Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Biên Bản Một Cuộc Hội Thảo

03/11/200500:00:00(Xem: 145145)
- Người viết: DUY NHÂN
Bài số 862-1452-288-vb5110305

Tác giả Duy Nhân, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Chicago, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài viết lần này, theo tác giả, tuy được viết bằng giọng tường thuật, nhưng mọi tên tuổi nhân vật, chức vụ, danh nghĩa, nơi chốn, thời gian... chỉ là hư cấu, không nhằm tới bất kỳ cá nhân, đoàn thể nào. Mọi trùng hợp đều ngoài ý muốn.

*

Thời gian : 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 2005

Địa điểm : Hội trường hội người Việt thành phố Bão Tuyết, tiểu bang Trung Tây

Khung cảnh: bàn thờ Tổ Quốc được đặt giữa sân khấu với hương trầm nghi ngút Sau bàn thờ là tấm phong nhung xanh có dán hai hàng chữ màu đỏ nổi bật . Hàng trên: Tưởng Niệm 30 Năm Ngày Mất Nước. Hàng dưới, chữ lớn hơn: Hội Thảo Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc

Bàn chủ tọa: Đặt hơi xéo bên phải bàn thờ , có các ông, bà: giám đốc hội người Việt, chủ tịch hội đồng cố vấn, chủ tịch liên đoàn sinh viên tiểu bang, đại diện một số hội đoàn.

Bục gỗ có micro được đặt bên trái bàn thờ .

Thuyết trình viên kiêm MC điều khiển chương trình: Ông chủ tịch hội CCB

Thư ký ghi biên bản : Một chiến hữu cựu tù chánh trị.

Cử tọa ngồi kín hội trường: gồm thành viên các hội đoàn: phong trào QGCC, hội KC, hội cựu TNCT, ủy ban BVCNQG, hội ĐĐD, và nhiều gương mặt lạ không biết thuộc đoàn thể nào.

Sau nghi thức rước quốc quân kỳ là lễ chào cờ Việt Mỹ. Khi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện và bay phất phới trên màn hình, cùng lúc bản quốc thiều trổi lên thì mọi người tự động hát theo mà nước mắt lưng tròng. Ai cũng thấy dâng lên trong lòng niềm hoài cảm thiêng liêng và xúc động. Khi đứng trước bàn thờ Tổ Quốc thắp nhang tưởng niệm các chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong cuộc chiến và các đồng bào đã bỏ mình trong khi vượt biên tìm Tự Do thì nhiều người không cầm được nước mắt.

Phần thủ tục nghi lễ chấm dứt. Ông chủ tịch hội CCB trong bộ đồ đại lễ Hải Quân truyền thống với cấp bậc Trung tá, lên diễn đàn thông báo một số tình hình mới về những hoạt động đòi Tự Do Dân Chủ trong nước, rồi ông phân tích nguyên nhân đưa đến ngày 30 tháng 4 năm 75 cùng ảnh hưởng của nó trên hơn tám chục triệu đồng bào ở quê nhà từ ba chục năm nay. Cùng một nội dung như năm rồi, nhưng năm nay bài nói chuyện của ông chủ tịch sâu sắc hơn với những tin tức, dẫn chứng chính xác, mới mẻ từ những tài liệu được giải mật ở những cơ quan quyền lực Hoa Kỳ và các phe liên hệ. Ông chủ tịch nói :

- Vào ngày này hàng năm thường có buổi chiếu phim thời sự trước năm 75 để anh em chúng ta ôn lại một giai đoạn lịch sử, nhìn lại những hình ảnh hào hùng của các chiến sĩ QL. VNCH mà nuôi dưỡng lòng yêu nước. Thay vào đó, năm nay là cuộc hội thảo về vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc mà cho tới nay vẫn chưa có một giải pháp thỏa đáng. Nhà cầm quyền Cộng sản thì kêu gọi chúng ta hãy quên đi quá khứ, hướng về tương lai để cùng nhau xây dựng lại quê hương. Họ nói Việt kiều chúng ta là khúc ruột ngàn dặm, là một phần của máu thịt Việt Nam. Đa số cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại đã tỏ thái độ không chấp nhận hòa giải hòa hợp với Cộng sản, trong khi đó có một số người không đồng tình thì cho đó là thái độ chống Cộng cực đoan. Vậy thì lập trường của chúng ta như thế nào " Liệu có đút kết được thành tiếng nói chung trong công cuộc đấu tranh với Cộng sản và xây dựng đất nước trong những ngày sắp tới "Tôi đề nghị quý vị thoải mái và tự do phát biểu trong ôn hòa, xây dựng và tôn trọng ý kiến người khác

Ông chủ tịch vừa dứt lời thì một đại diện của hội cựu TNCT lên nói:

- Đối với một cá nhân thì quá khứ là những gì làm nên chính con người đó, nó là bản thể, là nhân cách một con người. Chỉ có người vô liêm sĩ mới chối bỏ cái quá khứ của mình. Đối với một dân tộc thì quá khứ chính là lịch sử của dân tộc đó thì sao lại quên được " Thế thì làm sao rút ra được bài học từ quá khứ " Khi Việt Cộng nói hãy quên quá khứ đi thì thật ra ý chúng muốn chúng ta hãy quên những tội ác mà chúng đã làm trong quá khứ. Trong khi đó, suốt ba chục năm qua không bao giờ chúng ngừng nghỉ tuyên truyền, bắt buộc người dân trong nước phải kỷ niệm, ghi nhớ cuộc chiến vừa qua như là một chiến thắng thần thánh chống Mỹ cứu nước bằng những cuốn phim, vở kịch, các sáng tác văn thơ, các bản nhạc, các cuộc triển lãm, cũng như đưa vào các chương trình văn hóa, giáo dục, nhồi sọ học sinh. ..Họ bắt mọi người phải sống cuộc chiến đã qua như sống với một thây ma được họ tô son, trát phấn ‘‘ như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng ...’’ làm bình phong che chắn cho mọi tội lỗi mà họ đang thực hiện, mọi thất bại mà họ muốn che dấu. Đúng như tựa đề mà một nhà văn trong nước, ông Chu Lai đặt cho tác phẩm của mình, họ chỉ là những kẻ ‘‘ ăn mày dĩ vãng ’’mặc dầu đó chỉ là thứ dĩ vãng tủi nhục đê hèn.

Tiếp theo là phát biểu của đại diện hội KC:

- Điều cần phải xác định trước hết là vấn đề chính danh. Tức là ai hòa giải, hòa hợp với ai " Rõ ràng là không có vấn đề hòa giải giữa nhân dân với nhân dân vì tất cả mọi người đều là nạn nhân của Cộng sản. Người dân trong nước nếu có điều kiện thì họ cũng ra đi thôi. Cũng không có vấn đề đồng bào, nhất là đồng bào hải ngoại hòa giải với Cộng sản vì lẽ, không ai đi hòa giải với kẻ cướp bao giờ. Tôi muốn nói với những người ở Bắc bộ phủ rằng các ông là kẻ thù của chúng tôi. Các ông đánh chúng tôi thì chúng tôi đánh lại các ông để tự vệ. Chúng tôi yếu thế hơn thì đành phải bỏ chạy, chờ ngày phục thù, thế thôi. Do chạy thoát được mà bây giờ chúng tôi có một đời sống tương đối ấm no hạnh phúc, được sống trong Tự Do, Dân Chủ, con em chúng tôi được học hành đàng hoàng tử tế, tương lai đầy hứa hẹn thì tội gì chúng tôi lại phải hòa giải với các ông. Vấn đề còn lại chỉ là người Cộng sản các ông muốn hòa giải với đồng bào hải ngoại để họ mang tiền về, mang chất xám về, theo các ông nói là để xây dựng quê hương thực ra là để củng cố bộ máy cầm quyền toàn trị của các ông hoặc tạo điều kiện cho các công tham nhũng, làm giàu mà thôi.

Liền sau đó, một người lên phát biểu theo chiều hướng khác

- Nếu không thoát ra khỏi vị trí bên này hay bên kia để đứng trên bình diện dân tộc mà nhìn lại cuộc chiến thì chẳng có ai dù ở phía nào chịu hòa giải, hòa hợp cả!

Lời phát biểu vừa rồi của một người không rõ tổ chức đã làm cho cho không khí hội trường nóng lên. Nhiều người lên diễn đàn phát biểu tán đồng, nhiều người phản đối. Ông chủ tịch kêu gọi mọi người hãy giử bình tỉnh và ổn định. Khi trật tự tái lập, một đại diện của phong trào QGCC lên nói:

- Đã nói là hòa giải thì phải có chủ thể và đối tượng hòa giải, tức là phải có hai phe. Nếu nói phải thoát ra vị trí bên này hay bên kia là đặt sai vấn đề. Chúng tôi là người quốc gia sẵn sàng quên đi hận thù để hòa giải. Còn những người Cộng sản sau bao nhiêu năm cai trị đất nước theo chủ nghĩa xã hội, bằng chuyên chính vô sản không thành công, nay nếu họ thức tỉnh, thì họ phải tự chứng tỏ là muốn hòa giải thật sự. Lý do là vì trong quá khứ những người Cộng sản đã từng cho thấy là không có tình tự quê hương, không có tinh thần dân tộc, bằng chứng là họ không giải quyết vấn đề Việt Nam bằng đường lối hòa bình theo hiệp định Paris năm 1973. Sau khi thôn tính miền Nam bằng bạo lực thì họ bắt tù đày các sĩ quan viên chức, cảnh sát, nhà văn, kể cả những người tu hành. Nhà cửa người ta thì họ tịch thu, đuổi đi kinh tế mới, bắt người ta nộp vàng rồi xua người ta ra biển làm mồi cho cá mập, hải tặc Thái Lan. Cho tới bây giờ sau khi đất nuớc thống nhất đã ba mươi năm mà họ vẫn còn bắt bớ tù đày những người tranh đấu ôn hòa, đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân quyền, công bằng xã hội, chống tham những thì làm sao chúng tôi tin là họ có tinh thần hòa giải, hòa hợp thật sự"

Tiếng vỗ tay vang lên vang dội. Liền sau đó, một hội viên CCB đứng lên tại chỗ nói không cần micro mà hùng hồn, vang vội:

- Bây giờ mà muốn hòa giải tôi thấy người Cộng sản không có cách gì khác hơn là phải tỏ thiện chí bằng cách trả lại những gì họ đã cướp của người dân và trả lại danh dự cho những người mà họ đã làm nhục. Mồ mả của người lính bị họ cày xới, lấy đất làm công viên, xây nhà, trồng rau họ phải giải quyết. Cơ sở, đất đai của các tôn giáo bị tịch thu họ phải trả lại. Những điều này chúng tôi đã chờ đợi cả ba chục năm nay nhưng họ vẫn im lặng kể cả không có một lời xin lỗi.

Hội trường lại vang lên những tiếng ồn ào, bàn tán sôi nổi. Có người nói, như thế mới là công bằng. Ông chủ tịch lại kêu gọi mọi người bình tĩnh và giữ trật tự. Một người trong tổ chức gọi là ‘‘ HĐĐD ’’ lên diễn đàn. Bằng một giọng chậm rãi, ôn tồn, người này nói :

- Sau hai mươi năm dài chiến tranh, bên nào cũng cho mình là chánh nghĩa. Một bên nói là chống Mỹ cứu nước, một bên nói là chống Cộng, để bảo vệ Tự Do Dân Chủ.Thực tế chẳng qua là cuộc chiến tranh người Việt giết người Việt bằng vũ khí của Liên Xô, Trung Cộng và của Mỹ, làm cho đất nước bị tàn phá, gia đình tan nát, lòng người phân ly. Một bên thì tự tôn là kẻ chiến thắng một bên thì mặc cảm là kẻ chiến bại, hận thù chất ngất. Kẻ tưởng mình thắng trận sau ba mươi năm điều hành đất nước thì đất nước ngày càng tiêu điều lụn bại, nghèo nàn lạc hậu kéo dài, tham nhũng, tệ nạn xã hội tràn lan không phương cứu chữa. Rồi thì hòa giải hòa hợp dân tộc được đưa ra như sinh lộ duy nhất để cứu nguy đất nước. Nhưng đó chỉ là một chiêu bài chứ thực lòng người ta không muốn. Còn một bên thì thẳng thừng bác bỏ hoặc chấp nhận có điều kiện, thì làm sao giải quyết được " Biết đến bao giờ mới giải quyết được "

Liền sau đó, một người trong ủy ban BVCNQG lên diễn đàn phản đối :

- Lịch sử thế giới đã chứng minh một đất nước chỉ có thể phát triển và vươn lên trong điều kiện Tự Do, Dân Chủ mà thôi. Tự Do Dân Chủ không chỉ là điều kiện để phát triển mà nó còn là nhu cầu khẩn thiết của người dân, bên cạnh vấn đề cơm ăn, áo mặc. Tiếc thay, điều đó không có ở Việt Nam bây giờ. Người ta không thể đem đôla về Việt Nam để cứu trợ hoặc xây dựng mà không có gì bảo đảm rằng số tiền đó không lọt vào tay bọn cơ hội, tham nhũng. Người ta không thể mở mang một doanh nghiệp khi môi trường kinh tế, pháp lý không lành mạnh, nay thế này mai thế khác, quyền tư hữu không được tôn trọng, khuyến khích, tài sản có thể bị tịch thu, con người có thể bị bắt bỏ tù bất cứ lúc nào. Người ta không thể đem kiến thức, tài năng về đặt dưới quyền sử dụng của những người tự cho mình có quyền lãnh đạo mà dốt nát. Những người đã từng sống trong Tự Do, Dân Chủ cũng không thể nào về làm tôi tớ cho giai cấp cầm quyền độc tài, thối nát. Trong hoàn cảnh như vậy mà nói chuyện hòa giải hòa hợp cũng chỉ phí thì giờ và vô ích mà thôi. Vấn đề tiên quyết bây giờ là phải tranh đấu đòi cho được Tự Do và Dân Chủ ở trong nước rồi sau đó mới nói tới hòa giải hòa hợp, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.

Một thanh niên trong ban chấp hành liên đoàn sinh viên nhỏ nhẹ nói :

- Kinh thưa các chú các bác. Thế hệ chúng con khi sanh ra thì đất nước đã hòa bình thống nhất. Đáng lẽ giờ này chúng con được yên ổn học tập hoặc làm việc ở quê nhà. Vậy mà phải sống lưu vong nơi xứ người, nhận nơi này làm quê hương. Điều này chưa được ai lý giải thỏa đáng. Gia tài mà chúng con được thừa hưởng từ các chú các bác, từ thế hệ trước là cái gì ngoài một Việt Nam rách nát, lầm than, đầy hận thù, chia rẽ cùng những hệ lụy đắng cay không biết đến bao giờ. Vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc cũng chẳng phải là vấn đề của chúng con vì nó đã được đặt ra từ trước khi chúng con ra đời, cho tới bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp. Có lẽ chúng ta cư xử với nhau không bằng tấm chân tình mà dựa trên danh nghĩa, bằng khẩu hiệu nhiều quá. Vậy thì chúng con biết phải làm gì bây giờ"

Người thanh niên bước xuống sân khấu mà nước mắt đầm đìa, làm ai cũng xúc động. Không khí hội trường đang sôi nổi thì chùng xuống, yên lặng... Vậy mà bất ngờ, nó lại nóng lên khi một người lên diễn đàn nói :

- Chú em ơi! Chớ nên thất vọng. Ở đây không chỉ có Quốc với Cộng. Không chỉ có đen với trắng, mà còn có con người đàng sau khẩu hiệu!

Tức thì, một người khác chạy lên diễn đàn nói như hét vào micro :

- Chúng tôi muốn biết con người đó là con người gì " Đừng có mập mờ đánh lận con đen. Ở đây trắng đen phải rõ ràng ; quốc, cộng phải phân biệt ; chánh tà phải phân minh!

Mọi người lại rơi vào cơn choáng váng. Một thanh niên từ phía dưới hội trường chạy lên dằng lấy cái micro :

- Đã ba mươi năm rồi mà quý vị còn chống Cộng kiểu cực đoan như vậy sao " Có giỏi tôi mua vé máy bay cho quý vị về Việt Nam mà chống Cộng!

Bầu không khí đã nóng như lửa bây giờ lại có người đổ dầu vào nên nó bùng cháy, dữ dội. Ông chủ tịch giựt lại cái micro không cho người lạ mặt phát biểu tiếp thì người này cung tay đấm vào mặt ông chủ tịch té nhào. Bỗng có tiếng la :‘‘ Tay sai Cộng sản đó! đập chết nó đi ’’.Tức thì nhiều người nhảy lên sân khấu, xúm vào kẻ lạ dấm đá túi bụi. Một nhóm người khác thì nhảy vào bênh. Thế là số cử tọa đã hình thành hai phe, dùng bàn ghế làm vũ khí choảng nhau, người thì vở đầu, người gãy tay, số người còn lại chỉ biết đứng nhìn. Những vị trên bàn chủ tọa đã kịp thời rút lui, tháo chạy. Khi Police tới thì mọi người tự động giải tán, những người bị thương nặng được ambulance chở đi cấp cứu.

Bây giờ chỉ còn lại mình tôi, người được phân công ghi biên bản. Lòng buồn rười rượi. Hội trường vắng lặng, tiêu điều. Lòng tôi cũng vắng lặng, tiêu điều. Đầu óc tôi trống rổng. Rồi tôi nhớ đến một trận chiến ở miền Tây năm 1972. Sau khi im tiếng súng, hai bên đã rút lui: bãi chiến trường còn lại nhiều xác chết của địch lẫn với những xác chết của phe chúng tôi. Tất cả đều là máu đỏ, da vàng, đều là người Việt Nam. Lần đó tôi đã khóc cho cái định mệnh của đất nước tôi, đồng bào tôi. Bây giờ, tôi nhìn bàn ghế gãy đỗ, ly tách vỡ vụn, trên sàn nhà còn để lại nhiều vết máu, chỉ thiếu những xác người! Trên sân khấu, bàn thờ Tổ Quốc bị xô ngã. Cuộc hội thảo bất thành. Tôi đành phải kết thúc biên bản của mình bằng nhận xét như vậy. Sự việc xảy ra quá bất ngờ, ngay trên sân khấu của hội trường. Tôi lại có cảm tưởng như một bi hài kịch vừa mới được công diễn mà diễn viên cũng chính là khán giả. Tôi liên tưởng đến những người làm chánh trị ở đất nước tôi từ mấy chục năm qua trong thời kỳ chiến tranh ở cả hai miền Nam Bắc. Họ chỉ là những diễn viên, đóng vai trò của mình, họ múa may, quay cuồng trên sân khấu chánh tri, cũng là sân khấu cuộc đời mà đạo diễn đều là những người nước ngoài, điều khiển từ xa.

Ôi, sân khấu! Ôi, cuộc đời! Đất nước tôi! Biết đến bao giờ..."

Duy Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,388,657
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.