Hôm nay,  

Tôi Đi Mỹ

13/11/200700:00:00(Xem: 366916)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 2147-1939-715vb3131107

*

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diên HO và hiện định cư tại Greenville SC.  Bài viết mới của ông kể lại tâm tình của người tù chính trị  một thời  nói với nhau trong trại tù CS  "Đây là Mỹ bỏ tù mình chớ CS sức mấy" và cùng nhau chờ ...”Mỹ sẽ đón mình".

*

 Vâng, đúng rồi, muốn nói gì thì nói, tôi chỉ là Mỹ giấy mà thôi vì tuy rằng tôi có quốc tịch Mỹ, mang thông hành Mỹ thế nhưng tâm hồn tôi vẫn là Việt Nam.

 Thế nhưng trước khi là "Mỹ giấy" tôi cũng đã trải qua những năm tháng tù đày, đói khổ làm bạn với những năm tháng đầy cay đắng, nhọc nhằn.

 Năm 76, khi tù ở Yên Bái, lúc mà sự thất vọng lên đến tột đỉnh, anh Tuấn, bạn cùng khóa, nói với tôi:

 Bình à, cậu ráng mà giữ sức khỏe, đây là Mỹ bỏ tù mình chứ Cộng sản sức mấy! Nghe tôi đi, Mỹ sẽ đón mình qua Mỹ sống mà!

 Nghe anh Tuấn nói tôi tròn con mắt ngạc nhiên vô cùng trước ý kiến "kỳ lạ" này của anh bạn thân cùng một khóa Thủ Đức nhưng lớn hơn tôi lối 10 tuổi lận.

 Việt Nam Cộng Hòa là Đồng Minh của Mỹ thế nhưng là Đồng Minh của Mỹ thì nguy hiểm vô cùng đúng y như ý kiến của Tổng Thống Pháp Charles De Gaule. Tôi không còn nhớ nguyên văn nhưng đại ý ông ta nói là đồng minh của Mỹ cũng như làm bạn với sư tử, có ngày sư tử sẽ ăn thịt bạn mình, là kẻ thù của Mỹ đỡ nguy hiểm hơn.

 Rõ ràng là con cọp Mỹ đã ăn thịt bạn Đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa khi ép Việt Nam Cộng Hòa ký hiệp định Ba Lê mà không đòi phía Bắc Việt phải rút quân xâm nhập về Bắc như hiệp định Genève năm 1954 đã buộc Việt Minh phải rút hết lực lượng từ vĩ tuyến 17 ra Bắc.

 Điều này Việt Nam Cộng Hòa đã cực lực phản đối khiến con sư tử Mỹ gầm gừ nhắc khéo coi chừng tao ăn thịt mày như tao đã làm trong quá khứ.

 Không những thế sau đó còn bồi thêm một đòn chí tử nữa là cắt viện trợ quân sự lẫn kinh tế khiến Việt Nam Cộng Hòa phải sụp đổ.

 Tôn trọng ý kiến của anh tôi không phản bác lại mà chỉ im lặng để bày tỏ sự không đồng ý làm anh hơi quê, nên anh hỏi lại tôi:

 Thế cậu không tin tớ à"

 Làm sao mà tin được" Khi thân bại danh liệt vì nhát gươm đâm sau lưng chiến sĩ của người bạn "Đồng Minh" còn rành rành ra đó khiến cho Việt Nam Cộng Hòa bị thất trận và nay chúng tôi bị tù đày nơi rừng thiêng nước độc này.

 Thế mà nay anh bạn tôi lại nhắc đến việc Mỹ "cứu" chúng tôi ra khỏi chốn lao tù của Cộng Sản thì đó chẳng phải là điều mơ tưởng hão huyền đó sao"

 Trong hoàn cảnh tù đầy khốn khổ này làm tôi nhớ lại dĩ vãng êm đẹp trước đây. Vâng, trước đây chỉ lối một năm thôi tôi đã từng mặc bộ đồ nhà binh có hồ ủi thẳng nếp, cổ áo đeo ba mai vàng lấp lánh, ngày ngày đến Trường Sinh Ngữ Quân Đội làm nghề:" gõ đầu người lớn".

 Những người lớn này đều là sĩ quan ở các đơn vị về học Anh Ngữ để lên đường du học Mỹ về những ngành chuyên môn do mình phụ trách.

 Trong nghề dạy học này tôi luôn luôn nhận được sự kính mến của những học viên trạc tuổi với tôi vì người Việt ta vốn vẫn có truyền thống tôn sư trọng đạo và luôn luôn được các học viên gọi là Thày chứ không phải bằng cấp bậc đeo trên cổ áo.

 Đến đây, tôi xin ra ngoài lề một chút, Quân Đội ta hồi đó có lẽ chỉ có ngành Quân Y và Giảng Viên Trường Sinh Ngữ Quân Đội là được ưu ái gọi theo chức năng mà mình phụ trách là Bác sĩ và Thày mà thôi còn các ngành khác trong Quân Đội thì cứ theo cấp bậc mà gọi.

 Bây giờ tự nhiên bị bắt, bị tù, không biết ngày nào ra, vừa bị cái đói đì đến ê ẩm cả người, vừa bị CS đì bắt lao động khổ sai đến mờ cả mắt thử hỏi làm sao mà tin được lời nói của anh bạn già cùng khóa cơ chứ.

 Số phận những người tù như chúng tôi có lẽ còn khổ hơn cuộc đời của người hành nghề cái bang vì họ ít nhất còn được tự do tuy rằng bị đói và không có một mặc cảm nào về sự suy vong của đất nước.

 Lúc đó, có lẽ chỉ có một mình anh Tuấn mới có "cái nhận định" lạ đời đến mức làm tôi bàng hoàng về sự ngây thơ hết ý này. Có thể, có anh em khác cũng có ý kiến như anh nhưng vì không thân, không cùng khóa với tôi nên tôi không được nghe nói chăng"

 Đến lúc về Trại tù Nam Hà, vào năm 79, và 80, tôi lại nghe phong thanh về chuyện chúng tôi sẽ được người Mỹ bốc sang sống ở Mỹ nữa, do sự tiết lộ của một số cai tù trong trại khi ngồi nhâm nhi ly cà phê của tù " chiêu đãi " vào mỗi sáng chủ nhật hay khi ở ngoài hiện trường lao động.

 Người ta nói "Rượu vào thì lời ra " không có rượu vào thì đã có cà phê vào, thì tự nhiên để đền đáp, các cai tù đã tìm cách trả nợ cái miệng của mình bằng cách, chúng tôi chẳng cần đánh mà muốn đánh cũng không được, tiết lộ cho chúng tôi biết là người Mỹ, sau khi đã thỏa thuận được với nhà cầm quyền CS, sẽ để chúng tôi qua Mỹ định cư.Thật là chẳng ai đánh mà cũng khai.

 Lần này thì do chính mấy anh cai tù nói. Vậy thì có tin được hay không hay là nên bỏ ngoài tai giống như hồi còn ở Yên Bái khi nghe anh Tuấn nói. Thật là phân vân vô cùng, thôi thì cứ chờ xem.

 Nhưng qua Mỹ bằng cách nào, từ trong nhà tù hay tha về rồi mới đi Mỹ, chúng tôi tự hỏi và không tìm thấy câu trả lời.

 Ngay cả: " mấy anh chèo ", tục danh của mấy anh cai tù mà chúng tôi vẫn thường gán cho họ, cũng mù tịt luôn.

 Có nhiều lời đồn đãi dĩ nhiên là không biết do từ đâu. Nào là cái giá mà nước Mỹ phải trả cho nhà cầm quyền CS tính theo đầu người mỗi chúng tôi là nhiều ngàn Mỹ kim tiền nuôi ăn chúng tôi hơn 5 năm trời.

 Nào là chúng tôi sẽ rời khỏi Việt Nam từ nhà tù chứ không được về nhà đoàn tụ với gia đình.

 Nào là gia đình vợ con của chúng tôi sẽ qua sau vì nội cái số tù không thôi cũng quá đông rồi làm sao Mỹ chở đi cho hết dù là bằng tàu thủy như cuộc di cư năm 1954 v... và...v.. 

 Có anh quá thương vợ, con thì lại nói là nếu mà từ nhà tù mà được đi trực tiếp qua Mỹ bỏ vợ, bỏ con lại ở Việt Nam thì sẽ không đi.

 Có anh thì lại cho rằng cứ đi đã, chuyện gia đình tính sau vì dễ gì CS để cho mình ra đi một cách thơ thới hân hoan và nhất là đi Mỹ đâu phải là chuyện dễ dàng, nếu được đi là đi liền.

 Có anh còn cho ý kiến là phải đi ngay vì bản chất CS là lật lọng, nếu không đi liền họ thay đổi không cho đi nữa thì chỉ có húp cháo rùa.

