Hôm nay,  

Mười Lăm Ngày Ở Mỹ

24/10/200100:00:00(Xem: 162897)
Bài tham dự số: 02-380-vb3102


Bạn bè nói rằng tôi rất may mắn, vì mới rời quê hương chưa đầy 1 năm, mà tôi có dịp biết một vài nơi ở đất Châu Âu, bây giờ lại đặt chân đến đất Mỹ.
Theo tôi có lẽ sự may mắn ở đây, không phải là đến nước Mỹ, hoặc là biết một vài nơi trên thế giới, vì ai cũng có thể thực hành đều này, nếu rời khỏi đất nước Việt Nam là có thể đi khắp mọi nơi. Cái may mắn ở đây là tôi rời phi trường Washington vài tiếng đồng hồ, thì xảy ra cuộc tấn công khủng khiếp của bọn khủng bố bằng máy bay thượng mại. Cũng như không phải chứng kiến cảnh nổ tung hai 2 cao ốc của trung tâm thương mại thế giới, hoặc vài nơi tiêu điều ở Washington hay nhìn những cảnh chết chóc thương tâm của người dân vô tội. Đây là một trong những lý do, thôi thúc tôi viết lên cảm xúc, để hồi tưởng những ngày đất nước này còn bình yên.
Khi bước xuống phi trường Chicago vào lúc 13h 45 ngày 28-8, mọi nao nức được biết về nước Mỹ đã thỏa mãn đôi phần nơi tôi. Mặc dầu với khuôn mặt căng thẳng của nhân viên thanh tra tại phi trường, cũng như thiếu lời bon voyage đối với hành khách, không làm tôi bớt đi cái hao hức được biết về đất nước này, vì đây là nơi mà tôi đã từng thừa sống thiếu chết, cũng như đã hy sinh cả tuổi trẻ để tìm nó, và đã vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần như mọi người, vì khao khát sự tự do, thì sá gì một từ good trip, hoặc thiếu nụ cười hiếu khách của người thừa hành nhiệm vụ tại đây.
Khi còn ở Việt Nam tôi thường nghe nói về đất nước này rất nhiều. Nào là miền đấât tự do, là thiên đường của tuổi trẻ, là nền văn minh của thế giới, là nơi để tiến thân. Ôi còn hàng vạn từ hoa mỹ được dành cho đất nước này. Có lẽ vì tin vậy, mà hàng loạt người rời bỏ quê hương để mong tìm tự do. Họ không thể sống trong một đất nước mà tự do bị trói chặt, tinh thần luôn căng thẳng, và tâm hồn thì luôn bất an, còn kiến thức luôn bị giới hạn vì thiếu phương tiện thông tin, và taì năng thì bị trói bởi đủ thứ lý lịch. Cùng là người Việt Nam nhưng luôn phải chịu đựng sự kỳ thị giữa người miền Nam và miền Bắc, nhất là những ai có liên quan về chế độ Cộng Hòa. Vì tự do mà có một số người đã vùi thay nơi biển cả, làm mồi cho lũ cá mập, hoặc là nạn nhân của bọn hải tặc, còn một số người khác thì chết đói giữa rừng sâu. Ôi chỉ có hai tiếng "Tự do" sao mà thiêng liêng quá.
Quả đúng như vậy, tôi cảm nhận sự văn minh hiện đại của một phi trường quốc tế không phải vì nó quá rộng lớn, hoặc quá lộng lẫy bởi các gian hàng mà mọi hoạt động ở đây được điều hành với những phương tiện tối tân nhất. Máy bay lên xuống liên tục nhiều hơn gấp trăm lần ở Tân Sơn Nhất nhưng lại im lặng và trật tự làm sao. Khâu điều hành ở đây thì thật là tuyệt vời, không phải tốn thời gian cho việc làm thủ tục, cũng như nhận lại hành lý. Tôi cảm thấy chạnh lòng và thương cho Tân Sơn Nhất nhỏ bé của mình, nhất là thủ tục làm giấy tờ nhập cảnh, cũng như nhận hành lý, ôi một trời khó khăn và không biết, không biết đến bao giờ đất nước mới cải tiến để theo đà phát triển của sự văn minh thế giới đây"
Sau khi rời khỏi phi trường rộng lớn ở Chicago, tôi đến phi trường Minnesota. Tuy chỉ là một phi trường nội địa, nhưng tại đây cũng đã hơn hẳn phi trường quốc tế ở quê nhà. Tư tưởng còn đang suy nghĩ về nước Việt Nam thân yêu, thì lại nghe tiếng gọi mừng rỡ của cậu em mà hơn 10 năm xa cách.
Cậu em tới cùng với 2 thằng nhóc, thế là một màn giới thiệu giữa cô cháu với nhau "Đây là cô Hạnh, chị của ba, các con hãy chào cô đi" chúng nó vội nói “Hi cô Hạnh.” Giọng tiếng Việt của mấy thằng nhóc trọ trẹ, giống như tiếng Việt ở Chợ Lớn.
Mặc dầu rất mệt sau chuyến bay từ Âu sang Mỹ, nhưng tôi vẫn không sao chớp mắt được, có lẽ vì trái múi giờ, hay vì chứng kiến cảnh tạm gọi là "Tạo ra tai nạn".
Trên đường từ phi trường về, vừa lái xe em tôi vừa giới thiệu một vài cảnh vật bên đường. Thình lình có một chiếc Toyota muốn qua mặt xe của chúng tôi, nên đã hít vào đầu xe, nhưng có lẽ vì em tôi chạy chậm nên đã tránh được. Sau đó chiếc xe này lại tiếp tục qua mặt một xe khác, nhưng cũng may mắn là không có gì xảy ra cho cả hai. Lúc này thì em tôi mới nói "đây là bọn ăn vạ đó chị" tôi ngạc nhiên tại sao có từ "ăn vạ" ở đây. Chưa kịp hỏi thì em tôi giải thích tiếp "từ từ rồi chị sẽ thấy một màn tung xe đầy ngoạn mục giống như xem Cine và sẽ không ai chết cả".
Quả đúng như rằng, sau khi chiếc Toyota không tạo ra tai nạn cho mình, thì đâm đầu vào một bức tường. Thế là có tiếng la ó của nhiều người trên xe. Trên chuyến xe ấy, toàn người tóc đen, hẳn là người Việt. Lúc này em tôi mới giải thích "Đây đúng là bọn mới bắt đầu kiếm tiền". Tôi lại thắc mắc hơn và trố mắt hỏi. Cậu em giải thích thêm: "Tại chị mới qua đây, nên chưa biết đó thôi, vì ở đây chuyện tai nạn này là thường tình. Có những người không thích làm việc, chỉ cần mua một cái xe 1.500 đô la, mua bảo hiểm rồi diễn màn tai nạn là họ có thể nghỉ dài hạn 6 tháng, mà vẫn lãnh lương bình thường. Chỉ có bảo hiểm thiệt thòi khi xảy ra tai nạn như thế này".
Tôi cảm thấy đau xót vô cùng, khi nghĩ đến hành động của họ, những người được sống tự do, có điều kiện để làm việc và tiến thân, thì lại quên đi những đói khổ ở quê nhà. Có lẽ họ thông minh thật đấy, nhưng lại thiếu sự cần cù và nhẫn nại để làm việc.
Hôm sau, để quên đi cảnh tai nạn chiều qua, ttôi đi dạo một vòng quanh khu phố vào buổi bình minh. Không thấy một bóng người đồng hành nào tản bộ như tôi. Nói chung cảnh vật ở đây thật êm đềm, bình yên. Nhiều nhà vườn đầy hoa, cây đầy quả, nhưng chả ai thèm ăn vì họ trồng để lấy bóng mát và làm đẹp cho ngôi nhà. Có bà chủ nhà cười chào có vẻ hiếu khách, tôi bạo dạn hỏi xin vài quả hồng và lê. Chủ nhà đồng ý, nhưng với điều kiện là không chịu trách nhiệm nếu mình ăn trái cây nơi vườn của họ. Thật buồn cười cho ý nghĩ này, và để chứng minh điều họ nghĩ là sai, tội vội nhặt một vài quả hồng và lê ăn một cách ngon lành trước mặt họ sau còn mang về cho các cháu vì trái cây ở vườn chắc chắn ăn ngon hơn nhiều so với siêu thị.


Trên đường trở về, lụm cụm với một mớ trái cây thì gặp một vài người say “Hi" khi họ gặp tôi, sau đó tiếp tục công việc của mình. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cô bé gái Mỹ rất xinh, đang ngồi chễm chệ ở phòng khách xem tivi còn thằng nhóc cháu tôi đang lê kệ bưng nước và bánh ngọt ra mời cô bé. Hành động của thằng nhóc giống như một người lớn, ở tuổi bắt đầu đang yêu, mặc dù nó chưa đầy 8 tuổi.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi tôi đi ngang qua một khu phố có rất nhiều cô cậu còn nhóc tỳ, hỉ mũi chưa sạch, mà đã hùng hục rửa xe một cách năng động. Cậu em tôi giải thích: "Tụi nhóc này là con của triệu phú đó, họ muốn tập cho trẻ con có tánh tự lập và biết giá trị đồng tiền khi phải lao động". Tôi thầm khen ngợi những bậc cha mẹ đã tạo cho con mình biết giá trị sự lao động ngay khi chúng ở tuổi ấu thơ. Không biết những cô chiêu, cậu ấm của chúng ta nghĩ gì" Khi phải bám vào gấu mẹ để mè nheo đòi tiền, mặc dầu họ đã qua tuổi trưởng thành từ lâu lắm rồi.
Nói chung ở đây, cũng có nhiều sinh viên Việt Nam biết tự vươn mình lên bằng khả năng lao động để thành người có ích cho gia đình và xã hội. Họ đã tận dụng những ưu đãi của vùng đất và đầu tư cho việc học. Không đua đòi theo chúng bạn, lao vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng, họ đã lao động không ngại vất vả, ngõ hầu tiến thân ở đất này, chẳng hạn như cậu Sơn mà tôi có dịp làm quen khi được một Cha cố người Mỹ hướng dẫn thăm trường đại học Saint Cloude.
Ở trường đại học này, có nhiều du học sinh khắp nơi trên thế giới, đa số họ là con cái của những gia đình giàu có. Tại đây, tôi gặp một chàng thanh niên Việt rất nhỏ con, độ chừng 15 hay 16 tuổi với khuôn mặt còn trẻ thơ, nếu cậu ta không nói là 21 tuổi đang học năm thứ 2 ngành Y Khoa. Vừa học, cậu ta vừa phải làm bất cứ việc gì tại cái khu đại học để mong kiếm một ít tiền phụ với cha mẹ chi trả học phí 28.000 đôla mỗi năm. Số tiền này là một gia tài cho những người còn ở Việt Nam. Cậu còn tâm sự thêm "ở đất Mỹ này họ luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho ai muốn học hỏi, chỉ sợ là mình không có chí đó thôi. Ở một nước văn minh, không liên tục học thêm thì sẽ bị tụt hậu. Những bác sĩ kỹ sư ở nước này luôn học hỏi những điều mới lạ hàng ngày, để phù hợp với sự tiến bộ của khoa học ngày càng phát triển. Bất cứ một xã hội nào, kiến thức luôn có giá trị căn bản. Tiền bạc có thể tung cánh bay đi trong chốc lát, còn kiến thức thì không bao giờ mất. Đó là lời tâm sự của cậu bé Sơn. Nếu ai cũng có tinh thần học hỏi như cậu ta thì cái cộng đồng nhỏ bé của chúng ta ở đất Mỹ sẽ không hổ thẹn là con rồng cháu tiên.
Càng hãnh diện về cậu Sơn bao nhiêu, thì càng đau lòng bấy nhiêu khi thấy những thằng nhóc cháu tôi cũng như những đứa trẻ Việt Nam, khi nói chuyện với cha mẹ hoàn toàn bằng tiếng Anh, mặc dầu cha mẹ chúng nói tiếng Việt rất chuẩn. Tôi đã đem điều thắc mắc này hỏi em tôi, cũng như một số người Việt ở đây, họ đều trả lời giống nhau là: "không có nhiều thời gian để dạy con cái nói tiếng Việt, một ngày cùng lắm chỉ gặp nhau 1 tiếng đồng hồ là nhiều, vì ai cũng bận đi làm, hơn nữa rất mệt mõi sau một ngày làm việc. Vì ở đây, để làm ra tiền và ai cũng ham nên đã lơ là việc dạy con trẻ nói tiếng Việt khi chúng bắt đầu bập be.ï
Đa số người Việt chúng ta rời khỏi quê hương để tìm tự do và thoát cảnh tù đày, họ đã mang cả một quê hương yêu dấu, một di sản đáng quý đó là văn hóa Việt Nam.
