Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tình Già

29/05/200200:00:00(Xem: 150312)
Người viết: Thúy Trúc
Bài tham dự số: 2-554-vb80525
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả Thúy Trúc. Bài viết được chuyển tới bằng eMail, không kèm theo ghi chú tiểu sử. Mong Thuý Trúc,
khi gửi thêm bài mới, sẽ bổ túc dùm.
+
Bước ra khỏi cửa máy bay, còn đang bỡ ngỡ tìm xem bà Thu đứng ở đâu thì bà Mai thấy một người đàn ông gầy và cao tay cầm bó hoa hồng đỏ thắm tiến đến bên bà. Ông này tự giới thiệu là Phong, em trai của bà Thu, được ủy nhiệm đi đón giùm bà Mai vì bà Thu còn ở nhà để tiếp các bạn khác. Tay cầm bó hoa mà bà thấy e thẹn vì chưa bao giờ bà ở trong cảnh này cả.
Khi ra đến bãi đậu xe, ông Phong lại mở cửa xe cho bà lên rồi mới vòng sang phía tay lái. Điều này bà chưa bao gìờ thấy ở ông chồng của bà từ khi hai người còn sống chung với nhau.
Sự ân cần niềm nở của ông D làm những mỏi mệt qua chuyến bay dài tan biến mất.
Bà bắt đầu hỏi chuyện ông D.
À thì ra đây la người em trai út của bà Thu.
Khi hai bà là bạn thân ở lớp đệ nhất thì cậu em này chắc còn học mẫu giáo.
Thời gian trôi qua nhanh thật, bây giờ thì cả bà và bà Thu ai cũng có cháu nội, cháu ngoại cả rồi. Ông Phong thì nói là hoàn cảnh của ông đang cô đơn vì vợ ông vừa mất mới ba năm nay. Hiện ông sống một mình, cơm hàng cháo chợ.
Nghe ông nói thì bà Mai cũng tâm sự về hoàn cảnh của bà hiện nay:
Sau khi học xong lớp đệ nhất, cha mẹ bà muốn bà lập gia đình với con trai người bạn thân của ông cụ. Ở vào thời gian đó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên bà lên xe hoa về nhà chồng. Thế rồi ba đứa con lần lượt ra đời, chồng bà có chức tước nên giao thiệp rộng, vắng nhà thường xuyên. Bà thương yêu các con nên chỉ ở nhà trông con chứ không đi đây đi đó với chồng. Bà có nghe đồn ông có bồ, nhưng vẫn im lặng chịu đựng.
Năm 1975 cả gia đình bà di tản sang Mỹ, bà hy vọng ông sẽ thay đổi vì cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người. Nhưng chỉ vài năm sau ông đề nghị ly dị. Bà chấp nhận và nuôi ba con.
May là bà có việc làm ổn định và các con cũng chịu khó học hành nên bà vui với sự thành đạt của con cái. Các con lớn lên, lập gia đình và theo cách sống của Mỹ, các con bà đều ở riêng và để bà trơ trọi trong căn nhà nhỏ.

Quá rảnh nên bà đã liên lạc với các bạn cũ, rồi mỗi năm các bà họp mặt nhau để có dịp đi du lịch, tâm sự với bạn bè. Năm nay đến phiên bà Thu, tất cả các bạn sẽ đến thành phố "windy" này để họp mặt nhau.
Ông Phong ngưng xe lại, bà Mai tưởng dã đến nhà bà Thu, nào ngờ ông Phong nói mời bà đi ăn vì đã trễ mà ông cũng đang đói bụng.
Với người đã tử tế với mình như thế, bà Mai không thể từ chối. Đi song đôi với ông Phong vào tiệm ăn, bà Mai có cảm giác hơi ngượng ngùng, nhưng ông Phong đã nhanh nhẹn kéo ghế mời bà ngồi. Mỗi lần món ăn được đem ra, ông Phong lại gắp vào tận bát cho bà và ép bà ăn cho khỏe. Bà cảm động vì từ mấy chục năm nay có ai săn sóc đến bà như thế này đâu...
Sáng hôm sau ông Phong đến để đưa các bà đi ăn điểm tâm, chiều tối lại đưa các bà đến chỗ họp mặt rồi đưa về. Những ngày bận đi làm thì sau giờ làm việc là ông ghé đến. Trong suốt một tuần lễ bà Mai ở chơi, bà Thu cứ đùa là sao tuần này cậu chăm đến nhà tôi thế. Các bà bạn khác thì cứ nhìn bà Mai dò xét.
Ngày bà Mai ra phi trường để trở về cuộc sống bình thường thì cũng chính ông Phong tiễn đưa. Bà ngỏ ý mời ông lúc nào rảnh qua nhà bà để bà đền ơn ông đã quá tốt với bà, ông Phong hứa ngay là sẽ lấy phép để thăm bà trong tháng tới.
Về đến nhà, bà Mai
luôn nghĩ đến người đàn ông mới gặp lần đầu đã lo lắng cho bà như người thân.
Bà thấy mình như trẻ lại với cảm giác chờ đợïi tiếng điện thoại để nghe giọng ông Phong từ đầu giây bên kia. Chẳng lẽ ở cái tuổi gần đất xa trời này mà còn ...yêu" Bà tự hỏi sau một lần nói chuyện với ông Phong qua điện thoại. Hỏi vậy, nhưng bà không thể dối lòng vì cả
ngày lúc nào bà cũng chờ tiếng điện thoại reo.
Và một hôm ông Phong đã xuất hiện ở cửa nhà bà, đem theo những gòì quà... Bà mừng quá vì thực sự đây là lúc mà bà chờ đợi. Chỉ qua những lần gọi điện thoại, cả hai đều thấy cần có nhau trong quãng đời còn lại... Và ông Phong đã đến đúng như sự mong ước của bà.
Ngày hôm đó cả hai đưa nhau đi sắm đồ, ông đã mua cho bà một nhẫn kim cương, và bà đã tặng ông một bộ suit đắt tiền. Ý của bà là sẽ có buổi ra mắt ông với bạn bè vì trên xứ Mỹ này ở tuổi nào cũng có thể làm đám cưới được. Bà nhìn ông Phong trong bộ quần áo mới với cặp mắt thương yêu...
THUÝ TRÚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,581,793
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.