Hôm nay,  

Bà Năm Xóm Chợ Bà Chiểu

01/02/200100:00:00(Xem: 254485)
Bài tham dự số: 02-153-VB0201

Mấy hôm nay, Bà Năm mất cả ăn, cả ngủ vì chỉ còn 1 ngày nữa thôi, sáng mai là Bà lên máy bay sang Mỹ đoàn tụ gia đình, sống với đưá con gái lớn đã sang sinh sống ở Mỹ gần 2 chục năm rồi.
Lâu lâu nó vẫn gửi thư cho Bà và gửi tiền nưã. Với số tiền 5, 6 trăm đô la mỗi lần nó gửi về, đem đổi ra tiền Việt Nam gần cả chục triệu lận. Bà ngồi mà ăn, cúng vô Chuà, giúp đỡ bà con, chòm xóm, kẻ nhiều người ít, cũng không cách nào cho hết. Bà già rồi, sống với đưá con gái út, hàng ngày chỉ có việc ăn 2,3 bưã rồi đi chuà, đi thăm bà con, bè bạn. Về nhà thì mở Ti Vi, coi băng video cải lương, phim hài, phim chưởng… đủ thứ trên đời. Cuộc sống cuả Bà nghĩ thật sung sướng. Bao nhiêu người già cả ở quanh cái chợ Bà Chiểu, Quận Bình Thạnh , đất Sài Gòn này, ước mơ có được một phần cuộc sống cuả Bà mà đâu có được. Họ phải đầu tắt, mặt tối, chạy xuôi chạy ngược, buôn bán tảo tần nơi lề đường, hè phố, bị công an rượt đuổi chạy có cờ… để kiếm miếng ăn cho no cái bụng thôi mà cũng không nổi. Bà Năm có đưá con gái vượt biển rồi đi Mỹ mà cuộc đời sướng như thế đó. Người ta bảo " Bà Năm ăn ở phúc đức lắm mới được đưá con gái như thế. Chớ biết bao nhiêu người, sinh con đẻ cái, gái trai cả bầy mà có làm nên cơm cháo gì đâu " ".
Cuộc đời cuả Bà quả là sướng như tiên ở Sài Gòn rồi còn chi nưã. Bảo đưá con gái út viết thư cho chị nó, Bà cứ bảo nó viết cái tên Sài Gòn, vưà quen, vưà gọn,vưà dễ nghe, chớ đâu lại có cái tên dài lòng thòng…Thành Phố Hồ Chí Minh, nghe mệt thấy mồ.
Mỗi khi nhận được thư cuả đưá con gái từ Mỹ gửi về Sài Gòn cho Bà, có lúc kèm theo vài tấm ảnh… Chu cha ! Đất Mỹ đẹp quá trời ! Con Nguyệt, con gái Bà, nói nó ở thành phố San Diego, tiểu bang Ca-li, một thành phố đẹp lắm. Coi những tấm ảnh, Bà thấy thành phố San Diego quả là đẹp thật. Nhà cưả, đồ đạc, xe cộ cuả con gái Bà sao mà đẹp chi lạ! Hai đưá con trai cuả nó trong ảnh còn đẹp hơn cả mấy đưá trẻ trong những bức tranh Tầu ôm quả đào tiên nưã lận. Con Nguyệt nó bảo làm thủ tục bảo lãnh cho Bà sang Mỹ ở với nó. Nó bảo Bà già rồi, sang Mỹ khỏi có phải làm ăn chi hết, rồi lại có tiền chính phủ nuôi, chỉ ở nhà chơi vơiù cháu thôi. Bà muốn coi cải lương hả " - Băng Video phim Việt Nam, phim Tầu, phim chưởng Hồng Kông nhiều vô số kể. Chẳng thiếu thứ gì. Nó mua, nó thuê về nhà cả thùng lận. Bà tha hồ mà coi. Bà muốn đi Chuà hả " - Nó lái xe Mỹ, xe Nhật êm ru bà rù, chở Bà đi Chuà Việt Nam, Chuà Tầu, chỉ nháy mắt là tới nơi, chớ đâu có phải đi bộ mỏi cả giò, đổ mồ hôi hột hay đi xích lô chạy loạng quà loạng quạng, cứ như muốn ủi vào xe lam, xe đạp, xe Honda, ô tô con, ô tô mẹ , chạy tưới hạt sen, lộn xộn xà ngầu… nó kinh khủng quá.
Mấy năm trước, khi Ông Cụ còn sống mà ai nói tới chuyện kéo Ông đi Mỹ sống với con gái là Ông chửi toáng cả lên: " Không có đi đâu cả ! Ở quê nhà với bà con, chòm xóm bạn bè, mồ mả Tổ Tiên không sướng hơn hay sao " Tiền bạc nó gửi về, ngồi mà ăn đến chết cũng không hết. Già cả rồi, sang đó làm nên cái chi mà làm " "
Thế nhưng từ ngày Ông Cụ mất đi, Bà Cụ thấy buồn buồn làm sao ấy. Thiếu người bầu bạn. Đôi khi có cằn nhằn gấu ó với nhau về cái chuyện " Đi hay ở " thật đấy, nhưng lúc này Bà Năm mới cảm thấy cô đơn, cô đơn thưc sự. Người già có cái tình yêu thương cũng như nỗi cô đơn cuả người gia. Thế là càng ngày Bà càng cảm thấy cần phải đi Mỹ để sống với đưá con gái mà Bà từng mang nặng, đẻ đau, rồi còn gian nan về những phen chạy giặc, chiến tranh nưã chớ. Bà phải đi Mỹ để sống với hai đưá cháu ngoại trong ảnh thật dễ thương. Lắm lúc Bà ngồi một mình mà nước mắt rưng rưng, Bà thương đưá con gái hiếu thảo và hai đưá cháu ngoại quá chừng chừng…
Sáng nay, Bà gọi con Lan, đưá con gái út, dậy thật sớm để kịp ra phi trường Tân Sơn Nhất. Máy bay cất cánh lúc 7 giờø sáng nhưng xe đón từ lúc 5 giờ.ø Bà Năm có 2 đưá con gái, con Nguyệt là lớn, vượt biển đi Mỹ đã gần 2 chục năm.Con Lan là thứ nhì mà cũng là út, lúc ấy mới có đâu 4,5 tuổi. Bây giờ con Lan đã 18 tuổi rồi, vưà học xong Trung Học và mấy khoá
Tiếng Anh.Chị nó bảo " Sang Mỹ, con Lan sẽ vào Đại Học, tha hồ mà học." Con Lan đang ở cái tuổi mới lớn, nó còn thích đi Mỹ hơn cả bà Năm nưã, tuy rằng đi Mỹ thì nó phải xa vô số bạn bè, thân thiết, đã từng gắn bó với nhau trong những tháng ngày khốn khổ, gian nan. Nó nghĩ lại mới ngày nào đó, vậy mà Chị nó đi Mỹ cũng đã được gần 2 chục năm, Mau dễ sợ ! Nó tính trong đầu : sang Mỹ chịu khó mất 4, 5 năm thì cũng lấy xong cái B.S. hay B.A. chi đó như Chị nó nói. Học thêm vài năm cũng lấy được cái bằng Master, rồi đi làm. Thế là sẽ có vô số là tiền. Nó sẽ đáp máy bay từ Mỹ về Sài Gòn. Lúc đó là đi thẳng cái một, khỏi có… quá cảnh xứ này, nước nọ lôi thôi. Bạn bè cuả nó kéo cả băng, cả đoàn đi đón. Vui ơi là vui ! Nó sẽ cho tiền những đưá bạn nào nghèo khó, chồng con vất vả đầu hôm sớm mai. Nó sẽ lôi hết bạn bè cũ cùng học lớp 12 với nó ở Sài Gòn, thuê vài cái xe đi chơi khắp mọi chỗ kêu bằng… danh lam, thắng cảnh, quay video, chụp ảnh, đi ăn nhà hàng chết bỏ… cho bõ ghéùt những ngày… con nít chẳng dám đi đâu hay làm cái gì…
Có tiếng xe pin ! pin ! ở ngoài cổng. Người ta tới đón mẹ con Bà Năm ra phi trường. Bà con, bạn bè lối xóm bu lại, nước mắt ngắn dài, kẻ ở người đi… Ôí! Cảnh biệt ly sao mà buồn thế ! Mẹ con Bà Năm với mấy cái va-li bự chảng, hai cái xách tay nho nhỏ đã lên xe. Một số bà con thân thiết cũng leo lên xe để tiễn mẹ con bà Năm tới tận phi trường. Một số bà con ở lại, vẫy tay từ biệt khi cái xe 12 chỗ ngồi đã từ từ lăn bánh.
Bà Năm cố nhìn lại cái xóm cũ đã gắn bó, sống chết với Bà từ mấy chục năm nay. Những dẫy nhà hai bên đường phố chạy thụt lui lại phiá sau cùng những bóng cây, cột đèn, thân thương quá đỗi. Vài chiếc xích-lô đưa khách sớm, dăm cái xe đạp, vài chiếc Honda rồ máy chạy ào ào… Tự nhiên Bà Năm thấy nhớ, thấy thương Sài Gòn quá đi mất thôi. Vậy mà Bà nỡ bỏ nó để đi xa, chẳng biết bao giờ mới trở lại nơi này.
Bác tài xế bấm còi pim ! pim khi tới chỗ ngã tư đông người lộn xộn làm con Lan giật mình khi còn đang ngủ gà, ngủ gật vì sáng nay nó phải dậy sớm.
Xe qua cổng phi trường, vòng qua vòng lại rồi đậu phiá trước một ngôi nhà đông nghẹt những người.
Hai mẹ con Bà Năm đã lọt vào trong căn phòng " cách ly " để lạïi bên ngoài số bà con, bạn bè thân thiết với bao nhiêu nỗi niềm thương nhớ đến độ sót sa. Thoár được cái cảnh lo sợ bị rạch túi, mất giấy tờ, tiền bạc như thiên hạ vẫn đồn đại, Bà Năm thấy an tâm đỡ khổ. Bà Năm đã già, lẩm cẩm, may mà có con Lan đi theo chớ không dám chết quá. Bà có biết trời trăng, mây nước gì đâu. Hết nạp giấy tờ, kêu tên, rồi nạp tiền đủ thứ linh tinh. Đến chỗ mấy ông, mấy bà công an áo vàng, cầu vai đỏ choé, bà hơi run khi thấy họ lục xét, bới tung đồ đạc cuả mấy người đi trước. Con Lan hích hích cùi chỏ rồi thò tay bấm Bà " Má để con ! " Con nhỏ này nó học ở đâu mà bưã nay nó lanh … như quạ.dấm dúi tiền bạc cho đám công an bằng những cái phong bì " có nhân " ở bên trong. Kẹt quá, nó dúi đại cả mớ tiền Hồ vào tay bọn công an tỉnh bơ, chẳng còn coi ai ra gì cả . Công việc qua nhanh như gió. Cuối cùng một lão công an, mặt lạnh như tiền, hất hàm hỏi " Bà và Cô có đem theo đô la không " " - Thưa không ! - Thế còn giữ tiền Việt Nam không " Con Lan lại hích hích cái cùi chỏ vào ba sườn Mẹ nó. Bà Năm lôi trong người ra cái phong bì to bự đựng mớ tiền Hồ còn lại, đưa cho lão công an, miệng líu ríu
"Còn lại mấy trăm ngàn, xin biếu… đồng chí uống cà phê."
Lão công an phì cười khi nhét cái phong bì vào ngăn kéo bàn gần đó nhanh như người ta làm xiệc . Lão ta cười chắc là vì lão ta có đồng chí đồng choé gì với Bà Năm đâu…
Hành khách lên xe, ra chỗ máy bay đậu. Ngồi trong máy bay rồi, con Lan buộc dây lưng an toàn cho Mẹ. Sau một hồi gầm gừ, lắc lư, chiếc máy bay Hàng Không Việt Nam từ từ cất cánh. Bà Năm nhăn mặt vì khó chịu, nôn nao trong người. Ngồi cạnh cưả kính máy bay, Bà Năm thấy phố xá, đồng ruộng quanh vùng Sài Gòn lu mờ, xa dần rồi mất hẳn. Chung quanh chỉ còn là mây trắng xoá, mịt mờ…
Nỗi buồn xa xứ ở đâu tự nhiên kéo đến. Hai hàng nước mắt chạy quanh. Con Lan giương tròn đôi mắt nhìn Mẹ nhưng chắc là nó không làm sao hiểu nổi. Máy bay dừng lại ở Thái Lan để chuyển sang máy bay quốc tế, nghe nói bự lắm. Con Lan lúc này lanh lẹ, dễ thương vô cùng. Nó thương Mẹ nó. Nó lo cho Bà đủ chuyện trong chuyến đi nưả vòng trái đất đầu tiên và chắc cũng là cuối cùng cuả đời Bà. Mới ăn có một bưã trên máy bay với một bưã ở khách sạn để chờ chuyển máy bay mà Bà Năm đã thấy nhớ món cá lóc nấu canh chua, cá nục kho khô, nhất là điã giá sống… Con Lan cứ ăn tỉnh bơ, ào ào hết sạch. Con gái 17 bẻ gẫy sừng bò còn được, huống hồ năm nay nó đã 18. Bà lẩm cẩm lo nghĩ vẩn vơ " Nếu cứ ăn uống hoài kiểu này chắc chết quá ! " Mà không, con gái Bà nó bảo ở bên Mỹ đồ ăn không thiếu cái chi cả. Chợ Mỹ, Chợ Tầu, chợ Việt Nam có đủ hết. Tha hồ mà làm… bún bò giò heo, bún cá, phở, mì, bánh canh, bánh xèo, chả giò, bánh cuốn… Tự nhiên Bà Năm lại thấy … lên tinh thần.


Người ta hướng dẫn Mẹ con Bà Năm lên cái máy bay to chi lạ. Nghe nói nó chở cả mấy trăm con người và vô số đồ đạc, va-li, thùng, xách, linh tinh. Dễ sợ thật ! Bà thấy hành khách đông vô số kể, ngồi trông tưà tưạ như cái rạp cải lương ở gần Chợ Bà Chiểu thân quen cuả Bà vậy. Mấy cái màn ảnh chiếu phim cả ngày cả đêm, hoạ hoằn mới cho chúng nó… giải lao nghỉ xả hơi một lúc. Cứ độ 2 tiếng đồng hồ, mấy cô tiếp viên lại đẩy cái xe đi quanh, dọn ăn, dọn uống cho khách. Bà nghe nói ở Mỹ cả chục triệu người béo phị, đi không nổi. Chắc tại họ ăn uống lu bù tối ngày sáng đêm như thế này chăng. Bà ăn đâu có nổi, Chỉ có con Lan là cứ tỉnh bơ như sáo sậu, hết coi phim lại ăn, lại uống. Bà bảo con Lan
"Con ăn nhiều thế, mai mốt béo phị ra thì ai nó thèm lấy ! " Con Lan phì cười " Má đừng có lo ! Con biết hết trơn rồi ."
Máy bay bay miết, bay hoài, dễ chứng cả ngày lẫn đêm chi đó. Bà Năm thấy cái lối sống ở trên máy bay và chắc cả ở Mỹ nưã nó không đơn giản như ở quê nhà, nơi gần chợ Bà Chiểu. Cái chi cũng máy với móc, lộn xà lộn xộn, không biết đâu mà rờ cả.
Máy bay hạ cánh xuống phi trường Mỹ. Con Lan bảo là Phi Trường quốc tế Los Angeles. Bà Năm mệt mỏi nhừ tử cả người, đứng lên muốn hết nổi.
Con gái Bà, con Nguyệt sẽ lái xe từ San Diego lên đón Mẹ con Bà ngay tại nơi này. Người đâu mà đông thế " Người ta ăn mặc thật là kỳ cục. Cả đời, bây giờ Bà mới thấy người ta ăn mặc chẳng giống dân Sài Gòn cuả bà tí nào. Đàn ông, con trai thì lắm người mặc áo để phanh cả bộ ngực lông lá tùm lum. Có người ăn mặc đồ lớn như dân Sài Gòn đi ăn cưới.có người chỉ mặc có mỗi chiếc áo " may-ô ba lỗ " , có người cởi trần trùng trục đi lại tự nhiên, thoải mái. Đàn bà con gái cũng mặc quần, mặc váy như mấy cô, mấy bà hạng sang ở sài Gòn, nhưng có nhiều người lại mặc váy , quần cụt, ngắn cũn cỡn trông chẳng giống ai. Ở chỗ đông người thế này mà đàn bà con gái chi lạ, cứ như ở trần, da thịt ở trên cũng như ở dưới cứ như là … để ra ngoài hết trơn. Trông dễ sợ quá ! Bà Năm không biết con gái mình, con Nguyệt nó có ăn mặc như thế này không " Nếu nó lại bắt Bà phải ăn mặc như thế nưã thì không biết rồi ra làm sao " Tự nhiên Bà chặc lưỡi … kệ nó tới đâu thì tới, đã đến đất Mỹ thì cũng như… đã leo lên lưng cọp rồi, tụt xuống đâu còn được nưã. Thôi thì …cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem …đất Mỹ xoay vần tới đâu .
Sau khi làm thủ tục giấy tờ này nọ, Mẹ con Bà đẩy xe hành lý ra phiá ngoài . Còn đang ngơ ngác thì con gái Bà, con Nguyệt, đã la lên " Má ! Má Con đây nè ! Con gái Bà lúc này nó cao, nó to con, nó đẹp như " đầm " ấy, Bà nhận ra không nổi. Nó chỉ người đàn ông đứng bên cạnh " Đây là chồng con . Đây là hai đưá cháu cuả ngoại cuả Má ! Và đây là bạn bè cuả con…" Con Lan đứng sau lưng Bà, bây giờ mới đến phiên người ta ôm lấy nó cứng ngắc, hỏi thăm rối rít tít mù, làm cho nó đỏ bừng cả mặt, cả tai …
Mấy cái xe Mỹ bóng láng đưa Mẹ con Bà Năm về nhà con gái. Bà thấy cái chi cũng lạ. Nhà to và đẹp quá, nhưng không bầy đồ đạc tùm lum tà la như nhà cuả Bà ở gần Chợ Bà Chiểu. Con rể và con gái Bà chắc hẳn giầu lắm. Hai đưá cháu ngoại thì cứ nhìn bà mà nói với nhau bằng thứ tiếng gì Bà không hiểu. Chắc là tiếng Mỹ ! Vợ chồng con Nguyệt nói với Bà thì bằng tiếng Việt, còn khi chúng nó nói chuyện với nhau lại bằng tiếng Mỹ chi đó, làm Bà chẳng hiểu chi hết trơn.
Gặp mấy ngày nghỉ cuối tuần, bà con bạn bè người Việt ở gần, nghe tin Bà Năm sang Mỹ, cũng kéo tới thăm. Bà cũng thấy vui vui một chút. Cơm nước bầy ra đầy cả bàn, nhưng Bà ăn sao nó dở ẹt, không bằng món cá bống kho tiêu, cá lóc nấu canh chua cuả Bà ở Sài Gòn. Chúng nó lấy xe chở Mẹ con Bà đi chơi tùm lum đủ chỗ, đẹp mắt và to lớn, vĩ đại vô cùng. Sạch sẽ nưã chớ, không có tạp nhạp, lộn xộn, dơ dáy như cái xóm cũ cuả Bà.
Mấy ngày đầu đoàn tụ qua đi. Vợ chồng con Nguyệt đi làm, hai đưá cháu ngoại được đưa đến trường học con nít. Chỉ còn Bà với con Lan ở nhà, cái nhà rộng thinh rộng thang, phòng dưới nhà, phòng trên lầu, đủ kiểu . Chẳng bù với cái nhà cuả Bà gần Chợ Bà Chiểu, chỉ có một cái phòng để ngủ, một phòng cho khách ngồi chơi, còn lại là nhà bếp với bộ bàn ghế ăn cơm và linh tinh đủ thứ.
Aáy vậy mà mới ở Mỹ chưa được một tháng, Bà Năm đã lại thấy nhớ nhung luyến tiếc nếp sống cuả Bà ở gần chợ Bà Chiểu. Đến cái ngày con Lan được Chị nó dẫn đi học ở cái trường nào đó xa lắm, phải đi bằng xe hơi, chớ không có đi bộ hay đi xe đạp được đâu. Thế là chỉ còn có một mình Bà ở lại với ngôi nhà to lớn rộng thênh thang mà thôi. Lúc này, Bà thấy quả thiệt là buồn, cái buồn miên man khó tả. Con Lan đã chỉ cho bà cách bật Ti Vi bằng cái… bấm cầm tay. Bật máy lên thì Bà chỉ thấy toàn là đánh lộn, la hét um xùm. Bật sang kênh khác thì lại bắn súng đùng đùng, máu me tùm lum. Bà ráng thử bật sang kênh khác nưã. Trời đất quỷ thần ! Một lão đàn ông, một mụ đàn bà ôm nhau cứng ngắc, hôn hít cứ y như là cắn nhau vậy thôi. Rồi cả hai … tụt quần, cởi áo, nhào lên giường vật lộn. Con mụ đàn bà nhào lên trên. đè hung hãn, trông mà dễ sợ … Chán quá, Bà tắt máy chẳng buồn lắp phim, coi cải lương với lại chưởng Tầu. Hết đi ra lại đi vô, Bà đâm ra cứ muốn ngủ gà, ngủ vịt. Mà nằm xuống thì đâu có ngủ được…
Bà từng nghe nói thành phố San Diego là nơi ấm áp mà sao muà lạnh mới sang Bà đã thấy lạnh chi mà lạnh dữ. Ở Sài Gòn, Bà có thấy lạnh bao giờ đâu. Buổi sáng sớm và ban đêm, ở Mỹ, Bà cứ phải mặc cả mớ quần áo, trông to bự trác như hình vẽ Ông già Nô-en vậy. Có bưã con Lan mở Ti Vi, Bà thấy cảnh động đất, mưa lụt, bão bùng, xe cộ tông nhau…
Ở Mỹ cái gì đối với Bà cũng dễ sợ, kinh hoàng, dựng tóc gáy, nổi da gà. Nó không yên tĩnh, hiền lành như cái vùng đất chợ Bà Chiểu cuả Bà.
Tối đến vợ chồng con Nguyệt đi làm mới về. Cả nhà chỉ gặp nhau vào lúc ăn cơm. Ăn xong, ai về phòng người nấy, hay vợ chồng con Nguyệt lại lấy xe đi đâu đến khuya mới về. Bà Năm muốn chơi với hai đưá cháu ngoại. Khốn nỗi hai đưá nhỏ lại chỉ biết nói tiếng Mỹ mà thôi, Bà đâu có hiểu. Còn có con Lan thì nó lo làm bài túi bụi. Rảnh một tí, nó mở cái Ti Vi để coi ca nhạc mà kẻ đàn, người hát cứ như đánh vật với nhau, la hét um xùm. Hình như nó bảo nhạc Rốc, nhạc riếc chi đó, nghe đến chóng cả mặt, đau cả đầu. Không thế thì nó lại ôm cái điện thoại nói chuyện với bạn với bè. Chuyện chi mà nhiều thế "
Bà Năm nhớ cái xóm Chợ Bà Chiểu quá chừng, nhưng biết làm sao bây giờ " Con gái nó có thương Bà và con Lan nên nó mới tốn công, tốn cuả, lo liệu đủ thứ cho Bà sang Mỹ để Bà được an nhàn, sung sướng lúc tuổi già cô đơn, cho con Lan có điều kiện học hành, khỏi phải lo đầu tắt mặt tối để kiếm miếng ăn như bạn bè cuả nó. Nó còn trẻ, ở Mỹ lâu rồi, làm sao nó hiểu được cái thứ sung sướng, hạnh phúc cuả Bà, cuả 2 thế hệ khác nhau hoàn toàn…
Bà Năm đau nặng phải vô nằm bệnh viện, lắm lúc mê man rồi lại tỉnh. Vợ chồng con Nguyệt chỉ biết thương Bà, nhưng vẫn không hiểu được Ba.ø
Chỉ có con Lan về sau nó hiểu, nó hỏi " Có phải ở đây Má buồn, Má nhớ Quê Hương, bạn bè cuả Má, Má nhớ mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, Má nhớ Chợ Bà Chiểu… nên má đau, má bịnh phải không "" Bà Năm nắm lấy tay nó rồi gật đầu. Con Lan bỗng nhiên mím môi lại, nước mắt chẩy hai hàng " Sao Má không ở lại Việt Nam với chòm xóm, bạn bè, với Chợ Bà Chiểu cuả Má " Má không chịu đi Mỹ thì đâu con có đi ! Con nhất định ở với Má cho đến khi nào Má… không còn nưã, Má đi với Ba cơ mà ! " Rồi nó ôm mặt khóc rưng rức sót thương cho Mẹ, người đã suốt đời khổ cực vì chồng vì con, hình như chẳng có lúc nào để nghĩ đến chính mình… Bỗng Bà Năm tỉnh táo, vẫy tay cho vợ chồng con Nguyệt cùng tới gần. Bà nắm lấy tay 2 đưá con gái, nói trong hơi thở nghẹn ngào " Má
chấp nhận rời bỏ tất cả để ra đi vì Má thấy thương con Nguyệt, nó muốn Má được an nhàn, sung sướng lúc tuổi già, nhất là Má thương con Lan, Má hy sinh vì mong cho nó được ăn học nên người và có một cuộc sống tốt đẹp như Chị nó ở đất nước văn minh, giầu có, vĩ đại như thế này. Má già rồi nên không quen, nhưng Má chấp nhận… Má chỉ tiếc một điều là không được chết và nghỉ yên bên cạnh Ba con…"
Bà Năm không nói được nưã,
Bà đã vĩnh viễn ra đi để được sống với chồng Bà bên kia thế giới, có lẽ gần gũi hơn với Quê Hương Đất Tổ, ở đó có nhiều bè bạn thân thiết và có cái Chợ Bà Chiểu thân thương gắn bó với Bà từ khi còn nhỏ bé, ấu thơ…
San Diego, California
Phan Đức Minh

Ý kiến bạn đọc
24/06/201106:02:17
Khách
Đọc bài này tôi không cầm được nước mắt, tác giả làm cho tôi nhớ đến căn nhà của gia đình tôi quá, tôi được sinh ra và lớn lên tại căn nhà đó. Cả gia đình tôi bao gồm Ba Má và 9 chị em sống với nhau ở căn nhà đó cho đến khi đi qua Mỹ. Giờ thì Ba tôi không còn nữa. Căn nhà của Ba Má tôi nằm trên đường Phó đức Chính, Gia Định chỉ đi bộ vài phút là ra đến chợ Bà Chiểu. Cảm ơn tác giả. Lời văn giản dị mà truyền cảm, xúc tích.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 841,819,618
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến