Hôm nay,  

Bonfire Của Những Người Hùng

19/07/201800:00:00(Xem: 20407)
Tác giả: Trần Du Sinh

Bài số 5443-20-31251-vb5071918

 
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.

 
***
 

Đôi khi có những điều mình bỏ quên mà lại không nhớ là nó nên là một phần của cuộc sống. Đó là những giây phút thoải mái cùng đồng nghiệp mà không phải nói về công việc. Một đêm nhóm lửa bonfire ngoài biển chẳng hạn.

Lần đầu tiên tôi ra biển đốt lửa trại với đồng nghiệp người Mỹ. Họ là những sĩ quan Hải Quân trẻ mang lon từ thiếu uý cho tới đại uý. Không phải nói để khoe khoang, chứ họ ít nhất cũng thuộc top 10% cá nhân ưu tú của nước Mỹ. Ai cũng có bằng cử nhân từ những trường hạng khá trở lên, có lý lịch trong sạch ít nhất 7 năm và có sức khoẻ thuộc loại top 5% của nước Mỹ dành cho đồng trang lứa.

Theo thống kê của bộ nhân sự quân đội Mỹ, dân số Mỹ từ độ tuổi 17 tới 35 chỉ có từ 28 đến 30% đủ tiêu chuẩn gia nhập quân đội Mỹ về mặt sức khoẻ, 70% còn lại không đủ tiêu chuẩn đa phần do bệnh béo phì, lười vận động và bệnh tật. Đó là phần lính tráng nói chung, riêng phần sĩ quan thì chỉ có trên dưới 10% thanh niên nam nữ Mỹ từ độ tuổi 21 tới 29 đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và trình độ học vấn mà thôi.

Không phải ngẫu nhiên mà cựu đô đốc Hải Quân McRaven có bài phát biểu huyền thoại “Making your bed” ngang ngửa cựu tổng thống Obama về sức hút, khi về hưu lại được mời làm Viện Trưởng Viện Đại Học Texas. Gần đây lại có vị cựu đô đốc lai Nhật Bản là cựu tổng tư lệnh Thái Bình Dương- Harry Harris được mời làm Đại Sứ Hoa Kỳ ở Nam Hàn nhưng được Úc mời mọc. Điểm chung của hai vị cựu đô đốc Hải Quân này là rất tài ba, thông thái và có sức cuốn hút công chúng rất lớn.

So với bên Lục Quân-Army thì Đô Đốc 4 sao, tương đương với tướng 4 sao, lại có tài ngoại giao và chính trị nhỉnh hơn, ít nhất cũng hơn về nét thanh lịch, bởi Hải Quân vốn là ngoại giao quân sự. Trong cuộc đời binh nghiệp trên 20 năm thì họ đã đặt chân tới biết bao nhiêu quốc gia, trải nghiệm biết bao nhiêu nền văn hoá, và có mạng lưới bạn bè rất rộng.

Riêng về quân nhân Mỹ gốc Việt thì người mang cấp bậc cao nhất trong Hải Quân là Đại Tá Lê Bá Hùng, và bên Lục Quân là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt. Phải là những cá nhân kiệt xuất lắm mới lên được hàng Đề Đốc hay Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ. Với công nghệ Hải Quân hiện đại như tàu ngầm hạt nhân hay hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân thì một ngôi sao của Đề Đốc Hải Quân cũng đòi hỏi một tư chất rất đặc biệt và kiến thức rất rộng.

Quanh đốm lửa bonfire hôm nay là những gương mặt rất sáng. Andrew, một người Công Giáo gốc Ái Nhĩ Lan, tốt nghiệp Học Viện Hải Quân- Naval Academy. Andrew là đại uý xuất sắc nhứt trên tàu về tác phong, kiến thức và sự thông minh. Ai cũng nghĩ Andrew là ứng viên lên Đô đốc Hải Quân đầu tiên trong nhóm. Ai dè Andrew tuyên bố hắn sẽ xuất ngũ và theo đuổi sự nghiệp chính trị như Thượng Nghị Sĩ John McCain.

Nhân vật xuất sắc thứ hai là đại uý tốt nghiệp khoa quan hệ quốc tế của đại học đứng đầu về chuyên ngành này ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn- Georgetown University. Bryan, hắn là người đầu tiên được cả bọn chọn là sĩ quan tuyển bộ binh chủng vũ trụ (Space Force) sắp được thành lập, vì hắn có tài ăn nói và có thể chiêu dụ được những nhân tài về khoa học để tham gia binh chủng mới này.

Nhân vật thứ ba là thiếu uý Ian. Hắn từ Học Viện Không Quân- Air Force Academy chuyển qua. Hắn mém làm phi công nhưng không hiểu lý do gì mà hắn chuyển qua bên Hải Quân. Trước đây tôi nói đùa hắn là đối thủ đáng gờm của trung ý Mason, người mới qua đời vì tai nạn xe motor sau khi thi đậu vào khoá huấn luyện Navy Seal. Ian cũng đang tự huấn luyện mỗi ngày để thành Navy Seal như Mason. Nếu Mason là Alain Delon của Pháp thì Ian là Brad Pitt của Mỹ. Đôi khi tôi tự hỏi, tại sao Hải Quân Hoa Kỳ tại thu hút được rất nhiều “soái ca” vào làm sĩ quan đến như vậy ?

Ngồi xung quanh những người trẻ ưu tú, tôi bỗng thấy mình may mắn khi gia nhập cái câu lạc bộ sĩ quan này. Và lần đầu tiên tôi biết về một món ăn mới quanh đống lửa. Đó là món marshmallow nướng giòn rồi ép vào miếng bánh nướng cùng với thẻ sô-cô-la. Khi ép vào thì cục marshmallow chảy ra quyện với vị ngọt đắng của sô-cô-la và vị giòn ngọt thanh của miếng bánh quy nướng tạo nên một hỗn hợp ngon tuyệt cú mèo. Cả bọn già đầu rồi mà ai cũng hăm hở nướng Marshmallow như những trẻ thơ.

Ngồi nướng bánh trong cái lửa bập bùng, chúng tôi cùng kể về những câu chuyện về soái ca lady-killer Mason, người tình của hàng chục ‘hotgirl’ dưới biển Pacific Beach.

Tôi vẫn còn nhớ như in chiều thứ Sáu tuần trước. Bỗng có loa gọi họp mặt sĩ quan khẩn cấp, tôi ngỡ là chiến hạm nhận lệnh viễn chinh sớm.

Vào tới phòng họp thấy đại uý trưởng ban điều hành mắt đỏ hoe, tôi có linh tính về sự mất mát. Không gian như đặc quánh. Theo phép nhà binh, không ai được nói gì cho đến khi Hạm Trưởng tuyên bố điều gì chánh thức.

Vài phút trôi qua nặng như chì. Hạm Trưởng bước vào cùng hai sĩ quan CACO (Casualty Assistance Calls Officer), là sĩ quan đưa tin báo tử.

Hạm Trưởng nghẹn ngào nói:

- Trung Uý Mason đã qua đời. Anh mới bị tai nạn xe motorcycle.

Mấy ngày nay Mason không xuất hiện nhiều vì anh mới thi đậu vào khoá học sĩ quan Navy Seal và lo chuyện nộp hồ sơ. Anh bị tai nạn ngay dưới chân cầu Coronado mà bờ bên kia là trung tâm huấn luyện Navy Seal huyền thoại. Mason có ước mơ trở thành người hùng quốc gia như những anh hùng từng diệt trùm khủng bố Bin Laden.

Mãi tới giờ này tôi cũng không tin Mason đã ra đi vĩnh viễn, vì ai cũng có điều tốt đẹp khi nói về hắn. Thôi thì tạm tưởng tượng là hắn đi huấn luyện bí mật Navy Seal nên người ta dựng hiện trường giả để không ai còn biết hắn tồn tại trên cõi đời này.

Có những người đã chết nhưng vẫn tồn tại, nhưng cũng có người tồn tại mà như đã chết. Vô thường vậy thôi.

*

Lần đầu tiên trải nghiệm bonfire cũng những người Mỹ. Nếu ở Việt Nam mà những người như thế này chỉ ra biển nướng bánh ngồi ôn kỉ niệm thì chắc bị coi là hâm, vì chỉ cần hai đứa tụm lại thì đã là cuộc nhậu, còn khi đủ bốn tay thì có thể đã là một sòng bài. Âu đó cũng là nét khác biệt về văn hoá.

Bonfire của chúng tôi không phúng điếu, không khóc thương, chỉ là những kỉ niệm đẹp về một người sĩ quan trẻ vừa giã từ ước mơ phụng sự quốc gia.

 
Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
23/07/201817:07:55
Khách
Theo thống kê của Bộ Quốc Phòng thì chỉ tính từ 11 tháng 9 năm 2001 tới nay, đã có 110,000 quân nhân đã được nhận quy chế công dân Mỹ.

Riêng trong năm 2016, đã có hơn 5000 người đăng lính với hy vọng được trờ thành công dân Mỹ.

Tuy nhiên , vào tháng bảy năm nay 2018, báo chí Mỹ đăng tin Lục quân ( bộ binh) Hoa kỳ đang lặng lẽ giải ngũ những người gia nhập quân đôi với mục đích đươc có quốc tịch. Tuy không biết con số là bao nhiêu, nhưng theo các luật sư lo về di trú thì có hơn 40 trường hợp.
23/07/201814:49:31
Khách
7000 billions for bin ladden (Afghanistan) may be Ok, but I refer to talk to Taliban
first (they do not like this guy), I refer to keep Saddam to balance out Iran and avoid the vacuum (no mood to open the can full of worms IS, and others)
But keep the promise to the poor soldiers (no mood to blame the soldiers but the leaders)
--Sea là một chuyên gia y tế kiêm kỹ thuật viên dược phẩm từng đóng quân tại Hàn Quốc và nhận được hai huân chương thành tựu của quân đội. Cô nộp đơn xin nhập quốc tịch vào năm 2014, nhưng bị từ chối sau khi các quan chức di trú cáo buộc cô gian lận giấy tờ trong một đơn xin thị thực du học trước đó. Tuy nhiên, Sea tin rằng chứng chỉ cô nhận được thông qua một trường ngôn ngữ là hợp pháp.
Sea đăng ký nhập tịch thêm lần nữa vào năm 2016, nhưng tới nay chưa nhận được hồi âm. Sau khi xuất ngũ, cô không thể làm việc hợp pháp tại Mỹ và có thể bị trục xuất. Vụ kiện buộc chính phủ Mỹ phải sắp xếp cho Sea một buổi phỏng vấn nhập tịch và giải quyết đơn của cô trong vòng 20 ngày.

"Đơn xin nhập tịch của cô ấy đã chờ giải quyết hơn hai năm và cô ấy được phép hưởng quyền công dân. Họ đã không giữ lời", Sameer Ahmed, luật sư tại Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ ở phía nam California, đại diện của Sea, cho biết. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp từ chối bình luận về trường hợp này.

Đơn kiện của Sea nộp lên vào thời điểm quân đội Mỹ những tuần gần đây có động thái cho những người nhập cư xuất ngũ hàng loạt, dù họ đã mạo hiểm cả mạng sống tham chiến ở nước ngoài với hy vọng được nhập tịch.

Từ tháng 9/2001, gần 110.000 thành viên lực lượng vũ trang đã được cấp quốc tịch nhờ phục vụ trong quân đội Mỹ, theo Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, chương trình Lợi ích Quốc gia giúp đem lại quốc tịch cho người nước ngoài nhập ngũ cuối cùng đã bị ngừng lại.
23/07/201802:50:46
Khách
Nước Mỹ không có chế độ cưỡng bách quân dịch, nên muốn tuyển lính, chính quyền trả lương cao và cho nhiều quyền lợi hậu hĩnh. Hình chụp các trại quân đóng bên Iraq và Afghanistan cho thấy lính tráng được cho ăn uống ngon miệng và thừa mứa. Ngay cả sau khi giải ngũ, còn được chăm sóc y tế đến nơi đến chốn, được tài trợ giáo dục đầy đủ v...v...Cho nên nhiều thanh niên gia nhập quân ngũ cũng vì những lý do này, chớ có phải vì yêu nước mà đi lính đâu. Thêm nữa là nhiều người chưa có quốc tịch cũng hăm hở vào lính để hy vọng sau này có quốc tịch.

Đa số dân Mỹ mừng rỡ vì có người đi lính chết thay cho mình và con cháu mình, nên ngoài miệng - lip service- gọi họ là những "anh hùng".

Nói trắng ra là vậy.

Có thực tài gì mà đáng được gọi là anh hùng theo đúng nghĩa ? Đám khủng bố chỉ có chừng vài chục ngàn ở cả bên Trung Đông và Afghanistan, không có các đại cường giúp đỡ , không có máy bay, không có xe tăng, không có đại pháo, trong khi quân đội Mỹ thì có đầy đủ những vũ khí hiện đại nhất thế kỷ, kể luôn cả vệ tinh, ngân quỹ quốc phòng khổng lồ 700 tỷ đô la, ấy thế mà cả hơn 15 năm nay, vẫn còn bị sa lầy bên hai chiến trường Trung Đông và Afghanistan?!

Sự thực là thế.
22/07/201818:00:21
Khách
Lê Như Đức: Chú ở Mỹ lâu hơn tôi nên chắc chú phải hiểu về cách người Mỹ vinh danh quân nhân, họ gọi đó là 'hero' cho những người từ chiến trường về. Có những thị xã họ còn treo hình những người con của thị xã tham gia quân đội nữa. Khi tổng thống Mỹ hay bất cứ chính trị gia nào dự một buổi lễ tổ chức nơi công cộng hay chỉ là một trận thi đấu thể thao mà thấy quân nhân mặc quân phục, dù họ tham gia chào quốc kỳ hay không, thì những lãnh đạo này thường nói 'Thank you for your service' và gọi họ là 'hero'. Còn chú không coi họ là hero là tùy chú ('Đâu có phải ai gia nhập quân đội, phục vụ cho đất nước là tự nhiên trở thành người hùng?'). Đa số dân nhập cư sống bên lề dòng chánh đều không làm giống người Mỹ. Thí dụ, khi một tuyển mộ viên quân đội mặc quân phục ra phố thì thường những người nói câu 'Thank you for your service' là những người Mỹ hay sanh ở Mỹ, ít có người nhập cư nên chuyện chú không coi họ là anh hùng đâu có gì lạ ? Hơn nữa, tiểu bang Texas có rất nhiều quân nhân và họ ưu tiên cho cựu chiến binh rất nhiều. Nếu chú ở tiểu bang này mà nói như vậy thì coi như không đáng tranh luận thêm nữa. Xin chào.
21/07/201815:22:27
Khách
Trần Du Sinh:
Nếu bạn coi lại những gì tôi viết ngay từ lúc đầu sẽ thấy tôi không bao giờ viết “quá chừng mực” như bạn nghĩ đâu. Tôi không tệ đến nỗi đọc bài bạn mà “đã lạc đề” hay “không thấy thông điệp chính của bài viết” như bạn phê bình tôi đâu.
Bài viết về một nhóm thanh niên làm bonefire mà bạn tả: “ít nhất cũng thuộc top 10% cá nhân ưu tú của nước Mỹ” và “Ai cũng có bằng cử nhân từ những trường hạng khá trở lên, có lý lịch trong sạch ít nhất 7 năm và có sức khoẻ thuộc loại top 5% của nước Mỹ”. Lẽ dĩ nhiên độc giả phải tự hiểu trong nhóm này có bạn và bạn ít nhất cũng thuộc top 10% cá nhân ưu tú của nước Mỹ nên mới được gia nhập cái nhóm này.
Tôi học ra trường từ một đại học bán quân sự: Texas A&M University. Bạn tôi có rất nhiều người gia nhập mọi binh chủng trong khi học và khi ra trường mang lon chuẩn úy. Có người học rất khá, có người học bình thường và có người phải nhờ bạn bè kèm học rất nhiều. Nhóm tôi đang làm hiện phải gặp và báo cáo với ông Đại Tá Không quân xếp chúng tôi hàng tuần vì chúng tôi đang làm cho một chiếc máy bay quân sự. Trong nhóm tôi có nhiều thanh niên trẻ ra trường từ những trường không chút tiếng tăm. Xếp tôi ra trường cũng từ một trường trung bình. Nước Mỹ hiện đang tìm cách quân bình mọi thứ để cho mọi người, ngay cả những người bình thường có thể tham gia và xây dựng trong mọi nghành và mọi chức vụ, nam cũng như nữ.
Thật sự tôi không muốn phê bình chút gì về một nhóm thanh niên trẻ gia nhập quân đội mà bạn tự khoác vào họ cái danh xưng “người hùng”. Đâu có phải ai gia nhập quân đội, phục vụ cho đất nước là tự nhiên trở thành người hùng?
Nhưng khi tôi thấy bạn so sánh những thanh niên top 10% ưu tú này với “soái ca” Brad Pitt là khập khiễng vì tôi hiểu lộn soái ca là ca hát hay nên mới lên tiếng Brad Pitt nổi tiếng không nhờ ca hát mà nhờ đẹp trai và đóng phim không bằng Tom Hanks.. Sau nhờ bạn Quang cho biết soái ca từ tiếng Tàu là “đẹp trai” thì càng thấy cách so sánh các người hùng đẹp trai này lại càng khập khiễng hơn vì có rất nhiều thanh niên đẹp trai nhưng không có chút gì kiến thức và tài năng cả.
Bạn Việtnam có phê bình “soái ca” là từ VC. Bạn cho chúng tôi chụp mũ bạn CS. Nói dùng từ CS khác xa với nói bạn là VC. Tôi có nói nhiều lúc tôi cũng dùng lộn từ VC. Cái khác là tôi chấp nhận và sửa chứ không nói họ chụp mũ tôi CS. Bạn còn viết: “Riêng phần tôi phải thay đổi ngôn ngữ thì chắc tôi không làm được” và chúng tôi: ‘vạch lá tìm sâu”. Cuối cùng bạn còn nện thêm cái câu: Xưa nay ông bà mình có dạy 'Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe'' mà con cháu có người vẫn không chịu nghe.
Rồi chưa hết đã, giờ bạn còn hỏi ngược lại tôi: “Lẽ ra chú lớn hơn tôi 20 tuổi thì phải biết câu 'Biết thì thưa thốt...' rành hơn tôi”.
Đúng lắm. Tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều và tôi cũng biết cái câu “Biết thì thưa thốt..” rành hơn bạn nên mới nói bạn dùng cái câu này để phê bình mọi người, trong đó có tôi, nên mới phê bình lại là xấc láo và láo lếu. Bạn chỉ biết viết phê bình người “biết thì thưa thốt” thì phải biết nghe người phê bình lại chứ đừng hỏi lại “Chắc gì cách nói chuyện của chú với người trẻ hơn 20 tuổi như thế là đúng chừng mực?”.
Bạn ra đường đá người này, đấm người kia rồi bị người tức giận đánh lại. Thay vì sửa đổi bạn lại hỏi người: sao lại đánh tôi?
20/07/201804:56:22
Khách
Nghĩa của hai chữ " con dân" ở đây không có liên hệ gì đến quốc tịch chi cả nhá. Mà nó mang một ý nghĩa tình cảm để chỉ về những người trước kia sống dưới chế độ Cộng Hòa tự do, dân chủ ở Miền Nam. Nay phải tỵ nạn chính trị ở các nước ngoài. Những người này hoặc đã chuyển sang quốc tịch ở nước đang cư ngụ hoặc không / hay chưa. Vậy đó.

Đồng ý với bạn Lê Như Đức. Được lớn lên ở ngay thủ đô Sài gòn trước ngày bọn giặc cộng sản xâm lược vô, tôi chưa bao giờ nghe thấy hai chữ " soái ca" cả.
20/07/201804:25:40
Khách
Lê Như Đức: Lẽ ra chú lớn hơn tôi 20 tuổi thì phải biết câu 'Biết thì thưa thốt...' rành hơn tôi. Đằng này chú nói không chụp mũ nhưng lại kết luận 'nhiễm luôn cách nói láo lếu của VC'. Chắc gì cách nói chuyện của chú với người trẻ hơn 20 tuổi như thế là đúng chừng mực ?
20/07/201803:22:34
Khách
Trần Du Sinh: tôi đọc thấy chữ soái ca nên nghĩ là ca hát hay. Sau đó có người viết đó là chữ của VC nên mới ngỡ là của VC. Giờ đây bạn Quang giải thích ra nó là từ tiếng Tàu dịch ra nên chắc chắn nó là từ VC vì VC coi Tàu còn hơn bố mẹ chúng. Hiện nay chắc bạn cũng biết VC đang sửa soạn giao nước cho Tàu.
Bạn bị dị ứng vì lớn lên sau thời VC nên hễ ai nói bài viết của bạn có từ CS là bạn nhảy tưng tưng nói chụp mũ CS. Tôi lâu lâu cũng viết có vài từ CS và cũng bị sửa sai nhưng không hề nói chụp mũ này hay chụp mũ nọ. Tôi chưa nghe ai bên này nói đến hai chữ “soái ca”. Tuổi bạn còn thua tôi đến 20 năm nên đừng có viết cái câu xấc láo: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe'' mà con cháu có người vẫn không chịu nghe.
Tuổi của bạn chỉ đáng tuổi con của tôi thôi. Bạn lớn lên trong mái trường XHCN nhiễm luôn cách ăn nói láo lếu của VC.
20/07/201802:19:46
Khách
Doctin: Xin hỏi một câu: con cháu của bạn/anh/ông (xin lỗi vì bạn giấu tên) được sanh ra ở Mỹ là công dân Mỹ hay công dân của VNCH ? Quý vị có hiểu chữ 'công dân' (citizen) là gì không vậy ?
20/07/201802:13:44
Khách
"Khi đó chắc không còn con dân VNCH nào".

Mơ tưởng hão huyển của tặc quyền cộng sản. Và thấm vào óc của những người dân sống lâu năm với bọn chúng !

Hàng triệu những người Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn ở nước ngoài chắc không sinh con đẻ cái, tuyệt giống hêt?!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,319,186
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.