Hôm nay,  

Sóng Ngầm

08/08/200800:00:00(Xem: 162726)
Tác giả: Hoàng Kim
Bài số 2372-16208448-vb6080808

Tác giả là cư dân Norwalk, California. Bài viết của bà là câu chuyện một gia đình H.O tại Hoa Kỳ.

***

Năm 1992 gia đình Linh và Hạnh cùng 3 người con trai sang Hoa Kỳ định cư theo diện H.O. Bà chị của Hạnh goá chồng, các con đã ở riêng, nhà dư 2 phòng nên bà cho vợ chồng Linh về ở chung.

Việc đầu tiên Linh và Hạnh đi học lái xe, học lớp Anh văn và học nghề Nails. Ba năm sau họ đã sang được 1 tiệm Nails  nhỏ để sinh sống. Hạnh khuyến khích chồng học thêm Cosmestology vào buổi tối.

Linh nói:

- Ban ngày giũa nails mệt muốn chết mà em còn bắt anh đi học buổi tối nữa làm sao chịu nổi

- Em tính rồi, anh chỉ cần ra tiệm giúp em buổi chiều tối thôi. Rồi tối anh đi học cố gắng khoảng hơn 1 năm là xong rồi. Sợ Linh đổi ý. Hôm sau Hạnh rủ chồng đến một trường thẩm mỹ để ghi danh.

Từ lúc Linh bắt đầu đi học nghề tóc thì Hạnh vất vả lắm. Buổi sáng vừa lo cho con ăn uống, chở tụi nó đi học là Hạnh ra tiệm để mở cửa, dọn dẹp. Hai cô thợ, Thúy và Dung đều nói rằng:

- Sao chị Hạnh chiều anh Linh quá vậy.Tụi em thấy chị cực quá

- Quen rồi em ạ. Mẹ chị nói rằng chiều chồng là đức tính căn bản của người phụ nữ Việt Nam

- Đó là thời xưa thôi. Bây giờ ở xứ Mỹ văn minh này "Lady First" mà chị.

Đành rằng thế nhưng cũng còn tuỳ thuộc hoàn cảnh của từng gia đình.

Một hôm buổi sáng chở con đến trường, nàng ghé vào chợ mua ít thức ăn. Đến khi lái xe về nhà chợt nàng thấy xe cảnh sát đi theo, nàng sợ quá tấp xe vô lề đường. Lúc đó mới biết là mình không seat belt. Hạnh tái mặt:

-I'm sorry ! Gorget me!

Nàng đưa driver license cho ông cảnh sát.

-Are you Vietnamese"

-Yes, yes.

Có lẽ vì thấy khuôn mặt dễ thương và tội nghiệp nên ông ta đã nói một hơi dài rồi trả cho nàng bằng lái xe rồi tha cho nàng đi.

- Thank you very much.

Về nhà Hạnh kể cho Linh nghe, chàng cười sặc sụa làm nàng quê quá.

- Trời đất gorget me là quên tôi đi. Đáng lẽ em phải nói: Forgive me tức là tha lỗi cho tôi chứ.

- Thì em quýnh quá nên nói lộn mà

- Cũng may là em gặp ông cảnh sát có lòng bác ái nếu không là ăn ticket rồi.

Thời gian qua nhanh, 18 tháng sau Linh đã lấy được bằng Cosmetology- chàng rất khéo tay nên chỉ sau mấy tháng training chị của Linh đã mời chàng về làm tiệm Hair của chị vì tiệm của vợ chồng Linh chỉ có làm Nails thôi.

Cháu Hoàng con trai đầu lòng của họ đang học College năm thứ 2, thấy mẹ vất vả nên cháu cũng ra tiệm vào cuối tuần để tập làm chân tay nước phụ Mẹ có tiền xài.

Cuộc sống êm đềm bỗng nhiên có một chút phiền toái. Một hôm Hạnh thấy lòng bồn chồn lo lắng vì daọ này Hoàng hay đi chơi khuya, có khi sáng hôm sau mới về. Hạnh gọi con vào phòng dò hỏi:

-Hoàng, nói thật cho mẹ biết con quen nhỏ Lan bao lâu rồi"

-Dạ, chừng 1 năm, Lan là em của Vũ bạn học chung với con

-Vậy nên con thường đến nhà nó chơi và ở lại qua đêm phải không"

Hoàng đỏ mặt ấp úng mãi mới nói được.

