời khỏi mảnh đất quê. Lần nào lên Saigon thăm cháu, Ngoại chỉ ở chừng 1 hay 2 bữa là Ngoại đòi về. Ngoại nói "Ngoại đi vậy không ai trông nhà. Gà, vịt không ai lo." Và lần nào trước khi về, Ngoại cũng hôn từng đứa cháu một. Mấy chị em tôi cứ chọc Ngoại "Ngoại "Tây" quá há". Khái niệm quê hương với tôi rất gần gũi, mộc mạc. Quê hương là bóng Ngoại còng, là nụ cười móm mém của Ngoại tôi. Giờ Ngoại mất rồi, tôi chẳng còn mấy hứng thú mỗi khi có ai rủ tôi về thăm Việt Nam.


Xem xong cuốn băng video, tôi vừa vui vừa buồn. Vui vì mừng cho bà chị họ nên duyên vợ chồng và hy vọng chị sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho con cái chị sau này nơi xứ xa. Vui vì được nhìn lại bà con, chòm xóm, quê hương dù chỉ qua băng đĩa. Vui vì thấy những người thân yêu vẫn bình an, mạnh giỏi. Buồn vì thấy sao quê mình vẫn còn nghèo quá. Nhìn những đứa bé mình trần trùng trục, đen đủi, khẳng khiu đứng hai bên đường làng nhìn theo đám rước dâu, tôi muốn ứa nước mắt. Các em chắc chẳng thể hàng ngày đến trường, mà phải lam lũ đi coi trâu thuê cho người hoặc theo đám mót lúa vào những ngày gặt. Các em vẫn hồn nhiên vui cười mà không hề biết tương lai sẽ ra sao. Cuộc đời các em rồi sẽ lại như cha mẹ các em hiện tại, ăn bữa sáng là phải chạy lo cho bữa chiều, quần quật quanh năm mà cuộc sống ngày càng nghèo, càng khó hơn. Có những đứa bé nét mặt rất ngây thơ, tay chân vẫn còn lấm lem bùn đất đứng ngây người ngắm nghiá những chiếc xe rước dâu bóng lộn mà không hề dám lấy tay sờ vào vì người tài xế cứ chăm chăm trông chừng chúng, như thể những con bệnh truyền nhiễm cần tránh xa. Những người quay phim chuyên nghiệp thì cứ  xua đuổi chúng vì lo sợ hình ảnh nghèo nàn, ốm yếu của chúng sẽ lọt vào ống kính. Những cụ già lưng đã còng, miệng nhai trầu, tay chống gậy nhìn theo mà cứ xuýt xoa khen sự giàu sang của chú rể. Các cụ có được hưởng nhàn khi cao tuổi, hay ngày ngày vẫn phải vất vả mót từng cọng dừa khô, nhặt từng cọng củi sót lại trong vườn người khác, hoặc lặn lội mò kiếm từng con tép hầu có thể đấp đổi qua ngày.
Đám cưới dưới quê thật là vui. Cô dâu ở cồn bên kia giàm Kỳ Hôn nên có cảnh rước dâu rất đổi nên thơ, cứ như cảnh ngày xưa, ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau. Nhưng thay vì dùng ngựa thì người ta dùng đò. Mấy chục chiếc đò được kết hoa trông rất đẹp mắt nằm san sát nhau, nổi bật bên bờ sông. Giàm này có tên Kỳ Hôn. Theo tục truyền, ngày xưa vua Gia Long đang đi thuyền, nhìn thấy nước một bên chảy xuôi, một chiều chảy ngược, nhà vua buột miệng nói "Cái giàm này kỳ hôn"". Người xưa lấy chuyện này mà đặt tên cho cái giàm.
Máy chụp hình cứ bấm nhấp nhoáng. Chú rể cho mướn đến hai nhóm quay phim như thể sợ có gì trục trặc. Đó là chưa kể ba bốn cái máy do thân nhân, gia đình chú rể đua nhau tự quay lấy. Đường làng dẫn ra bờ sông dường như quá chật, quá hẹp cho hơn một chục chiếc xe tháp tùng chú rể đi đón dâu. Mấy anh tài xế chắc được "bo" hậu hĩ  lắm hay sao mà trông có vẻ vênh váo khác thường với những người dân quê đứng hai bên đường làng trông theo.
