Hôm nay,  

Một Nhà Ba Thế Hệ

26/11/200300:00:00(Xem: 215868)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài số 406-945-VB6191103

Tác giả Bùi Xuân Đáng 75 tuổi, cư trú tại Orange County, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Mỗi bài viết của ông, từ chuyện câu cá, rau trái trồng lan... đều thể hiện những kinh nghiệm hiểu biết thấu đáo. Bài mới đây của ông là một hồi tưởng cô đọng 28 năm tới Mỹ. Tiếp theo, là bài mới nhất về cảnh “tam đại đồng đường” thường thấy trong các gia đình Việt Nam tại Hoa Kỳ.

THẾ H Ệ THỨ BA, 15 TUỔI
“Quang! Đã tắt đèn, tắt quạt, tắt ti vi chưa"”
Vừa mới khoác cái túi nặng hơn 20 pounds lên sau lưng, nghe bà tôi nhắc, tôi vội vàng bỏ túi xuống, chạy lên lầu làm xong phận sự. Bố mẹ tôi đang chờ đưa tôi đi học. Sao bà tôi khó tính thế ! luôn luôn bắt tôi anh em nào là tắt đèn, tắt ti vi, taté nhạc, rửa tay trước khi ăn cơm v.v.. .
Anh em tôi đang thoải mái ăn chơi học hành, bỗng dưng ông bà dọn về ở với gia đình chúng tôi làm cho mọi thứ trong nhà gần như thay đổi hẳn. Chúng tôi không còn nô đùa ồn ỹ như trước. Mở máy nghe nhạc cũng phải vặn nhỏ, đâu còn nghe được những âm thanh hùng mạnh kích thích. Dù cho có đóng cửa lại ông bà tôi vẫn còn cho là quá lớn. Ông bà tôi cũng nghe nhạc, nhưng là cái thứ nhạc gì toàn một điệu, ca sĩ hát eo éo nghe ư ử lê thê buồn chán chẳng hiểu. Đến những món ăn hàng ngày cũng thay đổi nốt. Toàn những thứ rau dưa nhạt nhách chẳng có mùi vị gì cả. Thịt cá cũng có nhưng ông bà tôi không thích đồ sào tuy rang, kho đều mặn chát và lại thêm tương hay mắm tôm là những thứ nặng mùi. Tại sao ông bà tôi lại không thích bò steak, khoai chiên hay gà deep fry" burito hay lasagna ngon tuyệt cú mèo mà lại thích canh rau đay, canh mồng tơi rớt rãi lòng thòng trông thấy mà ớn. Cái gì là canh xuông" canh rau cải đắng ngòm"
Trước khi ông bà tôi dọn về ở chung, bố mẹ tôi đã tranh luận nhiều lần. Mẹ tôi hoàn toàn không muốn chút nào. Mẹ nói đủ thứ, nhưng Bố gạt đi và nói rằng có trách nhiệm và bổn phận gì gì đó. Chúng tôi chẳng cần biết gì là trách nhiệm và bổn phận, thứ này tôi chưa từng nghe ai nói tới và trong trường cũng chẳng dậy. Tai sao lại có bổn phận chứ ! tôi không care nhưng tôi biết rằng nếu có ông bà về ở chung, thỉnh thoảng bà sẽ cho tôi tiền mua game hay tiêu vặt. Ông tôi sẽ chở anh em tôi đi học hay đến nhà bạn bè, hay giúp tôi một vài chuyện lặt vặt mà bố mẹ tôi không có thì giờ.