- Có chuyện này rất quan trọng- Hôm nay con phải thưa với Mẹ. Xin mẹ giúp con.

Biết chuyện chẳng lành, Hạnh nói.

-Con nói đi

- Con và Lan thương nhau nên Lan lỡ có thai được 3 tháng rồi. Xin Mẹ cho phép tụi con làm đám cưới.

Con đặt  Bố Mẹ trước sự đã rồi mà con lại nói xin phép Mẹ à"

- Xin lỗi mẹ, con không ngờ lại xảy ra việc đó. Xin mẹ thương con và Lan.

- Nó không có đạo thì làm sao làm lễ cưới được"

- Mẹ đừng lo, Bố Mẹ Lan cho phép Lan được theo Đạo Công Giáo.

Khi nghe Hạnh bàn về việc đám cưới cho Hoàng và Lan. Linh bực tức

- Anh không hiểu sao thằng Hoàng lại dại dột thế- con Lan vừa không đẹp, không giỏi, không giàu, nói chung chẳng có điểm nào xuất sắc mà sao nó lại lấy làm vợ"

- Thôi anh ạ, đằng nào cũng lỡ rồi ,chỉ còn 6 tháng nữa là mình có cháu nội, phải lo gấp cho tụi nó.

Vợ chồng Linh đưa hai đứa vào trình cha xứ. Ngài hỏi Hoàng đã suy nghĩ kỹ chưa. Thánh không bắt buộc con vì cái thai mà phải làm đám cưới. Điều cốt yếu là hai đứa có thành thật yêu nhau và sống với nhau trọn đời được không"

Hoàng trả lời cha là nó nhất định muốn cưới Lan làm vợ. Thế là cha cho hai đứa học Giáo Lý hôn nhân trong 2 tháng để Lan chịu phép rửa tội và chuẩn bị làm lễ cưới.

Mặc dù ngoài ý muốn nhưng vì thương con nên Linh và Hạnh cũng đã tổ chức lễ cưới cho 2 đứa thật long trọng và tốt đẹp. Ai cũng khen chú rể đẹp trai và trẻ quá.

Bốn tháng sau cháu Kevin chào đời, nó giống Hoàng như khuôn đúc. Hạnh thương con trai mới 24 tuổi, tương lai sự nghiệp chưa có mà đã phải lo cho vợ con, Hoàng không muốn học nữa. Nó xin Bố Mẹ cho 2 vợ chồng nó về trông coi tiệm Nails.

Từ ngày Hoàng và Lan về, tiệm Nails của Hạnh càng đông khách thêm và Hạnh cũng đỡ phải nhức đầu về việc kiếm thợ.

Vì Lan là con gái duy nhất của gia đình nên Ba Má Lan muốn tụi nó ở chung với Ông Bà để Ông Ngoại trông Kevin còn Bà Ngoại và Bà Nội đều làm nghề Nails.

Khi Kevin được 3 tuổi thì vợ chồng Hoàng và Lan bắt đầu có chuyện xích mích. Lan không làm ở tiệm của Mẹ chồng nữa vì Má cô ta cũng mới vừa sang được 1 tiệm Nails ở Long Beach nên muốn Lan về trông tiệm cho Bà.

Cũng trong thời gian này, buổi tối Linh đi học thêm để lấy bằng Intructor of Cosmestology-chàng nói với vợ:

- Hạnh à, Anh không muốn làm thợ tóc nữa. Để anh học xong đi dạy cho đỡ mệt, em đồng ý không"

- Vâng anh thích thì cứ làm theo ý anh.

Hai năm sau đó lúc Linh bắt đầu đi dạy ở một trường thẩm mỹ thì cũng là lúc Hoàng và Lan đã chính thức ly dị- Hạnh rất đau khổ vì cháu Kevin ở với mẹ nó và Ông Bà Ngoại.

Hoàng xin phép Bố Mẹ để sang Arizona lập nghiệp.Tuổi trẻ yêu cuồng, sống vội, rồi chia tay. Hạnh ân hận vì đã cho nó cưới theo nghi thức công giáo để bây giờ mọi chuyện lỡ làng.

Đôi khi nhớ cháu nội quá-Hạnh liên lạc với Lan để đón Kevin về chơi cuối tuần.

