Hôm nay,  

Trở Lại New York

11/09/200500:00:00(Xem: 21850)
Người viết: NGUYỄN VIẾT TÂN
Bài số 821-1411-248-vb7091005

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khủng bố đánh xụm tháp đôi World Trade Center. Nhân dịp tưởng niệm 4 năm ngày nước Mỹ bị khủng bố tấn công, xin mời bạn “Trở Lại New York”, kể bởi Nguyễn Viết Tân, người đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên, với bài “Bên Bờ Freeway”.
*

Tôi có việc phải đi New York nên bà chị dâu đòi đi theo để thăm con gái có tiệm làm móng tay ở trển, chớ đi một mình thì bả không dám vì sợ bị lạc lúc chuyển máy bay ở phi trường lạ.
Hai chị em lên phi trường Los Angeles trước giờ cất cánh cả bốn tiếng đồng hồ. Lúc còn trên xe thì tôi cằn nhằn là sao chị bắt đi sớm vậy, nhưng khi thấy hành khách xếp hàng rồng rắn quá dài thì bả bỉu môi ra nói: Chú thấy chưa, đông người như vầy tới trễ là huốc máy bay cho mà coi.
Nhưng khi vào đến cổng để lên máy bay rồi mà còn những gần hai giờ chờ đợi thì tôi nản củ tỷ quá, buổi sáng lại chưa ăn gì nên bụng réo sùng sục, mà đồ ăn Mỹ thì tôi lại không khoái. Bà chị tôi hình như biết ý nên mở cái valy và hỏi:
-Ăn bánh mì Lee không"
Tôi ngỏn ngoẻn cười rồi dứt trọn luôn một lúc hai ổ. Trời ơi bà này mua tới 40 ổ dồn đầy trong một valy, bả nói tụi nhỏ với mấy cô làm nail ở New York khoái ăn bánh mì Cali lắm, dặn mua nhiều nhiều.
Đang nhâm nhi ly trà nóng chị mới rót ra từ cái bình thuỷ, thì bả đưa thêm tờ báo. Chà, đợi lâu như vầy mà có tờ báo tiếng Việt để đọc thì hết xẩy con cào cào.
Có ông tác giả nói về chuyện cây bần.
A! Trúng tủ của tui rồi đây.
Nào là trái bần chín chấm muối ớt, nấu canh chua cá chốt....
Nào là cây bần bao lớn, cành lá thế nào ...
Nhưng tôi tức ấm ách là vì nếu cứ như lời ổng tả, thì mấy trự ở thành phố đố có tưởng tượng ra cây bần nó giống cây xoài hay cây ổi!
Rồi cho tới khi thấy cây bần trước mắt cũng không biết là cây gì.

Đây nè, muốn biết cây bần phải không" Cứ thấy cây nào mọc ven bờ nước hay bãi đất bồi, mà chung quanh gốc nó khoảng năm mét đường kính, có mọc từ rễ ngầm, những cái xốp xốp cỡ ngón chân cái, tròn tròn, dài dài .. mà đầu múp míp, nổi dập dờn theo sóng nước, người dân quê thấy giống .. nó quá nên kêu là "cặc bần".
É, không phải tôi nói bậy bạ đâu, ông bà ta đặt tên như vậy lâu rồi, từ đời cố luỷ lận.
Cặc bần này cắt khúc, tiện tròn để làm nút chai đó, có người kêu là nút bấc. Trong cổ chai rượu vine có cái nút giống thứ này, nếu không có dụng cụ để mở thì rất khó khui cái nút bấc bằng tay, mà nếu lấy cây đinh hay cái dùi để khui, nó sẽ nát bét bè be ra.
Đến cuối bài báo thấy có câu hát huê tình hay quá, tôi vỗ đùi cái đét rồi nho nhỏ ngâm nga:
-Chèo ghe đi hái trái bần
Chèo lại gần gần bóp vú chị xuôi.

Nhớ hồi còn nhỏ, tụi tôi thường đố nhau:
-Anh giàu trong trứng giàu ra
Em nghèo từ lúc mẹ cha sanh thành.
Là trái gì" Trái bần đó chớ còn gì nữa.
Trước khi mua vé máy bay, tôi gọi phôn cho con cháu gái:
-Ê tụi! Nhà tụi bây ở gần phi trường nào nhứt.
-Chú cứ mua vé tới Albany.
Tôi ngờ ngợ:
-Albany là một nước bên Đông Âu mà"
-Cời ơi, chú sao quê quá, thành phố này là thủ phủ của tiểu bang New York cũng như Sacramento là thủ phủ của Cali đó.
-Vậy hả, mà tụi bây ở Troy City sao tao nghe giống chuyện Con Ngựa Thành Troy vậy"
-Cháu không biết chuyện đó.
-Vậy mà mầy lại chê tao quê, tao là nhân vật chính trong truyện đó mờ!
Chúng tôi rời LA từ hồi 12g trưa, đổi máy bay ở Philadelphia mà mãi đến 1g đêm mới tới Albany. Phi trường sạch sẽ, đẹp đẽ nhưng vắng teo. Đường phố lên dốc xuống đèo thưa thớt xe cộ, nhà cửa xinh xắn y như một thành phố nào đó ở bên Âu Châu.
Sáng bữa sau tôi bị gọi dậy ăn phở để đi chơi cho sớm.
Mấy đứa cháu hồi này làm ăn phát đạt ghê, hồi mới qua đây chúng chỉ làm công cho người ta, bây giờ chưa tới mười năm mà đã lên chức chủ. Thằng chồng chuyên đi build tiệm nail, khi có đông khách rồi thì bán lại cho người thợ nào muốn làm chủ. Lời quá xá.
Nó mới mua được một tiệm rửa xe có chừng hơn chục người làm, chủ cũng không cần phải đến tiệm vì nếu muốn kiểm soát coi hôm nay có đông khách không, rửa được bao nhiêu xe, đã được bao nhiêu tiền rồi, người làm nào đang đứng ở đâu v v... thì chỉ cần bấm máy lên là biết hết, hiện đại ghê.
Còn vợ nó thì vừa làm vừa coi một tiệm móng tay khá lớn, có mấy phòng làm facial, tanning, có nhiều người thợ làm ăn chia, hay bao lương, khách ngồi chờ cũng khá đông.
Thấy nhà cửa xe cộ của tụi nó tôi cũng mừng dùm, vì sáng bữa đó tôi được ngồi chễm chệ trên một chiếc xe Mercedes mới tinh đi thăm người bạn ở thành phố Buffalo, nơi có cái thác danh tiếng và đẹp đẽ là Niagara.


Trước đây tôi thường đến NY bằng máy bay nên cứ đinh ninh rằng nhà cửa dân cư ở đây dầy đặc hơn cả Cali, vì đây là một tiểu bang kỳ cựu đất hẹp người đông.
Lầm to! Xa lộ chạy về hướng tây bắc xuyên qua rừng cây xanh mướt, thỉnh thoảng có một cụm dân cư và vài khoảnh ruộng trồng bắp đang trổ cờ. Ven đường cỏ cây được cắt xén đẹp đẽ, có khi lại là một vạt hoa rừng mầu tím Huế trải dài mút mắt.
Chưa tới trưa thì chúng tôi đã đến nhà hàng thuộc công ty Phở 99 của anh Hồ, tôi chới với khi thấy nhà hàng đã đóng cửa với tấm bảng cáo thị bằng chữ Mỹ to tổ bố dán ngay cửa ra vào.
Rằng:
"Vì lợi ích của Chính Phủ Liên Bang, chúng tôi đã đóng của nhà hàng này, hy vọng tái ngộ cùng quí khách một ngày gần đây.
Cám ơn quí vị đã ủng hộ nhiệt tình trong những năm vừa qua.
Kính chào"
Anh bạn ra đón và dẫn tới một nhà hàng khác của anh để ăn trưa, anh tâm sự:
-Khi họ gửi người đến để điều đình tiền đền bù thì tôi được biết sẽ được hơn năm trăm ngàn. Đối với một nhà hàng hai chục bàn và đông khách cỡ này thì số tiền đó cũng phải chăng. Không ngờ cách đây vài ngày, họ gửi cho tôi cái check có bốn chục ngàn, nói đó là tiền packing. Tôi đem lại cho Luật sư gia đình thì hôm sau ổng giải thích như thế này: “Theo luật Liên Bang, chính quyền có thể lấy nhà cửa, cơ sở thương mại hay đất đai của anh vì lợi ích của quốc gia.
Nếu vụ này mà thuộc về thành phố hay tiểu bang, tôi sẽ khởi kiện ngay, mà anh chắc chắn sẽ thắng, vì ở đây ai cũng có cảm tình với anh. Từ tay trắng đã rất vất vả dựng nên cơ ngơi này, khi có sự việc gì xảy ra, thí dụ vụ 911 hay hội đoàn Hướng Đạo cần đến ... anh đều hào phóng giúp đỡ. Nhưng đây là vấn đề Liên bang, tôi sợ phần thắng về mình quá ít. Họ đã làm như vậy ở nhiều nơi rồi.
Chạy theo vụ kiện tốn rất nhiều tiền, mà sợ rằng chưa được vạ thì má đã xưng, tôi khuyên anh nên nhận số tiền ít ỏi này. Rất đau xót cho chúng ta, nhưng biết làm sao được!”
Anh Hồ thấy mặt tôi như đưa đám, bèn an ủi ngược:
-Cái gì mà sầu vậy, tôi đã ngừa trước rồi ông ơi. Cách đây gần một năm tôi đã mở một nhà hàng mới to hơn nhiều, thôi mình laị đằng đó ăn trưa.
Cơm nước xong, chúng tôi cũng đi thăm thác nước Niagara một vòng dù đã từng tới đây một lần rồi. Cảnh trí cũng y như cũ duy chỉ có khách du lịch đông hơn hồi tôi ghé đây ngay sau ngày 911. Ngủ lại thành phố đầy người da màu này một đêm mà hầu như chúng tôi thức suốt vì tâm sự chuyện đời cho tới gần sáng. Sau đó chạy một lèo về tới Albany để thăm Viện Bảo Tàng về vụ 911.
Đây là một toà nhà xây bằng đá rất lớn, đi vào trong dễ lạc vì rất nhiều hành lang toả ra tứ phía. Ngay gần cửa là khu kỷ niệm thành phố New York trước và sau khi bị khủng bố.
Những toa xe lửa cũ kỹ, cột nước cứu hoả trông rất thô sơ, rồi tiếp đến là chiếc xe cứu hoả đã bị cháy hết phân nửa trong lúc thi hành nhiệm vụ cứu người sau khi chiếc máy bay đâm vào tháp đôi. Hình ảnh những cảnh sát, lính cứu hoả đã bị chết trong vụ này được treo gần tủ kính đựng càng đáp và bánh của chiếc phi cơ bị không tặc. Những chiếc cột thép vĩ đại đã bị sức nóng uốn cong quẹo cũng được cắt một khúc mà đem về đây. Khi vụ 911 xẩy ra rồi, khu Ground Zero được vây lại bằng hàng rào B40, trên đó có để hình những người bị tử nạn, những lời thương tiếc và từng bó hoa đã héo khô, cũng được cắt một đoạn để trưng bầy.
Nhìn thấy những vật thể trước mặt tôi thấy đắng cả cổ họng, tưởng tượng ra bao oan hồn còn lẩn quất đâu đây.
Hôm sau chúng tôi đi gần hai tiếng đồng hồ mới tới được bến phà ra thăm tượng Nữ Thần Tự Do. Trời nắng nóng mà vì phải kiểm soát an ninh từng người nên ai nấy mệt phờ.
Chúng tôi đi một vòng quanh chân tượng rồi xuống phà về đất liền, để còn thời giờ đi thử tầu điện ngầm.
Từ bến phà chúng tôi đi đến phố Canel, người đâu mà chen chân không lọt thế này. Hàng hoá cũng giống như khu phố Tàu ở Los Angeles nhưng rẻ hơn, nhất là mặt hàng đồng hồ.
Quả thật đi shopping đối với tôi thật chán, nhưng nếu cứ đi chung với mấy bà thì ôi thôi, họ đi hàng mấy tiếng đồng hồ cũng không biết mệt.
Chúng tôi đi thăm khu Wall Street, rồi quay lại lấy xe để ra khu Ground Zero, người ta đứng khá đông để chiêm ngắm khu đất mà tháp đôi từng toạ lạc hàng bao nhiêu năm, bây giờ đã là bình địa.
Từ đây về Albany cũng không xa là mấy, mà vì xe cộ đầy đường, ai nấy chạy vèo vèo như ma rượt, kẹt xe tứ tung nên gần bốn tiếng đồng hồ sau chúng tôi mới về tới nhà.
Thấy dân tình, cuộc sống, cảnh trí của NY tôi mới thấy sức sống của thành phố này vươn lên mạnh mẽ. Cho dù lũ người cuồng tín độc ác kia có làm gì đi nữa, cũng sẽ không bẻ gẫy nổi sức sống mạnh mẽ này.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,345,506
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.