Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_970x250_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

America Revisited: Hai Lần Qua Mỹ

29/09/200300:00:00(Xem: 173763)
Người viết: N. V. K.
Bài số 365-903-vb8280903

Tác giả N.V.K. đã 75 tuổi, hiện sống ở Westminster. Bài viết về nước Mỹ của ông kể chuyện 2 lần qua Mỹ: Lần đầu là du học và lần sau, theo tác giả, là để cho “Mỹ quốc bảo trọng cái thân hình rệu rạo, bơ phờ, sau khi đã "thập niên đăng hỏa" lếch thếch lang thang ở những nhà tù "cải tạo học tập" về.
*
Kể ra tôi cũng là một trong số ít (ít thôi, chứ không phải rất ít) người có duyên nợ với nước Mỹ. Chẳng có duyên nợ sao mà, đang lúc còn ở độ tuổi thanh xuân đã được qua Mỹ du học cả năm trời. Thôi thì được trải qua đủ mọi thế kỷ nộ-ai-lạc-ải ở Mỹ miều. Rồi đến khi về già lại được đem tấm thân "Xương gà da cóc, tóc bạc da mồi" tới Mỹ một lần nữa, để cho Mỹ quốc bảo trọng cái thân hình rệu rạo, bơ phờ, sau khi đã "thập niên đăng hỏa" lếch thếch lang thang ở những nhà tù "cải tạo học tập" về.
Xin lần lượt kể quý vị nghe chơi qua những điều mắt thấy tai nghe của cả hai, một lần qua Mỹ và một lần "quy mã".
*
Tôi vốn không quen và cũng không thích đi máy bay. Ở Việt Nam vào những năm giữa thập niên 50, mỗi khi từ Huế vào Saigon công tác, nghĩ đến chuyện phải đi máy bay là tôi cứ ớn da gà. Mỗi lần phi cơ bắt đầu bay trên không phận cuối miền Trung đầu miền Nam là y như rằng thân phi cơ lắc mạnh, trồi lên sụt xuống như bay trên "ổ gà" làm cho tôi nhiều lần muốn ói mửa, áp suất không khí hay cái gì đó mà tôi không hiểu.
Aãy thế mà, ngay từ khi đặt chân lên máy bay Mỹ, từ phi trường Tân Sơn Nhất những mặc cảm và ái ngại của tôi tự nhiên tan biến. An vị rồi, thì cứ như là ngồi trên xa-lông ở nhà vậy. Máy bay bay êm ru bà rù, tiếng nhạc nhè nhẹ như ru ngủ. Rồi thì cứ khoảng vài ba tiếng đồng hồ một lần, lại bị các nàng tiếp viên xinh như mộng và lịch sự như "hô-tét-đờ-le" khẻ khều tay đánh thức để nếu không phải là 3 bữa ăn chính thì cũng là ăn dặm bằng một ly sữa nóng và cái bánh ngọt nho nhỏ. Cuộc hành trình hai ngày hai đêm đưa các chàng trai "xếp bút nghiêm theo việc đao cung' tới xứ Cờ Hoa nhẹ như mây khói.
Nghỉ vài ngày tại San Francisco bọn anh em chúng tôi bốn người lên đường qua miền Đông bằng xe lửa vé hạng nhất. Khi ở VN chúng tôi học anh ngữ, có một bài nói đến thức ăn trên xe lửa đắt đỏ lắm, chúng tôi đã có dịp chứng nghiệm câu nói đó là đúng, ngay trong bữa ăn đầu tiên. Không hiểu sao mà chí lớn của bốn anh em chúng tôi lại gặp nhau. Mọi người đều gọi một cái T bone. Khi người phục vụ mang thức ăn ra, cả bốn người đều trợn tròn con mắt khi thấy miếng Steak vừa rộng lại vừa dài đặt trên một cái dĩa hình bầu dục dĩ nhiên lại vừa dài vừa rộng hơn. Cố gắng đánh vật với nó hết sức cũng chỉ thanh toán được 2/3 còn giá cũ thì 3 đồng rưỡi, cách đây gần Ệ thế kỷ, một gói thuốc lá Salem giá chỉ có 11 xu.
Khi bốn anh em chúng tôi chơi bài (belotte) thì một bà mẹ ngồi bàn bên sau một cháu gái nhỏ khoảng 6 hay 7 tuổi gì đó mang sang biếu một keo mứt (confiture) bà ta cứ nài nỉ, ăn đi các anh đây là mứt ở nhà làm (home made) ngon lắm đấy. Ai nói là người Mỹ không hiếu khách.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn để giày ra cửa phòng và hôm sau bạn thấy đôi giầy của bạn bóng lộn, cứ y như là chuyện tấm cám ngày xưa.
Khoảng 7 hay 8 giờ tối một nhân viên già đi dọc hành lang phòng ngủ, tay lắc xâu chìa khóa miệng rao gọi lần cuối cùng cho bữa ăn tối , sao không rao gọi trên loa phát thanh. Truyền thống là ở chỗ đó đấy.
Khi tàu ngưng lại tại mỗi sân ga, có người xuống chưa bước khỏi tam cấp toa xe, bạn đã thấy lững thong một ông "cột nhà cháy" đứng ngay bên cạnh rồi. Thế là bạn hiểu ý và tự động bạn phải mở ví tiền.
Buổi tối cơm nước xong, bạn có thể ghé qua toa ăn mua một ly cà phê và sau đó lên toa "lounge" trên nóc xe có bao kính bốn bề. Bạn có thể nhấm nháp ly cà phê và phì phèo điếu thuốc lá, ngắm cảnh thiên nhiên, nếu gặp đêm có trăng, mờ mờ ảo ảo thì thật rất ư là phê rồi, xe lửa chạy hơn 100 cây số/giờ mà sao nghe cứ ngọt lịm.
Tới ga chót, khi mới ló mặt ra là chúng tôi đã gặp một ông sĩ quan Mỹ được cấp trên phải đến đón, chúng tôi không cần phải bận tâm về bất cứ một chuyện gì nữa mọi việc đều có ông ta lo giải quyết. Xe hơi đón từ ga về tới nhà trường.
Đi du học như thế này được chính phủ Mỹ trả $6/ngày. Ở Việt Nam chính phủ VN còn trả thêm $1 phụ trội trả tiền ăn 3 bữa: sáng-trưa-chiều khoảng $1.8 và $0.50 tiềnànhà gọi là BQQ.
Năm 1958 nói thực ở bên Mỹ nghĩ đến tô phở bạn có thể thèm chảy nước miếng. Cuối tuần nào anh em chúng tôi cũng phải tiêu $1.20 xe đò vừa đi, vừa về để mò nấm ra Hoa Thịnh Đốn ăn một bữa cơm tàu cho đỡ nhớ quê hương và đi "window shopping". Bạn vào những cái Mall 9-10 tầng lầu, mỗi tầng rộng cỡ một sân đá banh, cửa ra vào mở tứ hướng bạn bị lạc là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên.
Còn trên phương diện học hành ư" Nhà trường dạy cho bạn đủ thứ: tham mưu, kỹ thuật, chiến thuật, chiến lược, ngoại trừ môn "nguyên tử học" là nhà trường giữ lại như một môn bí hiểm nhà nghề, không truyền cho các sĩ quan đồng minh.
Ai cũng nói nước Mỹ là một nước chuộng và ứng xử một nền khoa học thực dụng, có lẽ đúng chăng" Thông thường tôi chỉ dám nói là thông thường thôi, nếu học theo lối Pháp thì phải thấu hiểu ngọn ngành từ đầu, nếu đuối sức là có thể cứ đuối sức hoài. Còn lối Mỹ thì có thể thông khoáng hơn. Bạn có thể bắt đầu ngay từ quãng giữa. Hỏi: làm một cây cầu dài từng đó thước, trọng tải từng đó tấn bạn khỏi cần nghiên cứu tỷ mỷ, hỏi huấn luyện viên sẽ được trả lời. Cứ giở trong sách .là đã có giải đáp, đã có người tính sẵn cho bạn rồi.
Nước Mỹ có quá nhiều chuyên viên thượng thặng trên mọi lãnh vực để biến mọi thực hiện công trình như một món mì ăn liền. Dĩ nhiên, không phải là tất cả đều như thế.
Có những môn thi, bạn được quyền mở sách, nhưng nếu thực sự bạn không học từ trước, ở nhà thì không thể nào biết được môn thi nằm ở quãng nào trong sách. Nếu bạn loay hoay tìm mãi mà không thấy, thì quay đi quay lại giờ thi đã hết.
Thi đúng sai chỉ có 2 cách trả lời. Thiếu gì các ông học viên Mỹ, lon lá sáng trưng trên cổ áo nhưng không biết, bèn lôi đồng tiền ra đánh sấp ngửa nếu xấp là đúng, nếu ngửa là sai.
Hệ thống đo lường của Mỹ là rắc rối nhất thiên hạ. So với hệ thống thập phân của Pháp thì thua xa. Aãy thế mà hằng thế kỷ nay nước Mỹ vẫn đào tồn. Thực ra, chỉ có một lần muốn cãi đổi thành hệ thống thập phân, nhưng không thành công.


Nhân nói đến chuyện học hành, tôi cũng xin kể một câu chuyện khá lý thú đã xảy ra trong lớp học, giữa một sĩ quan huấn luyện viên người Mỹ và một học viên người Đức. Hôm đó học về môn tác chiến, ông huấn luyện viên kể một trận đánh diễn ra trọng thể chiến 2 ở Âu Châu mà cả hai người đều tham dự. Kết luận thường thì giải pháp của nhà trường áp dụng vẫn là giải pháp gương mẫu toàn hảo (school solution). Tuy vậy bất đồng quan điểm giữa 2 người đã xảy ra. Họ tranh luận hăng say để bênh vực lập luận của mình dựa trên binh thư của mỗi bên và không đi được tới một đồng thuận. Cuối cùng, một ông giám sát các lớp có mặt để đánh giá buổi họp mặt khác để cho hai bên tiếp tục tranh luận. Nêu sự kiện này, để nói lên rằng ngay trong học tập, giữa thầy và trò mà tính dân chủ vẫn được đề cao.
Lại nhớ đến chuyện ở Việt Nam ngày trước, có một ông khóa sinh, cũng trong một môn học đã tỏ ra vượt trội và giỏi hơn ông huấn luyện viên người Pháp. Do đó, ông này vì mất mặt đã hạ thấp điểm để khóa sinh này ra trường vội cấp bậc chuẩn úy, thay vì phải là thiếu úy, chuyện này liên hệ tới một sĩ quan, sau này đã trở thành một bài học có công rất nhiều cho chương trình không gian của nước Mỹ.
Dùi mài kinh sử một năm rồi ra cũng đến ngày mãn khóa. Hồi hương. Thấy rằng học rất nhiều mà hành thì chẳng bao nhiêu.
*
Sau 30/4/75 , vật đổi sao dời quanh những bức tranh vân cẩu.
Không chịu đựng nổi dã tâm hành hạ đồng bào của bọn CS, hàng hàng lớp lớp người lại phải bỏ xứ ra đi. Ba người đi, thì một người bỏ xác trên biển cả.
Trong hoàn cảnh đó, cả thế giới đã xúc động và dang tay cứu vớt. Đặc biệt hơn cả là nước Mỹ đã đón nhận người Việt bỏ xứ ra đi, dưới nhiều hình thức bằng các chính sách HO, ODP, con lai, ROV hay kể cả diện vượt biên nữa. Danh từ "thuyền nhân" đã làm mủi lòng người khắp 5 châu.
"Quy Mã" lần này với tuổi hạc xế chiều tâm hồn và thể xác tàn tạ. Nước Mỹ, như là làm một hành động sám hối vì ít nhiều cũng đóng vai tác giả của sự thất thủ miền Nam nhưng thực chất thì vẫn là do động cơ nhân đạo, nên đã tạo đủ mọi điều kiện để những người này có thể được trợ giúp trong thời gian đầu và sau đó tạo cơ hội để sớm ổn định tại nơi đất khách quê người. Trong lớp người này có tôi.
May mắn tôi có một đứa con trai còn vị thành niên đã ở bên Mỹ này từ trước nên dựa hơi nó, tôi được cấp phiếu y tế ngay (medical). Đây là một sự may mắn tột cùng vì người già sống ở Mỹ mà không có phiếu y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe thì đáng ngại lắm, trên cả hai phương diện tiền bạc và sức khỏe. Rồi đến ngày đến tháng sau khi nhập quốc tịch Mỹ rồi tôi đã được hưởng bao nhiêu là phúc lợi nước Mỹ đã ưu đãi cho tôi. "tiền già" theo cách người VN vẫn thường gọi, chính phủ Mỹ cấp cho đủ chu cấp cho một cuộc sống bình thường. Từ một viên thuốc miễn phí đến những khám nghiệm tốn cả hàng ngàn đồng. Được hưởng giá ưu đãi dành cho người già từ chuyện nhỏ nhất như một vé đi coi hát đến vé đi máy bay. Nếu ai cần còn được cấp nhà ở với một giá biểu rất rẻ hợp với túi tiền của những người có lợi tức thấp.
Nước Mỹ có một ông tổng thống đã nói "mọi người sinh ra đều bình đẳng".
Hiến pháp nước Mỹ có câu: "mọi người đều có cơ hội đồng đều để làm cho đời sống cá nhân mình thêm thăng tiến".
Nước Mỹ giàu có, lắm bạc nhiều tiền nhưng phải thực thà mà công nhận rằng: Người Mỹ thực sự có lòng nhân hậu (ngoại trừ ông ông cựu ngoại trưởng họ Rít, có sống mũi mỏ quạ, giọng nói khàn khàn đã có công lớn làm cho miền Nam của chúng ta sụp đổ).
Do đó, nhiều người coi nước Mỹ là miền đất hứa, ai cũng muốn tới sinh sống kể cả con gái của nhà độc tài khét tiếng năm châu là Staline tới con cháu các ông con trời ở Trung Nam Hải, ở Việt Nam xưa kia "bác" đã dạy "đánh cho Mỹ cút-đánh cho ngụy nhào" nhưng bây giờ thì thiếu gì con cháu của những người ở Bắc Bộ phủ đang du học nơi đây. Và ở quê nhà, thì thảm đỏ đã được trải ra để đón tiếp những quân "đế quốc xâm lược và xen đẫm quốc tế". Ngoài ra tiền của những "khúc ruột xa ngàn dặm" mà đã có thời được liệt vào hàng "phản động" hàng năm tuôn gởi về Việt Nam, bề gì thì cũng góp phần làm cho cảnh vật và con người được tươi tốt hơn.
Sống trên đất Mỹ miễn là có ý chí và niềm tin, bất cứ ai cũng tìm thấy cơ hội để tiến lên, già hay trẻ giàu hay nghèo và đặc biệt nhất là được sống trong môi trường rất tự do dân chủ.
Trong lớp học bạn có thể thấy những mái đầu bạc ngồi xen kẽ giữa những mái đầu xanh. Ở bất cứ nơi nào bạn tới trước là được phục vụ trước (first come first serve). Tiền thuế bạn đóng tuy có hơi cao thật đấy nhưng nhà nước chi tiêu đâu ra đó và có bố cáo đàng hoàng rành rọt với nhân dân.
Tổng thống Mỹ là lớn nhất nước nhưng nếu cần ngân sách để điều hành quốc gia cũng phải đấu tranh cật lực với những người đại diện dân mới có thể có. Nước Mỹ luôn luôn muốn thuận theo lời nói "Chính phủ của dân do dân và vì dân".
Mặt phải của tấm huy chương và như vậy còn mặt trái thì sao"
"Quy mã" mới rõ thêm tại sao Mỹ lại gọi cuộc chiến tranh VN là "a no win war" và cuộc chiến tranh tại Iraq năm 1991 là "a must win war" (không cần thắng và bắt buộc phải thắng).
Có 'quy mã" thì ắt phải có "mã quỵ" cho nó đúng luật thừa trừ cuộc tạo hóa. Không tin cứ đi hỏi ông Kissinger mà xem.
"Quy mã" mà không thể quên quê hương, nay tuy đã "sạch bóng quân thù" mà sao vẫn còn lận đận.
Hơn hai chục năm nay, người có lòng vẫn còn cay đắng cho số phận quê mẹ nên đã hăng hái hoạt động đấu tranh để tháo cũi sổ lồng cho đồng bào ở quê nhà, nhưng kết quả chưa được là bao.
Hiện nay, thế hệ tỵ nạn di dân thứ nhất đang bắt đầu nhường sân khấu chính trị cho thế hệ thứ hai mà nhiều người đó đã làm rạng danh cho giốùng nòi Lạc Việt.
Thế hệ thứ ba cũng đã như là những vì sao sáng đang lấp lánh ở bầu trời Mỹ quốc báo hiệu nhiều, rất nhiều những tinh hoa làm "vẻ vang dân Việt".
Xin thành khẩn mong mỏi, quý vị nào tự xét mình còn là vật cản trở cho bánh xe cứu quốc và kiến quốc hãy dẹp hết ty hiểm, gạt bỏ chuyện riêng để lo chuyện chung, xin hãy bước lui vào hậu trường sân và vui vẻ đóng vai trò nhắc tuồng cho con em chúng ta có thêm kinh nghiệm và nội lực để đương đầu với quân dân nước ở quê nhà.
Phải chăng, đó là ước kết của một người lính già đã đi và sẽ đến tựa như một lời rao quảng cáo: "Đi đâu thì đi, đến đâu thì đến, nơi dừng chân cuối cùng cũng là... Peek Family".
Cuối cùng xin cải biến câu nói của một vị danh tướng "Những người lính già, rồi ra cũng chết, nhưng cầu xin vận mệnh quê hương đừng bao giờ mờ nhạt".

NVK

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,290,268
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.