Lâm thì may mắn hơn anh của nó, Lâm đã tốt nghiệp bằng Computer Science và đã cưới Ngọc Trân sau 8 năm dài yêu nhau và gây dựng cơ nghiệp ở Arizona- Lâm hiện làm Programer tại School District ở Tucson.

Ngọc Trân đã bỏ không học Nurse nữa mà trông coi 1 tiệm nails của Bố Mẹ- Hai vợ chồng Lâm đã mua được 1 căn nhà ở khu yên tĩnh.

Hoàng sang Arizona được 3 năm thì mua được 1 tiệm Nails và đến nay cũng đã tậu được 1 căn nhà ở cùng thành phố và gần nhà của Lâm.

Năm 2005 Út Mẫn cũng đã vào Đại học. Hạnh sang tiệm Nails vì cảm thấy mệt mỏi. Các con đều nói rằng:

- Mẹ nghỉ ngơi sớm cho khỏe, Bố và tụi con lo cho gia đình là đủ rồi Mẹ à.

Từ lúc không đi làm nữa, Hạnh có nhiều thì giờ để chăm sóc nhà cửa,vườn tược. Tháng 8 vừa qua trận bão ở New Orleans-Loussiana đã làm thiệt hại biết bao nhân mạng và tài sản. Nhìn TV chiếu lại cảnh đau thương ấy Hạnh không cầm được nước mắt. Nàng cũng đã gửi 1 số tiền để giúp các nạn nhân bão lụt.

Linh cũng kêu 1 người thợ đến để sưả sang lại nóc nhà và những chỗ hư, cũ để phòng chống bão

Dạo này Hạnh để ý thấy chồng có vẻ ăn mặc chải chuốt hơn, siêng nhuộm tóc hơn trước. Nhiều tháng bill của cellphone gửi về Hạnh thấy đầy nghẹt số blooked NBR, lúc thì 15 phút, rồi 25 phút có thậm chỉ cả 40 phút gọi liên tục. Hạnh hỏi chồng  thì Linh đáp:

- Em để ý làm gì cho mệt, những lúc rảnh rỗi thì gọi bạn bè nói chuyện cho vui.

- Bạn gì mà siêng quá- ngày nào cũng gọi mà nói chuyện gì mấy chục phút!

- Là sao anh nhớ được là người nào gọi"

- Chớ không phải anh gọi mấy cô học trò của anh sao"

- Em đừng có nghĩ bậy bạ, nếu em không muốn thì từ nay anh không xài cell phone nữa, được chưa"

- Em không nhỏ mọn như vậy, nhưng chỉ dùng cell khi cần thiết thôi chứ không phải cho số người ta gọi bừa bãi, anh đâu có trả bill mà biết, gần $100 1 tháng đó.

- Tuân lệnh bà xã.

Không đi làm nail nữa thì  ở nhà cũng làm đủ mọi việc từ A đến Z.

Hằng ngày Hạnh ra lấy thư để theo dõi và trả bill cho đúng hạn, chỉ trong vòng 1 tháng trời Hạnh đã phát giác ra Linh nợ 3 thẻ credit card của 3 hãng wored points- Wahington Mutual- Capitol One, tổng cộng gần 12.000 đồng. Hạnh giận lắm tím cả ruột gan mặt không còn chút máu. Tại sao mấy năm nay nàng lại vô tình không biết Linh nợ nần nhiều như vầy, chờ chồng đi làm về, vừa bước vào nhà thấy mặt Hạnh hầm hầm, chàng hỏi:

- Có chuyện gì vậy em"

Hạnh vứt mạnh 3 cái bill trên bàn.

- Cái này là cái gì vậy" Ông thật là to gan quá, làm gì mà nợ nần, lấy tiền cho gái phải không"

- Đâu có, mấy thẻ này anh xài từ mấy năm trước lúc anh đi học thêm, nào dè tiền lời tăng quá nên anh trả mãi không hết nợ.

Tức quá Hạnh òa lên khóc.

- Sang đến Mỹ mà vẫn còn nợ nần, ông muốn làm khổ tôi đến bao giờ nữa đây.

- Xin lỗi em, anh không muốn cho em biết vì sợ em buồn, nín đi, đừng khóc nữa, em làm ơn trả nợ cho anh 1 lần, anh hứa từ nay sẽ không xài credit card nữa.