Đám cưới Việt kiều có khác, cô dâu thay một lúc bốn, năm cái áo dài, chú rể cũng xúng xính khăn đóng, áo dài lạy bàn thờ làm lễ gia tiên. Đúng như ông bà mình nói, có tiền sinh lễ nghĩa. Thay vì đơn giản các thủ tục cưới hỏi, người ta lại bày vẽ nọ kia làm cho đám cưới thêm phần long trọng và cầu kỳ. Chú rể không nhận tiền mừng mà còn làm tiệc đãi cả làng, không kể thân sơ, không kể giàu nghèo. Đám cưới đãi luôn ba ngày, cứ như một đám cúng đình. Ba con bò thiệt to được vật ra làm tiệc. Có những người theo tôi biết chẳng có họ hàng gì với gia đình tôi, thậm chí chẳng có quan hệ hay quen biết gì cũng có mặt trong đám cưới. Họ xông vào phụ cái này, giúp cái kia để mong được mời vào bàn. Các công việc như chăng mấy tấm bạt, sắp xếp bàn ghế, lau rửa chén bát hoặc kết lá dừa làm cổng vu qui cũng không cần thuê người làm. Họ làm một cách tự nguyện, vui vẻ, nói chuyện,  bàn tán râm ran như thể đám cưới một người thân của họ. Dì tôi bữa nào cũng dành ra đến ba, bốn bàn riêng cho họ. Vui nhất là đám con nít, chúng cứ bu theo đám thợ nấu ăn ở phía nhà sau. Lâu lâu được cho cái này, cái kia là chúng nhảy lên, chạy khoe với chúng bạn. Chắc là lâu lắm rồi chúng mới được ăn ngon và nhiều như vậy. Nhìn chúng ăn mà tôi thấy tội nghiệp và thương vô cùng. Chúng cũng trạc tuổi những đứa cháu của tôi nhưng chúng hoàn toàn không có tuổi thơ hoặc một tuổi thơ quá lam lũ, cực nhọc. Nhìn những cánh tay đen đủi quệt vội nước mũi vì cái nóng hay cái cay của đồ ăn rồi tiếp tục ăn say sưa, ăn như thể sợ mất phần hoặc sợ bị đòi lại, tôi vừa buồn cười vừa muốn khóc.
Cuốn phim kết thúc đã lâu mà tôi cứ ngồi lặng yên, miên man trong suy nghĩ về quê hương, về đất nước tôi. Tương lai quê hương tôi sao vẫn mù mịt, tối tăm như tương lai của những đứa bé này.
Hơn 30 năm trước, chúng ta mất đi một nửa nước trù phú, giàu có. Một nửa nước mà mọi giá trị nhân bản còn nguyên vẹn, con người còn đối xử thật con người với nhau. Một nửa nước mà các căn bản dân chủ, dân quyền, tuy chưa trọn vẹn do hoàn cảnh chiến tranh, đã đâm chồi, nẩy lộc. Hơn 30 năm sau, chúng ta mất hoàn toàn một nước, mọi giá trị đạo đức xã hội hầu như bị đạp đổ. Đồng tiền đã và đang thay thế tình người trong quan hệ giữa người và người. Cũng vì tiền, bọn cầm quyền sẵn sàng bán mọi thứ. Chúng bán đất, bán biển cho bọn Tàu phù để mua ngày, mua tháng tiếp tục làm tay sai. Chúng nhận tiền của tư bản ngoại quốc để biến cả nước thành một bãi rác khổng lồ. Chúng bán thanh niên, thanh nữ đi làm lao nô khắp nơi. Con người Việt Nam, quốc thể Việt Nam bị rẻ rúng, bị chà đạp. Thật tội nghiệp cho mẹ Việt Nam đã sinh ra, đã cưu mang một bọn dốt nát, độc ác nhưng vỗ ngực tự xưng đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Nước Nhật hứng chịu 2 trái bom nguyên tử, thất bại nhục nhã trong thế chiến thứ 2, 1945. Vậy mà chỉ đến năm 1970, Nhật đã làm thế giới ngưỡng phục khi tổ chức hội chợ thế giới ở Đông Kinh. Chỉ vọn vẻn 25 năm. Ngày nay, Nhật là một đại cường kinh tế, cả thế giới bị chi phối bởi sản phẩm của Nhật. Cả thế giới ngưỡng mộ tư cách và tinh thần Nhật. Ngày trước, khi đọc cuốn "Nhật Bản ngày nay" trong tủ sách của Ba tôi, tôi thầm mơ ước "Việt Nam ngày sau" sẽ chẳng thể thua kém. Giấc mơ Việt của tôi bao giờ thành sự thật"
Tôi yêu quê tôi qua những hình ảnh giản đơn của những con người rất đỗi bình dị, khó nghèo. Tôi yêu quê tôi với bao nhọc nhằn của đời sống thường nhật. Và tôi yêu quê tôi với ước mơ một ngày quê hương sẽ thanh bình, mọi người dân được chăm lo, mọi đứa trẻ được đến trường với tuổi thơ đầy ắp tiếng cười, hạnh phúc.
Nguyễn Khánh Vũ

Ý kiến bạn đọc
20/05/201514:20:24
Khách
Có phải Nguyễn Khánh Vũ Bách Khoa Saigon khóa 86 không?
02/10/201215:28:02
Khách
Bài viết quá hay, đọc tới đâu nước mắt tôi rơi tới đó. Mỹ Tho cũng là quê hương yêu dấu của tôi. Cám ơn tác giả đã đưa tôi trở về nơi chôn nhau cắt rốn nghèo đói của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,540
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.