Hôm nay,  

20 Năm Xa Xứ

27/04/200100:00:00(Xem: 156997)
Bài tham dự số: 02-229-vb0429


Tôi bỏ quê hương xa gia đình đi tìm tự do vào năm 1980, lúc mà làn sóng người vượt biên đang lên cao tại Sài Gòn.
Nhà tôi lúc đó cũng chẵng dư giả gì, nhưng má tôi không muốn tôi phải đi nghĩa vụ quân sự ở Cam Bốt nên bà rất muốn cho tôi đi. Bà bảo tôi: nhà mình nghèo không có tiền cho con đi, thôi thì để má đi lo vay mượn bà con chòm xóm vài lượng vàng để đóng tiền xuống ghe, chừng nào con qua được tới bển rồi gởi tiền về rồi má sẽ lo trả lại cho người cũng được nha con, chứ bây giờ mày cứ ở lại dây thì chẳng có tương lai đâu con ạ. Con đi được thì má và chị em mày cũng được nhờ. Nhưng con phải hết sức cẩn thận trong lúc đi đường mới được. Tôi gật gù bảo má tôi: con đi dược con sẽ nuôi má, còn không dược thì con sẽ nuôi cá chứ có gì đâu mà má lo. Má tôi la đừng có nói bậy bạ.
Sau đó dù không thích đi lắm nhưng để cho má tôi vui tôi cũng chuẩn bị thu xếp hành trang để lên đường. Lo chạy được tiền xong và đóng cho chủ ghe, khoảng 1 tháng sau đó có người đến nhà vào ban đêm để đưa tôi về quê. Thế là cuộc hành trình bắt đầu.
Về đến Rạch Giá vào lúc khoảng mười giờ đêm. Tôi được đưa vào trong một ngôi nhà lá lụp xụp để nghỉ qua đêm, đợi tới toiá mai là xuất hành. Trong nhà cũng có sẳn một số người già có trẻ co ù chắc cũng có cùng một ý dịnh như tôi. Nửa đêm phần vì lạ nhà, phần vì nằm ngủ trên mặt đất lồi lỏm bởi nhà lá không có lấy được cái nền nhà, nên suốt đêm tôi chẳng ngủ được. Tôi mở mắt thao láo nhìn lên nóc nhà, tiếng ai ca vọng cổ đâu đây vọng qua từ nhà hàng xóm nghe mùi rệu nhưng buồn muốn khóc.
Vào khoảng xế chiều ngày hôm sau chúng tôi được phân ra làm nhiều nhóm nhỏ để lần lượt ra quân. Cứ mổi bốn người là xuống một ghe nhỏ. Từ ghe nhỏ chúng tôi sẽ được đưa ra ghe lớn nằm chờ sẳn gần cửa biển. Mổi ghe nhỏ có một người chèo. Chiếc ghe tôi đi không hiểu sao anh chèo ghe lại đi lạc đường.
Anh chèo từ khoảng năm giờ chiều tới khoảng nửa dêm mà vẫn chưa tìm ra được con cá lớn (tiếng dùng chỉ ghe lớn). Vừa chèo anh vừa chửi thề um sùm.
Ban đêm trời tối như mực, trên sông chỉ có một chiếc ghe của chúng tôi và tiếng chèo khua lách bách trong đêm nghe thật là sốt ruột. Sau cùng thì cũng tìm được ra ghe lớn. Chúng tôi lần lượt bò ra ngoài khoang ghe để leo lên.
Nói là ghe lớn chứ thật ra chiếc ghe này còn quá nhỏ để đi biển. Chiều dài ghe khoảng 12 ft, chiều ngang chỉ chừng 4 ft. Ghe có 2 tầng. Chúng tôi nằm hết vào tầng dưới. Tầng trên được phủ lên rơm rạ và các thứ trái cây. Trên cùng là nóc ghe. Lần lượt các nhóm khác cũng đến nơi. Có lẽ họ cũng đi lạc như chúng tôi nên đến khá trễ.
Sau khi kiểm điểm đủ mặt mọi người, tôi đoán dâu khoảng 5 giờ sáng là máy tàu xình xịch nổ. Mọi người ai nấy hồi hộp và im tiếng. Ai trong chúng tôi có lẽ cũng đều cầu nguyện cho đi chuyến này đi trót lọt. Thỉnh thoảng có tiếng con nít nấc lên và tiếng mũi sụt sịt làm mọi người lo lắng.
Tàu ra gần tới hải phận quốc tế thì bị một chiếc tàu lớn của Việt Cộng rượt theo duổi bắt. Chúng tôi ai nấy dều sợ hãi ngồi im thin thít và để mặc cho viên tài công và anh thợ máy tàu tùy cơ ứng phó.
Sau chừng mười phút tra hỏi, bọn công an biên phòng bắt chúng tôi phải leo lên từng trên và lần lượt dò xét đề lấy vàng vòng và tiền bạc. Sau khi gom dược một mẻ lớn, gần tới xế chiều, họ để cho chúng tôi đi.
Nhưng rồi số mạng đưa đẩy, kẻ cướp lại hóa ra ân nhân của chúng tôi. Số là lúc đó sóng bắt đầu đánh mạnh vào khoang thuyền và gió từ bốn phía kéo tới ùn ùn. Nhìn chiếc ghe nhỏ xíu của chúng tôi, gã thuyền trưởng Việt cộng lắc đầu. Gả nói:"chúng tôi sẽ để các người đi không bắt vào tù nhưng các người cũng không qua nổi cơn baõ lớn này đâu. Nếu muốn thì tôi sẽ cho ghe các người cột vào thuyền lớn qua đêm nay rồi mai hẵng tính.. Thôi thì đằng nào cũng kẹt. Chẵng thà neo vào thuyền lớn may ra còn có đường sống còn hơn cứ cắm đầu đi thì chỉ có chết trước mắt.
Sau một lúc bàn bạc thuyền chúng tôi được neo vào thuyền lớn đến sáng hôm sau. Tối hôm đó sóng đánh rất mạnh vào khoang ghe làm cho ghe tròng trành muốn lật. Nếu không neo vào thuyền lớnù thì coi như chuyến vượt biên này đã chấm dứt từ đây.
Sáng hôm sau, chúng tôi giã từ gả thuyền trưởng tốt bụng và đi tiếp. Đi được khoảng nửa ngày thì ra đến hải phận quốc tế. Nghe nói vùng biển ngang vịnh Thái Lan có nhiều hải tặc nên chúng tôi tránh đi về phía Thái Lan. Anh tài công canh la bàn nhắm hướng Mã Lai mà thẵng tiến.
Đến đây nhiều người la hát hò reo coi như đã thoát khỏi gông tù cộng sản. Chúng tôi phá tung tầng trên của chiếc ghe và ai nấy tranh nhau hít thở không khí trong lành của gió biển, của tự do. Chúng tôi không biết rằng còn có nhiều nỗi chông gai khác đang chờ trước mắt. Lương thực là vấn nạn đầu tiên. Bọn tổ chức vượt biên lấy tiền của người ta mà không lo cho đàng hoàng. Mới đi được có một ngày đường mà đồ ăn đã thiu, còn gạo thì bị vô nước nên không nấu được. Mọi người đều đói meo. Không khí trong ghe lúc này rất là ngột ngạt khó thở. Đã mang sẵn trong người bịnh sổ mũi kinh niên, tôi thở có phần khó khăn hơn nhiều người. Mùi hôi người cộng với mùi nước tiểu con nít và mùi ói mửa vì say sóng của trên dưới 40 ngưới quyện vào nhau làm cho tôi rất lấy làm khổ sở. Tôi lần ra ngoài trước mũi ghe và nằm ở đó luôn trong suốt cuộc hành trình. Ở ngoài này nhờ gió biển nên tôi thấy dễ chịu hơn, chỉ có cái lạnh và nước biển đánh vào ướt cả người. Mặc kệ lạnh thì lạnh chứ nếu trở vào trong ngồi thì tôi biết tôi sẽ không chịu đựng nổi đến giờ chót.