Thật là đau đớn trong lòng. Hạnh dè sẻn, chắt chiu từng đồng. Không dám đi shopping nhiều, chỉ đợi sale quần áo đa số đều do chúng em và con cái nàng mua tặng.

Bây giờ đành phải bỏ ra 12.000 để trả nợ cho chồng không thì tiền lời càng ngày càng tăng vọt làm sao chịu nổi.

Đúng là một bài học nhớ đời, sau vụ đó, hạnh thấy bất cứ cái thư nào cho vay credit là nàng xé bỏ hết.

Hằng năm, vào mùa giáng sinh là gia đình Hạnh đưa Kevin sang Tucson để thăm bố nó, cả nhà ăn mừng lễ và tặng quà cho nhau trong bầu không khí ấm áp yêu thương.

Mẫn đi làm part time cuối tuần nên về trước. Linh cũng về theo và nói rằng chàng có lớp luyện thi nên không bỏ dạy được. Đầu tháng giêng, Hạnh đưa cháu  nội về lại cho mẹ nó, phi cơ bắt đầu cất cánh là nàng lần 3 chuỗi mân côi thì cũng vừa đến nơi (bay có 1giờ 15 phút).

Linh đón Hạnh ở phi trường và đưa Kevin về trước khi về nhà. Nhìn đồng hồ đã 6 giờ chiều, chàng lại đi ngay để dạy lớp buổi tối từ 7g đến 10g.

Mỗi lần đi xa về Hạnh rất bực mình vì nhà cửa bê bối, bẩn thỉu. Tắm rửa thay quần áo xong, Hạnh lên giường nằm nghỉ 1 tiếng đồng hồ. Mở tủ lạnh thấy chẳng có gì để ăn. Nàng đành nấu 1 gói mì, ăn uống xong là dọn dẹp nhà cửa.

Quần áo Linh để đầy thùng chưa giặt, Hạnh mở máy, bỏ xà bông để giặt đồ. Khi cầm chiếc quần tây màu xám, chợt thấy ở túi có 1 vật gì đó cồm cộm, Hạnh thò tay vào lấy ra thì trời ơi không thể ngờ được, đó là 1 cái "condom" tim nàng đập mạnh, Hạnh với lấy 1 ly nước lạnh  để uống cho hạ hỏa, mở tủ quần áo của Linh thì thấy có vài cái quần, áo lót mới mua.

Hạnh cầm điện thoại và hét lên:

- Ông về nhà ngay, nếu không thì tôi tới trường.

- Có chuyện gì vậy" Anh về liền.

Giọng Linh hốt hoảng.

Cũng may giờ này Mẫn không có nhà. Linh bước vào phòng thấy mấy cái quần áo lót và cái condom để ở trên giường chàng đỏ mặt, Hạnh nói:

- Sao, bằng chứng đây còn chối cãi nữa không"

- Anh đi BS khám bệnh, mua thuốc họ tặng thêm cái đó mà anh đâu có xài.

- Bộ tưởng tôi là con nít hả" Hạnh chạy ra ở cửa xe của Linh, tìm trong học nhỏ thì thấy 1 lọ đựng 2 viên viagra và 1 lọ nhỏ xíu nước màu đậm trên hộp có hình ông Tầu.

- Hừ, thì ra lâu nay tôi đã bị ông lừa gạt.

- Em cũng biết là anh bị bệnh mà.

- Tôi hỏi ông! Tại sao vợ đi vắng, ở nhà mua mấy đồ quỷ đó để trên xe và túi quần là ý gì"

- Anh mới đi BS sáng nay mà, tin anh đi, anh không có làm gì bậy bạ đâu!

Linh tính như báo cho Hạnh biết có chuyện gì khủng khiếp sắp xảy đến với gia đình này.

Từ lúc bán lại căn nhà cho vợ chồng Hạnh, chị Phúc qua bên Texas ở với con trai, hôm nay về Cali chơi đến thăm Hạnh, chị kêu lên.

- Trời ơi, mới xa mày có 3 năm không gặp mà sao tao thấy mày thay đổi, ốm hơn trước, có gì buồn không"

- Chắc tại em nhớ con nhớ cháu nên buồn vậy thôi chị ơi.

