Hôm nay,  

Số Tiền Không Ngờ

06/05/200800:00:00(Xem: 33583)

Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài số 2290-16208267-vb3060508

Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Suốt bẩy năm qua, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Los Angeles. Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ). Bài viết mới của bà là chuyện ông chồng, một cựu quân nhân Mỹ tại Việt Nam,  vừa gặp một tai nạn giao thông trầm trọng. Sau tai nạn là những ngày phải đối phó với mọi đòn phép của hãng bảo hiểm. Sau đây là ý nguyện của bài viết, như lời tác giả muốn chia xẻ...

Trước hết, tôi chân thành cám ơn Luật Sư Jeffrey T. Roberts. Theo tôi, ông là một ngừơi luật sư rất giỏi, đúng nghĩa với câu nói "sẽ tìm đủ mọi cách để dành tất cả quyền lợi cho thân chu."

Luật Sư Jeffrey T. Roberts đã tìm đủ mọi cách và đem lại cho chúng tôi một số tiền không phải nhỏ và không ngờ mình có thể đòi được.

Sau nữa, tôi mong rằng kể chuyện này ra sẽ có thể chia xẻ với các bạn, nhứt là những bạn nào giống như tôi trứơc kia, đã không biết về quyền lợi của mình mà đòi hỏi.

...

Chuyện bắt đầu từ ngày Lễ Tạ Ơn năm 2005, chồng tôi đang tà tà lái chiếc xe mô tô Harley Davidson trên con đường Baldwin, thị trấn Arcadia CA, thì bị tai nạn.
Theo lời khai từ sáu nhân chứng và người lái chiếc xe hơi trong biên bản của cảnh sát thì như vầy:

Nhân chứng 1: tôi thấy chiếc xe hơi từ bãi đậu xe quẹo ra đụng vô chiếc mô tô.

Nhân chứng 2: tôi thấy chiếc mô tô đang chạy thẳng trên đừơng đụng vô chiếc xe hơi đang quẹo trái từ trong bãi đậu xe ra.

Nhân chứng 3: tôi thấy chiếc xe từ bãi đậu xe quẹo ra tay trái thì đụng vô chiếc mô tô. Tôi thấy tài xế xe mô tô cố ý thắng lại trứơc khi đụng. Tôi nhìn thấy chắc chắn tai nạn sẽ xảy ra trứơc khi họ đụng nhau.

Nhân chứng 4: Tôi nhìn thấy chiếc xe hơi từ trong chạy ra để quẹo trái và chíêc mô tô chạy thẳng đụng vô xe hơi. Ông ta bay lên và rớt xuống đất. Máu chảy trên đầu và chân bị cong lại, chắc là bị gãy rồi.

Nhân chứng 5: Hai anh em chúng tôi đang đứng trứơc cửa nhà hàng H.L. thì tôi thấy chíêc xe hơi màu bạc vừa chạy ra từ bãi đậu xe bên kia đường rồi quẹo trái thì chíêc mô tô đụng vô hông xe phiá bên tài xế, tài xế xe mô tô bị hất bay lên rồi rớt xuống đất.

Nhân chứng 6: (ngừơi này không nói tiếng Anh thạo nên nhờ người em là nhân chứng 5 thông dịch, anh ta cũng khai y như lời khai của nhân chứng 5).

Đây là lời khai của cô tài xế chiếc xe hơi:
- Vì có xe đậu ngoài lề đường tôi không nhìn thấy rõ nên tôi chạy từ từ ra đường để nhìn cho rõ hơn thì đụng xe mô tô. Tôi không nhìn thấy chiếc xe mô tô.
Và đây là bản báo cáo của cảnh sát, rất dài, tôi chỉ xin tóm lược thôi:
-Tai nạn xảy ra có liên quan tới xe hơi (số 1) và xe mô tô (số 2).
Hôm nay là ngày sáng sủa, thời tiết bình thường quang đãng, xe qua lại thưa thớt. Chiếc số 1 từ trong bãi đậu tư nhân chạy ra và quẹo trái. Có nhiều xe đang đậu đúng luật trên lề đường. Tốc độ của khoảng đường nầy là 30 miles một giờ. Chiếc số 2 từ "lane" hai chạy tới đụng vô chiếc số 1. Kim đồng hồ tốc độ của chiếc số 2 dừng lại đúng 39 miles một giờ. Vết trầy và vết bánh xe cào lết trên mặt đường dài trên 34 feet cho chúng ta thấy chiếc xe mô tô đã cố gắng đạp thắng trước khi đụng nhau.

Tài xế số 1 nói cô ta không bị thương.

Tài xế số 2 bị nhiều vết thương nặng nhìn thấy rõ: chảy máu não, bị đứt trên mắt, có lẽ gãy tay chân và xương trong người. Khi chúng tôi tới hiện trường thì nhân viên đang cứu cấp người bị thương. Họ sửa soạn để chuyển nạn nhân tới bịnh viện Huntington Memorial.

Nạn nhân không thể nói chuyện để khai báo gì với chúng tôi tại hiện trừơng cũng như tại bịnh viện.

