Hôm nay,  

Trúng Số

14/06/200400:00:00(Xem: 242985)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 561-1099 VB6110604

Trời, có bao giờ dám mơ trúng số ở VN.
Thiệt tình a, bán vé số ở VN, gần giờ xổ, còn bao nhiêu là vé chưa bán được còn chẳng dám mơ trúng nữa là.
Nhưng mà ở đây, dám mơ chớ, tại sao không"
Nè nhé, ít nhiều gì tôi cũng thấy xung quanh người ta trúng.
Ngay tại tiểu bang tôi nè, thành phố lân cận, một chị có con chưa chồng mua một vé, là một vé thôi đó mà trúng ngay lần đó, đổi đời cái rụp, đâu phải mơ ước gì xa xôi đâu.
Tôi thì rất nghèo, nghèo từ trong nghèo ra, nghèo từ ngoài vô, nghĩa là qua đây thật sự vô sản . Mang qua mấy bộ quần áo, mới 3 tháng bỏ hết trơn vì ăn cam, ăn gà Mỹ thoải mái, lên cân quá mà. Qua ngay nhằm mùa Đông thì quần áo ở cái xứ nhiệt đới tôi vừa rời càng chả thấm là bao với cái lạnh ở đây...
Vậy đã chịu tôi vô sản cho chưa "
Lần đầu tiên, cả gia đình tôi đi Canada -Vancouver BC rồi qua đảo Victoria chơi hai năm sau ngày tới Mỹ, chi phí bằng tiền mồ hôi nước mắt những buổi trưa cha mẹ tôi hái dâu ngoài đồng. Tôi đi học, làm work study đâu có được bao nhiêu tiền, tôi và các anh chị của tôi chỉ góp chung được tiền tips cho mỗi bữa trưa và tối của gia đì nh cả chuyến đi à.
Tới Mỹ chưa đi đâu hết, đi Canada thật sự là một chuyến mở mắt của cả gia đình.
Này nhé, không mơ trúng số sao được, tới Vancouver BC thì nhà cửa khang trang, giống y VN, chợ búa đông đúc, tôi đã ước gì tôi có thật nhiều tiền mua cho cha mẹ tôi căn nhà ở đây để dưỡng già, cuộc sống không bon chen, êm đềm lắm.


Rồi còn qua đảo ấy à, trời, thiên đàng dưới đất hay sao á, các căn nhà dọc bờ biển thật đẹp, có ca nô hay tàu neo trước nhà, thích gần chết, không mơ trúng số để mua được thì còn mơ gì nè.
Chúng tôi tới đảo, đúng ra là phải đi cái vườn hoa chính, Bushchard Garden, nhưng vé mắc quá, chúng tôi đi cái vườn nhỏ hơn, vé chỉ bằng nữa tiền, cũng chụp hình, làm le, có đi qua Canada, thế cũng vinh dự chán. Không có nhiều tiền thì chơi theo ít tiền, vậy còn chả mơ trúng số để có thể tới bất cứ đâu, vô bất cứ chỗ nào mình muốn là điều thật dễ hiểu mà...
Trở về Oregon, trời, còn cả hai ba năm học trước mặt, tối
tăm mặt mũi, tôi quên hẳn mất cái chuyện muốn trúng số của mình .
Thấm thoát mà 14 năm đã trôi qua, tôi bây giờ có nhà, có cửa, có gia đình, có con cái. Chắc cũng xong bao nhiêu việc, xả hơi, ngồi rảnh, ý muốn trúng số lại trở lại. Mỗi lần thấy số tiền trúng hơn con số 5 hàng chục là tôi mê lắm, mua liền, phải mua, mua nhiệt tình,mua hăng say lắm. Không trúng đâu sao, cũng là giúp cho giáo dục, mở mang tiểu bang hi hi.
Tôi vẫn mua và mua số liên tục, nhìn những căn nhà đẹp, sang, những chuyến du lịch Hawaii, Châu Âu, Úc và Á tôi vẫn mơ, vẫn hăm hở mua vé số lắm.
Có điều bạn hỏi tôi trúng bao giờ chưa, xin thưa, trúng đâu mà trúng, nhưng tôi vẫn mơ à, ở đây, cái gì lại không xảyra được, chỉ cần tôi kiên trì.
Và bạn ơi, nhiều khi cả đời tôi không bao giờ trúng, nhưng ước mơ trúng số và bao giờ cũng mua vé số ủng hộ lúc nào cũng có trong tôi.
Bạn thử làm giống tôi coi sao...
Coi gì"
Chỉ có một điều là coi.. coi... coi chừng trúng...
Phải vậy hông à"

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,112,833
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.