Hôm nay,  

Thú Uống Cà Phê

09/04/200500:00:00(Xem: 119346)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài số 720-1299-68-vb5-040705

Tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Lê Hiền sinh năm 1951, du học Nhật từ trước 1975, đến Mỹ năm 1981, hiện là Kỹ Sư Điện, cư trú và làm việc tại Irvine, nam California.
*

Tôi không còn nhớ đã bắt đầu biết uống cà phê từ năm nào, có thể từ hồi tuổi 12 khi được ông anh thứ hay dắt đến quán cà phê Thăng Long ngồi đồng, khi các bạn bè của ông anh không có thì tôi được kéo đi để thay thế chỗ trống của các người bạn, vì chẳng lẽ ngồi uống cà phê một mình cũng không tiện. Mỗi lần vào quán tôi thường hay kêu ly sô đa sữa hột gà, cái mùi trứng gà và chất ga sô đa khiến tôi ghiền lúc nào không hay. Ông anh thường hay kêu ly cà phê phin để cho nhỏ từng giọt đen đặc quánh xuống ly, bên cạnh là cái phích nhỏ đựng nước sôi nếu người uống cần pha thêm nước sôi cho cà phê bớt đắng, những lúc như thế này tôi thỉnh thoảng hớp ké một ngụm nhỏ, nhưng cũng chẳng lấy gì làm thú vị với cái vị đắng, quả là quá đắng đối với đứa con nít ranh như tôi. Từ nhà tôi trên đường Thánh Mẫu đi bộ đến quán cà phê chừng 10 phút. Khi nào anh tôi có bạn bè đi uống cà phê chung đó là lúc tôi bị bỏ rơi ở nhà, những lúc như thế này tôi nhìn đám bạn bè của anh với cặp mắt không mấy thiện cảm. Cà chớn thiệt! mất đi ly sô đa hột gà ngày hôm đó, lòng hơi ấm ức.
Có lẽ phải đợi đến năm tôi bắt đầu học gạo để thi tú tài phần một, nghe người ta nói uống cà phê sẽ làm cho tỉnh ngủ và có thể thức dài hơn. Tôi cũng lục lạo đồ nghề pha cà phê của anh tôi, xin mẹ tôi ít tiền để mua cà phê xay sẵn của tiệm bán bánh kẹo gần nhà, bây giờ tôi cũng chẳng còn nhớ hiệu cà phê tên là gì nữa, mà hồi đó tôi cũng đâu có bao giờ để ý đến nhãn hiệu, quí hồ có cà phê pha uống thức đêm để học thi là tốt rồi. Đối với tôi hồi đó uống cà phê để tỉnh ngủ đó là mục đích duy nhất, đâu có cần phải lỉnh ca lỉnh kỉnh cà phê bắt nguồn từ đâu. Vậy mà sau mùa học thi đó tôi đã nghiền nó lúc nào không hay. Từ dạo đó về sau mỗi lần được ông anh kéo đi đến quán cà phê Thăng Long, tôi thường hay kêu cà phê chứ không còn uống sô đa sữa hột gà nữa. Qua năm đệ nhất tôi hay đi với mấy thằng bạn la cà các quán cà phê để vừa nghe nhạc vừa tán gẫu bên cạnh ly cà phê giờ đã trở thành người bạn không thể bỏ, ngồi quán để nghe ké những bản nhạc mới. Hồi đó năm 1969 đậu xong tú tài phần một là ngon lành rồi, bố mẹ tôi thả lỏng cho tôi đi hoang nhiều hơn vì tin tưởng tôi đã trưởng thành.
Qua đến Mỹ những tháng đầu tiên còn độc thân và chưa có việc, để giết thời gian tôi thường hay la cà đến vài tiệm cà phê khu Bolsa để vừa đánh cờ và uống cà phê, thời này 1981 các quán cà phê còn rất ít chủ yếu là mở ra cho các tay đánh cờ tướng tụ tập, điển hình là cà phê Trang trên đường Westminster & Magnolia và cà phê Dzung trên đường Bolsa&Ward, tiệm cà phê Trang vẫn còn nhưng Dzung thì đã biết mất nhường chỗ cho quán nhậu.
Sau này, khoảng chục năm sau một lọại hình kinh doanh cà phê kiểu mới được thành lập với những cô chiêu đãi thiếu vải vóc, khách có thể nhìn thấu vào bên trong mà nuốt nước bọt ừng ực vì thèm khát. Nghe nói dạo này còn có tiệm mướn những cô Mễ trẻ măng với thân hình bốc lửa để câu khách, à thì ra thị hiếu của khách cũng đã bắt đầu đổi mới. Thôi trở lại chuyện cà phê không khéo tôi lại đi lạc đề thì bà con chửi.


Sau ngày lấy vợ bị mất tự do, mà mất là cái cẳng, nếu đi hoang quá có ngày bị cho ra ngoài hành lang ngủ, tôi đành mua các dụng cụ pha cà phê về nhà để nhâm nhi lấy một mình. Lúc thì pha bằng cái phin của Pháp, loại pha này hơi lâu muốn cho ngon thì mất ít nhất phải 20 phút trở lên chờ cho từng giọt nhởn nhơ nhỏ xuống ly mà thấy sốt ruột. Khi thì dùng máy pha cà phê bằng điện kiểu thường xài từ trước đến nay không có hơi nước ép mà chỉ để cho nước nóng chảy qua, loại này bị hở giữa ống nước nóng và cà phê, vì không được kín nên cà phê cũng bị loãng ra nhiều, chất đắng cà phê còn đọng lại nhiều trong bã chưa ra hết. Còn khi nào quá lười biếng thì mua cà phê instant, quậy với nước nóng uống liền. Đôi khi đi đường hay vào các Shopping Center kẹt quá thì ghé McDonald’s, Carl’s Jr. , Burger King, hay In&Out để mua cà phê uống đỡ ghiền. Nhưng tôi cũng chưa phải là thứ ghiền nặng ngày hai cữ tối đa, mà chỉ uống vào buổi sáng lúc bụng còn trống chưa ăn gì hết. Sau buổi trưa, tôi uống cà phê không còn cảm thấy ngon nữa, mà cũng không thấy thèm muốn. Lỡ dại mà uống một ly cà phê vào buổi tối, thì y như rằng đêm đó tôi sẽ mất ngủ. Chỉ trừ khi lái xe xuyên bang vào ban đêm tôi uống cà phê thật đắng thế mà con ma ngủ đến lúc nào không biết, cà phê chẳng còn tác dụng cái cóc khô gì nữa.
Có một ngày bà xã đọc báo thấy quảng cáo bán máy coffee steam espresso, chỉ khoảng trên 30 đô. Cô con gái út bỏ tiền ra mua làm quà giáng sinh cho bố, vì biết bố thích uống cà phê. Ngày hôm đó tôi pha thử cà phê, chỉ trong vòng 5 phút một chất lỏng cà phê đặc quánh đã chảy vào trong bình thuỷ tinh nhỏ, mùi thơm bay ra nhức mũi, tôi nếm thử vị cà phê không thua kém gì ngoài tiệm. Máy espresso là loại máy dùng sức ép của hơi nước nóng ép đẩy chất cà phê chỉ qua một diện tích bằng ly trà nhỏ, hơi nước không bị tỏa ra chung quanh, và bởi vì sức ép rất mạnh nên bao nhiêu chất tinh tuý của cà phê được ép ra hết. Lối pha mới này cũng gỉam bớt đi một nửa lượng cà phê không cần thiết bị mất mát với lối pha cũ. Tôi kiếm mua đủ loại cà phê khác nhau để thử, nhưng cuối cùng Dark French Roast của Starbucks vẫn khiến cho tôi có được cái vị đắng thơm.
Vậy là từ bây giờ vô tình tôi đã có cách pha cà phê vừa nhanh mà ngon không kém gì ngoài tiệm. Như một thói quen cứ 6 giờ sáng khi tôi thức dậy, công việc đầu tiên trong ngày là pha cà phê. Ròng rã, vậy mà đã hơn 3 tháng uống cà phê theo lối đặc quánh này, tới ngày khám bệnh mỗi 3 tháng, gặp bác sĩ với kết quả thử nghiệm trước mặt, ngài phán một câu để đời.
- Tiên sư anh! anh uống thuốc khỉ gió gì mà mực độ cao mỡ và cao máu giảm xuống không ngờ. Tôi cho anh uống Lipitor đã mấy năm nay mà đâu có giảm thấp quái quỉ thế này. Thế thì lạ thật, khôn hồn thì khai báo cho tôi biết.
- Thưa bác sĩ chẳng giấu gì mấy tháng nay thằng tôi có lỡ dại uống cà phê steam espresso loại Dark French Startbucks liên tục hơn 3 tháng trời, nên nó có áp phê ghê gớm, đúng là thuốc đắng gĩa tật, mà cà phê steam espresso đắng thật, uống xong mà người nó cứ ngất ngư con tầu đi, phải pha thêm nước nóng nữa đấy bác sĩ.
- Thế thì chịu tôi cũng chả hiểu nữa. Anh nói thật phản khoa học, FDA Hoa Kỳ đâu đã có approve cà phê đắng chữa được bệnh cao mỡ đâu" Anh thuộc loại dóc tổ nhằm bác sĩ mà loè.
La tôi te tua như vậy nhưng khi cho toa bác sĩ bỏ đi thuốc Lipitor. Thế là sau ngày khám bệnh tôi không còn phải uống thuốc Lipitor nữa nhưng vẫn phải đi khám bệnh hàng 3 tháng, mà tôi cũng chẳng hiểu cà phê có áp phê không"
Chuyện có áp phê không là chuyện phụ mà chuyện chính là tôi đã ghiền nó, coffee steam espresso, quá chừng, thiếu nó một ngày người ngợm ngứa ngáy làm sao ấy. Rõ khổ. Mà dạo này không phải mình tôi uống mà bà xã cũng một ly nhỏ vào buổi sáng, nếu không bà ấy cũng chẳng thể mở mắt được vào buổi sáng, ngáp ngắn ngáp dài. Anh một ly lớn và em một ly nhỏ xíu, tình nghĩa đôi ta thật mặn mà bên ly cà phê đắng. Chẳng lẽ tôi lại la toáng lên vì đã tìm ra được chân lý để bảo vệ hạnh phúc. Thiệt tình! Hì hì!

Lê Hiền

Ý kiến bạn đọc
06/01/202015:03:53
Khách
Cam on ong LH
Toi o NYC
Muon lienlac voi ong qua email duoc khong.?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 869,008,077
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến