Hôm nay,  

Sát Cánh

26/08/200100:00:00(Xem: 157573)
Bài tham dự số: 02-333-vb30824


Ở trên đất Mỹ, mỗi thành phố đều có rất nhiều shop áo quần may sẵn, thật vô cùng tiện lợi, khi cần tha hồ chọn lựa, tha hồ mặc thử, mua về nếu không vừa ý thì đi trả lại, vừa nhanh gon vừa đỡ mất thời gian đợi thợ may, mà giá cả lại rẻ.
Chiều nay, bà Vân đã rủ chồng - ông Lân- đi shopping và đã chọn mua cho ông một bô kaki vàng (màu vàng đất sét) đồng phục để chuẩn bị đi dự đại hội VÕ KHOA THỦ ĐỨC mà ban chấp hành vừa mới được thành lập tháng truóc.
Vừa về đến nhà, ông Lân định bước vào phòng tắm thì bà đã kêu ông lại bằng một giọng reo vui:
-Nầy anh, mặc lại bộ áo nầy cho các con xem có đẹp không, ống quần hơi dài em sẽ lên lai chút xíu nữa.
Ông Lân cũng chiều vợ, mặc dù ông đã mỏi nhừ đôi chân suốt buổi chiều theo bà shopping. Các cụ thường nói "đàn bà chân yếu tay mềm" bây giờ các bà sao mạnh chân đến thế, đi shopping là cứ dạo mãi dạo mãi không biết mệt. Ngày xưa mình đi hành quân cứ băng rừng lội suốI, trèo đồi, xuống thung lũng mà không thấy mỏi, bây giờ chỉ đi bộ một buổi chiều mà nghe nhức nhối nơi hai đầu gối, hay mình già rồi chăng" Chưa tới sáu muơi mà. Đôi lần ông Lân định kiếm ghế ngồi chờ nhưng ngại bà chê... yếu, nên ông lại cố gắng!
Ông mặc áo vào. Bà ngắm nghía xốc lai cổ áo, sửa vai áo rồi nói:
-Đôi cầu vai nầy để anh gắn "sao", lúc trước đeo "hoa mai", hai mươi sáu năm qua rồi, bây giờ phải lên sao chứ…
-Giờ thì "cánh gà" cũng không có, huống hồ gì sao ! Ừ "sao" sa..
Bà gọi với vào trong:
-Vi ơi, Vinh ơi ! Ra coi ba con oai phong quá trời nè… chỉ thiếu cái bê-rê đen là ra ông THỦ ĐỨC ngay!
Hai đứa con chạy ra ngắm ba đằng trước, chạy ra sau lưng, Vinh trầm trồ:
-Ba đẹp trai quá.
Vi sửa lại:
-Đẹp lão thì có.
Cả nhà cùng cười vui vẻ. Ông Lân vuốt vuốt ngực áo, vẻ mặt rạng rỡ như trẻ con vừa được áo mới:
-Me các con chọn suốt buổi chiều, cứ bắt ba vô thử mãi, cái nào ba cũng vừa ý hết, nhưng bả cứ chê vải nầy hơi cứng, loai kia hơi mềm, cuối cùng mới đươc bộ nầy.
Bà Vân mỉm cười không nói, bà lo sửa soạn bữa cơm tối cho cả nhà: cá yellow tail kho lấy nước chấm rau muốâng luộc, canh bầu nấu tôm lột vỏ giã dập.
"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gâät đầu khen ngon."
Bữa ăn thuần tuý Việt Nam nên ai cũng thấy ngon miệng, lại không dùng nhiều dầu mỡ tránh được lượng cholesterol cao trong máu.
Sau bữa ăn, ông Lân đọc báo như thường lệ bên tách trà nóng. Bà Vân sửa ống quần mới cho ông. Vừa làm bà vừa cảm thấy thương ông quá đỗi. Từ ngày tan hàng đến nay, tù đày cải tạo trở về ông luôn luôn buồn bã, tư lư, yên lặng thở dài một mình. Ở xứ nầy không bà con, ít bạn bè, nhà nào cũng đóng cửa im ỉm suốt ngày, ai cũng bận rộn nên ông càng thấy cô độc. Hai đứa con sau giờ học về nhà thì vào phòng làm bài tạâp hoặc dán máét vào computer. Thỉnh thoảng cuối tuần ông kêu Vinh cùng đi thăm nhà bạn ông hoặc tham dự các sinh hoạt côäng đồng như văn hoá, xã hội, dự các buổi cầu nguyện cho tôn giáo ở Việt Nam. Có lúc Vinh hăng hái đi, nhưng cũng có khi nó càu nhàu:


-Tới nhà các bác, các chú thì nhắc toàn chuyện xưa, đi họp thì cứ nghe cãi nhau không hà! Con chỉ thích đi giỗ các vị Tiền Nhân để được thấy truyền thống Việt Nam qua tế lễ, qua chiến tích của họ.
Còn Vi thì nói:
-Con thích đi dự các buổi ra mắt sách thơ, văn vì con học hỏi được nhiều điều hay về văn chương nước mình.
Con cái lớn lên ở xã hội mới nó có ý nghĩ, sở thích của riêng nó. Chỉ có vợ ông mới hiểu được lòng ông, bà luôn bên cạnh, chia xẻ nỗi niềm với ông, an ủi, bông đùa, tạo niềm vui trong gia đình hoặc với bạn bè, để ông quên đi nỗi đau và mặc cảm của một người lính trong một quân lực bị bức tử phải bỏ ngũ, làm một kẻ lưu vong xa quê, lìa nước …
Thấm thoát mà gia đình ông định cư ở Mỹ đã được mười năm. Chính phủ Mỹ đã rộng lượng đón nhận những cựu chiến binh tù cải tao của Việt Nam đến hoà nhập trong giòng sống bao la của nước Mỹ… Thời gian đầu thật khó khăn vất vả vì ngôn ngữ bất đồng.
Sau tám tháng hưởng trợ cấp, ông Lân đã nộp đơn xin viêc nhiều nơi; cơ sở Việt Nam có, Mỹ có, họ mời tới phỏng vấn rồi hẹn nhưng không bao giờ gọi. Ông Thành bạn cùng khoá Thủ Đức với ông cười cười:
-Bọn mình qua đây lỡ cỡ, đi xin việc thì họ chê già, đi xin tiền già thì họ chê trẻ, thật khó cho cuộc mưu sinh.
Nhưng rồi cuối cùng ông Lân cũng được nhận vào làm việc ở một hãng điện tử, tuy đồng lương khiêm tốn nhưng cũng đủ trang trải mọi chi phí sinh hoạt. Một phần nhờ có bà Vân mau chóng gia nhập đội ngũ những người làm móng tay, một nghề đang thịnh hành và kiếm khá tiền trong thời điểm nầy. Hai đứa con đang theo học ngành computer science. Nhờ bà Vân nội trợ đảm đang, săn sóc ông và các con chu đáo nên ông không bận tâm gì về việc nhà. Vì vậy gần 5 năm nay ông mới có thì giờ tham gia công tác xã hội và những sinh hoạt trong cộâng đồng. Nhờ sự khuyến khích, ủng hộ của bà vợ hiểu biết, tốt bụng mà dần dần ông lấy lại đuơc niềm tin, sự hãnh diện của môät chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà.
Ngày xưa ông có các chiến hữu cùng sát cánh bên ông, cùng chiến đấu ngoài chiến trường. Trong đời thường ông cũng có một chiến hữu luôn sát cánh bên ông: khi ông lo viêc nuớc bà thay ông nuôi dạy con cái; khi ông đi tù bà lo tần tảo kiếm tiền nuôi ông suốt 10 năm, cho con cái đến trường, khi ông tha hương quẫn chí bà nâng đỡ tinh thần khuyên lơn an ủi. Ông thầm biết ơn bà và ông dự tính sẽ đưa bà đi dự đại hôi VÕ KHOA THỦ ĐỨC để bà cùng ông hãnh diện với áo kaki vàng, mũ bêrê đen!

HẢI YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,105,900
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.