Chúng tôi đã gọi điện thoại cho vợ nạn nhân hay tự sự. Chúng tôi đã rời khỏi bịnh viện trước khi bà ấy tới.

Tóm lại, người lái chiếc xe số 1 là người đã gây tai nạn vì đã vi phạm luật lưu thông, từ bãi đậu xe của tư nhân ra đường lộ một cách không an toàn.
Tốc độ của xe số 2 không can dự gì tới lý do gây tai nạn.
Xe số 2 đã được kéo tới bãi chứa.
...
Báo cáo của cảnh sát và tất cả nhân chứng như thế đó mà hãng bảo hiểm của bên bị còn ráng tìm đủ cách để đổ thừa và hù doạ chúng tôi. Mới đầu họ nói chồng tôi "tông vô chiếc xe đang đậu", rồi sau khi tôi biểu họ hãy đọc bản báo cáo của cảnh sát thì họ đổi lại thành "khoảng đường ấy tốc độ chỉ có 30 miles một giờ mà chồng tôi chạy tới 39 miles một giờ không thắng kịp mới tông vô chiếc xe đã ngừng rồi, gây tai nạn và mới bị thương tới mức độ ấy".

Họ làm phiền chúng tôi khi chồng tôi còn nằm bịnh viện và mỗi tuần khi đã về nhà. Có một cô viện cớ cần chồng tôi ký cái đơn để cô ta cho người đem chiếc mô tô bị hư hại trăm phần trăm ra khỏi bãi chứa vì cứ mỗi ngày là mỗi bị tăng tiền giữ xe. Theo điều kiện trong bảo hiểm thì phần chi phí ấy chúng tôi phải trả trong thời gian còn điều đình nên tôi mới cho cô ta tới. Sau vài lời hỏi han sức khỏe xong cô xin phỏng vấn bằng máy thu âm. Khi cô ta hỏi câu "có phải ông đã hưu trí rồi" hay sắp hưu trí"" tôi đã thấy bất mãn rồi, kế đến câu "sáng hôm ấy ông đã uống thuốc gì mà chạy quá tốc độ"" thì tôi chận lại, nói chồng tôi ngưng đừng trả lời nữa và mời cô ta ra khỏi nhà.

...
Tai nạn đã xảy ra như sau:
Sáng ngày lễ Tạ Ơn 2005, chồng tôi đem mấy cuốn sách trả thư viện giùm tôi và mua vé số Super Loto luôn. Khoảng sau 11 giờ, tôi đang ngồi coi TiVi thì có chuông điện thoại reng, bắt máy lên nghe giọng đàn bà, hỏi:
-Tôi là officer ... của sở cảnh sát Arcadia... có phải là nhà của ông bà A. không".....
Nghe lời xưng "cảnh sát" tự nhiên đầu gối run lên, tôi trả lời:
-Phải, tôi là vợ đây.
Đầu dây, officer nói tiếp:
-Bà nên ngồi xuống ghế. Tôi báo cho bà hay rằng, ông D.A. vừa bị tai nạn lưu thông.
Không hiểu sao lúc đó tôi bình tĩnh lạ, hỏi:
-Chồng tôi có sao không"
Cô trả lời:
-Ông ấy bị thương nặng.
Tôi hỏi:
-Bị thương ở đâu"
Cô nói:
-Tôi thấy ông bị thương ở đầu và có lẽ là gãy tay và chân. Xe cứu thương đang đưa ông tới bịnh viện Huntington Memorial, bà có thể tới đó ngay bây giờ. Có ai có thể tới giúp bà không"
Tôi trả lời:
-Phải Huntington Memorial Hospital trong Pasadena không"  Tôi sẽ nhờ em tôi đưa tới đó, cám ơn cô.
-Bà có thể vô thẳng cửa Emergency. Chào bà.
-Chào cô.

Buông điện thoại xuống tôi cố xua đuổi mọi ý nghĩ xấu, còn sống, đừng nghĩ tới chuyện xấu, tay run run cầm điện thoại lên kêu em tôi. Cũng may số điện thoại của nó đã tồn giữ sẵn trong máy rồi chớ giây phút đó làm sao mà nhớ số của ai" Tôi báo tin và nhờ nó chở vô nhà thương.

Trên đường đi tôi vái Trời Phật Chúa cho chồng tôi sống sót. Trời đất ơi điều tôi đã thường xuyên nơm nớp lo sợ kể từ ngày y ta rinh chiếc xe mô tô đó về cừơi khà khà khà sảng khoái, mặt mày tươi rói trẻ trung, còn réo tôi leo lên để "anh chở mình đi một vòng như hồi mình mới cưới nhau", đang xảy ra.