Chiều hôm đó bão lại kéo tới. Gió rít lên từng cơn nghe thật hãi hùng. Lúc này tôi thấymọi người dù có đạo hay không đều chắp tay cầu nguyện van vái. Gió làm chiếc ghe mất thăng bằng và chao đi. Nhung tôi phải khâm phục anh tài công, anh là lính hải quân đã có kinh nghiệm lái tàu nên sau cùng anh đã điều khiển dược chiếc ghe một cách tài tình. Sau đó biển êm gió lặng, chúng tôi gìa trẻ lớn bé đều phảithay phiên nhau tát nước ra khỏi ghe. Bây giờ thì quả thực chẳng còn gì để ăn nửa. Còn có mấy lít nước ngọt, chúng tôi chia nhau uống để cầm hơi.
Lênh đênh trên biển như thế khoảng 5 ngày thì chúng tôi găp được một chiếc thuyền buôn sang trọng đi ngang từ đàng xa. Bọn tôi la hét đốt khói um sùm nhưng họ vẫn làm ngơ. Đi dến hết ngày hôm đó , một chiếc thuyền đánh cá từ xa chạy rất mau tới ghe chúng tôi. Trên thuyền có khoảng hai ba người ồn ào chỉ trỏ bằng một thứ tiếng rất lạ. Chúng tôi tưởng là đã đến haiû phận Mã lai nên mừng lắm. Bọn họ ra hiệu cho ghe chúng tôi dược neo lại thuyền của họ. Anh tài công cho ghe lại gần và cột dây neo vào thuyền lớn.
Anh Ba, một người lớn tuổi trên ghe vì biết chút ít tiếng Anh nên đại diện nhảy qua thuyền của họ để nói chuyện. Vì ngồi ở đầu ghe nên tôi cũng tài lanh nhảy qua theo. Vừa bước vào bên trong chiếc thuyền này chúng tôi mới ngã ngữa. Lố nhố sáu bảy tên thanh niên lực lưỡng ở trần, mặt mày hung hăng và cầm dao mã tấu dí sát vào mặt hai chúng tôi như muốn giết vậy.


Biết gặp phải bọn cướp biển, anh Ba nhảy đại xuống biển và bơi ngay về ghe mình và la lên: cướp biển, chạy, chạy! Thế là bên ghe tôi họ chặt dây và rồ máy bỏ chạy. Chỉ còn có một mình tôi bên này, sợ quá tôi cũng nhảy ùm xuống biển và cố bơi về phía ghe mình. Nhưng than ôi, ghe tôi đã bỏ chạy rồi, trong đêm khuya thanh vắng hai chiếc tàu rượt duổi nhau, chỉ có một mình tôi lội lóp ngóp dưới biển. Vừa bơi tôi vừa kêu:"cứu tôi với" nhưng chẵng có ai nghe. Tôi kinh hoảng nghĩ thầm trong bụng phen nầy chết chắc rồi. Giữa đại dương mênh mông như thế này thì có bơi giỏi cách mấy cũng chịu thua. Bơi sãi đã rồi tôi lại bơi ngửa cho đở mệt. Tôi đã tuyêt vọng. Trong thoáng chốc hình ảnh ba má tôi, anh em tôi lại hiện ra. Tôi bổng dưng oán trách mọi người trên ghe đã bỏ tôi dưới biển chạy lấy thân, oán trách bọn cộng sản đã đẩy con người ra biển để làm mồi cho cá mập, oán luôn cả má tôi vì đã khuyến khích cho tôi đi. Tôi niệm phật bà Quan âm, cầu chúa Giê su. Tôi chưa muốn chết lúc này. Không lẽ lời nói đùa của tôi với má tôi trước khi đi lại linh ứng như vậy sao" Có lẽ nhờ phước đức ông bà để lại nên số tôi chưa chết. Biển lúc này đang êm, gió vẫn lặng và chưa thấy con cá mập nào cả. Tôi đoán đâu sau chừng khoảng mười phút rượt theo tàu tôi, tàu bọn cướp đã bắt kịp tàu chúng tôi và cả 2 chiếc ngừng lại giửa biển . Toiâ lần theo ánh đèn le lói phát ra từ trên tàu từ xa và bơi tới nơi , phaiû mất cũng đâu khoảng một tiếng hì hục dưới biển, tôi mới đụng dược mạn thuyền. Một tên cướp đưa tay kéo tôi lên và đấm tôi một cái vào mặt. Bọn chúng đã lùa hết mọi người qua thuyền của chúng và nhốt đàn ông riêng dưới hầm cá. Còn đàn bà con gái chúng nhốt vào một phòng bên trên . Có tiếng la hét của bọn cướp và tiếng khóc của những cô gái xấu số. Bọn đàn ông chúng tôi lúc đó như cá nằm trên thớt, chỉ biết nuốt nổi căm hờn chịu đựng chứ không làm gì được. Sau khi vơ vét và bắt theo một cô gái, chúng thả chúng tôi về tàu nhỏ và chạy đi mất.
Vì la bàn đi biển đã bị bọn cướp lấy mất, ghe chúng tôi mất hướng đi, lạc lanh quanh ở biển Đông thêm ba ngày nửa mới tới được bờ biển Mã Lai. Tổng cộng chúng tôi bị cướp thêm ba lần nữa bởi những chiếc tàu đánh cá khác. Lần cuối cùng vì không còn gì để lấy chúng phá luôn nóc ghe cho bõ ghét. Cả cặp mắt kiếng cận của tôi cũng bị lấy mất. Đến khi đặt chân lên đảo, tôi chỉ còn có mổi cái quần tắm che thân.

Tám tháng chờ đợi dài lê thê và buồn chán ở trại tỵ nạn rồi cũng qua đi, nhờ người anh ruột ở Mỷ bảo lảnh, sau cùng tôi cũng được đi định cư năm1982. Thế là một cuộc đời mới lại bắt đầu. Mới bước chân lên xứ người tôi cảm thấy thật là choáng ngợp. Từ phi trường New Orleans về đến nhà nhìn đường freeway xe chạy dập dìu tôi tự nghĩ không biết bao giờ mình mới có thể lái xe được. Nghỉ được vài ba hôm ở nhà tôi thấy chán.
Nghĩ đến gia đình còn đang thiếu thốn ở quê nhà, tôi không xin trợ cấp xã hội mà đi làm ngay. Công việc dầu tiên của tôi ở xứ này là stock clerk cho chợ Sweggmann ở thành phố Harvey ngoại ô New Orleans. Nhiệm vụ của tôi là xếp hàng hóa vô kệ và bấm giá tiền cho đúng vào mỗi món hàng. Ca ngày không có chổ trống nên tôi phải làm ca đêm. Làm ca đêm thiếu ngủ chịu không quen nên sau 2 tuần tôi nghỉ.
Không thích ở nhà ăn tiền trợ cấp nên tôi lại lò dò đi xin việc. Công việc làm thứ hai là bus boy cho một nhà hàng Tàu. Tôi làm chung vời thằng em. Bus boy thì không cần phải biết tiếng Anh nhiều như Waiter. Đợi khách ăn xong là anh em chúng tôi ra dọn bàn. Nhà hàng này đông khách nên làm cũng mệt phờ người. Tiền tip chúng tôi cũng không được đụng tới, chỉ được dọn ly tách thôi. Sau khi nhà hàng đóng cửa, chúng tôi phải ở lại hút bụi, còn waiter được về ngay. Thật là ấm ức.
Làm nghề này dược sáu tháng cực quá tôi xin qua một nhà hàng Mỹ ở khu French Quarter downtown New Orleans. Vì có kinh nghiệm làm busboy nên tôi được mướn vào làm ngay! Ở đây làm không cực bằng nhà hàng tàu nhưng ra về rất trễ.
Nhiều khi ra khỏi nhà hàng là đã 3 giờ sáng. tôi bước chân trên hè phố không người, chỉ nghe tiếng chân của chính mình lộp cộp trên phố vắng. Tức cảnh sinh tình tôi bèn ứng khẩu 2 câu thơ tuyệt tác:
"Vất vả đường chiều nơi xóm nhỏ,
lạnh lùng sương gió phủ đời trai!"
rồi tôi phá lên cười một mình.