 Nếu cứ nghe các tin đồn và bàn tán của anh em thì cứ tưởng như chuyện đi Mỹ sắp thành sự thật nên một không khí hân hoan lan tràn khắp trại tù cùng lúc với tâm trạng e dè tuy có cho rằng chuyện đi là có thể có nhưng chưa biết lúc nào sẽ xẩy đến.

 Trước những lời đồn đãi như thế mà không làm sao kiểm chứng được nên khi anh Đ. đi quyên tiền để mua một cái radio hầu có thêm tin tức để xác minh thì anh em đều kẻ ít, người nhiều đóng góp một cái rụp.( anh Đ.hiện đang định cư ở San Jose, CA) (Mời bạn đọc đọc bài:" Bạn trong tù cải tạo" cùng tác giả, cũng được đăng trên vietbao on line) .

 Thế rồi, chúng tôi cứ sống cuộc đời tù chẳng biết lúc nào ra, rồi chuyện đi Mỹ cũng chẳng thấy đâu rồi lại chìm dần vào quên lãng.

 Đến cuối năm 80 chúng tôi được Trại cho biết Đảng và Nhà Nước ta: " lại quan tâm " đến chúng tôi nên sẽ cho chúng tôi về Nam để tạo điều kiện cho chúng tôi học tập tốt hơn và gần gia đình hơn!

 Lại một màn tạo điều kiện dối trá nữa y như hồi ra Bắc lúc cập bến tại Hải Phòng chúng tôi cũng được tạo điều kiện để học tập cho tốt.

 Mà là học tập trong rừng sâu cơ đấy, làm bạn với muỗi, với vắt, với tre, với nứa và lao động khổ sai với khẩu phần chết tiệt vì khi ăn xong rồi thì không biết là đã ăn hay chưa.

 Một số anh em chúng tôi được đưa về Trại Gia Trung thuộc tỉnh Pleiku, trong đó có tôi. Còn một số khác may mắn hơn được đưa về Nam.

 Khi ở Trại Gia Trung này một số thân nhân của anh em khi ra thăm lại cho biết có vụ đi Mỹ thiệt nhưng chỉ nghe nói chứ không biết lúc nào mới khởi sự.

 Có bà khi ra thăm nuôi còn căn dặn chồng nếu được đi thẳng từ trại tù qua Mỹ thì cứ đi đi đừng bận tâm đến vợ con ở nhà vì điều cần nhất là "anh được ra khỏi chốn lao tù trước đã.”

 Bút mực nào tả cho hết được sự hy sinh cao quý của các bà vợ có chồng bị tù cải tạo mà ngày về chỉ là nỗi khắc khoải chờ mong. Nay lại hy sinh thêm một lần nữa, khi khuyên chồng cứ đi trước nếu vạn nhất sự ra đi là có thật, còn riêng phần : " em " thì cứ để em lo.

 Trong chế độ CS, thì trại tù nào cũng giống nhau hết cũng khẩu phần chết tiệt ấy, cũng là lao động khổ sai ngày qua ngày.

 Có lần chúng tôi được cho ăn loại sắn phơi khô bỏ quên ngoài sân phơi nên đã mốc xanh mốc vàng.  Ăn vào là đi không nổi vì đâu còn chất bột trong những miếng sắn mốc này nữa đâu nhưng vẫn có anh tiếu lâm được, đặt tên cho loại sắn này là "sắn da màu." Đây đúng là loại sắn độc nhất vô nhị trên thế giới chỉ riêng Trại Gia Trung mới có!

 Thế đấy , tuy đói muốn chết đấy nhưng người Việt ta quả thật là có óc khôi hài không ai bì kịp!

Tháng 10 năm 85 tôi được tha ra khỏi Trại, về đến nhà khi trình diện tại Công An Phường thì viên Công An phụ trách dằn giọng:

 - Anh không được dạy học. Nếu anh muốn dạy học thì phải có phép của chúng tôi anh hiểu chưa"

 Lại một đòn thù giáng xuống đầu, sau hơn 10 tù đày trong rừng sâu núi thẳm! Cũng đành chịu chứ biết sao bây giờ. Anh chàng CA này lai muốn cho tôi cầm kìm, búa ra một góc đường nào đó sửa xe đạp mà. Thật là vui!

 Làm gì để sống đây, do tình cờ khi ghé chơi một anh bạn cùng đơn vị cũ, anh T. , anh bèn chỉ cho tôi đường đến nhà thày H. để học hớt tóc, gặp thày thì mới biết thày cùng đơn vị khi xưa.

 Nhận ra tôi là bạn cùng đơn vị nên thày cho mượn đỡ đồ nghề vì vào lúc đó việc mua sắm đồ nghề, dù chỉ là bộ đồ hớt tóc, không phải là chuyện dễ dàng. Có tiền cũng chưa chắc mua được vì Việt Nam lúc đó đang tự cấm vận, không chơi với tư bản mà chỉ chơi với các nước xã hội chủ nghĩa thôi và các nước này đều nghèo mạt rệp cả mà, vì họ đã bị chủ nghĩa CS đưa họ trở vế thời Trung Cổ mất rồi. 

 Các cụ ta có câu: "Hữu tình ta lại gặp ta" tại lớp học hớt tóc này tôi gặp lại anh G. và bà xã, cả hai cùng đi học. Anh G. trước đây cũng ở cùng Trường Sinh Ngữ Quân Đội, anh bèn chỉ cho tôi một Trung Tâm Ngoại Ngữ do một anh bạn cùng Trường Sinh Ngữ Quân Đội khi xưa điều khiển.

 Thế là đang ở trong tình trạng  "mất dạy" tôi thành ra người "có dạy " trong một sớm một chiều liền.

 Ban ngày đi học hớt tóc còn buổi chiều tối thì bỏ dao, bỏ kéo ở nhà đến lớp Ngoại Ngữ làm thày .Thế cũng vui !

 Lớp học hớt tóc vui đáo để, chúng tôi đạp xe theo thày đến các trường ở vùng Tân Định, Bà Chiểu, Cô nhi Viện Thị Nghè hớt miễn phí cho các em.

 Học hớt tóc thật là dễ chỉ cần quen tay, quen mắt là chẳng mấy chốc mà thành nghề. Lúc mới học, chỗ nào hớt bị lẹm, trò cứ yên tâm hớt vì đã có thày H. sửa lại.

 Còn về phần các em học sinh, các em đều thích hớt tóc vì hớt tóc không tốn tiền nên tiền mẹ cho để trả tiền hớt tóc nay dư ra thế là có thêm tiền ăn quà.

 Còn các thày, cô Hiệu Trưởng đều thích mỗi khi toán hớt tóc đến Trường vì học trò trường mình hôm nay sẽ có đầu tóc tươm tất đúng y chang câu ca dao "Cái răng cái tóc là góc con người ".

 Thế nên, khi từ biệt ra về, toán hớt tóc đều được các Trường chiêu đãi một chầu bánh ngọt, nước trà thật hậu hĩnh để đáp lễ!

 Hai tháng sau, thày H. cho tôi xuống núi hành hiệp giang hồ cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ ăn chút tiền còm chơi cho qua cơn bỉ cực để chờ đến lúc thái lai!

 Thời gian đầu tôi đạp xe đi hớt dạo phía bên Thủ Thiêm cho đến một hôm cô em tôi hỏi lý do tại sao. Tôi cho biết vì chưa có tiền mua chiếc ghế hớt tóc nên đành tạm thời đi hớt dạo chứ biết làm sao bây giờ.

 Cô im lặng không nói gì, đến khi tôi từ biệt ra về, cô ấn vào tay tôi một số tiền nói là tiền mua cái ghế, một số tiền khá lớn vào lúc đó, vì giá gạo bao cấp chỉ có lối hơn 30 xu.

 Thế là, ban ngày tôi làm thợ hớt tóc để che mắt thế gian còn buổi tối, tôi ăn mặc chững chạc rõ ra dáng là một ông thày dạy chữ. Hai nghề đều cùng bắt đầu bằng chữ "t" mà một nghề là thày còn nghề kia là thợ.

 Có lần một học viên lớn tuổi của tôi cho biết hôm qua tình cờ đi qua chỗ tôi hớt tóc mà không dám ghé vào sợ tôi mắc cỡ, rồi anh cười một nụ cười thật tươi biểu lộ sự thông cảm khiến người trong cuộc là tôi hiểu liền.

 Đến đây, tưởng chuyện đi Mỹ đã chìm vào quên lãng thì một hôm tôi nhận được thư của một cô bạn học cùng lớp hớt tóc, cô P. , đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cùng với mẫu đơn để gởi qua Thái Lan vì cô biết tôi có một đứa con ở bên Mỹ.

 Tôi mau chóng điền đơn và ra Bưu Điện Sài Gòn gởi liền. Chẳng bao lâu vào tháng 6 năm 1986 tôi nhận được tờ LOI từ Thái Lan gởi về. Thế là trước mắt tôi nước Mỹ đã ở trong tầm tay và việc đi Mỹ đã sắp thành sự thật.

 Trong thời gian này, mấy anh CA cũng không quên "săn sóc " những anh em trở về từ địa ngục vì lâu lâu họ lại tập trung chúng tôi lại sỉ vả một hồi và còn nhấn mạnh các anh đừng tưởng là Mỹ nó bốc các anh đi. Cứ "dạy dỗ" chúng tôi một cách cầm chừng như thế cho đến khi việc đi Mỹ được công khai hóa.

 Nơi tôi bày ghế hớt tóc là bến xe tải đi Lục Tỉnh, một hôm tôi gặp một ông khách hàng rất chân tình và cởi mở.

 Khách cho biết là du kích ở tỉnh Bến Tre , năm 54, tập kết ra Bắc và nay trở về tỉnh Bến Tre sinh sống.  Khách kể là ông có đứa con được đi du học Liên Xô, và để được chấp thuận, khách đã phải chi 2 chỉ vàng tiền mãi lộ nhưng nhờ mang theo ít quần bò nên con của khách cũng đã lấy lại vốn cho bố, mẹ vì dân Nga rất thích quần bò.

 Khách còn tâm sự thêm là thấy đất nước đã thống nhất nhưng không ngờ lại thống nhất trong đau khổ như thế này và khách cảm thấy bất nhẫn khi thấy chúng tôi bị đày đọa, bị trả thù khi chiến tranh đã chấm dứt và đáng lẽ ra đất nước phải sống trong thanh bình không còn cảnh cốt nhục đày đọa nhau nữa mới phải đạo của người quân tử như truyền thống của cha, ông từ ngàn xưa.

 Kế đến khách mới vào chính đề, khách biết tôi là Đại Úy đi tù cải tạo về và bị đầy đọa như thế này khách cảm thấy không vui nhưng theo như khách biết thì chúng tôi sẽ được người Mỹ bốc đi Mỹ , âu cũng là Trời bù lại và khách chúc tôi lên đường bình an.

 Nếu những người lãnh đạo đảng CS nghĩ được như khách thì đất nước Việt Nam đâu có đến nỗi tăm tối đến điêu linh như bây giờ!

 Vua Trần khi đất nước sạch bóng quân Mông Cổ đã cho đốt hết hồ sơ những người cộng tác với giặc Nguyên đem lại sự hòa giải thật sự cho dân tộc và thanh bình thật sự cho quốc gia.

 Còn các người lãnh đạo Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản lại bỏ tù chúng tôi vì chính kiến khác nhau trong khi vẫn ra rả nêu lên chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc.

 Miệng nói một đằng, tay làm một nẻo, phải chăng đó là bản chất cố hữu của người CS mà cái bản chất tệ hại này không bao giờ thay đổi được.

 Vua Trần không cho mình là" đỉnh cao của trí tuệ loài người " nhưng lệnh đốt hồ sơ của Ngài nói lên sự bao dung, nhân ái khiến lịch sử dân tộc thời Trần quả thật là một tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

 Cho mãi đến cuối năm 90 đầu năm 91 thì chương trình cho tù cải tạo đi Mỹ mới thật sự chuyển động. Chúng tôi làm đơn, đóng lệ phí và chờ ngày được lên danh sách để lên đường đi Mỹ.

 Thời gian qua mau, chẳng bao lâu gia đình chúng tôi một sớm mai nọ đáp máy bay giã từ quê hương thân mến để lại đằng sau bao kỷ niệm buồn vui lẫn lộn.

 Mừng thầm rằng từ đây trên xứ người, trong vòng tay rộng mở, tràn đầy lòng nhân ái, chúng tôi sẽ tái lập cuộc sống hài hòa, có nhân phẩm của con người.

 Nay tôi xin trở lại đoạn đầu của câu chuyện, tại Greenville tôi có ông David người Mỹ là bạn của gia đình, ông nói tiếng Việt và cũng thích nói đùa theo lối người Việt ta. Một hôm khi tôi đến thăm hai vợ chồng ông, trong lúc chuyện trò, ông cười nói giỡn bằng tiếng Anh với bà vợ của ông ấy:

-  Ông Bình là Mỹ giấy, bà có biết không"

Bà vợ ông tròn mắt ngạc nhiên thì ông mới giải thích:

 - Này nhé, ông ấy được hợp pháp hóa để có quốc tịch Mỹ, thì ông ấy không phải là Mỹ giấy là gì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,331,552
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.