Chúng tôi cứơi nhau năm 1969 tại Sài Gòn. Hồi đó y cũng có một chiếc mô tô Harley Davidson. Sau ba mươi mấy năm dài, hai đứa bây giờ nặng tình nặng nghĩa và như hai ngừơi bạn chí thân, phải cùng nhau đi hết đoạn đừơng đời chớ, làm sao anh bỏ tôi lại một mình được"

Tôi thường xuyên lo lắng vì xe cộ ở Mỹ chạy vù vù, đa số là xe hơi đâu phải như hồi còn ở Việt Nam ai cũng chạy mô tô và xe đạp như mình. Xe hơi mà đụng xe mô tô thì mô tô và ngừơi bị tổn thương là cái chắc. Tôi vái cho chồng tôi chỉ bị gãy chân thôi, xương có thể lành lặn chớ còn đầu thì... thôi thôi không dám nghĩ tới vì nghĩ tới nữa tôi sẽ ra nước mắt mà lúc này không phải là lúc khóc, còn nhiều thì giờ khóc sau cũng không muộn, bây giờ cần nhứt phải bình tĩnh.

Xe vừa ngừng trước cửa Emergency, tôi phóng xuống xe, chạy vô hỏi bà Mỹ trực chỗ bàn chỉ dẫn thì bà nói cứ vô thẳng cửa đằng đó, chồng bà trong đó.

Vừa bước vô cửa gặp cô y tá trờ tới, tôi níu lại hỏi thì cô kéo tôi lại bàn, đưa ra một cái bóp và hỏi:
-Phải đây là cái bóp của chồng bà không" Phải à" vậy bà giữ luôn đi vì có tiền trong đó, tôi khỏi phải khai báo gì. Bác sĩ đang cứu cấp cho ông ấy. Bà có thể vô được vài phút thôi. Chồng bà có bảo hiểm sức khỏe không" Nếu có xin bà đưa cho tôi thẻ bảo hiểm để tôi làm thủ tục.
Tôi móc cái thẻ ra đưa cho cô ta rồi bước vội vô phòng cấp cứu.
Tôi nghe nhiều tiếng la đau đớn, giữa sự chộn rộn, mà tôi nhận ra tiếng chồng tôi, rõ ràng là tiếng chồng tôi. Tốt quá, còn la được như vậy là đỡ lo rồi.
Lần theo tiếng la hét tôi bước vô phòng. Ngay tức khắc tôi thấy chồng tôi đang oằn oại trên giường. Một chân đã bị treo lên cao, tôi nhìn dài lên tới mặt, máu còn đọng một bên, một bên mặt màu đỏ tím, một lằn cắt ngang chân mày, máu còn đang ri rỉ, hai mắt thì nhắm mà miệng thì la hét, cái cổ hổng biêt có bị gì không mà bó trong cái vòng. Hai ba ngừơi bận đồng phục trắng đang làm gì đó với cái chân đang gác cao, với chỗ bị đứt trên mặt. Một người đang băng bó bàn tay&
Tôi len vô kế giừơng nắm tay chồng tôi, kêu:
-Mình ơi mình em đây mình có sao hông" mình ơi mình em đây nè mình ơiiii...
Chồng tôi không trả lời mà cứ tiếp tục rên la, coi bộ chưa nhận ra gì xung quanh ngoài nỗi đớn đau. Một ông bác sĩ bước tới hỏi tôi là gì của nạn nhân tôi nói là vợ, bác sĩ chỉ cho tôi coi tấm phim chụp hình quang tuyến đang gắn vô cái khung kiếng thật lớn, có đèn rọi cho thấy hình ... gì đó tôi còn chóa mắt chưa nhận ra. Lúc ấy tôi mới để ý tới cái máy Xray chình ình kế bên giường mà nãy giờ tôi không thấy. Bác sĩ nói:
-Tôi là bác sĩ Minessian chuyên môn về xương. Chồng bà bị gãy xương đùi trên chân trái, gãy ngón tay cái bàn tay mặt, nứt xương vai trái, đứt bên mắt phải và bị chảy máu trong óc... 
Trời đất ơi. Tôi la thầm. Ông ta tiếp:
- Hiện tại chúng tôi có thể chữa trị phần xương và may lại vết đứt trên mắt còn phần não bộ thì phải chờ xem có thêm triệu chứng gì, hiện thời máu tạm ngưng chảy (ông vừa chỉ vô tấm phim vừa giải thích) -đây là khúc xương đùi của chồng bà. Xương đã bị gãy tiện, sẽ phải mổ, sẽ phải kẹp một thanh kim loại kềm với xương, từ háng xuống tới đầu gối.
Nghe nói tới vụ kẹp thanh kim loại tôi nghĩ liền sau này sẽ bị nhức lắm, tôi hỏi:
-Có cách nào khác mà không phải kẹp cây kim loại vô không bác sĩ"
Ông bác sĩ lắc đầu, cười:
-Ông nhà đã may mắn xương không bị dập nát, gãy nhưng còn có thể nối lại được không như người tài xế xe mô tô hôm qua cũng bị xe đụng, đã bị cưa mất một chân...
(Trời đất ơi)

... nếu chồng bà muốn bước đi được thì phải kềm thanh kim loại vô xương vì chỗ bị gãy là nơi chịu đựng sức nặng của cơ thể. Với tuổi của ông, xương sẽ bị gãy nữa nếu không có gì chống đỡ. Ông ta sẽ bị nhức nhối kinh niên, điều ấy không thể tránh được, thưa bà, nhưng, ông sẽ có thể đi đứng bình thường khi vết thương lành lặn.