Làm được 2 năm, lương bổng gì chẳng thấy lên, nhắm không khá nổiù nên tôi quyết dịnh nghỉ ở nhà để dồn thời giờ đi học. Tôi ghi danh vào học đại ở trường đại học cộng đồng New Orleans. Ngày cuối tuần tôi đi giữ xe cho khách sạn Marriott trong khu Valet Parking.Vừa đi học vừa làm nên điểm trung bình của tôi không được khá lắm. Nhưng nhớ lời má tôi dạy: "còn trẻ phải lo học, học không nở bề ngang cũng nở bề dọc con à", nên tôi rất cố gắng. Cuộc sống vất vả nhưng cố gắng tằn tiện cũng tạm đủ.
Làm valet parking dược 1 năm thì bị lay off. Trong một buổi họp mặt taiï hội sinh viên, tôi bị chi phối vì mới vừa mất việc. Tôi lơ đãng suy nghỉ không biết trong 2 tuần nửa lấy gì mà sống, đừng nói đến chuyện sinh hoạt cộng đồng. Nhưng quả thực trời sanh voi sinh cỏ, tôi kiếm được việc làm mới tại khách sạn Hyatt.
Sau 5 năm vậït lộn với mảnh bằng và cuộc sống khó khăn, tôi tốt nghiệp đại học, lúc đó là năm 1988. Thời kỳ suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu.
Ra trường với số điểm GPA không được cao lắm, tôi đi xin việc mãi cũng không ra. Resume gởi đi các hãng tới tấp vài trăm cái nhưng sao vẫn chưa thấy hồi âm" Sau này nghĩ lại mới biết là tôi không có kinh nghiệm nên rất khó kiếm việc.
Nhìn vào Resume của tôi phần work experiences chỉ thấy toàn là bus boy, parking attendant hay là janitor, làm sao mà người ta thích mình được. Bên Mỹ này ai cũng có thể đi học được. Chính phủ khuyến khích người dân đi học bằng cách cho tiền học phí và cho vay tiền ít lãi nũa. Nhưng học xong ra trường có việc không lại là chuyện khác.
Công việc làm thì ít mà người xin việc lại quá đông. Đó là đặc diểm của một xứ tự do: người dân có nhiều cơ hội phát triển nhưng lại có lắm cạnh tranh.
Sau cùng tôi phải giã từ New Orleans sang Cali kiếm việc. Nhờ một anh bạn đưa vào hãng làm Technician để lấy thêm kinh nghiệm, sau một thờøi gian tôi được thăng chức đúng với ý nguyện cuả tôi.
Cuộc sống ở Mỹ tuy có dư thừa về vật chất nhưng chúng ta phải làm việc siêng năng. Có nhiều người Mỹ bản xứ ở đây lâu mà vẫn thua người Việt chúng ta vì họ không được tôi luyện trong môi trường gian nan đau khổ như dân mình.
Hai mươi năm trôi qua mau quá. Mới ngày nào còn hăm hở đi vượt biên coi thường sống chết, coi thường biển to gió lớn. Ngày hôm nay ngồi viết những giòng này mà mắt phải đeo kiếng, tay đã muốn run! Đời người ngắn thật!
Xưa, tôi hay oán trách các bậc cha anh là có trách nhiệm làm mất nước để con em phải bỏ xứ lưu vong tha phương cầu thực. Nay nghĩ lại, tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước mình" Mình đã làm gì để bảo vệ cho nền văn hóa Việt Nam khỏi phải mai một nơi xứ người"
Rồi sẽ tới phiên con cháu chúng ta oán trách chúng ta khi chúng lơnù lên. Thế thì ngoài việc kiếm miếng cơm manh áo hằng ngày, chúng ta cũng nên biết dẹp bỏ mọi tự ái để ngồi lại với nhau cùng nhau xây dựng lại một cộng đồng lành mạnh, hiểu biết.
Có như vậy thì cuộc sống ở miền đất mới này mới có ý nghĩa, bằng không thì đúng với lời nhiều người bản xứ thường nói mà tôi đã nghe được: Bọn họ (chỉ cho người Việt) bỏ xứ ra đi chỉ vì lý do kinh tế chứ không phải tỵ nạn cộng sản.

TRẦN NGỌC THÁI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 841,987,064
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
DAVEMIN.COM
Nhạc sĩ Cung Tiến