Hôm nay,  

Viện Phục Hồi - Nước Mỹ

13/08/200700:00:00(Xem: 124274)

Bài số 2064-1927-631vb2130807

Tác giả cho biết bà tên thật là Hoa Thị Azer, cư dân Oregon, từng là nhân viên tại Sở Phục Hồi tiểu bang California. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà kể về sở làm cũ và tâm sự khi sống an nhàn hơn, đọc sách, xúc động với những chuyện H.O. và Viết Về Nước Mỹ. 

Ngày 8 tháng 11 năm 1982, tôi được thâu dụng làm nhân viên hành chánh văn phòng sở Phục Hồi tiểu bang California, với điều kiện tập sự chín tháng.

   Sở dĩ tôi chọn làm việc nơi cơ quan này vì con tôi còn nhỏ, lúc đó cháu được năm tuổi. Hầu hết những cơ sở chính quyền đều làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, ngoại trừ ty Cảnh Sát. Giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Một năm có 13 ngày lễ nghỉ, giờ nghỉ bệnh cứ mỗi tháng được một ngày và nghỉ phép thì sau khi tập sự sẽ được hưởng quy chế nhân viên thực thụ, cao nhất là 3 tuần đến 3.5 tuần 1 năm. Từ ngày nhà Cách mạng lao động về nông dân tên là La Cesa Chavez thành công và qua đời công chức cũng có thêm một ngày lễ của Tiểu bang.    Hằng năm vào 29 tháng 3, chúng tôi lại thêm một ngày đó gọi là Cesa Chavez, sở Bưu Điện có in hình của ông nữa.

Bởi tôi là nhân viên song ngữ nên sở gọi tôi đi thi lấy chứng chỉ để lấy thêm tiền phụ trội là $30. Nhưng sau 8 năm họ cho lên đến $60 một tháng. Bài thi song ngữ gồm có một trang tiếng Việt và từ Việt qua Anh. Sau đó qua phần thi vấn đáp, giám khảo gồm hai người một nam và một nữ, trước mặt tôi lúc đó là một máy thâu băng.

Sở chính phủ rất thông cảm về vấn đề con cái còn nhỏ hoặc khi đau ốm, nhưng nếu có bị đau trên 2 ngày, lẽ tất nhiên mình phải có giấy bác sĩ chứng nhận.Thời gian làm việc rất thuận lợi cho chương trình học con tôi đến trường. Mỗi tối khi về nhà có tôi ở nhà để con tôi làm bài và ăn cơm chiều.

   Việc tôi làm gồm có trả lời điện thoại, tiếp đón người xin đơn và giải quyết hồ sơ, đóng tiền học cho những người xin giúp đỡ một khi đã hội đủ điều kiện của viện Phục Hồi. Tôi làm chung với 3 vị cố vấn trong chương trình Phục Hồi,  mỗi vị có từ 65 đến 185 thân chủ, ngoài việc làm này chúng tôi còn liên đới đến hai vị bác sĩ về tâm trí và bác sĩ về khả năng sức khỏe, để thẩm định sức khỏe và khả năng làm việc, để đi xin việc làm. Việc hành chánh lúc nào cũng bận rộn. Có lần bà xếp nói với tôi, ngày hết chứ việc thì không.

Cơ quan Phục hồi được chính quyền Tiểu Bang tài trợ 80% và 20% do chính quyền Liên Bang.    Tài khoản hàng năm họ tính theo từ mồng một tháng 7 năm nay cho đến hết ngày cuối cùng của tháng sáu năm tới. Khi ngân sách quốc gia dồi dào, họ đóng tiền học, tiền sách vở cho thân chủ cộng cả tiền đổ xăng hay tiền đi xe buýt, mua máy nghe cho người điếc và dạy đọc sách cho người mù. Khi nộp đơn xin cơ quan Phục Hồi giúp đỡ, thân chủ phải cam kết theo đúng luật lệ của họ. Để được tái huấn nghệ sau khi thử khả năng và sức khỏe, thường là có giấy bác sĩ chứng nhận tình trạng sức khỏe của thân chủ. Người xin đơn phải hiểu rằng khi mình có điều gì trở ngại đến vấn đề huấn luyện nghề nghiệp, mình phải báo ngay với người cố vấn để họ tìm cách giúp mình đừng làm gián đoạn sự học. Để tránh những thiệt thòi sau này.

Hằng năm sở Phục Hồi đưa nhân viên đi huấn luyện và trau dồi hướng dẫn về nghề nghiệp, để khích lệ tinh thần làm việc và tưởng thưởng những khả năng của mỗi nhân viên. Mỗi năm cũng có những dịp thi tuyển thăng chức để nhân viên có dịp được đề cử chức vụ cao hơn và thâu dụng những người mới, khi nhân viên đó đã qua kỳ thi viết và đủ từ 70% điểm trở lên, sau đó đến phần thi vấn đáp do ban giám khảo chọn lựa.
Ban ngày đi làm nên ban đêm khi hoàn cảnh cho phép, tôi ghi tên đi học thêm Anh văn, vì càng học mình càng cảm thấy cái dốt của mình. Tôi không ngần ngại, dù tuổi nào đi nữa tôi cũng cần phải tiến thân để học thêm những ngành nghề theo ý muốn, một khi con tôi đủ 14 tuổi, vì bên Mỹ không được vắng mặt khi con mình dưới 14 tuổi.


