Hôm nay,  

Đưa Cháu Ra Công Viên

07/04/201400:00:00(Xem: 10880)

Tác giả: Trần Văn Hùng
Bài số 4179-14-29589vb8040614

Tác giả là cư dân Arizona. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Du Học Mỹ Năm 1960" đăng ngày 11/11/2003. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

Giọng con gái tôi qua điện thoại:

“Ba ơi, hôm nay ba qua nhà con lối 11 giờ được không ? Ba giữ thằng Calin giùm tụi con vì nó nghỉ lễ nên ở nhà không đi học. Con với Michael đều phải đi làm hôm nay.”

Dỉ nhiên là tôi trả lời “OK, Ba sẽ đến”. Tôi tới nhà, Michael ra mở cửa cúi đầu chào tôi với câu “Thưa Bá” và thằng Calin, vừa lên 3, khoanh tay cúi đầu nói “Ạ ống ngoái”. Vốn liếng tiếng Việt của hai cha con được có bao nhiêu đó thôi. Như vậy cũng được rồi, còn đở hơn là chào “ Hi Tan” hay “Hi Mr. Nu Yen”. Người Mỹ thường đọc chữ Nguyễn thành “Nu-Yen”. Vợ tôi không vui lắm về chuyện này nhưng làm sao bây giờ. Michael có xin học lớp tiếng Việt ở Đại Học nhưng hết chỗ, ưu tiên chỉ dành cho sinh viên trường thôi. Cũng tại mình một phần, vì già cả sợ cực nhọc không giữ nỗi con nít thì làm sao tụi nó có cơ hội học tiếng Việt.

Hôm nay trời Phoenix, AZ, rất đẹp. Bầu trời trong xanh không một cụm mây. Đây là điểm đặc biệt của Arizona, gần như 90% những ngày trong năm đều như vậy, dù trong mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá. Tôi nói với Michael là trời đẹp, tôi sẽ dẫn Calin tản bộ lòng vòng quanh khu cư xá rồi về lại nhà. Michael OK ngay, và còn nói thêm là anh ta sẽ đem cái ghế an toàn trẻ em qua xe tôi, phòng khi tôi muốn đưa Calin đi đâu bằng xe. Tôi trả lời tiếng Mỹ:

“Tốt lắm, vậy Ba sẽ đưa Calin ra Park chơi vài tiếng đồng hồ rồi về lại nhà cho nó coi TV hoạt họa con nit, còn ba chơi computer”.

Calin nghe biêt được ra Park, vui lắm, lật đật chạy lấy xe đạp nhỏ 3 bánh và xe xúc đất đồ chơi đem theo. Lên xe nó nói tía lia toàn tiêng Mỹ. Tôi nghe chữ được chữ không vì cái giọng con nit của nó’. Ông cháu tới công viên gần 11:30 trưa. Trời tốt, có nắng nhưng vẫn còn lạnh. Tôi mặc 3 áo. Hôm nay học trò nghỉ nên phụ huynh dẫn con cháu ra Park chơi khá đông. Tôi đậu xe ở một nơi xa xa khu chơi của trẻ em, chỗ có cầu tuột, đánh đu, bồn cát, thú vật đúc bằng xi-măng...

Mùa Đông sống vùng sa mạc Arizona thật tuỵêt vời. Từ chiều tối cho tới sáng sớm có khi lạnh đến đóng băng, nhưng khi măt trời lên cao thì không khí ấm áp dễ chịu ngay. Ai muốn chơi tuyết thì chỉ cần lái xe trên môt tiếng đồng hồ là đến các núi tuyết. Nhiều người ở Canada và những tiểu bang miền Băc thường di chuyển về sống ở Arizona vài tháng mùa Đông để trốn lạnh. Dân Arizona gọi họ là “snow birds”.

Tôi biểu Calin đạp cái xe ba bánh nhỏ theo tôi. Nó khoái lắm nhưng chỉ đạp được một khoảng là nói mệt lắm không đạp xe nửa. Tôi biết nó kiếm chuyên, nó muốn chạy ngay đến khu cầu tuột.

“Ông Ngoái, I want to go to the slides”.