Nói xong ông đưa cho tôi một mảnh giấy chỉ cho tôi chỗ để ký tên và thêm:
-Tôi cần bà đọc và ký tên vô tờ đơn Consent nầy, cho phép chúng tôi làm mọi việc cứu cấp và giải phẫu cho ông nhà.
Cầm tờ giấy trên tay, tôi run run. Trong tờ giấy có hàng chữ " ... nếu có sự gì xảy ra trong lúc mổ thì bác sĩ và nhà thương sẽ không chịu trách nhiệm..."
(Trời đất! mổ mà không chịu trách nhiệm")
Nhưng rồi tôi cũng phải ký tên vì bác sĩ nói thêm:
-Hiện giờ, chúng tôi phải kéo căng hai phần xương cho rời ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ trước khi mổ.
Rồi ông xây qua ra lịnh cho y tá:
-Treo mỗi bên 10 pounds.

Ông biểu tôi ra ngoài vì phải bắt đầu việc căng hai khúc xương. Ngừơi y tá đưa cho tôi cái áo da, áo thun, cái quần jean, cái nón sắt bảo vệ và đôi giày của chồng tôi. Cầm cái nón, tôi thấy bị móp một bên, máu khô đọng nhiều phía vành và bên trong. Cái nón an toàn. May phước! Cái nón này đã cứu mạng chồng tôi vì đã đỡ bớt sức mạnh khi đầu đập xuống nền xi măng.

Ngoài cửa vừa lúc ấy có thêm một nhóm bác sĩ trờ tới, một ông xưng là bác sĩ viện trưởng, ba ông kia, một là chuyên về não bộ (neurologist), hai là về tim (cardiologist) và ông thứ ba chuyên về mắt. Bác sĩ viện trưởng hỏi những tên thuốc nào chồng tôi hiện đang uống và có bị phản ứng với loại thuốc nào hay không. Tôi mở cuốn sổ điện thoại ra trong đó đã ghi rõ tên và số lượng thuốc chồng tôi phải uống mỗi ngày còn thuốc chồng tôi bị phản ứng là thúôc trị đau nhức hiệu Vicodine.

Sau khi ghi chép xong, ông bác sĩ viện trưởng nói thêm một câu làm tôi bất bình, ông nói:
-Nghe nói chồng bà đụng vào xe đang đậu.
Tôi hỏi:
-Ủa" Sao ông biết là xe đang đậu"
Ông ta trả lời:
-Thường thừơng những xe mô tô hay gây tai nạn, họ có thể đụng vô xe đang chạy, xe đang đậu, tông vô cột đèn, vô ngừơi đi bộ, mới hôm qua có một người...
Đang lo đang sợ tôi nổi nóng không dằn được, nạt ngang:
-Nhưng không phải chồng tôi. Y là ngừơi lái xe cẩn trọng. Chồng tôi năm mươi mấy tuổi, có phải là tên thiếu niên ngông cuồng đâu, ngu gì mà tông vô xe đang đậu"
Thế là ông ta ngưng, lảng qua chuyện giải phẫu sẽ như thế này thế này...

Ngoài sự bực mình ấy ra, tôi thấy an tâm vì có nguyên một nhóm bác sĩ chuyên môn túc trực để sẵn sàng săn sóc cho chồng tôi.

Ra phòng đợi, ba đứa con tôi ngồi đó rồi. Hai đứa con trai thì bình tĩnh, nói nhà thương này là nhà thương có phòng cứu cấp lớn nhứt, Má đừng lo. Con gái tôi thì rơi nước mắt. Nhỏ nầy yếu lòng, chuyện gì cũng khóc được hết. Tôi ngồi xuống ghế, hai đứa con trai tới vuốt vai tôi, không nói gì thêm. Tôi vuốt vai con gái tôi, an ủi:
-Hổng sao đâu con, miễn ba tụi con còn sống là may mắn quá rồi.
Chúng tôi ngồi ngoài đợi, đợi và đợi. Mấy đứa em và cháu lần lượt tới, ngồi đầy phòng. Sau cùng, khoảng gần chín giờ tối họ mới cho hay đã đem chồng tôi lên phòng.
Đêm ấy, chồng tôi nằm trong phòng ICU có y tá và ngừơi nuôi bịnh túc trực trong phòng 24/24. Mấy mẹ con lên thăm một lúc, sau cùng, khi ngừơi nuôi bịnh tới, không có chỗ nào cho tôi ngồi, y tá khuyên tôi về nhà nghỉ ngơi, đành phải về.
Chồng tôi chịu đựng đau đớn mình thấy mà xót ruột. Y đã phải chịu nằm liệt trên giừơng không cục cựa trên hai ngày, một chân treo lên cao, cây kim loại tròn xuyên qua đùi ló ra, hai thanh sắt cặp lại và kéo căng thẳng xuống chân, mỗi đầu thanh sắt treo một cái bịch như bịch cát, mỗi bịch nặng 10 pounds.

Họ cứ cho thuốc morphin để làm giảm cơn đau, và sự đau đớn kéo dài.


