Hôm nay,  

Những Mẩu Chuyện Của "Thế Hệ Ba Rọi"

10/03/200700:00:00(Xem: 175079)

NHỮNG MẨU CHUYỆN CỦA "THẾ HỆ BA RỌI"

Người viết: Nguyên Phương

Bài số 1215-1826-533vb7100307

*

Tác giả Nguyên Phương đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới của bà. “Ba rọi” là tiếng chỉ miếng thịt heo nửa nạc nửa mỡ.

*

Thế là mẹ tôi sang Mỹ đã được ba năm, Mẹ quen dần với những tiếng nói ngọng ngịu của các cháu.

Sau giờ học trước khi đi ngủ, các cháu thường quấn quýt quanh bà, ôm bà, sờ lên khỏang thịt mềm mềm nơi cánh tay bà.

Tôi thường bắt các con phải nói chuyện với bà bằng tiếng Việt. Những ngày đầu rất khó khăn cho các cháu.

Một ngày trong bữa cơm tối mẹ tôi cười cười:

- Con này hôm nay cu Tý nói với mẹ "bà ơi cháu muốn uống bẩy lên", mẹ bảo chờ con về mẹ hỏi xem.

Tôi phì cười, vì bắt các cháu nói tiếng Việt nên không hiểu ai đã dịch cho cháu 7up là 7 lên.

Mấy chị em nặn óc ra để dịch cho được những danh từ từ tiếng Mỹ sang tiếng Việt.

- Bà ơi mẹ bảo bà mặc giầy đi rồi đi chơi

- Bà ơi cởi chuối cho cháu

- Bà ơi mẹ muốn bà

. . .

Đang ngồi trong phòng với những mớ hóa đơn phải thanh tóan cho tháng này, nghe bé Ly gọi thất thanh:

- Mẹ ơi

Tôi vội chạy ra bếp, Ly kéo tay tôi xềnh xệch:

- Mẹ ơi bà muốn my lip.

- Cháu làm sao vậy con"

Thì ra hai bà cháu đang bất đồng ngôn ngữ. Bà thấy cháu đứng gần chỗ để đũa bà nhờ:

- Bé Ly lấy cho bài cái môi (bà nói tiếng Bắc, tiếng Nam là cái giá).

Tôi phải cầm cái môi giơ lên giải thích cho con

- Bà muốn con lấy cái này cho bà đó.

Cô bé ngớ mặt ra không hiểu .

Một lần tôi đưa 4 bà cháu đi shopping, tôi dặn hai cô con gái:

- Đứng chờ mẹ ở chỗ salon Mẹ đưa bà đi xem quần áo một chút, 30 phút  mẹ  quay lại.

- Vâng.

Đến khi tôi quay lại không thấy hai cháu đâu cả, chờ thêm 15 phút vân không thấy bóng dáng cháu, tôi bắt đầu sốt ruột đi tới đi lui.

- Bà đứng đây chờ, con đi tìm xem các cháu đâu.

Tôi đi vòng ra ngoài tiệm tìm thì thấy hai cháu đang chờ tôi ở ngòai hành lang

- Sao mẹ dặn con chờ mẹ ở chỗ salon mà sao con ra đây ngồi"

- Thì đây ở trước cửa một beauty salon mà mẹ.

Tôi chợt hiểu, khi tôi nói salon là chỗ bán bàn ghế nhưng các cháu lại hiểu khác.

Mùa xuân đến, những nụ hoa vừa hé, cây đâm chồi nẩy lộc, mẹ tôi vui lắm với những đọt lá non của đám rau của mẹ, mẹ chăm sóc những cây húng quế, mẹ nâng niu cây bạc hà, những cây ớt chỉ thiên nhỏ xíu mẹ tôi chỉ để trong chậu và để trong nhà chăm chút từng tí như những cây cảnh của mẹ.

Một lần mẹ đi Washington state thăm các cháu nội, trươc khi đi bà có dặn bé Ly tưới cây cho bà  khi mẹ tôi trở về thì cây ớt quí của mẹ đã... héo sầu và gần chết

- Sao cháu ở nhà không chăm sóc cây cho bà

-  Có chứ ạ, mỗi ngày Ly mỗi tưới và hôm nọ Ly thấy có nhiều trái mẹ đã hái  vài trái nhưng rồi không hiểu sao nó lại gần chết,

- Cháu tưới thế nào 

- Cháu đổ nước vào

- Hèn gì nó không chết, bà phải phun nước cho nó chứ không phải đổ nước vào  và chắc mẹ cháu hái trái không dùng kéo cắt mà bẻ nó nên cây nó đau và chết.

Tôi không hiểu có phải vì mẹ tôi quá nhẹ nhàng với cái cây nên nó đã thành "cây hư tại bà" không.

. . .

Tôi vừa về đến nhà, thấy mẹ tôi với vẻ băn khoăn ra hỏi:

- Sao hôm nay hai cháu không đi học vậy con

- Dạ hai cháu nghỉ một tuần trước khi vào mùa xuân

- ừ, mẹ có hỏi thì các cháu nói cái gì mà "xuân vỡ" mẹ không hiểu.

. . .

