Hôm nay,  

Cái Nghiệp Thay Con Nuôi Cháu

22/03/200700:00:00(Xem: 118744)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH

Bài số 1223-1834-541vb5220307

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới của ông là chuyện một bà mẹ tự kể về cái nghiệp người già nuôi cháu.

Thưa bà con, phải nói cái nghiệp của tôi còn rất nặng. Tôi đã xuất gia hơn hai mươi năm nay khi còn ở bển, tưởng đâu là đã thoát nợ đời vậy mà không được.

Số là thằng Tốt con của tôi nó vượt biển năm tám mấy gì đó sang được bên Mỹ này. Sau một thời gian ở chung với bạn bè, nó tìm được việc làm vững chắc ở tiểu bang tên Duộc da, Duộc Xương gì đó, và lập gia đình. Thật ra thì nó đã có gia đình, vợ con hồi còn ở bển nhưng rồi lục đục sau khi nó vượt biển sao đó, giờ thì nó cưới vợ ở bên này. Tôi cũng mừng cho nó và cảm ơn Trời Phật đã độ và ban phước cho nó được cuộc sống an lành, có công ăn việc làm và có vợ con như người ta.

Thằng Tốt tính rất hiền lành, niềm nở, thông minh và lại chịu khó nên ai cũng thích nó. Từ nhỏ tôi đã cho nó vô chùa tu để học lấy cái hạnh để sau này ra ở đời ăn ở phải đạo với mọi người. Cách đây cỡ hai năm nó làm giấy bảo lãnh cho tôi qua bên này ở. Ai nấy đều khen nó và nói là tôi có phước có được thằng con hiếu thảo không quên mẹ mình. Tôi nghe lời khen đó cũng thấy vui vẻ trong lòng. Sau thời gian lo giấy tờ tôi sang Mỹ ở chung với vợ chồng nó. Lâu ngày mới thấy là cái nghiệp của mình vẫn còn nặng nề, nhứt là từ khi vợ thằng Tốt sinh được đứa con.

Lúc đầu khi mới qua thì tôi được thư thả đi hết cảnh chùa này đến cảnh chùa nọ, gặp gỡ đồng đạo ở khắp mọi nơi, vui vẻ khôn cùng. Dần dần tuy ở cảnh tiện nghi sung túc nhưng tôi thấy hình như nó thiếu thiếu cái gì đó mà hồi tôi có được khi còn sống đạm bạc tương rau ở bên nhà. Cái đầu trọc và bộ quần áo bà ba nâu sòng của tôi đi đâu cũng làm tôi thấy khác mọi người. Ra đường thì thấy ai cũng nhìn mình chăm chăm, kể cả bà con người Việt mình. Khi gặp ai tôi cũng mở lời chào là. - Mô Phật, chào ông bà! Mọi người đều đáp lại tôi với cái nhìn ngạc nhiên và có khi có vẻ cười tôi nữa. Tôi tự nhủ.

- Không sao. Mình đã xuất gia rồi thì không còn sống theo thế tục nữa. Ai cười thì cười mình tu cứ tu.

Khi sanh thằng Nhân ra được cỡ một tháng tên nó tiếng Mỹ là gì mà tôi cũng không biết, thì hai vợ chồng nó dẫn nhau về Việt Nam cả tháng để lại cho tôi nuôi. Cả hai tháng trời đó một mình tôi lo ăn, thay tã, tắm gội thằng bé rồi phải lo trong nhà không lúc nào hở tay. Tôi nuôi thằng bé khéo đến nỗi ai thấy cũng khen. Đến nỗi khi đem thằng bé đi khám bác sĩ ông cũng la lên là "Quào!" Tôi không biết tiếng "quào" nghĩa là gì nhưng nhìn nét mặt của ông tôi biết là ổng khen chớ không phải chê thằng cháu nội mình.

Khi hai đứa nó về thì lại đi làm. Tôi lại tiếp tục nuôi tiếp thằng nhỏ. Cháu mình thì mình nuôi không nói gì nhưng có cái là tôi thấy rất buồn vì thế thái nhân tình của con người bên này. Tôi vẫn thường than thở với người quen là "sao tôi thấy bên này không có tình người bà con à!"

Bên bển đối với người già cả xuất gia như tôi thì ai nay cũng đều lễ phép kính trọng, còn bên này thì họ đối xử "ai cũng như ai!" Già cả tu hành gì cũng không nghe được tiếng "thưa kính, dạ vâng", ngay cả con cháu trong nhà cũng vậy.

Hiện giờ tôi phải lo hết công việc trong nhà khi hai đứa nó đi làm. Ngoài việc sáng dậy sớm lo cho thằng Nhân, cho nó bú, khuấy sữa cho nó, tôi còn phải lo cho ba con chó trong nhà. Cho chúng nó ăn, hốt cứt rồi quét nhà, đổ rác. Làm quần quật từ sáng tới tối mà lắm khi còn nghe tiếng chê khen.

Bây giờ tôi chẳng đi đâu được vì không có ai coi thằng bé. Mỗi lần muốn cúng dường chùa thì lại phải kín đáo, nhín nhúc số tiền tụi nó cho sợ tụi nó la và không còn tiền để xài. Mới vừa rồi chùa Long Vân ở dưới phố có tổ chức Lễ Vu Lan mà tui cũng không được đi nếu không có giấy mời của chùa gởi cho tui. Tôi xin tụi nó về Việt Nam ở thì tụi nó trả lời thẳng là. - Má đi thì ai coi thằng Nhàn! Thôi để nó biết đi rồi hãy về!

Tôi nghe mà hết ý kiến! Lắm lúc có đứa đi làm về còn hỏi tôi cụt ngủn. “Cho thằng Nhân bú chưa"” Hay “Sao thằng nhỏ không khóc gì hết vậy” Tôi mới trả lời. - Hỏi cái gì kỳ vậy! Con nít mà nó không khóc thì mình phải mừng chớ!

 Nhiều khi tôi nghĩ rằng thôi mình cố gắng nhịn để trả cái nghiệp của mình. Đây biết đâu là cái thử thách của Trời Phật để mình tập bỏ được cái "sân".

Phật dạy là tất cả trên đời này đều là tạm bợ hãy ráng tu để trả cái nghiệp của mình mà thoát được cảnh luân hồi đau khổ. Khi ta càng trả được nhiều thì cái nghiệp sẽ sớm tiêu tan để ta thanh thoát trong lòng trước khi về cõi Phật. Tôi cứ nhớ mãi những điều đó trong mỗi tối lần chuỗi tụng niệm để cho gia đình con tôi được êm ấm, để cho cái nghiệp của tôi nhẹ bớt đi và không chừng đến ngày nào đó biết đâu có cuộc "đổi đời" thì sao"

Tôi rất thương thằng Tốt vì nó là một đứa con rất có hiếu. "Thôi mình hãy ráng chịu đựng để cho con nó vui". Tôi nghĩ lung tung như vậy cho đỡ buồn chán. Mỗi lần nhìn thằng cu Nhân càng ngày càng bụ bẫm ra tôi thấy cũng được an ủi phần nào vì tin là cái nghiệp của tôi đang từ từ nhỏ lại. Chết mồ! Thằng Nhân nó khóc ré đòi sữa kìa! Thôi tui xin chào bà con nhé. Mong Trời Phật gia hộ cho bà con được mọi điều phước đức. Mô Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,895,450
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.