Y cũng không nhận ra, không nhìn thấy rõ thân nhân tới thăm. Khi có ai đó tới thăm, tôi ra ngoài phòng đợi ngồi nghỉ. Trong phòng đợi tôi nghe chuyện của những bịnh nhân nằm chung lầu.

Có một thanh niên nằm phòng kế, nghe người em gái nói thì y mới hai mươi tuổi. Xót xa quá cho một ngừơi trẻ tuổi. Y nằm đó đã hơn hai tuần rồi. Một buổi tối y vô tiệm mua gì đó bị du đãng chận đánh, bị thương đầu và hiện đang trong tình trạng hôn mê (coma) Tại bàn của y tá tôi thấy mấy cái máy vi tính, có một màn ảnh hiện lên hình não bộ, tôi hỏi phải hình não của chồng tôi không y nói không, mà là của chàng thanh niên ấy, y tá phải túc trực để ý tình trạng của anh ta còn chồng tôi thì họ chụp quang tuyến ngày hai lần để theo dõi tình hình biến chuyển của vùng não bị thương.
Phòng ngang mặt, một ông bị tai nạn xe hơi đang hấp hối! Bà vợ khóc quá trời.
Tôi thầm cầu nguyện cho mọi người được tai qua nạn khỏi.
Hai ngày sau, sáng sớm thứ bảy, ngày 27 tây, họ đưa chồng tôi lên bàn mổ.

Cuộc giải phẫu cỡ hơn hai tiếng đồng hồ. Khi ông bác sĩ bước vô phòng chúng tôi đang ngồi đợi, gương mặt ông có vẻ mệt, ông cho hay cuộc mổ rất thành công, hơi lâu vì phiá bên dưới của xương đã bị dập nhiều chỗ cần phải sửa, chồng tôi sẽ phải nằm nhà thương cho tới khi nào đứng lên được.

Tôi phải nghỉ làm việc đúng ba tuần lễ, gần như 24/24 thăm nuôi chồng. Có thể nói đây là thời gian rất đen tối và mệt mỏi.

Họ chụp hình xương và đầu mỗi ngày. Bác sĩ nói máu trong não đã ngưng chảy, bây giờ không làm gì được, chỉ phải chờ đợi mà thôi. Bác sĩ mắt cũng nói gân mắt chồng tôi bị hư, còn sớm quá chưa biết rõ hư hại tới đâu. Về phần cái chân đã giải phẫu, nhìn hình chụp xương, ông bác sĩ thiệt khéo tay, hai đầu mối giáp với nhau rất đều trứơc sau ngang dọc như một. Ngón tay cái bị gãy cũng đã được kẹp dính lại bằng ba cây kim loại nhỏ, khi nào lành thì họ sẽ rút ra bỏ, còn miếng kim loại trong xương đùi thì chồng tôi sẽ phải mang suốt đời. Vết nứt trong xương vai bác sĩ nói cứ để vậy xương sẽ tự lành.
...
Chồng tôi bị phản ứng với thuốc Vicodine nhưng vì không có thuốc giảm đau nào khác có hiệu nghiệm nên bác sĩ cứ cho y uống Vicodine, và y cứ bị phản ứng, như: bị ác mộng, hoảng sợ, y cứ tưởng còn trong thời gian chiến tranh Việt Nam, còn đặc công "vi ci" liệng lưụ đạn, coi chừng "vi ci" nằm vùng...

Sáng nào khi đi thăm bịnh nhân, bác sĩ cũng hỏi chồng tôi một câu "Ông có biết ông đang ở đâu không"" thì y trả lời "tôi đang ở trên tàu Hope" (đó là chiếc tàu bịnh viện của Mỹ trong thập niên 50, 60) Y không nhớ được chuyện gì xảy ra, cứ muốn bước xuống đi.

Một lần, vào buổi chiều có mặt con gái tôi, ông bác sĩ viện trưởng vào phòng than phiền với con gái tôi là:
-Cha cô dữ quá, tối hôm qua ông ta đã mắng chửi và đạp cô y tá.
Con tôi hỏi:
-Xin lỗi, ba tôi không phải là người hung dữ. Tại sao vậy" Có phải đó là chuyện bất bình thường không"
Tôi hỏi:
-Hay là bị ảnh hưởng của thuốc" Tôi đã nói với ông chồng tôi kỵ thuốc Vicodine mà.
Bác sĩ nói:
-Khi bị ảnh hưởng của thuốc và bị thương nơi đầu thì là việc bình thường.
Con tôi hỏi:
-Nếu là việc bình thường tại sao ông nói ba tôi dữ" Khi bị ảnh hưởng thuốc thì không thể là chuyện bình thừơng được. Ba tôi bị phản ứng với thuốc Vicodine, tại sao ông không cho uống thứ khác"

Con tôi tánh tình nóng nảy cương trực, nó không dằn được vì lời buộc tội của ông bác sĩ nên đã cãi lại. Ông ta có vẻ khựng, ngoắc con tôi ra ngoài, đứng giải thích với nó một hơi. Ông ta nói người bị thương đầu và chảy máu trong não bộ sẽ bị mất trí nhớ một thời gian và bị lẫn lộn giữa ban ngày và ban đêm. Họ ngủ ban ngày và ban đêm thì thức cho nên phải giữ cho họ không được ngủ ban ngày. Ông sẽ cho uống thử loại thuốc an thần và làm giảm đau khác.

Tôi đã ngồi kế bên giường bịnh thường trực đêm ngày nên tôi hiểu, vì mắt bị thương lúc nào cũng nhìn như loạn thị, một thành hai hai thành bốn cho nên ban đêm đèn ngoài hành lang còn sáng, trong phòng thì tối, y tá trực vô lấy máu để thử nghiệm, dưới ảnh hưởng của thuốc Vicodine, chồng tôi trong cơn ác mộng nửa thức nửa mơ thấy lố nhố quá nhiều ngừơi, bị "flashbach" tưởng mình đang trong cơn chiến tranh Việt Nam, tinh thần hỗn loạn lắm. Tôi đã bảo y tá phải để đèn vào ban đêm cho y đỡ sợ.

 *
Thời gian chồng tôi đau đớn hoảng loạn khi mê khi tỉnh, hãng bảo hiểm xe của ngừơi gây tai nạn tìm đủ cách đem giấy tờ vô cho chồng tôi ký tên. Tôi túc trực trong phòng bịnh mỗi ngày nên đã từ chối không cho họ ép chồng tôi ký tên vô bất cứ giấy tờ gì trong lúc đầu óc không tỉnh táo. Có một cô làm việc cho hãng bảo hiểm ấy, còn cãi bừa là lỗi ở chồng tôi! Cô ta nói vì chồng tôi chạy quá tốc độ nên đã tông vô chiếc xe. Cô ta nói nếu không chấp nhận ký tên vô bản báo cáo gì đó của cô thì trường hợp nầy sẽ không có lợi cho chồng tôi. Giận quá tôi đã nói "nếu cô còn tới đây làm phiền chúng tôi, tôi sẽ đưa cô và cái hãng bảo hiểm vô nhân đạo của cô ra Tòa với tội sách nhiễu gây náo loạn thần kinh của bịnh nhân".

Từ đó cô ta gởi đơn tới nhà, liên tiếp nhiều lá.
Và tôi đã không trả lời cái nào hết.
Về bên hãng bảo hiểm sức khỏe của chồng tôi thì họ hối thúc mỗi ngày, đòi bác sĩ viện trưởng của bịnh viện này phải chuyển chồng tôi qua bịnh viện khác, nếu không thì họ sẽ không chịu trả tổn phí giải phẫu. Tôi nói với bác sĩ viện trưởng chúng tôi không muốn chuyển, muốn tiếp tục đìều trị tại bịnh viện này để bác sĩ giải phẫu dễ theo dõi bịnh tình.

Như thế đó, chồng tôi nằm viện đúng ba tuần thì được về.
Khi xuất viện, dĩ nhiên họ gởi theo một cái giường bịnh viện, vài thứ đồ phụ tùng như xe lăn, ghế để trong phòng tắm, bàn cầu di chuyển và có y tá tới tận nhà theo dõi sức khoẻ và có ngừơi tới cạo râu giúp tắm rửa. Những ngừơi nầy tới ba lần mỗi tuần.
Bàn tay mặt còn băng bột loại cứng tới tận khuỷu tay. Đầu tiên bác sĩ ghim ba cây sắt nhỏ giữ xương ăn khớp lại với nhau, băng lại bằng loại mềm, thoải mái, nhưng một tối nọ, dưới ảnh hưởng của thuốc Vicodine, chồng tôi đã rút ba cây sắt ấy ra mà không biết đau! Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của thuốc Vicodine mạnh như thế nào! Bác sĩ phải ra lịnh bó cứng lại cao lên gần tới khuỷa tay để y không thể đụng vô cái ngón tay bị gãy nữa. Chân trái còn bó kín, bàn chân không được chạm mặt đất, rất là khó khăn khi cần đi đứng với cái walker là cái khung có bốn chân và đòn ngang chịu đựng sức nặng của người bịnh khi phải cà nhắc trên một chân. Mắt bên mặt vẫn loạn thị nhìn một thấy hai ba.

Về nhà được hai tuần, chồng tôi trợt té, cái chân gãy bị gãy thêm lần nữa, xương bị trật ra ngoài khớp. Bác sĩ nói không thể giải phẫu lại, thời gian đợi lành sẽ tăng gấp đôi! Và khi xương lành rồi sẽ phải chịu đi khấp khểnh suốt đời.

...
Liên lạc với hãng bảo hiểm xe bên tôi thì họ cho biết không bảo hiểm cho ngừơi lái xe mô tô, gởi kèm theo Policy chỉ rõ điều ấy, tất cả mọi phí tổn đều do hãng bảo hiểm bên kia chịu trách nhiệm.
Sau đó vài tháng hãng bảo hiểm xe của bên kia gởi thơ tới chịu bồi thường tối đa cho chồng tôi về sức khỏe và chiếc xe mô tô tan nát.
Phần bồi thường chiếc xe kể như chúng tôi chịu lỗ cỡ 10 ngàn.
Tiền bịnh phí lên tới hơn 140 ngàn mỹ kim.