- Tụi nó có gia đình vợ con rồi. Mình lo cho thân mình đi, đau ốm nằm đó thì thiệt mình thôi.

Có chị Phúc về chơi 1 tháng nên Hạnh cũng đỡ buồn. Hai chị em tâm sự với nhau.

- Em hỏi thật nhé, sống không có chồng, chị có cảm thấy cô đơn không"

- Đương nhiên là có chứ, nhưng hình dáng anh Hải luôn ở trong tim chị. Anh chị rất yêu nhau, tiếc là ảnh vắn số.

Hạnh lại thở dài, chị Phúc hỏi.

- Em và Linh vẫn hạnh phúc.

- Em nghi ngờ Linh có tình nhân chị ạ.

- Dễ ợt, mày cứ theo dõi đường đi nước bước của nó là biết liền.

Chị Phúc vừa về lại Texas thì Uyên em gái của Hạnh phone cho Hạnh biết là cô Ngọc, thợ Nails làm cho Uyên thấy anh Linh đi ăn ở quán N.Y với 1 người đàn bà trẻ và 1 đứa con gái khoảng 10 tuổi, con bé cứ theo sát bên Linh nhõng nhẽo, xem chừng họ thân mật với nhau lắm.

Khi Linh về nhà thì Hạnh có hỏi về việc đó thì chàng trả lời:

- À, ngày Tết trường có tổ chức liên hoan có cả ban giám hiệu nữa chuú đâu phải chỉ có một người đàn bà.

- Tại sao anh không nói cho em biết.

- Anh nghĩ chuyện tiệc tùng với học trò và các thầy cô thì đâu có gì đáng quan tâm.

Thế là sau đó Hạnh đã năn nỉ Uyên đưa nàng đi để theo dõi Linh đi đâu, với ai"

Hạnh còn nhớ rõ, hôm ấy là ngày thứ Sáu tuần thánh thứ 2 của mùa chay. Vì đã hẹn nhau trước. Linh vừa lái xe ra khỏi nhà thì Uyên đến và Hạnh vội leo lên xe ngồi phía sau, sợ Linh nhận diện nên Uyên đeo mắt kiếng to đen, đầu đội chiếc khăn dài quấn ngang  qua cổ trông như người Irac, Hạnh đội mũ kéo xuống sát mắt ngồi núp đằng sau ghế, đến ngã tư đèn đỏ, xe Uyên đậu sát ngay xe Linh, tim  Hạnh đánh thình thịch.

- Thôi chết rồi, không biết ảnh có thấy tụi mình không"

- Chị đừng lo, em mặc thế này làm sao ảnh nhận ra được.

Và Uyên đuổi theo kịp xe Linh khi chàng rẽ vào khu chợ Á Châu, Uyên chờ cho Linh đi và trong chợ rồi mới tìm chỗ đậu xe gần chỗ quẹo ra đường để chờ Linh ra thì mới theo kịp.

- Chị thấy chưa, giờ này đi dạy học mà tại sao lại vào chợ mua đồ"

Cổ họng đắng ngắt, Hạnh không biết đây là thực hay mơ nữa, chợt Uyên nói to.

- Ra rồi kìa, mua tới 3 giỏ đồ chị ạ.

Linh vừa nổ máy, Uyên vội vàng dí theo đến đường Mc Fadden chàng quẹo vào 1 hẻm nhỏ rồi dừng xe ở đó.

Uyên đậu xe ở 1 góc đường gần nhà đó để theo dõi. Đầu nặng trĩu và lạnh xương sống Hạnh chỉ biết đọc kinh cầu nguyện xin Chúa giúp sức cho nàng chống trả lại với nỗi đau đớn này.

Linh bước xuống xe và đi vào căn nhà sơn màu xám, khoảng 20 phút sau, một người đàn bà khoảng 40 tuổi cùng đi với Linh ra xe và mang đồ vô nhà.

- Trời ơi! Em không thể ngờ anh Linh lại quá tệ, bây giờ làm sao, mình có nên vào gõ cửa không"

- Thôi em ạ- Như vậy đủ rồi, chị không muốn đối diện với họ nữa.

Chờ đến 1 tiếng 30 phút mà vẫn chưa thấy Linh ra. Lúc đó đã gần 7 giờ tối, Uyên phải về nhà thờ để hát lễ, hai chị em đưa nhau đến nhà thờ, Hạnh như muốn gục, đi không nổi nữa, Uyên phải dìu chị mình. May mắn gặp cha Xứ ở cổng và Uyên đã xin Cha ban phép lành cho chị mình. Lễ xong, Hạnh đến quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ, nàng cầu nguyện và cảm thấy tâm hồn được bình an. Uyên nói:

- Em nghĩ mình nên theo dõi một thời gian nữa thế nào cũng bắt được quả tangà.

- Chị hết chịu nổi rồi, tối nay chị phải hỏi cho ra lẽ.

Tâm hồn tan nát, thì ra bấy lâu  nay chàng đã dan díu với 1 đứa học trò thua chàng cả 20 tuổi, 70 tuổi vẫn về VN cưới vợ bé, bạn bè, chị em đa số đều đau khổ vì chồng. Hình như ở xứ Mỹ này, ngoại tình là 1 vấn nạn đang xảy ra trong nhiều gia đình. Tìm một người đàn ông chung thủy có lẽ còn khó hơn việc mò kim đáy biển. Đang suy nghĩ mông lung, thấy mặt Linh, Hạnh bực tức la to.

- Đồ khốn nạn, hôm nay chị em tôi đã chứng kiến tận mắt đôi gian phu dâm phụ, còn chối cãi nữa không"

- Em nói gì anh không hiểu"

-Thôi đừng làm bộ đóng kịch nữa, con đó tên gì" Và Hạnh kể rõ từng chi tiết, mặt Linh đỏ như trái gấc.

- Em đừng hiểu lầm, cô ta là học trò của anh và đã có chồng con.

- Hừ, thầy với trò tình tứ quá há, tại sao ông mua đồ ăn đến nhà nó.

- À, Hảo và 2 người bạn cùng ra trường nên tổ chức party ở nhà của Hảo, anh mua ít trái cây và bánh ngọt đến dự 1 chút rồi đi dạy.

- Tôi đã cảnh cáo ông nhiều lần rồi, đi đêm có ngày gặp ma, ông đừng hòng qua mặt tôi nữa. Tôi sẽ điều tra sự thật thế nào rồi mới tính chuyện sau. Tiếc là hồi chiều tôi đã không vào để xem rõ các người giở trò gì.

- Sao bà không vào để biết sự thật.

- Thôi đừng có già mồm nữa "thầy" ạ. Những điều người ta nói có sai đâu, thời gian sẽ trả lời tất cả, hèn gì mà gọi phone hằng ngày.

Hạnh đã dò hỏi và được biết cô Hảo đã có chồng và 1 đứa con gái 10 tuổi, nhưng đã ly dị, Hạnh nhớ lại cách đây mấy tháng Linh có mua 1 con gấu bông và bảo là tặng birthday cho con gái của ông hiệu trưởng.

Hạnh rất đau khổ khi biết rằng Linh đã lừa dối nàng bấy lâu nay, vì nghĩ rằng chồng làm mệt nhọc nên nàng cũng chẳng đòi hỏi chuyện gối chăn, Linh thì nói là vì uống thuốc tiểu đường và cao máu nhiều quá nên bị yếu sinh lýà vợ chồng ít gần gũi nhau, nào ngờ sự việc hôm nay xảy ra quá phũ phàng.

Từ khi Hạnh biết việc Linh ngoại tình thì cuộc sống gia đình không còn đầm ấm nữa, hình như có một khoảng cách giữa hai người. Đã có lần Hạnh muốn đuổi Linh ra khỏi nhà nhưng vì nghĩ đến các con, hơn nữa đã chừng tuổi này rồi mà còn đưa nhau ra tòa ly dị thì kỳ quá. Nên nàng đành nuốt hận. Người ta nói đúng "bệnh chữa được chứ tật không chữa được."

Linh có tính ham vui và mê gái. Từ hồi còn trẻ, mỗi lần đi hành quân về, chú Thông, tài xế của Linh thường mách với nàng rằng:

- Cô Hai ơi, trung úy đào hoa lắm, đi đến làng nào cũng có gái theo.

Đến năm 1975 Linh đi cải tạo 5 năm, Hạnh một mình nuôi 2 đứa con dại và tần tảo buôn bán ở chợ trời để kiếm tiền thăm nuôi chồng, trải qua những chuỗi ngày gian khổ có nhau. Hạnh cảm ơn nước Mỹ, nhờ có chương trình H.O nay gia đình nàng được định cư nơi xứ sở văn minh, cuộc sống đầy đủ, con cái thành đạt, thì chàng lại sanh tật, làm khổ nàng.

Thấy Hạnh tiều tụy, xanh xao, Uyên xót xa:

- Chị Hạnh, nghe em đi, đừng có thèm buồn, chị mới ngoài 50 còn trẻ, nét đẹp vẫn còn, chỉ cần bỏ tiền căng da mặt, độn ngực lên 1 chút là đâu có thua ai.

- Chị không thích sửa sắc đẹp, tự nhiên vẫn hơn.

- Mà cũng chẳng cần, chị ráng tẩm bổ, ăn nhiều cho mập thêm một chút là da hết nhăn, rồi chưng diện, đi chơi đây đó cho khuây khỏa.

Hôm sau, Hạnh rủ Uyên đi shopping, lần đầu tiên trong đời, Hạnh đã mua sắm quần áo thời trang và mỹ phẩm hết $2,000. Hạnh tự nhủ với lòng mình từ nay sẽ chăm sóc bản thân kỹ lưỡng hơn, tại sao lại phải khổ khi được sống ở đất nước tự do, văn minh nhất thế giới này. Ở đây có đầy đủ phương tiện, có nhiều bác sĩ giỏi và máy móc tối tân để làm đẹp cho phụ nữ. Hạnh soi gương nhìn thấy dung nhan mình đã sa sút hẳn, quầng mắt thâm sâu, hai bên gò má đã có nếp nhăn. trong vòng 3 tháng mà nàng sụt mất 6 pounds, thỉnh thoảng Hạnh phải dùng thuốc an thần để dỗ giấc ngủ. Thế mới biết cái đau trong tâm linh nó giết dần mòn cơ thể và tàn phá nhan sắc một cách tệ hại.

Nàng đến gặp B.S gia đình, ông nói nàng bị Stress, cần tịnh dưỡng và đừng suy nghĩ nhiều, BS truyền một bình nước biển và chích thuốc bổ cho Hạnh, nàng cũng mua gà ác hầm với thuốc Bắc để lấy nước uống, suốt mấy tuần lễ dưỡng sức và tập thể dục nàng cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Hằng tuần, Uyên đến đưa nàng đi Foot massage, đi ăn tiệm, đi chợ và mua sắm đồ đạc. Hạnh trang trí lại nhà cửa, thay hết các màn cửa sổ, chăn gối, mới.

Nàng mua hai chậu lan để ở phòng khách, trên bàn chưng 1 dĩa nến thơm đủ mầu, nàng hài lòng khi thấy căn nhà trở nên sáng sủa, xinh xắn hơn.

Mẫn dạy cho nàng cách sử dụng intetnet, hằng ngày, Hạnh bỏ ra 2 giờ để xem báo, "chat" với bạn bè.

Hạnh cố tự tìm cho mình một đời sống vui tươi, thoải mái hơn. Nàng thường xuyên đến nhà thờ, sinh hoạt với các bạn trong ca đoàn, làm việc tông đồ.

Đôi lúc Hạnh cũng muốn tha thứ cho chồng vì Linh làm việc ở trường thẩm mỹ, tiếp xúc với đàn bà, con gái trẻ nên đôi khi cũng bị cám dỗ, dễ sa ngã. Chàng đã thề hứa cắt đứt quan hệ với Hảo. Hằng ngày, Linh đi dạy lớp buổi sáng, trưa về nhà nghỉ ngơi rồi buổi chiều mới đi dạy lớp tối, chàng không đi chơi nhiều như trước nữa, nhưng thái độ của Linh đối với nàng có vẻ lạnh nhạt, thờ ơ.

Đâu ai biết rằng có lắm khi trong lòng nàng như dậy lên một cơn sóng ngầm làm nàng chới với, hụt hẫng. Nhưng nhờ có đức tin mạnh  mẽ, nàng trông cậy vào Chúa và mẹ Maria nên đã vượt qua mọi gian nan thử thách trong đời.

Dù sao vết thương lòng cũng cần thời gian mới có thể hàn gắn được.

Hoàng Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,329,625
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.