Một lần mẹ tôi ra sân rồi quên nên khóa cửa vào nhà lại, mẹ bị nhốt ở ngòai garage, Hai cháu đi học về Ly vội lấy chìa khóa mở cửa cho ba bà cháu vào nhà  bé Ly cởi đôi găng tay ra đưa cho bà

- Bà mặc bao tay vào đi

Bé Tú chạy vào lấy ra gói bánh

- Bà đói không bà ăn bánh nhé

Bà rơi nước mắt ôm hai cháu vào lòng.

. . .

Hôm nay chủ nhật bé Tú thấy tôi hơi rảnh cháu lại ngồi cạnh thỏ thẻ.

- Mẹ ơi, Tý không chịu đáng răng mai mốt răng thành đen giống răng bà phải không mẹ"

- Không phải đâu con, Tý không đánh răng thì Tý sẽ bị sâu răng, sẽ bị đau răng không phải như răng bà,

Tôi ôm bé Tú vào lòng giảng cho con nghe

- Thời của bà, ai cũng phải nhuộm răng đen.

- Nhuộm, giồng như nguời ta nhuộm tóc hả mẹ"

Đôi mắt bé Tú mở to, tròn xoe trông rất là đáng yêu.

- Đúng vậy con ạ. Lúc đó chưa có thuốc đánh răng nên người ta nhuộm răng đen và ăn trầu cho chắc răng.

- Ăn trầu là ăn cái lá gì rồi nhổ ra nó đỏ đỏ giống như bà nội ăn hồi đó phải không mẹ. Sao bây giờ bà nội hết ăn rồi hả mẹ"

       - Vì các cô chú đã muốn bà cạo răng trắng nên bà sợ ăn trầu làm bẩn răng, cô chú đã mua sewing gum cho bà ăn thay thế.

Be Tú hay để ý và luôn hỏi tôi những gì cháu thấy lạ.

. . .

Bé Ly cầm tờ giấy trắng chạy lại tôi

- Mẹ ơi chỉ con làm family tree nhé mẹ

Sau khi kể tên ông bà nội ngọai của cháu, đến anh chị em họ, cháu bắt đầu mỏi tay, cháu hẹn đến hôm sau làm nốt bên phía bố cháu.

- Sao họ mẹ nhiếu người thế, tụi bạn con không nhiều như vậy đâu, mới bên mẹ mà cousins của con đã 15 người rồi, còn bên bố ngày mai nữa làm sao con nhớ hết.

- Thế hệ của bà trung bình là có 6 người con, có người có tới 15 người con, trước khi đi ngủ họ phải đếm xem có đủ các con lên giường chưa

- !!!!!!!

Trong bữa ăn, bé Tú chợt nhớ đến cô bạn Việt Nam cùng lớp mà cháu mới quen:

- Mẹ ơi, Mai (bạn cháu tên là Mỹ) hỏi con có biết ăn trái saw rim ... mùi ghê lắm không

- Mẹ không biết con nói trái gì

- Con không nhớ rõ tên gì nghe như saw rim

- Á trái sầu riêng, mẹ không biết ăn đâu, nên mẹ chưa bao giờ mua cho con ăn cả. thế bạn con có biết ăn không/

- Mai cũng không biết ăn

- Trái này có một mùi khó ngửi lúc ban đầu, nhưng nếu con cứ tập ăn, thì về sau sẽ không còn thấy mùi đó khó ngửi nữa, và khi con đã biết ăn rồi thì con sẽ trở thành ghiền, ngày mẹ còn ở Việt Nam mẹ có biết một cô trong sở mẹ, khi Việt Cộng vào rồi cô hết tiền, cô đã bán đi một chiếc áo dài để mua một trái sầu riêng về cho cả nhà ăn.

*

- Mẹ ơi Me ở miền nam hay miền bắc của nước Việt Nam

- Mẹ ra đời ở miền Bắc nhưng lớn lên ở miền Nam

- Và già ở bên Mỹ hả mẹ

Tôi cười và gật đầu

- Khi nào mẹ về thăm Việt Nam con có muốn đi với mẹ không" 

- Con muốn lắm, nhưng con không nói rành tiếng Việt những cousins của con có hiểu con không"

- Giữa tình gia đình, huyết thống sẽ có sự cảm thông, con cứ về, mẹ sẽ chỉ cho con nơi mẹ sinh ra và lớn lên, ngôi trường trung học thân yêu cho 7 năm cắp sách đến trường của mẹ, ngôi trường đại học của một thời mơ mộng của mẹ, mẹ sẽ đưa con đi trên những con đường me lá rụng, trên những nơi bố mẹ đã từng đi qua trong những ngày tháng yêu nhau, mẹ sẽ tìm lại cho mẹ những kỷ niệm ngày xưa và mẹ sẽ chỉ cho con một nơi gọi là quê hương của mẹ,là nguồn gốc của con.

Trong một khỏanh khắc tôi đã nói như trong cơn mê, không còn chú ý đến sự ngơ ngác của con, tôi đã nói trong một sự dạt dào tưởng nhớ về quê hương, về một nơi, một thuở mà mình không sao quên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 869,281,705
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến