Hôm nay,  

Thư Ba Gửi Tụi Con

26/03/200500:00:00(Xem: 92085)

Người viết: HỒ NGỌC DUY LINH
Bài số 710-1289-58-vb5-032405

Người viết sinh năm 1968, con trai một gia đình HO 8, hiện là sinh viên năm thứ ba trường Dược, cư trú tại Erie, PA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Hồ Văn Duy Linh tuy rất ngắn, nhưng nói lên tình thân thiết tin cậy đặc biệt đã làm nên sức mạnh cho con em những gia đình HO tại Hoa Kỳ.

Cưới Vợ gần 2 tháng, tôi may mắn được nhận vào một trường Dược Ớ miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Rời bỏ miền Nam tiểu bang Cali ấm áp move sang vùng băng giá Pennsylvinia. Rất nhiều ngỡ ngàng hụt hẫng, nhiều lúc tưởÙng chừng không vượt qua được chương trình học và cuộc sống gian nan nơi đây. Bức thư Ba gửi đã động viên nâng đỡ tôi rất nhiều trong hành trình tìm tương lai trên đất Mỹ hối hả này.
Thư Ba viết như sau:

Sáng thứ ba 9/9/03
GởÙi Tụi Con
Mẹ bảo Ba kiếm cái gì của tụi con bỏ vào cho đầy thùng rồi UPS luôn. Mấy cái lặt vặt như dao cạo râu, hộp bánh Trung Thu ... vẫn không lấp được chổ trống. Thôi Ba viết vài chử vậỵ
Lúc Ba nhập ngũ, ra trường về đơn vị mới. Ông Đại Tá trung đoàn trưởng thấy sĩ quan mới ra trường thừơng di chuyển đó đây cho nên có sai lính đóng cho mỗi sĩ quan một cái rương bằng gỗ lấy gỗ từ thùng đạn pháo binh phế thải. Hành trang của một lính chiến có gì ngoài vài ba bộ đồ trận, đôi giày saut, cái nón sắt và một ý chí sắt son. Đến khi lập gia đình move ra riêng hai vợ chồng cũng đem theo cái rương gỗ ấy trong đó bỏ thêm vào vài cái chén, mấy đôi đũa, cái nồi nấu cơm, cái soong để luộc bắp cải - Cái rương gỗ ấy còn dùng để thay cái bàn ăn cơm - 2 vợ chồng ngồi ăn, vừa ăn vừa bàn chuyện ngày mai, chuyện của tương lai, cứ thế gió đưa gió đẩy.
Gió đưa trăng rồi trăng đưa gió. Bảy nổi ba chìm như đám lục bình trôi xuống rồi lại trôi lên cuốn theo con nước, cuốn theo chiều gió...


Tụi con nay cũng ra riêng, hơn Ba Mẹ chăng là vài ba thùng giấy carton và một ý chí sắt son là Cầu Tiến. Mẹ thì không biết lái xe, Ba thì đã lụm cụm để lái xe đưa tụi con đi, như cặp chim bô` câu trống mái tập cho cặp bồ câu con vừa ra lông cánh biết bay. Hay là một huấn luyện viên bơi lội vừa bơi vừa dìu khoá sinh bơi xa dần dần từ chổ cạn đến chổ sâu.
Nói là nói thế chứ Ba Mẹ cũng hy vọng là tụi con solo được (solo là tiếng bên không quân cho biết rằng khóa sinh có thể bay và điều khiển một mình chiếc máy bay mà không cần huấn luện viên bay kèm)
Cái giấy Ba viết cho tụi con dùng giấy đã xài rồi một mặt, còn mặt kia trống nên dành chổ để viết thư. Hồi xưa Ôn Nội làm Ớ Ngân Khố, những loại giấy đã đánh máy một mặt, còn bên kia trắng thay vì vứt Ớ sọt rát, Nội gom lại đóng tập để dành cho Ba làm nháp xài cũng tiện. Bây giờ xài giấy như thế ba lại nhớ tới Ôn. Dân da trắng hay nói đúng hơn là những người sống quen Ớ Mỹ ít người biết Saving - làm nhiều xài nhiều - nhiều khi xài lạm qua credit card. Trái lại dân da vàng mình hay tiện tặn đó cũng là một thói quen tốt.
Đồ mấy tháng nầy ít, thấy mẹ cũng ra tiệm. May sẵn thun và cắt belt để dành đến mùa busy có ngay để dùng đó cũng là ý kiến haỵ
Thôi cố gắng học hành, ráng ráng vươn lên. Thượng đế tạo ra con người ngang và bằng nhau. Người này khá hơn người khác Ớ chổ ý chí và Trời sẽ không bao giờ phụ kẻ cố công.
Ba

Nhiều lúc đầu óc mệt nhoài, ý chí tụt xuống tụi con lại nhớ đến bức thư của Ba. Đả gần 2 năm trôi qua, giấy trên bức thư đã bắt đầu ố, mực trên bức thư đã bắt đầu phai, nếp gấp trên bức thư đã bắt đầu mòn vì những lần đọc đi đọc lại nhưng tụi con vẫn còn đọc tới đọc lui.

HỒ NGỌC DUY LINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 869,398,086
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Ông là một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh,
An nô nức mong chờ ngày họp mặt cựu sinh viên, học sinh tỉnh Tây Ninh trên khắp thế giới tổ chức tại miền nam California.
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ
Tác giả tên thật Nguyễn Văn Ni, 70 tuổi, sinh quán Bến Tre. Tại Việt Nam trước 1975, ông giảng viên Đại học Nông Lâm Súc Cần Thơ; Đi lính Khóa 6/70 Thủ Đức.
Tác giả là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô là một nhà giáo, hiện làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California.
Tác giả từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago.
Bài viết lá một đoạn ghi ngắn nhân mùa Lễ Tạ Ơn 2015. Tác giả, 82 tuổi, là người viết thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975 tại Việt Nam, ông là một luật gia, nhà hoạt động văn hóa xã hội.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính Hoa Kỳ.
Bài viết mới của Lệ Hoa Wilson là chuyện của mùa lễ, gồm 2 ngày Cựu Chiến Binh và Lễ Tạ Ơn, cùng trong Tháng 11. Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa,
Nhạc sĩ Cung Tiến