Khi ông bà tôi về ở chung, tôi mới biết là có nhiều chuyện chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Có những chuyện tôi cho là quá rắc rối, chẳng hạn như ông bà tôi muốn chúng tôi nói tiếng Việt, một thứ tiếng chỉ dùng trong nhà, còn ở trường hay khi ra ngoài có ai dùng đến đâu, ngoại trừ khi xuống khu phố Bolsa. Ông muốn dậy chúng tôi học tiếng Việt, Bà nói người Việt mà không biết tiếng Việt không phải là người Việt. Cái gì mà rắc rối quá vậy ! có ai bảo tôi là Việt hay Mỹ gì đâu" Bố, Mẹ chẳng bao giờ nói, ra trường cũng không ai hỏi. Tôi sinh ra và lớn lên ở đất nước này. Tuy da vàng mũi tẹt nhưng tôi học giỏi hơn tụi da trắng, da đen. Tôi cần gì phải học tiếng Việt chứ ! Ông tôi tuy nói tiếng Anh trôi chẩy nhưng chẳng bao giơ thèm dùng với chúng tôi. Còn bà tôi tuy cũng nghe cũng hiểu vài điều anh em chúng tôâi muốn nói nhưng giả vờ không biết. Tại sao họ không dễ dàng như Bố Mẹ tôi, chúng tôi muốn nói sao thì nói. Tiếng Việt cái ngôn ngữ gì mà quá rắc rối ! Tại sao lại mặc áo, đi giầy, xức dầu thơm, đeo kính, rồi lại mang, vác, khiêng, xách cho rắc rối" Tai sao không dùng chữ wear, chữ carry hay chữ you chung cho cả mọi người mà lại phân biệt nào là cụ, ông, anh ,chú, dì, cô, bác cho thêm nhức đầu!
Bà mất đi, anh em tôi cũng buồn nhưng chỉ buồn vài ngày. Không còn ai thúc dục tôi tắt đèn, tắt ti vi hay rửa tay trước khi ăn cơm nữa. Không còn ai dấm dúi tiền cho, không còn ai kể chuyện cổ tích Việt Nam, nhưng tôi cũng chẳng care vì chuyện Bà kể có nhiều điều khó hiểu. Bố Mẹ tôi đã cho tiền tiêu vặt hàng tuần, còn ông tôi chỉ cho vào ngày Christmas và may ra mới nhớ đến ngày birthday cuả chúng tôi. Nhưng có điều tôi hơi cảm thấy mất mát, khi chúng tôi đi học về không có món ăn đã làm sẵn, giường gối và quần áo vẫn bừa bãi không ai xếp dọn...
THẾ HỆ THƯ ÙHAI, 48 TUỔI
“Quang! Đã tắt đèn, tắt quạt, tắt ti vi chưa"”
Xe đã nổ máy, vợ chồng tôi chờ đứa con ra xe đi học. Đứa trẻ vừa khóac chiếc túi đeo lưng chứa đầy sách vở, lại vội bỏ xuống chạy lên lầu tắt đèn, tắt quạt. Đứa trẻ này bao giờ cũng nước đến chân mới nhẩy, nhiều khi phải dục. Sáng sáng tôi phải lãnh nhiệm vụ đưa con đi học, đưa vợ đi làm rồi mới tới sở. Đường đến sở khá xa, xe cộ đông nghẹt chật cứng, nhiều khi chậm chễ cho nên đi sớm được phút nào hay phút đó. Sao cha mẹ tôi để ý làm gì đến những chuyện vặt vãnh không đâu. Đèn, quạt, ti vi đâu có tốn kém bao nhiêu mà phải bận tâm. Vợ chồng tôi dư sưcù trả năm ba cái lặt vặt đó mà .
Khi cha tôi về sắp về hưu, tôi muốn đón cha mẹ về ở chung cho tròn đạo hiếu. Từ ngày tôi sinh ra và lớn lên, trong gia đình tôi và những gia đình xung quanh đều sống trong khung cảnh "Tam đại đồng đường" nhiều khi còn thêm thế hệ thứ 4 nữa. Đem chuyện này bàn với vợ tôi, vợ tôi không chịu. Theo nàng đến chơi vài ngày thì sẵn sàng, nhưng chung sống một nhà thì không nên. Viện dẫn đủ mọi lý do, chứng cớ xa gần để từ chối, nhưng tôi biết mười mươi tại sao vợ tôi không muốn. Thứ nhất vợ tôi theo đạo, mà mẹ tôi lại thờ cúng tổ tiên ông bà. Khi lấy nhau, chúng tôi đã giao hẹn đạo ai người nấy giữ, không ai được xâm phạm đến tự do tín ngưỡng cuả nhau. Hiện giờ nàng vẫn đem các con đi lễ nhà thờ vào ngày chủ nhật, còn tôi cũng chẳng lên chùa và chỉ ở nhà dọn dẹp sân trước, vườn sau, trong phòng tắm, ngoài nhà bếp. Thứ hai vợ tôi sợ mất tự do, sợ mất quyền sai phái tôi như trước, sợ rằng uy quyền của bà chủ không còn mạnh mẽ, vì tôi sẽ có mẹ tôi là một đồng minh đáng sợ. Tôi muốn có cha tôi về ở, như vậy thứ bẩy hoặc chủ nhật sẽ cùng tôi đi câu mà vợ tôi sẽ không dám hó hé, viện cớ này cớ nọ không muốn cho tôi đi. Làm hùng hục cả tuần, nhiều khi đang đêm bị gọi đến sở, sáng ra cũng vẫn phải đi làm như thường, ngày nghỉ lại phải làm việc nhà nữa, nếu không lại phải dẫn vợ đi shopping lãng nhách, như vậy đời còn gì thú vị.
Tuy không bằng lòng, nhưng thấy tôi cương quyết, vợ tôi đành nhượng bộ và còn nói vớt nếu sau này không được êm đẹp tôi phải chịu trách nhiệm giải quyết việc này.
Nhưng khi cha mẹ tôi về ở chung, chúng tôi nhận thấy có nhiều điều tiện và bất tiện. Khi các con tôi tan học, cha tôi đi đón chúng ở 2 trường khá xa nhau, chúng tôi khỏi mướn người đi đón và trông coi cho tới khi vợ tôi tan sở, mỗi tháng bớt một khoản tiền khá lớn.
Có cha mẹ ở nhà chúng tôi khỏi lo trộm đạo, không lo lũ trẻ về nhà không có gì ăn. Một đôi khi cha mẹ tôi cũng giúp chúng tôi dọn dẹp phía trước, còn trong nhà ngoài bếp và sân sau mẹï tôi với tính sạch sẽ hiếm có đã độc quyền chiếm lấy. Vợ tôi hình như coi đó là chuyện dĩ nhiên không một mảy may để ý. Nhưng tôi biết chuyện nàng để ý hơn cả mà không bao giờ bày tỏ ra ngoài. Đó là việc cha mẹ tôi cho chúng tôi môât số tiền down để mua căn nhà khác vì nhà cũ hơi chật. Hàng tháng góp cho nàng một số tiền thưà thãi để trả tiền địên, nước, điện thoại v .v. và mẹ tôi cũng chi thêm vào chừng đó cho những lần đi chợ riêng.


Chuyện bất tiện đầu tiên là mẹ tôi muốn có chiếc bàn thờ trong nhà. Đối với mẹ tôi, con người đã thấm nhuần Khổng giáo từ thuở còn thơ, bàn thờ là chuyện không thể thiếu được. Mẹ tôi không tán thành chữ hiếu là để trong lòng, bàn thờ là một chứng cớ tỏ cụ thể lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà cha mẹ. Đốùi với tôi không thành vấn đề miễn là đừng đặt ngay trong phòng khách như nhiều nhà đã làm. Chỗ mẹ tôi muốn lập bàn thờ là trên mặt lò sưởi, nhưng hơi rắc rối, chỗ đó vợ tôi đã treo cây thánh giá. Tuy vậy vợ tôi cũng biết điều, không muốn cho tôi mang tiếng bất hiếu cho nên đành chấp nhận sau vài ngày mặt nặng như chì.
Điều bất tiện nho nhỏ thứ hai là vấn đề nấu nướng, vợ tôi là người Nam nên thứ gì cũng cho đường hơi nhiều, mới đầu tôi không ưa nhưng ăn riết rồi cũng phải quen. Đến bưã cơm, những món vợ tôi nấu, cha tôi nếm thử một lần rồi sau đó không hề đụng đũa. Mẹ tôi ý nhị hơn, cũng gắp một miếng nho nhỏ nhưng rồi để đó. Riêng tôi rất vui sướng được ăn lại những món quen thuộc thích thú từ ngày còn nhỏ. Cũng may chỉ xẩy ra vào ngày cuối tuần vì ngày thường khi tan sở, vợ tôi về đến nhà cũng hơi muộn, cơm nuớc gần như đã sẵn sàng rồi, cô nàng có muốn vào bếp cũng quá trễ.