Vậy là ngoài cái bị nhỏ đeo trên vai có đồ ăn nước uống và cuốn magazine tôi phải xach thêm cái xe đạp nhỏ nửa. Calin leo lên cái giàn cao gần 2 thước để đến đầu trên cầu tuột rồi ngồi chùi xuống đầu dưới có cát để té khỏi đau.

Có nhiều loại cầu tuột, có cái tròn như cái ống, có cái cao, có cái thấp, có ba bốn loại thang để leo lên cầu tuột. Thấy mọi việc có vẻ an toàn, tôi đưa mắt nhìn coi những sư việc chung quanh, nhìn quanh nhìn quẩn một hồi. Nhưng khi quay mắt lại tìm thằng cháu thì thấy nó biến đâu mất. Chỗ nầy có ông Mỹ trắng cẩn thận điều chỉnh cái nón an toàn cho đứa con 4-5 tuổi đạp xe đạp, chỗ kia có cô Á Đông đang canh chừng cho hai đứa bé đi cầu tuột, rồi gia đình người Mỹ Phi Châu quây quần bên cái thang cây nằm ngang …. và còn nhiều nữa, nhưng tôi không thấy bóng dáng thằng cháu ngoại cưng đâu cả.

Hoảng hồn tôi lật đật chạy lại gần mấy cái cầu tuột thì thấy cậu ta đang ngồi trong một cầu tuột ống, nhưng cứ đeo ở đó mà không buông tay cho tuột xuống. Nó thấy tôi, vội cười hăng hắc đưa hàm răng trắng với môi son đỏ tự nhiên của con nit trông thật dễ thương. Bực mình nhưng thấy nó vui mình cũng vui lây.

Nhớ lại hồi năm 1977, tôi dẫn mấy đứa con đến cư xá Thanh Đa chơi cầu tuôt. Lúc đó, tôi vừa “mất dạy” ở ĐHSPKT, còn tụi nhỏ có ngày nghỉ và may mắn không bị công tác hợp đoàn đảng gì hết. Cư xá này mới cất xong chưa được bao lâu thì Saigon đã bị công sản chiếm. Và Saigon xuống dốc về đủ mọi mặt. Cái cầu tuột xinh đẹp hồi nào bây giờ trở nên dơ bẩn với phẩn người trét hôi thúi. Nhìn vẻ thất vọng của mấy con mà xót thương, đi tìm một chút vui chơi cho trẻ con ở cái xứ CS bấy giờ thiệt là khó. Tôi chở chúng nó về Saigon, đến tiệm kem Bắc Cực định đãi chúng nó ăn vài cái bánh ngọt (cookies của một nhà máy ở khu kỹ nghệ Biên Hòa). Lúc bấy giờ cả xứ Việt Nam ai cũng “hảo ngọt” lắm. Đường rất hiếm, phải mua theo tem phiếu. Tiệm kem Bắc Cực trên đường Lê Lợi do “nhà nước quản lý” có quảng cáo mấy ngày trước là trong kỳ lễ này, trẻ em mỗi đứa sẽ được ăn mấy cái bánh ngọt và một chai xá xị Phương Toàn theo giá chánh thức. À, cảm động thật, nhà nước bây giờ vẫn còn lo cho các “Cháu” của bác. Nhưng khi tôi đến thì tiệm đã hết bánh ngọt, mấy đứa con lại buồn xo, tuy nhiên mồi đứa cũng uống ngon lành một chai xá xị.

Tôi nhớ câu chuyện của vợ một người bạn kể: Tôi ra phi trường ngồi đợi máy bay, con gái tôi nhờ tôi trông hộ thằng cháu ngoại 2 tuổi hơn, để nó đi phòng vệ sinh. Tôi thấy thằng bé đang ngồi táy máy với món đồ chơi điện tử nhỏ. Tôi yên chí, dở tờ báo ra đọc. Một lúc ngó lại, không thấy nó đâu cả. Con gái tôi quay trở lại, hai mẹ con hoảng hốt, tìm khắp chung quanh mà không thấy, nó định thông báo nhờ an ninh phi trường tìm giùm. May quá, đúng lúc đó thì có người thấy cậu ta đang nằm dưới cái băng dài có mấy cái va-li hành lý che khuất. Tôi nói với con gái “thôi thôi mẹ già rồi, từ đây mẹ không dám coi chừng giùm tụi nhỏ đâu. Con ai ráng mà giữ. “