Sự lợi ích cho những ngày nghỉ trong sở tôi trùng hợp với ngày nghỉ của con tôi nên cũng thuận tiện cho chúng tôi, thời gian 21 năm 8 tháng đã đem đến cho tôi về vấn đề bảo hiểm răng và thuốc men về sức khỏe, riêng ông xã tôi đã có bảo hiểm cho hai chúng tôi, còn con tôi khi cháu đủ 25 tuổi, sở cháu đã có rồi...

Tôii viết lên đây với mục đích chia sẻ với những ai không có phương tiện Internet hoặc không có dịp ngồi lâu giờ trong Thư Viện đễ hiểu thế nào là hệ thống làm việc của chính quyền liên bang và tiểu bang hoặc những quận hạt hay tỉnh lỵ. Mỗi địa phương đều theo cách điều hành của họ tuy dù mới thấy chúng ta cũng cứ nghĩ nó giống nhau nhưng thực ra không hẳn như vây.

Có những cơ quan cũng giúp những người bị quẫn bách về tài chánh, chẳng hạn như Văn Phòng Hồng Thập Tự hoặc bộ xã hội địa phương. Người Tàu cũng có những tổ chức thiện nguyện, một khi người đến xin những hội tương tế người Tàu, họ chỉ cần bạn là người cùng tên họ của hội họ. Thí dụ như bạn là họ Lê, hay Nguyễn,…... v.v. cơ sở hội họ Lê sẽ giúp đỡ bạn 1 lần mà thôi nếu bạn thành công bạn sẽ hoàn trả lại, còn nếu thất bại sẽ không phải trả lại số tiền đó.

*
Thấm thoát thời gian đi làm bây giờ đây tôi may mắn được ở nhà để đi làm những việc theo sở thích, như mỗi lần có dịp đi du lịch tôi cũng không quên đem theo máy ảnh để chụp những thắng cảnh địa phương hay những sinh hoạt theo thời tiết.

Tôi cũng học chụp hình để mình làm hình cho có tiêu chuẩn hơn. Cũng nhờ đi học lớp cuối tuần tại hệ thống máy ảnh Nikon hướng dẫn, tôi đã được biết tại San Diego có một hãng sản xuất đĩa nhựa tên là: DELKIN, devices đã đem vào thị trường loại CD để dành được 300 năm và DVD được 100 năm màu vàng giống như vàng 24 kara. Giá cả cũng hơi đắt, dù tôi không biết có sống được 100 năm nữa để thấy CD của mình nó tồn tại nhưng tôi cũng vẫn thử xem sao.

Ở nhà được gần 3 năm tôi có dịp đọc những sách do những vị HO viết. Xin cúi đầu thành kính cảm ơn quý vị HO đã bỏ hết sinh lực từ tinh thần đến vật chất để viết lên những gì đã xảy đến cho quý vị, mỗi khi đọc văn thơ của quý vị, lời văn, lời thơ đã làm tôi uất nghẹn, cảm thấy như quý vị đang hiện diện trước mắt tôi.

Khi đọc kinh 14 chặng đường Thánh Giá Chúa Giêsu, tôi chưa thấy được sự đau thương thống khổ của Chúa Giêsu. Bây giờ đọc sách của quý vị, chuyện người tù cải tạo, chuyện vợ người tù cải tạo, tôi không cầm được nước mắt. Mỗi người tù là một hình ảnh đau thương, còn giọt nước mắt nào để khóc cho quê hương mình" Quý vị đã nói lên được những đau khổ những mất mát trong quê hương mình. Nơi chúng ta sanh ra trên đất mẹ, nơi mà chúng ta lớn lên trên mảnh đất gọi là quê hương mình. Một quê hương đã không đủ sức chịu đựng vì không thể đứng vững một mình được.

Tôi đã từng lớn lên trên cánh đồng lúa chín vàng, dưới mái nhà đơn sơ nhưng đầy tinh thần dân tộc. Đã từng đi lội ruộng với bạn bè, chị em để bắt cua, bắt cá theo cơn mưa đầu mùa. Mỗi sáng sau khi đến nhà thờ để dự lễ đọc kinh, rồi chị em tôi dắt nhau đến trường học, ngôi trường nhỏ nằm theo dọc bờ sông. Rồi bom đạn đến quê hương tôi. Xóm làng tan nát chúng tôi chạy loạn, chạy giặc, và di tản, bây giờ chúng tôi đã mất tất cả.
   Tôi cố gắng đọc, thời gian về hưu của tôi thật là bận rộn, vì nếu không đọc sách và nhất là sách viết về những vị HO, sách viết về nước Mỹ, chúng ta cũng hiểu rằng nếu không đi thì không thấy, không đọc cũng sẽ không biết (vô tri bất mộ).

   Có một lần tôi đưa ông xã về thăm bố tôi, sau khi đến nhà cháu tôi cư ngụ trên chi nhánh sông Cửu Long được ba tuần, vì ông xã tôi chưa bao giờ đặt chân đến quê tôi, ông đã kết luận một câu: Em nói rằng quê em không có tự do, có nhưng em không thây, đây nè nhé.

- Tự do thứ nhất: muỗi tự do cắn, dù mình đã xức thuốc cùng mình
- Tự do thứ hai: Chó, và gà tự do sủa và gáy sáng đêm.
- Tự do thứ ba: Đò máy chạy nổ hết ga muốn điếc lỗ tai.
- Tự do thứ Bốn: người dưới quê em ra vào nhà người ta không gõ cửa. Em còn than vãn gì nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,316,177
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.