Trong những ngày ở Mỹ, tôi đã có dịp đi thăm một vài nơi, nhưng không nơi nào để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc bằng vườn hoa ở Minnesota. Người tạo ra vườn hoa rộng lớn này là một tư nhân đã thể hiện một tấm lòng, một tình người cao cả. Để tưởng nhớ người vợ quá cố của ông ta, và đã mang lại màu xanh hòa bình cho cư dân, ông lập một vườn hoa rộng lớn, bao quanh cả con sông Misipissi với mục đích tạo ra bóng mát và bình yên cho cuộc sống, và cho những ai khổ đau vì bệnh tật hành hạ.
Khu công viên này mang một bầu không khí ấm áp đậm tình người. Khi dạo quanh vườn hoa, dễ cảm thấy cuộc sống quý giá và đầy ý nghĩa giúp chúng ta quên đi những thăng trầm trong cuộc sống, những mưu toan của hận thù, để hòa mình vào thiên nhiên.
Khi đứng trước Ngũ Đại Hồ tôi trầm trồ ngợi khen thiên nhiên tạo hóa, đứng trước Split Rock Lighthouse ngợi khen óc sáng tạo của con người vaò đầu thế kỷ 20 đứng trước cái Mall quá rộng lớn ở Minnesota được coi là lớn nhất thế giới, tôi cảm phục cho sự hiện đại và nền văn minh ở Hoa Kỳ, đứng trước nhà thờ Gương ở Los, ngợi khen kiến trúc vĩ đại và ở Las Vegas thì đã ngất ngây những cảnh tuyệt vời và hấp dẫn bởi sự sáng tạo của con người, với mục đích tạo sự thoải mái cho những người thích lao vào thú đen đỏ.
Còn ở vườn hoa Minesota tôi cảm thấy xúc động sâu sắc về tình yêu của một người chồng đối với người vợ và nghiêng mình bái phục trước mối tình này và gọi ông là ông Bụt, vì ông có tấm lòng không những cho người vợ quá cố mà còn hướng về mọi người đau khổ vì bệnh tật, nhất là lâm vào chứng bệnh ngặt nghèo như vợ ông ta. “Ngắm hoa và thưởng thức những hương thơm ngào ngạt thì có thể quên sự đau đớn của thể xác bệnh tật và sự sống được kéo dài.” Đó là lời khuyên của bác sĩ khi biết vợ ông bị ung thư. Bà vợ ông ta chết trước khi thấy vườn hoa lớn lao mà ông xây dựng. Nhưng ông ta vẫn tiếp tục bỏ ra hàng tỷ đô la để mang lại hạnh phúc và niềm vui cho tất cả mọi người. Sau đó, còn gửi thêm 40 triệu đô la vào ngân hàng để lấy tiền lời chăm sóc.
Ở đây có trăm ngàn loài hoa đua nhau khoe sắc. Có đi dạo quanh vườn hoa mới cảm thấy tâm hồn thanh thản, cuộc sống tươi đẹp làm sao! Sự hận thù lui vào bóng tối, nhường cho những sắc hương rực rỡ của cuộc sống thanh bình. Nếu ai đó đã đặt bom vào New York và Washington vào cái ngày tang thương 11-9 vừa qua và đã gây sự chết chóc hơn 6000 sinh mạng. Nếu họ có dịp đến thăm vườn hoa ở Minesota để cảm nhận và thấy lòng cao cả và đầy tình người, biết đâu họ sẽ chùn tay lại. Phải chi trên thế giới này có nhiều ông Bụt như ở Minnesotạ.
Mười lăm ngày quá ít ỏi để cho tôi tìm hiểu phong tục tập quán của một đất nước, nhưng cũng giúp tôi hiểu rằng: Người Việt chúng ta cần phải học hỏi rất nhiều để phù hợp với đất nước văn minh mà mình đang sống. Nhất là đừng bao giờ quên đi cội nguồn và đánh mất cơ hội để tiến thân, vì không có nơi nào dễ dàng cho việc tiến thân bằng ở nước Mỹ.

Lê Thị Nguyệt Ánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,853
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.