Bấy giờ xung quanh tôi, vừa người lớn vừa con nít cũng có cả trăm người, trắng đen vàng nâu gì cũng có hết. Đúng là Hiệp Chủng Quốc. Cha mẹ cứ phải rượt theo con nít, đứa đi cầu tuột, đứa đong đưa trên cái đu giống như cái thang nằm ngang, chỗ nào cũng có cát hay lớp plastic mềm phía dưới cho an toàn. Tôi thấy mọi người đều chìu chuộng con cái, chúng muốn chơi gì thì cha mẹ chỉ chạy theo chúng, canh chừng an toàn cho chúng thôi chứ ít thấy ngăn cản la rầy chúng.

Ở khắp nơi trên thế giới, thực ra cha mẹ nào mà không thương con, nhưng cưng chìu chúng thì mỗi nơi mỗi thời mỗi khác. Trước đây hồi còn sống ở VN, tôi tự cho là mình cưng chìu con cái không thua ai hết. Dù có mấy người giúp việc giữ em nhưng hể có mặt ở nhà là tôi tắm, rửa đít luôn cho chúng, hôn hít ẩm bồng chơi giởn với chúng. Ba má tôi thương yêu anh em chúng tôi rất nhiêu, hi sinh dành dụm để lo cho chúng tôi ăn học đầy đủ nhưng không bao giờ có cử chỉ gần gũi âu yếm. Tôi chẳng buồn gì về chuyện nầy vì cả xóm tôi có 19 gia đình công chức trung lưu, cha mẹ đều đối xử với con cái như vậy, nói chuyện với con cháu thì chỉ “mầy tao, tụi bây”. Ghét cũng nói “mầy tao” mà lúc thương yêu thân mật cũng “mầy tao” luôn được. Ở xứ Tây thì có 2 chữ “Vous, Tu” nhưng ở Mỹ thì chỉ chữ “You” hoặc “Honey, Dear, Darling, Sweet Heart …” để tỏ ra âu yếm rồi lại gọi “you” tiếp tục. Có giận ghét ai, Mỹ có thể giáo đầu bằng chữ tục tiểu như “sh, f… “ nhưng rồi lại vần dùng chữ “you”.

Ở xứ Mỹ nầy, với thế hệ con tôi, tụi nó cưng chiều con cái gắp nhiều lần hơn tôi. Nhưng tụi nó vẫn răn dạy con kỹ lưỡng các điều hay lẽ phải. Đặc biệt luật pháp Mỹ coi viêc bảo vệ trẻ em là số một, kế đến là đàn bà, ông bà già rồi chó mèo (?? Xạo cho vui nhe)… cuối cùng mới tới đám đàn ông. Vì vậy, ra công viên chơi ai cũng thấy là cha mẹ lo bảo vệ an toàn cưng chìu con cái hết mức. Khi có đứa chơi không đúng, nguy hiểm cha mẹ kiên nhẫn ngăn cảng dỗ dành chứ không bao giờ đánh đít bạt tai con, cũng không la rầy to tiếng.

Thằng Calin cháu ngoại tôi đòi đi cái “caroussel “, tôi mua hai vé, ẩm nó để ngồi trên con ngựa plastic, tôi phải đứng kế bên đề phòng rủi nó té. Mỗi vé được ngồi đi mấy vòng, con ngựa plastic cứ trồi hạ xuống trong tiếng nhạc vui tai (Merry Go Round). Xài xong hai vé, nó đòi đi nửa, tôi nói ông ngoại hết tiền nhưng nó cũng không chịu xuống. Tôi ẩm cậu ta xuống. Gần bên có con ngựa plastic riêng rẻ khác, bỏ $0.50 thì nó sẽ trồi lên sụp xuống như ngồi cởi ngựa. Có cái khe nhỏ để bỏ tiền vô nhưng kế bên có dán mảnh giấy “Out of Service”. Calin nhứt định đòi chơi trò này, tôi nói máy hư rồi không chơi được đâu. Calin không tin, cứ nói:

- Có chỗ bỏ tiền vô nè, đây nè, đầy nè ông ngoại”

Giải thich cách nào chữ “Out Of Service” nó cũng không chịu. Tôi phải nói láo là ông ngoại hết tiền, nó không tin, lấy tay móc túi bên mặt rồi túi bên trái, thấy không được gì, nó nói ông ngoại đi lấy tiền đi (Ông ngoái, go, get the money, please). Nó nằm vạ xuống nền xi măng khóc la, tôi không giận mà thấy tức cười và tội nghiệp. Tôi nói “lại đàng kia chơi, ông ngoại đi đây” và tôi bỏ đi. Vậy là cậu ta nín khóc, ngồi dậy chạy theo tôi, rồi lại cười hăng hắc ngồi xuống chơi trên đóng cát. Tánh con nit thật hồn nhiên. Con cháu mình, lúc nào mình cũng thấy chúng đẹp, dễ thương. Tôi có người bạn già, luôn luôn có sẵn tấm hình con cháu gái xinh đẹp lối bảy tám tuổi gì đó trong bóp, cứ gặp bạn già khác là thân mật móc bức ảnh cháu ra:

“Này, anh coi cháu nội tôi nè, trời ơi, nó học giỏi lắm anh. Mà anh coi nè nó đẹp ghê chưa”.

Tôi vui, thông cảm người bạn già, nhà nghèo học hành dở dang, phải đi lính sớm, cố gắng học thêm để lên sĩ quan, bao nhiêu trận mạc không chêt, bao năm bị VC nhốt tù không chết. Bây giờ sau bao năm cực khổ nơi xứ Mỹ, bắt đầu tay trắng ở tuổi gần năm mươi, không nghề nghiêp chuyên môn, nhưng nhờ cần cù thông minh, ông đã tạo cho mình một gia tài nho nhỏ đủ đê sống an nhàn những ngày hồi hưu. Thiệt vậy, ông dư tiền để ăn uống bất cứ thư gì ông thích, người ta chạy Lexus thì ông chạy Toyota, ra xa lộ thì cũng như nhau thôi, 75 miles một giờ tối đa. Cái gia tài quý nhứt là đám con cháu, ông đã đem chúng nó qua đây và chúng đã có được cuộc sống đầy đủ, yên tâm ăn học. Lẽ dĩ nhiên ông có quyền hảnh diện nói về đám cháu nội ngoại xinh xắng của mình. Giờ nầy nếu còn ở Vietnam, với thân phận là con cháu “sĩ quan ngụy” chắc chắn chúng khó gì mà được học Đai Học như ý mình, có nơi ở tỉnh thì chúng đã bị loai ra ngay sau khi học hết cấp 2.

Nghĩ lại, hồi trẻ thì cưng con, đến tuổi già vẫn cưng con mà lại còn thêm cưng chìu cháu nội ngoại nửa, nhứt là khi cha mẹ già mình đã qua đời, bây giờ vợ chồng già lại trở thành ông bà nội ngoại. Thấy con bận rộn lo làm việc có khi suốt cả ngày, cha mẹ thiệt khó đành lòng ngồi yên khi con cái nhờ giúp đở. Vietnam ở Mỹ là như vậy.


Hồi trẻ còn đi làm, cha mẹ nào cũng cố gắng hết sức minh, kiếm nhiều tiền để lo cho con ăn học. Khi con cái học hành khá, người ta hảnh diện thì cũng là lúc vài người bắt thêm được cái job thơm là “làm pháo nổ”. Nào là “con tôi học cứ lấy straight A, con tôi học được 4 chấm rưởi, con tôi vừa được hoc bổng …., con tôi đại diện trường đi …”, nào là “con tôi có hiếu lắm, con tôi luôn luôn nghe lời cha mẹ ….,”. Nhưng rồi cũng có những trường hợp mấy đứa con hội nhập nhanh chóng với lối sống trong xã hội Mỹ, gây ra những bất đồng mâu thuẩn trầm trọng với cha mẹ. Tuy nhiên cha mẹ không bao giờ giận con cái lâu được. Cho nên, vài năm sau, thiên hạ lại cho nổ tiếp theo về đám cháu nội ngoại. Như tôi đây, thỉnh thoảng trong vài trường hợp cũng đốt lên một vài cây pháo, có thể là để góp vui hoặc vì bực mình. Người Mỹ ít nói về “cái tôi”, về gia-đình, trừ khi mình hỏi han họ. Tuy nhiên, có một số họ nhìn những cư dân mới da màu, nói tiếng Mỹ còn ngọng nghệu, là những thành phần yếu kém, nghèo nên phải bỏ xứ ra đi kiếm sống nơi khác. Thật ra, điều này cũng có đôi phần đúng nhưng mỗi khi tôi gặp trường hợp này là tôi phải nổ, xài pháo đại thôi.