Cha mẹ tôi muốn lũ trẻ học tiềng Việt, nhưng ngôn ngữ này không thực dụng ở đây. Nói năng ở trong nhà chúng tạm đủ chữ thông thường vả lại bài vở nhà trường quáø nhiều làm sao còn có thì giờ học tiếng Việt. Cha tôi ăn nói chững chạc, gọn gàng ngăn nắp, chúng tôi bạ đâu vất đó, bạ đâu nói đó cho nên thường hay bị rầy la. Tính nhà binh ăn to nói lớn, nóng nẩy, khi ông lên cơn giận, cả nhà xanh mặt không ai dám lên tiếng.
Mẹ tôi mất đi, tôi không những mất người mẹ hiền, đã mất đi tình mẫu tử thiêng liêng, mất hẳn những món ăn khoái khẩu, mà còn mất một đồng minh nặng ký. Cha tôi từ đó ít nói to, những cơn giận gần như không còn và sống lầm lũi như một chiếc bóng. Ông mặc hết mọi chuyện nhỏ to, tìm cách giải khuây nỗi buồn với máy computer, giá vẽ, vườn lan và những chồng phim bộ...
THẾ HỆ THỨ BA, 75 TUỔI,
- Quang! Đã tắt đèn, tắt quạt, tắt ti vi chưa"
Vợ tôi lẩm bẩm đi vào trong bếp:
- Mấy đứa trẻ này hôm nào cũng phải nhắc ! Quần áo vất bừa bãi, đèn đuốc ti vi chẳng chịu tắt gì hết. !
Tôi khuyên vợ tôi bớt để ý đến chuyện vặt, bơtù kêu ca và đã nhiều lần nhắc nhở vợ tôi về chuyện này nhưng đâu vẫn hoàn đó .
Khi sắp sưả về hưu, vợ chồng tôi đã nhiều lần bàn bạc về dự tính cho những ngày còn lại. Tôi muốn ở Peoria, Ilininois cho được thảnh thơi. Tuy có lạnh thật nhưng chúng tôi đã sống ở đây 18 năm, đã quen thuộc với đủ mọi thứ. Căn nhà đã trả gần hết nợ, phòng ốc, vườn tược thênh thang. Khí hậu 4 mùa có nóng có lạnh, có mưa có nắng, thu có lá vàng, đông có tuyết trắng. Ở đó những thú vui giải buồn cuả tôi không thiếu, nhưng vợ tôi muốn về California ở gần với con cháu. Cuối cùng vợ tôi chỉ nói một câu làm tôi thay đổi ý kiến và đầu hàng vô điều kiện:
- Tôi đã theo ông xuốt cả một đời, nay chỉ còn lại mươi năm nữa, xin ông cũng nên nghe tôi một lần.
Vợ tôi đã bỏ hết một cuộc đời, sống vì cha mẹ chồng, vì tôi, vì con và vì cháu, không có một sở thích riêng biệt nào cả, vợ tôi chỉ khao khát ước mong ở chung với con với cháu. Dù tôi có khuyên rằng nếu cần mua nhà hay thuê nhà ở chứ không nên ở chung. Vợ tôi vẫn không chịu và tôi đành nghe theo, tuy biết rằng ở chung sẽ có nhiều bất tiện và không còn sự yên tĩnh thích hợp với tuổi chúng tôi nữa.
Tôi biết rằng khi ở với con, chúng tôi không còn là chủ gia đình như trước. Chúng tôi sẽ phải sống theo nếp sống của con, cháu tôi. Sống chung thể nào cũng có những va chạm. Nhưng tính nết trời ban cho mỗi người đễ gì thay đổi, vả lại cuộc đời của chúng tôi quá gian truân vất vả cho nên lối sống cần kiệm, bảo thủ của chúng tôi không thể nào hợp với cách sống của đám trẻ bây giờ. Chúng chưa từng thiếu thốn, chưa một lần bị sa thải, lại sống trong hoàn cảnh của một đatá nước phồn thịnh, thanh bình và đầy tự do dân chủ làm sao có thể suy nghĩ, tính toán giống như chúng tôi được. Vì vậy chúng tôi không xen vào chuyện dạy dỗ quá nuông chiều con cái, hoặc lối sống theo chúng tôi nghĩ là quá hoang phí. Con và con dâu chúng tôi rất biết điều và hiếu thảo. Biết vợ tôi thích căn nhà mới tinh, có lầu cao, mái ngói đỏ, cho nên khi dọn vào nhà mới, chiếc phòng ngủ Master trên lầu được dành cho vợ chồng tôi, mặc dầu chúng tôi hết sức từ chối, nhưng không thể phụ tấm lòng hiếu thảo của dâu con.
Chuyện tắt đèn, tắt ti vi là chuyện nhỏ nhưng phản ảnh quan niệm riêng rẽ của 3 thế hệ. Chúng tôi không muốn tốn phí vô ích dù là một đồng xu. Các con cháu tôi chưa bao giờ sống trong hoàn cảnh như chúng tôi, cho nên thích thì mua chứ không cần suy nghĩ xem có cần thiết hay không" Việc hocï tiếng Việt cũng vậy, chúng tôi nghĩ đến chuyện tự hào giòng giống, trách nhiệm đối với tổ tiên, khác hẳn với ý nghĩ thực tế của con cháu tôi. Ngay cả món ăn cũng là chuyện nhỏ nhưng lại xẩy ra hàng ngày. Vợ tôi luôn luôn cho rằng tôi khó tính, bất cứ trong một lãnh vực nào. Đồ dùng của tôi, ai xử dụng cũng được, nhưng dùng xong phải trả về chỗ cũ, dù cho đêm tối không đèn tôi cũng có thể tìm thấy được. Con cháu tôi dùng xong quăng bậy, vất bạ nếu có la rầy, tôi bị chê là khó tính mà lại không đả động gì đến chuyện bừa bãi, thưcï là chẳng công bằng chút nào. Một nhà thống kê nào đó nói rằng nếu không ngăn nắp, thứ tự chúng ta sẽ mất 1/5 hay 1/10 cuộc đời để tìm kiếm. Cuộc đời bọn trẻ còn dài, chứ tôi còn bao lâu nữa. Vào tiệm ăn mà nếu nước mì, nước phở cũng giống như nhau, các món sào đều dùng một chung một thứ nuơcù sốt, thứ nào cũng ngọt, cũng cùng một mùi vị, nếu tôi có chê cũng bị kết tội khó tính .Tôi thầm nghĩ, nếu mọi người ai ai cũng đều khó tính như tôi, có lẽ xã hội sẽ tiến bộ hơn nhiều, không biết tôi có quá chủ quan hay không"
Sống chung với con cháu, không phải người già nào cũng nghĩ như nhau. Ông bạn tôi cũng ở với con, nhưng ông ta than phiền đủ thứ: nào là vợ ông trở thành bà vú, chị bếp, ông ta trở thành tài xế đưa đón con cháu, thợ làm vườn v .v. .. Chúng tôi chỉ cầu mong rằng trời còn cho đủ sức khỏe để đỡ đần con cháu. Chúng tôi hãnh diện chưa phải là kẻ vô dụng và may mắn không phải là một gáønh nặng vềà vật chất cho con cái, một vấn đề đã gây ra biết bao nhiêu nỗi bất hòa.
Vợ tôi mất đi! Tôi mất người bạn đời chung thủy gần 60 năm qua, mất một bạn đồng hành rong chơi đây đó, mất một người để cãi nhau vặt, mất hẳn một chiếc radio lúc nào cũng văng vẳng bên tai như vợ tôi thường tự ví và mất hết ý nghĩa cuộc đời. Tôi dọn xuống dưới nhà, không muốn bước chân vào căn phòng Master đầy rẫy kỷ niệm cuả 10 năm qua. Con đi làm, cháu đi học, bè bạn gần như không có. Nhiều người khuyên tôi nên đi chơi đây đó cho khuây khỏa nỗi buồn, nhưng đi rồi thấy lòng lại còn buồn hơn, vả lại tìm cách cố tình quên lãng, tôi cảm thấy mình không phải với người thân yêu quá cố.
Không muốn đi đâu, tôi muốn có những phút giây thật yên lặng nhớø lại những kỷ niệm xa vời, lật xấp hình ra để nhìn lại bóng dáng thân yêu từ ngày xưa, tháng cũ. Nhìn những tấm hình từ năm 1949, 1950 đã hoen ố theo thời gian cho đến những tấm hình vợ chồng du ngoạn khắp nơi khắp chốn mà nước mắt nhạt nhòa...
Tôi đành lòng cam chịu nỗi buồn và yên phận với quãng đời còn lại.
BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,926,207
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.