Số tiền bồi thường tối đa ấy, nếu trừ phần nầy ra thì không còn được bao nhiêu.
Sau khi điều đình với họ, nếu họ chịu trả phân nửa phí tổn của bịnh viện thì chúng tôi sẽ nhận tiền bồi thường nhưng họ không chịu, tức mình, chúng tôi đã mướn luật sư Jeffrey T. Roberts .

Sau khi điều tra sự việc xong, luật sư Jeff đã nói là chúng tôi không cần luật sư chi cho tốn tiền vì đã được bồi thừơng tối đa, tôi nói nhưng như vậy quá bất công, chồng tôi không có lỗi gì hết tại sao phải chịu tật nguyền và phải trả phí tổn bịnh viện" Luật sư Jeff nói ông có thể thử điều đình với bịnh viện và bác sĩ, nếu được giảm giá thì ông sẽ chỉ lấy hoa hồng trên phần tiền được giảm mà thôi. Đòi ra Toà thì luật sư bàn là không có lợi gì đâu và phải chịu kéo dài thêm chừng 5 năm nữa.

Chuyện thật không ngờ, sau hai năm, hãng bảo hiểm sức khoẻ của chúng tôi bằng lòng giảm tiền bịnh phí xuống, từ hơn 140 ngàn mỹ kim chúng tôi chỉ trả 20 ngàn.
Chính luật sư Jeff cũng ngạc nhiên và nói đây là lần đầu tiên ông thấy hãng bảo hiểm sức khoẻ chịu hạ tiền bịnh phí thấp tới như vậy, có lẽ vì thấy sức khoẻ của chồng tôi đã bị thiệt hại nặng quá chăng"

Cũng được, chúng tôi bằng lòng.
Sau khi xong phần này kể như hồ sơ đã đóng, chúng tôi và luật sư Jeff đường ai nấy đi.
Chồng tôi nộp đơn xin trợ cấp tàn phế và được tiểu bang chấp nhận cho lãnh phần tiền ấy mỗi tháng, sau 5 tới 7 năm họ sẽ khám xét lại.

Tưởng như vậy là xong rồi, nào ngờ, cách nay hai tháng, luật sư Jeff gọi cho hay ông đã lục tìm ra trừơng hợp của một người cảnh sát bị tai nạn xe mô tô đã thắng kiện.
Theo luật của tiểu bang California, hãng bảo hiểm không được quyền từ chối bồi thường nếu:
-Ta có mua bảo hiểm cho tài xế và chiếc xe mô tô cũng có mua bảo hiểm, dù mua với hãng khác (là trường hợp của chồng tôi) cũng không sao, như vậy, ông hỏi, chúng tôi có đồng ý thưa hãng bảo hiểm của chúng tôi hay không"
Dĩ nhiên là đồng ý.
Sau khi gởi cho hãng bảo hiểm tất cả những chứng minh bịnh lý, hai tuần sau, họ cho hay sẽ chấp thuận bồi thừơng tối đa cho chồng tôi. Họ còn nói nếu tôi cũng có mặt trên chiếc mô tô bị tai nạn ấy thì họ cũng bồi thường cho tôi luôn.

(Cám ơn rất nhiều. Ai mà muốn bị tai nạn để có số tiền đó")
Trước khi gặp luật sư Jeff tôi có hỏi luật sư của em tôi, có thể làm gì khác hơn chuyện phải bằng lòng với điều kiện bồi thường của hãng bảo hiểm hay không, ông nói không có cách gì khác hết vì họ đã chịu bồi thường tối đa rồi còn đòi gì nữa và cũng không cần phải mướn luật sư. Nếu thưa ra Toà, cô bé ấy mới 17 tuổi còn đi học không có tài sản gì thì đòi cái chi" Bất quá cô ta khai phá sản thì mình không thêm được gì mà còn mất đi một khoản lệ phí Toà và luật sư nữa.

Nhớ khi bàn chuyện mướn luật sư, chồng tôi tìm trên Internet, chọn đại tên Jeffrey T. Roberts. Khi gặp nhau, ông hỏi có phải tôi là người Việt không" Và nói cha ông là cựu quân nhân đã từng có mặt trên chiến trường Việt Nam. Tự nhiên chúng tôi có cảm tình với nhau liền.

Luật sư Jeff là một ngừơi tài giỏi, vì nếu ông không chịu khó tìm tòi nghiên cưú thì chúng tôi đâu có được cả hai hãng bảo hiểm bồi thường như vậy.

Mình không biết mà đòi thì có hãng bảo hiểm nào tử tế mà tự động nhắc mình"
Sau chuyện tai nạn này tôi nghiệm thấy:
Khi mình bị chuyện gì uất ức, khi người ta nói "không được" phải hỏi cho ra lẽ "tại sao không được"" nếu cách nầy không được thì còn cách nào khác hay không"
Ngừơi Mỹ thừơng hay nói: "Don't take NO for an answer" (tạm dịch: Đừng chấp nhận câu trả lời KHÔNG)

Chúng tôi đã nghe sao chịu vậy, không biết hỏi những câu hỏi ấy nhưng may mắn cho chúng tôi là đã có một luật sư giỏi đứng ra đòi hỏi giùm mình. Như vậy thì, khi có ai bị tai nạn (điều nầy không mong xảy ra cho ai hết) nhưng nếu đã bị rồi thì cũng nên hiểu sơ qua về những quyền lợi của mình.

Cô bé gây tai nạn có đem đóa hoa hồng màu vàng cùng với nước mắt ràn rụa vô tận phòng bịnh để nói lời xin lỗi chồng tôi. Cô mới 17 tuổi, mới có bằng lái một năm. Lúc đó chuyên viên đang thí nghiệm gì đó về não bộ cho chồng tôi nên cô không được gặp, tôi đã thay mặt chồng mà nhận đóa hoa và nói "chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi của cô, đừng buồn quá, có ai muốn tai nạn xảy ra đâu" và tôi đã ôm cô, vỗ nhẹ vai cô, chứng tỏ cho cô biết tôi không đem lòng căm giận gì cô đâu, cho cô yên lòng.

Hiện cô đang theo học tại một đại học ở Santa Barbara hay Santa Clara gì đó, tôi quên rồi. Từ hồi tai nạn xảy ra tới giờ cô chưa cầm lái lại. Chúng tôi cầu mong cô quên được chuyện không may ấy.

Chồng tôi bây giờ giống như bị mất hẳn ký ức của khoảng thời gian ba tháng ấy, không thể nhớ nỗi đã bị tai nạn ra sao và chuyện gì đã xảy ra.

Sống trong nhức nhối thường xuyên, đi đâu y cũng phải chống gậy, dễ bị mất thăng bằng, không đi bộ xa, không ngồi xe lâu, không bao giờ lái xe mô tô nữa, chỉ còn nhìn rõ bằng một mắt, mắt bên tay mặt lúc nào cũng thấy một thành hai. Số phải chịu tật nguyền vào cuối đời như thế nầy rất là buồn nhưng đã nói là số rồi thì đành phải ráng chịu đựng mà thôi, nhưng bù vào đó chính phủ phải cấp dưỡng súôt đời và có một số tiền lớn trong tay nên cũng lấy đó làm an ủi dù sự đền bù ấy không thể nào sánh nổi với những mất mát của sức khoẻ được.

Điều làm cho y buồn tiếc nhứt là không bao giờ lái xe mô tô nữa. Không bao giờ được hưởng cái thú tự do một mình một "ngựa" cho gió bay bay vô mặt tà tà trên con đường ven biển thoải mái quên mọi sự đời rắc rối nữa.

Nhớ hồi mới rinh chiếc mô tô về, y ngoại giao sao hổng biết mà hai ông con trai cùng với mấy đứa bạn của tụi nó và hai thằng cháu trai ùn ùn mỗi đứa rinh về một chiếc, hiệu Mỹ hiệu Nhựt đủ loại đủ màu, áo da nón niết đầy đủ cuối tuần hợp thành đoàn rủ nhau chạy ra xa lộ chơi. Họ gọi là "Đoàn mô tô bay gia đình". Y dụ dỗ sao mà có lần tôi cũng leo lên xe ôm eo ếch y xuống tới San Diego nữa chớ.

Từ ngày xảy ra tai nạn tới giờ tất cả những chiếc mô tô ấy bay thẳng vô nhà ga nằm chình ình chật chỗ, đậy lại, trừ chiếc của chồng tôi, "sô lô" ra "nghiã địa".
"Nhân tính không bằng Trời tính"

Hồi còn trẻ hai vợ chồng tôi thừơng hẹn chừng nào hưu trí hai đứa sẽ đi du lịch, bây giờ như thế nầy thì chúng tôi thay đổi lại nếp sống, sẽ tập vui cảnh điền viên, không có ruộng đất để "điền viên" thì có chút sân trứơc sân sau, trồng hoa trồng rau, hoa để ngắm và rau để ăn. Chồng tôi cũng vô câu lạc bộ thể dục, tuần năm ngày đi bơi lội, tốt cho cơ thể, tinh thần cũng thư giãn hơn.

Nay tôi viết bài này, hy vọng có thể chia xẻ với quí đồng hương và cũng là một cách để cảm tạ công trình của luật sư Jeff.
Cha ông là cựu phi công Thủy Quân Lục Chiến lái máy bay trực thăng tải thương (Marine helicopter pilot who flew medi-vac choppers) tại Việt Nam. Như vậy cha ông cỡ tuổi của chúng tôi. Thật đáng hãnh diện ông đã có một người con như luật sư Jeffrey T. Roberts.

Địa chỉ:
Jeffrey T. Roberts, Esq.
THE ROBERTS LAW FIRM
5000 Birch Street, Suite 9400 , West Tower
Newport Beach , CA 92660
Phone: (949) 719-6885
Fax: (949) 719-6881x

TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN

Ý kiến bạn đọc
17/09/201815:45:14
Khách
hay quá cô ơi , bài viết bổ ích và thêm kinh nghiệm cho mọi người , chúc chú hoàn toàn bình phục và yêu đời
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,936,649
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.