Tôi nhìn thằng Calin, thấy thương nó quá. Ông Bà ngoại đã gần 80 mà cháu chỉ mới lên 3, ngày cháu tốt nghiệp trung-học không biết Ông Bà ngoại có còn sống để dự lễ ra trường của cháu không. Đợi ngày cháu khôn lớn hơn một chút, Ông Bà sẽ kể cho cháu nghe thật nhiều chuyện về bên ngoại của cháu, cái xứ Vietnam, miền Nam xinh đẹp, chuyện về người VN, về bà con, về má cháu cùng cậu dì và các bác của cháu và sẽ luôn phần nào về lịch sử Vietnam nửa, một lịch sử hào hùng không kém xứ nào.

Lúc Calin đang chơi ở bãi cát nhỏ thì có một gia-đình Mỹ gồm một mẹ, một con gái và vài đứa cháu nhỏ, đến trải tấm nylon ngồi gần bên chúng tôi. Cô con gái không cần ngó qua chúng tôi, lẻ di nhiên là không “say hello”. Có thể chỉ là một cử chỉ bình thường, nhưng tôi thây hơi khó chịu. Thằng Calin chơi cát, nói nó cần cái shovel. Ngược lại, bà mẹ cô gái thì rất “friendly”, vội xoay qua nói “ có cái shovel đây nè”. Calin hỏi bả

“Can you help me to build a sand castle ?”.

Bả nói được chớ, rôi lấy ra cái lon nhỏ plastic đổ chút nước xuống cát, biểu Calin xút cát đổ đầy lon ép chặc rồi úp ngược lại đẻ nén rồi đổ cát ra thành một cái cột cát như cái castle (lâu đài) tròn. Tôi và Calin cám ơn bà.

Tôi với bà bắt đầu nói chuyên tâm tình đó đây. Biết tôi là VN chạy trốn CS, bà kể chồng bà có gốc Armenian sanh ra tại Mỹ hiện làm Kỹ Sư. Ông bà nội của chồng bà may mắn thoát chêt trong cuộc tàn sát diệt chủng cả triệu người Armenian do chánh quyền Turkey bấy giờ xuống tay vào những năm 1914-1923. Còn về phần bà thì cha mẹ gốc Âu Châu, có máu Irish, Italian, Đức, Scandinavian…

Tôi kể với bà về gia-đình tôi cũng phải trả giá rất đắt để tìm được tư do, may mà còn được mạng sống sau mấy lần vượt biên ghê rợn, chồng vợ con cái phải bị chia cách. Tôi cũng kể cho bà nghe về vụ CS giết dã man hàng ngàn người dân ở Huế trong dịp đình chiến Têt VN 1968, và đây là người VN giết người VN (mà tại Mỹ bọn phản chiến bấy giờ lại làm ngơ không nói gì cả), không như gia-đình chồng bà người Armenian bị người Turkish giết vì khác chủng tộc, tôn giáo, đất đai….

Sẵn dịp tôi cũng “nổ” nho nhỏ về thành quả học hành nghề nghiệp của đám con tôi để những người Mỹ như bà, lần đầu tiên nói chuyện vơi môt di dân VN, hiểu thêm về đám di dân VN. Cuối cùng, tôi và bà cùng kết luận là Mỹ Quốc đúng là một nơi người di dân được luật pháp bảo vệ giúp đở để hội nhập và tạo lập lại sư nghiêp, có lại đươc những tự do, cơ hội … cho mình và con cháu. Và chuyện này, chúng ta nói “kể cả ngày cũng không hết”.

Bấy giờ, con cháu bà kéo bà đi chơi chỗ khác chơi. Thằng Calin đòi lại chơi xích đu. Một dãy đu được làm bằng từng cặp dây xich treo tòn ten trên cái đà ngang, hai đầu dưới được nối liền bởi một miếng da dày (plastic mềm dày) để đứa nhỏ ngồi lên, hai tay vịnh chặc hai sợi xích. Người lớn đứng sau lưng đẩy đứa nhỏ đu lên xuống. Miêng da để ngồi, cách mặt đất cao tới ngực Calin. Nó để ngực ôm qua miếng da, đứng dưới đất đu đưa chút đỉnh chứ không dám ngồi lên đánh đu như con bé Tàu kế bên. Con bé, lối sáu bẩy tuổi gì đó, ngồi tự đánh đu một mình, lên xuống với biên độ thật cao. Bỗng nhiên Calin buông đu, đứng xê qua phía đu con bé. Đu con bé Tàu từ trên cao rơi nhanh xuống sắp đung ngay Calin. Tôi hoảng hồn, chụp cái đu lại, dù không kịp nhưng cũng giảm được nhiều tốc độ rơi xuống. Con bé đụng Calin, hai đứa ngã xuống đất khóc rống lên. Mẹ con bé, một cô Tàu trẻ, chạy lại vừa nói xin lỗi vừa ôm con xem xét. Cả hai chúng tôi đều hốt hoảng, nhưng may quá cả hai đứa đều không sao. Hú hồn.

Tôi biểu Calin đi về “Let’s go home, Calin”. Nhưng nó lại đòi leo lên con voi đá đàng kia:

“No, no, I want to sit on that elephant “

Cậu ta ngồi trên con voi, cười dòn tan. Tôi lấy cell phone ra chụp một vài tấm hình. Tôi tưởng phen này là xong, ông cháu đi về. Nào ngờ nó la lên:

“Ông ngoái, I want to feed the ducks”.

Tôi nói đâu có gì để cho vịt ăn thì nó biểu đi mua, rồi lại đút tay vô túi quần tôi kiếm tiền dù nó chưa biết đông tiền nào là nickel, quarter hay dollar gì hết. Nghe đi cho vit ăn cũng hay hay nên tôi bèn dắt cháu lại bờ hồ. Bấy giờ có anh chàng Mỹ lối hai mươi mấy, ba mươi tuổi gì đó, ngồi trên băng xi-măng, cạnh bờ hồ rộng lớn của công viên, tay ngắt bánh mì ra từng miếng nhỏ đưa cho đứa bé lối 2 tuổi để quăng ra cho mấy con vịt đang bơi gần bờ hồ ăn. Cha đứa bé (có lẻ là vậy) đưa cho Calin mấy miếng bánh mì nhỏ, hai đứa nhỏ đua nhau liệng xuống hồ cho đàn vịt. Các con vịt dù háo ăn nhưng

khong dám đến cận bờ. Vì vậy hai đứa phải lấy đà để quăng ra xa cho đám vit. Tôi nói anh chàng Mỹ là coi chừng tụi nó té vì ráng sức quăng quá đà. Rồi quả thật, chỉ một lúc sau, thằng nhỏ 2 tuổi con anh bạn Mỹ bị té nhào xuống nước. Và vì theo cái đà nó chùi xuống nước cách bờ hồ trên cả thước. Tôi chờ đợi thằng cha nó nhảy xuống để ẩm nó lên. Lạ là lúc bấy giờ tôi rất tỉnh táo, cố ý chờ đợi lối vài giây. Không thấy thằng bố nhúc nhíc mà thằng nhỏ thì chìm lần xuống nước vừa lạnh vừa đen dơ. Tôi biết nếu để nó chìm sâu hơn nửa, nước đen thùi thì còn biết nó đâu mà mò. Tôi thì người ốm mà đã gần 78 tuổi nên rất sợ lạnh, tuy nhiên không thể chần chờ nửa đành nhảy đại xuống hồ. Ngay bờ hồ thì nươc cao tới đầu gối nhưng bước thêm hai bước để vói tay chụp thằng nhỏ đã chìm sâu xuống nước thì mực nước đã lên tới ngực.

Đem được nó lên bờ giao cho ba nó thì quân áo tôi đã thấm ướt từ chân lên đến ngực. Nước hồ dơ và lạnh, dính vô mình mẩy làm tôi lạnh run và thêm khó chịu vô cùng vì hôi hám. Điều lạ là cha đưa nhỏ vẫn không hề nhảy xuống nước để giúp tôi đở cháu bé lên bờ. Có lẻ anh ta bị quá “shocked” không có chút phản ứng nào. Anh ôm chặt thằng nhỏ đang khóc, nói cám ơn rối rit. Cũng may là được vớt lúc vừa chìm xuống đáy nên nó vẫn tỉnh táo không phải làm CPR gi hết. Thằng nhỏ ướt nhem ướt nhẹp toàn thân, và có lẻ cũng đã uống vài ngụm nước. Ba nó lật đật nói cám ơn lần nửa rồi xin về ngay để thay đồ cho con và liền theo đó quăng phần bánh mì còn lại gần đấy. Tôi nói với Calin (tiếng Mỹ):

“Đi về. Ông ngoại lạnh lắm rồi. Ông phải về thay đồ.”

Calin vội chạy ngay lại chụp phần bánh mì bên bờ hồ và la lên:

“Không, không, ông ngoái. Con còn bánh mì nè. Để con cho vịt ăn hết phần bánh mì này đã.” (tiếng Mỹ)

Rồi không cần tôi có đồng ý hay không, nó chạy ngay lại nhà thủy tạ gần đó, tiếp tục xé bánh mì cho vịt ăn. Tôi cứ phải kêu lên:

“Calin, ông ngoại lạnh lắm. Về nhà, về nhà mau để ông ngoại thay đồ.”

Cuối cùng thì ông cháu cũng lên xe về tới nhà con gái tôi. Tôi lại nhớ ra là cái “cell phone” còn nằm trong túi quần ướt nhẹp. Đúng lúc đó thì con gái tôi gọi, may quá “cell phone” vần còn “work”. Tôi kể vắn tắt thật nhanh cho nó nghe rồi lên lầu tìm cái quần thay. Tôi lại mở cell phone ra xử dụng thì lần này cell phone “tịt” luôn, có vì đã bị thấm khá nhiều nước. Chiều con gái tôi về, tôi kể cho nó nghe tất cả mọi chuyện. Calin cũng tía lia kể cho má nó nghe. Con gái tôi thich thú và nói:

“Hey, Calin, ông ngoại cứu thằng nhỏ, ông ngoại là hero đó (tiếng Mỹ). À mà Ba, sao Ba mới chở nó đi chơi có một lần mà bị nhiều chuyện quá vậy hén. Tại nó biết Ba cưng nên không sợ, không nghe lời Ba chứ gì.”

Tic Michael về, thằng Calin chạy lại nói “Daddy, Ông ngoại saved the boy, ông ngoại is a hero.” Tôi nghe buồn cười mà nghĩ lại cũng đúng đối với người Mỹ. Rât tiếc là ở khoảng bờ hồ đó lúc bấy giờ không có ai khác ở gần. Phải chi có một anh chàng phóng viên nào đó thấy được, rồi kể câu chuyện ông già gần 80 nhảy xuống nước vừa rất lạnh và vừa dơ nửa, để cứu thằng bé 2 tuổi thì may ra tôi cũng có bằng tưởng lục gì rồi. Cũng vui vui hé.

*

Calin ơi, con chỉ mới trên 3 tuổi. Ông Bà ngoại đã gần 80. Ngày con khôn lớn tốt nghiệp Trung Học, Đại Học, không biết con có còn nhớ lần đi Park này với ông ngoại không? Ông bà ngoại luôn hảnh diện thương yêu các cháu, nội ngoại. Tên con có họ Mỹ nhưng má con đã ghi “middle name” của con với chữ NGUYỄN. Ông Bà ngoại rất vui và muốn con sẽ giử chữ lót NGUYỄN này cho tất cả con cháu về sau của con. Con được sanh ra và sẽ trưởng thành trong văn hóa giáo dục Mỹ, lẽ dĩ nhiên con sẽ hiểu biết rất ít về văn hóa Vietnam, về xứ Vietnam quê hương ông bà ngoại và là nơi má con đã được sống đến năm 13 tuổi. Ông Bà ngoại rất mong muốn rồi con sẽ từ từ học hỏi văn hóa xứ sở Vietnam, đặc biệt khoảng thời gian trước năm 1975. Con sẽ hãnh diện vì có được mang dòng máu bên ngoại của con. Ông ngoại con đã liều mình vượt biển vô cùng nguy hiểm để trốn chạy bọn Cộng Sản Vietnam ngu dốt, khát máu, đầy hận thù đối với người miền Nam như gia đình Ông Bà ngoại. Vì quá nguy hiểm nên Ông ngoại chỉ dẫn theo được có cậu Minh Trị của con, phải tạm thời bỏ lại Bà ngoại, Dì Hai và má con ở Vietnam.

Ông ngoại cầu Phật Trời, Ơn Trên, cho vẫn còn được khỏe mạnh minh mẫn để sau này ngày con, em con và các “cousins” của con khôn lớn, các con sẽ thỉnh thoảng dẫn Ông Bà ngoại đi ra park chơi, Ông sẽ có dịp kể thêm các con nghe về những ngày Ông Bà sống thời chiến tranh Vietnam, Cộng Sản miền Bắc thôn tính miền Nam, rồi những ngày đau khổ dưới chế độ Cộng Sản, rồi khoảng thời gian đầu lo lắng phấn đấu nơi quê hương mới để lo cho ba má các con ăn học. Hôm nay nhìn con vui chơi Ông Ngoại cảm thấy tự bằng lòng vì mình đã dám chọn quyết định ra đi.

Trần Văn Hùng

Ý kiến bạn đọc
15/04/201408:02:20
Khách
cảm ơn bác viết bài. Kể lại cái thời tem phiếu, xếp hàng dành giựt nhau từng lon gạo của bọn việt cộng ngu nhu bò thì buồn lắm. Phải chi ông Thiệu k kêu quân đoàn I, II rút quân mà liều chết với việt cộng thì chắc gì việt cộng đã vào được sài gòn
11/04/201405:48:26
Khách
Bài viết rất chân phưong và cảm đông. Tác giả nên dịch này sang Anh ngư để sau này bé Calin đoc đuoc chắc chắn sẽ cảm động lắm.
08/04/201401:00:13
Khách
@ Con meo, you noi nguoi ta can phai sua loi chinh ta ma chinh you lai viet sai chinh ta tum lum, chu "ta?" va chu "pha?i" la dau ? chu khong phai dau~
07/04/201414:41:45
Khách
Bài viết có vài lỗi chính tã cần phãi sửa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,959,069
Tác giả là một bác sĩ Nha Khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký “My Life” chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp Y Khoa, Hưng Cao còn là người soạn nhạc và là chủ tịch câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ trong “Ngày Văn Hóa Diêân Hồng” được tổ chức tại thành phố Frankfurt, Đức Quốc. Mời độc giả xem bài mới nhất của ông “To Face or Not To Face?”
Tác giả là nhà báo quen quen thuộc tại Dallas. Phan góp bài cho Viết về nước Mỹ từ lâu và băm nay mới nhận giải vinh danh tác giả 2013. Sau đây là bài mới của Phan.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết từ ba năm qua. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, Lê Thị, -cư dân Chicago, 35 tuổi- gửi 7 bài và trở thành tác giả nhận giải Chung Kết 2012 với những tự sự khác thường về đề tài đồng tính. Sau đó mọi người mới biết Lê Thị là bút hiệu của Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, từng nhận giải "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất" Viết Về Nước Mỹ 2005. Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại vùng Chicago, Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Bài mới viết là một đoạn Hồi Ký Hậu Chiến của một Bác sĩ Phẫu Thuật, mang tên “Thiên Lý và Vô Tận”.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới của ông được phổ biến đúng ngày đầu năm dương lịch 2014. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng chúc tác giả và bạn đọc, bạn viết một năm mới an lành.