Hôm nay,  

Những Chồng Phim Bộ

06/04/200400:00:00(Xem: 152959)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài số: 511-1048-vb840404

Tác giả Bùi Xuân Đáng, 75 tuổi, cư trú tại Orange County đã liên tục góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Ngoài thú viết văn, ông còn là trồng lan danh tiếng và là một hoạ sĩ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Vào khoảng năm 1980 gì đó tôi được chú em ở Dallas, Texas gửi cho mấy cuốn phim bộ Anh Hùng Xạ Điêu. Vội vàng bỏ vào máy coi thử, thất vọng tràn trề. Hình ảnh mờ mờ ảo ảo, tiếng nói nghe lơ lớ như người Việt nói tiếng Tầu, lúc nghe được lúc không. Tôi tắt máy để xem những hình ảnh vô cùng xúc động trong bộ phim danh tiếng " ROOTS " của Alex Haley đang chiếu dài hạn trên đài truyền hình mô tả thảm cảnh những người da mầu đầu tiên tới miền đất hứa.
Vừa lúc đó điện thoại reo vang, em tôi hỏi đã nhận được bộ phim và đã coi chưa" Anh em tôi đều mê chuyện kiếm hiệp từ lúc còn nhỏ. Chuyện Chu Long Kiếm, với song hiệp Ngọc Cầm, Kiếm Thu với những đầu đà, hắc điếm bán bánh bao bằng nhân thịt người, không những đã in sâu vào trong trí óc của chúng tôi mà còn gây cho chúng tôi những ấn tượng tốt đẹp về tấm lòng hào hiệp, cưú khốn phò nguy, trọng nghĩa khinh tài.
Sau đó những chuyện do Kim Dung viết như Cô gái Đồ Long, Anh hùng Xa Điêu, Lục Mạch thần kiếm v.v.. không những có mãnh lực làm say mê người Vịệt chúng ta, mà cả hàng chục triệu dân Á Châu cũng lên cơn sốt. Khi sang Tân gia Ba dự một cuộc hội thảo, thấy một nhóm đông các bạn đồng sự đủ mọi sắc dân từ Hồng Kông, Mã lai, Ấn Độ, Nhật bản, Nam Dương v.v.. xúm nhau lại đọc tờ báo Hoa ngữ, hỏi ra mới biết họ đang theo dõi bài cuả nhà văn " Cắm Dùng "
Cacù nhật báo ở Việt Nam thời đó cũng chạy đua với nhau trong việc đăng các bài của Kim Dung. Mới dầu còn gửi báo theo chuyến bay từ Hồng Kông về sau đó chuyển bằng điện tín vì chưa có máy FAX. Người ta mê đến nỗi, báo nào ra trước sẽ bán chạy như tôm tươi. Từ hậu phương đến tiền tuyến mọi người đều theo dõi câu chuyện. Có người lạm dụng phương tiện truyền tin quân sự để cho bạn bè hay thượng cấp biết câu chuyện xẩy ra đến đâu. Ngay khi còn ở trong trại cải tạo, những người có tài kể chuyện của Kim Dung cũng có thêm đôi chút bồi dưỡng và được anh em quý mến.
Mê truyện kiếm hiệp, nhưng bộ phim truyện Anh Hùng Xạ Điêu làm tôi thất vọng và chán ngán. Trong trí tưởng tượng cuả tôi nào là thảo nguyên Mông cổ mênh mông bát ngát, Quách Tỉnh võ nghệ tinh thông nhưng trong cuốn phim này không có gì hấp dẫn cả. Cảnh trí tầm thường, võ nghệ gì mà đấm đa,ù đánh đi đỡ lại trông như trò hề không phô diễn được một phần mười ngòi bút của nhà văn Kim Dung đã dẫn dắt chúng ta vào cõi mê hồn. Xem lại một đoạn khác cũng không có gì thay đổi. Ông anh họ của tôi phê bình: Tiếng nói như chó cắn. Thực vậy kỹ thuật và nhân vật chuyển âm quá kém. Tiếng nói không theo miệng, có khi miệng mấp máy mà không có tiếng, rồi bỗng dưng tiếng nói lại bật ra. Giọng nói đều đều như người đọc bài, không một chút thay đổi dù rằng buồn giận hay vui mừng.
Từ đó tôi không hề ngó đến, mặc dầu nhiều người mê đến độ bỏ ăn bỏ ngủ. Ban đêm mê mải xem đến 2, 3 giờ sáng, rồi sáng sớm hôm sau cáo bệnh nghỉ việc. Có người vào sở ngủ gục và mất việc. Nghe đồn vào thời kỳ đó, ở vùng Little Saigon, cơn sốt ma chưởng lan tràn, người ta đua nhau hăng say luyện tập ngày đêm đến nỗi hàng quán chợ búa vắng tanh.
Riêng tôi, tôi không thể nào thưởng thức nổi những bộ phim võ hiệp nửa mùa dù rằng trong một vài bộ có người đàn em xưa kia khi ở Việt Nam có tên Hồ Hênh Phốc võ nghệ cũng khá, thân hình lực lưỡng nhưng khi đóng trong phim bộ anh ta đổi tên là Charlie Ho gì đó. Trong phim anh ta đánh đấm chẳng còn có chút công phu nghệ thuật gì hết. Quyền cước tung ra theo tiếng: hị! hạ! h! ha! nhát gừng. Mấy bộ phim hài hước có lẽ phải cù vào nách hay nói theo kiểu người Nam là phải thọc lét mới có thể cười được. Còn phim tình cảm dài lê thê lướt thướt, rầu thối ruột, cốt truyện lại chẳng có gì lôi cuốn .
Bẵng đi một dạo, giữa mùa tuyết đo,å gió lạnh thấu xương. Đang buồn, không biết đi đâu và làm gì cho hết thì giờ, chẳng lẽ hai vợ chồng già ngồi cãi nhau vặt cho đỡ buồn. Chuyện xửa chuyện xưa, chuyện từ ngày mới quen biết nhau cho đến chuyện trốn chạy giặc Pháp càn quét, chuyện sống trong vùng xôi đậu, chuyện nào cũng nghe vợ tôi kể lại ít nhất là năm bẩy mười lượt. Ác hại thay vợ tôi chỉ nhớ toàn những chuyện buồn, mà ít khi kể những chuyện vui. Giưã lúc đó cô con gái cưng cuả chúng tôi gửi cho bộ Tuyết Kha Tình Hận. Bộ này xem cũng tạm được không đến nỗi quá dở như những bộ trước. Cốt truyện cuả nhà văn Quỳnh Giao khá hấp dẫn cho nên khán giả có thể bỏ qua nhưng sơ sót về âm thanh và nhất là không có những màn đấu võ rẻ tiền, chán ngắt. Sau đó con tôi lại gửi cho những bộ Bên giòng nước, Xóm vắng v.v...
Nhưng xem mãi những phim tình cảm đầy những cảnh đau thương ly biệt, phũ phàng cuả nhà văn khai thác quá kỹ trên phương diện tình cảm, cho nên thét rồi phim nào cũng thấy na ná giống nhau. Tiếp theo mùa xuân đã tới, cây cố đâm chồi nẩy lộc, vợ chồng tôi còn nhiều việc ở ngoài vườn rau sau nhà hấp dẫn hơn. Muà hè đến, mang lại cái thú đi câu, đi chơi đây đó cho nên chúng tôi quên hẳn những chồng phim bộ.
Khi về hưu, vợ chồng tôi di chuyển về miền Nam Cali, cho gần con cháu. Khu Little Saigon mệnh danh thủ đô cuả người tỵ nạn, nhưng cũng là thủ đô của những tập phim bộ. Những tiệm cho mướn phim bộ tranh nhau Trăm hoa đua nở. Mới đầu còn 20$ rồi 25$ sau lên tới 30$ một trăm cuốn coi mệt nghỉ. Nhưng trong số rừng phim bộ chỉ có một con số khiêm nhường nào đó còn hay, những phim khác coi tàm tạm và có nhiều bộ mới xem được vài cuốn đành phải bỏ cuộc.
Chúng tôi ở xa khu Tiểu Saigon lại ít bạn be,ø cho nên thường xem phim bộ mỗi tối vài cuốn trước khi đi ngủ. Dù rằng hay đến đâu cũng trong giới hạn tối đa 10 giờ là tắt máy. Thông thường sau bưã cơm chiều và sau khi xem hết phần thời sự rồi qua Wheel of Fortune và Family Feud là đến giờ coi phim bộ. Con cháu chúng tôi đều có Ti Vi riêng nên chúng tôi độc chiếm chiếc máy lớn tại phòng cho gia đình.
Một đôi khi cũng muốn thay đổi không khí đi xem phim Âu My,õ nhưng khốn nỗi bây giờ các rạp có khuynh hướng mở âm thanh quá lớn làm cho đám người già cần nhiều yên tĩnh cảm thấy khó chịu. Hơn nưã những phim có chiều sâu bây giờ quá ít, có lẽ không còn hợp thời. Những phim gây ra các cảm giác mạnh ăn khách nhiều hơn và hợp với đa số khán giả trẻ tuổi, bọn người cổ hủ như chúng tôi đành tìm môn giải trí khác.
Tuy ưa xem phim bộ, nhưng chúng tôi thực tình không hề biết tên các diễn viên dù rằng những người đó diễn xuất rất xuất sắc. Chữ Hán đọc không nổi, họ chẳng phụ đề ngoại ngữ do đó chỉ nhớ tên tài tử theo bộ phim họ đóng. Không biết quý vị nghĩ sao, nhưng có thể nói đến 90% các tài tử từ vai chính đến vai phụ, họ đã làm tròn vai trò của mình chứ không mang nặng đầy kịch tính và nói năng như cơm nguội trong các bộ phim của ta. Có lẽ vì văn hóa và phong tục tập quán cuả chúng ta ảnh hưởng từ Trung Quồc, nhưng phần chính làm nổi bật các vai trò trong phim bộ lôi cuốn khán giả đó là biệt tài của quý vị sau đây :


Trước hết xin ghi một đỉểm son cho những người trong ban chuyển ngữ đã truyền đạt cho khán giả những lời văn chương tao nhã, những triết lý cao siêu diễn tả hết lời hay ý đẹp của người viết truyện. Tôi không đuơc hân hạnh biết rõ quý vị này là ai, song nghe bạn bè nói toàn là những nhà trí thức khoa bảng lầu thông Hán học. Xin ngả mũ kính chào bái phục.
Những vị trong ban chuyển âm, nghe đâu có Túy Hồng, La Thoại Tân và những người có tên tuổi trong làng kịch nghệ và truyền thanh. Xin thành thực cám ơn quý vị! Giọng nói của quý vị thực là siêu phàm xuất chúng. Âm thanh không những ăn khớp với miệng nói mà giọng nói cũng diễn tả được những nỗi buồn vui, hờn giận theo gương mặt cuả diễn viên trong bất cứ cảnh huống nào. Có thể nói mà không sợ mình quá chủ quan rằng nếu không có quý vị phim bộ Trung hoa, Đại hàn khó lòng xâm nhập thị trường Việt nam được.
Trong dịp về thăm quê hương cũ, mở đài truyền hình xem những đoạn phim chuyện không hề thấy có việc chuyển âm mà lại dùng cách thuyết minh chán ngắt như đứa trẻ đọc bài học thuộc lòng.
Tôi nhận thấy những công ty thưcï hiện việc chuyển phim bộ sang Việt Ngữ đã làm một sự thiếu sót bất công, bất kính với quý vị tài tử, chuyển ngữ chuyển âm. Có lẽ họ chỉ chú trọng vào phần thương mại kiếm ra tìền mà quên hết những cần thiết sơ đẳng. Đáng lẽ phải giới thiệu với khán giả tên bộ phim, tên tác giả, dạo diễn, diễn viên, chuyển ngữ, chuyển âm mới phải. Công việc này đâu có mất nhiều thì giờ và quá ư tốn kém !
Nói về phim bộ mà không nói thời lượng của cuốn phim là một điều thiếu sót. Thông thường chỉ mươi, mười lăm cuốn là vừa, nhưng các ông đạo diễn có giao kèo với đài truyền hình nên đã cố kéo dài đến 25, 30 cuốn làm cho bộ phim trở nên chậm chạp và tẻ nhạt mất hẳn giá trị. Phim bộ không phải chỉ thu hẹp trong phần tình cảm, vũ thuật mà lan sang đủ loaị như khoa học, trinh thám v.v. Nhưng bộ phim trường thiên nhất, kỷ lục nhất từ trước đến nay phải là bộ Thân Tình. Bộ này gồm 27 tập, mỗi tập 12 cuốn tổng cộng 324 cucán, xoay quanh trong bối cảnh gia đình ông Bỉnh bán thịt heo, vịt quay, xá xíu. Gia đình ông Bỉnh xá xíu gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái, con dâu, con rể, cháu chắt, thông gia, bè bạn nâng số diễn viên lên hàng trăm người. Bộ phim tuy quá dài nhưng bối cảnh và những lời đối thoại rất dí dỏm, rất sống thực làm cho người ta xem không biết chán và không ai có thể đoán biết kết cuộc ra sao. Tôi không biết ai là người viết phim chuyện và ai là đạo diễn nhưng phải công nhận là những bậc kỳ tài. Nghe đồn rằng đã có một cuộc trưng cầu ý kiến nên bộ phim này mới ngưng.
Lời lẽ trong phim bộ nhiều lúc rất hay, rất chỉnh nhưng cũng có nhửng chữ hoặc những lời đối thoại không chỉnh chút nào. Thí dụ quan trả lời vua cũng: ừ, con cháu trả lời ông bà cha mẹ cũng ừ nốt. Không biết tiếng Trung hoa có tiếng: Vâng hay Dạ không nhưng chuyển sang tiếng Việt mà ừ coi bộ không lễ phép. Trường hợp khác, khi hỏøi cô gái có ưng thuận làm vợ hay không lại nói là: em gả cho anh nhé. Chữ gả chỉ dừng trong trường hợp cha mẹ gả chồng cho con gái mà thôi. Còn nhiều điều nữa, tôi không nghĩ đó là lỗi cuả ban chuyển ngữ mà là người chuyển âm quen miệng nói ra. Từ ngữ trong phim bộ cũng cho ta những danh từ mới mẻ như Tổng tài, Kinh lý, Chưởng quan v. v.. và rất nhiều thành ngữ Trung quốc mà trước đây chỉ có những người giải vềá Hán học mới biết.
Những người chuyển âm hay bao nhiêu thì chuyên viên về âm thanh lại quá dở bấy nhiêu. Nhạc đệm và âm thanh hậu trường ( Background music) phần đông quá lớn át hẳn tiếng nói cuả diễn viên và nhiều khi nhai đi nhai lại toàn một điệu thật là nhàm chán. Một đôi khi phải quay ngược trở lại để nghe xem diễn viên nói gì, nhưng sau 2/3 lần vanã hoàn toàn thất vọng. Không hiểu nhà sản xuất có để ý đến những điều này hay không" Tôi để ý thấy rằng những phim nguyên bản nói tiếng Trung hoa nhạc đệm vừa phải diễn viên nói rõ ràng từng chữ nhưng tiếc rằng tôi không hiểu họ nói những gì. Chẳng lẽ người Giám đocá chuyển âm cũng điếc đặc hay sao" Một hôm, tôi đề nghị với tiệm cho mướn phim nên đưa ý kiến này cho ban Giám đốc công ty sản xuất. Nhưng buồn thay, họ quan niệm rằng đây không phải là công việc của họ. Nếu mọi người chỉ lo kiếm tiền và không ai chịu nghe, chịu sửa đổi, xã hội làm sao tiến bộ cho được.
Tới đây chắc có người chê bai rằng thời đại bây giờ hãy còn xem phim bộ. Nhưng nhờ xem phim bộ một số trẻ em sinh ra và lớn lên ở xứ này học và nói được tiếng mẹ đẻ. Đám người trung niên và ngay cả bọn người già như chúng tôi có thể nhớ lại và học thêm những từ ngữ mới. Phim bộ gần gũi với chúng ta qua ngôn từ, phong tục tập của người Á Đông nhất là chúng ta đã thấm nhuần đạo lý Khổng Mạnh.
Ông anh họ ngày trước phê bình : nói như chó cắn, bây giờ lại hăng hái đi mướn phim. Cậu bác sĩ khi xưa cho rằng quá phí thì giờ ngồi xem phim bộ bây giờ lại thấy rằng: Phim bộ có nhiều lời lẽ văn hoa bóng bẩy, thành ngữ cao xa, triết lý thâm sâu, cung cách đối xử rất nhân bản phù hợp với luân lý Đông phương. Nào tình, nào nghĩa đáng để cho chúng ta học hỏi, chứ không quá thiên hẳn về vật chất như những người Tây phương.
Đám trẻ cũng thích coi phim bộ vì sau khi cuốn phim Tàng long phục hổ Hidden dragon, crouch tiger ra đời kỹ thuật thu hình và sảo thuật ráp nối cuả máy vi tính càng ngày càng tinh vi, tiến bộ cho nên những màn đấu võ trong phim bộ trở nên hấp dẫn với những chuyện hoang đường như phi thân, biến phép, tàng hình. Cảnh Trương Thiếu Sơn dùng Ngân câu thiết hoạch viết chữ lên núi đa ùtrong bộ Cô gái Đồ Long đã gây cho khán giả một cảm giác hào hùng, đã giúp cho phim bộ trở nên lôi cuốn, sống động và linh hoạt hơn nhiều.
Ngày nay trong khu rừng phim bộ, chúng ta may ra mới chọn được vài bộ phim có giá trị, nhưng coi tàm tạm để giết thì giờ nhiều vô kể. Các bạn trẻ ngày nay quá cực nhọc với công việc ở sở, buổi tối dành thì giờ cho việc lưá đôi và giấc ngủ cần thiết cho ngày mai, sinh viên hocï sinh cần nhiều thì giờ để ôn bài vơ,û đâu có thì giờ để mắt đến chồng phim bộ.
Mỗi tối bỏ ra chừng 50 cents hay quá lắm là một đồng cho hai vợ chồng già giải khuây trong một vài giờ thật quá rẻ. Một bình trà, vài chiếc bánh một hai cuốn phim bộ với nền nho phong Trung,Hiếu, Tiết, Nghĩa một mai sẽ đi vào quên lãng lại là những gì đám người gìa cả chúng tôi còn được diễm phúc thừa hưởng.
Ngưới Trung Hoa có câu : Bất đáo Trường thành, phi hảo hán. Có ý nói là giẫy cổ thành vừa cao vừa dài vạn dậm, nếu không đủ sức leo lên đó đâu phải là người hảo hán. Bây gì xin thay đổi một chút cho phù hợp với chuyện phim bộ :
Bất kiến "Phim Tầu" phi thưcù giả.

BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,076,935
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.