Hôm nay,  

đèn học trò…

18/09/202220:48:00(Xem: 3004)
04152022_IMG_2588
Lễ Trao Giải VVNM 2019

 

Không nhớ từ bao giờ, với tôi, đèn học trò là cột mốc thời gian vì mỗi ngày đi làm về đều lái xe ngang ngôi trường tiểu học ở gần nhà. Dĩ nhiên là chạy chậm lại dưới hai mươi dặm một giờ như quy định, và dừng hẳn khi có người cầm cái bảng “STOP” bước ra giữa đường chận xe cho học trò qua đường. Từng là hình ảnh lạ, chỉ thấy ở Mỹ khi mới đến Mỹ, nhưng theo thời gian quen mắt nên thấy bình thường. Rồi thấy thích như một niềm vui trong cuộc sống xa quê khi nhìn túm năm tụm ba những chú nhóc tan học cặp kè như thương nhau lắm nhưng chơi trò rắn mắt với nhau cũng liên tức thời. Những cô bé líu lo với nhau trên đường về nhà. Cô bé lọ lem nọ lại bắt bà ngoại hay bà nội gì đó đeo hộ cái ba lô để cô tung tăng chân sáo. Cậu nhóc Mỹ đen mập ù, nhìn cậu khó ai có thể nhịn được cười với mái tóc như kẹo bông gòn đen, gương mặt biết cười. Thế giới nhỏ hơn cây kẹo cậu ngậm trong miệng và hai tay thì bấm loạn xạ trên cái máy trò chơi điện tử say sưa. Bạn bè có hích vai cậu, cậu cũng không có phản ứng gì vì đang say kẹo và say game. Người qua đường tấp nập, xe nối đuôi nhau trên lộ, trời lạnh hay nóng, hoa hải đường đỏ rực nhà này, vàng ươm nhà nọ hoa cúc vàng hơn nắng, hay lá vàng theo gió cuốn mùa thu đi để đông về… tất cả không có trong mắt cậu, nếu có thì vạn vật phải biết tránh đường, nhường lối cho cậu đi qua cơn mê say kẹo với trò chơi điện tử.

 

Qua năm, mái tóc kẹo bông gòn của cậu xù rậm hơn, nhưng không thấy cậu ngậm cây kẹo trên miệng nữa mà thay bằng cây bút chì ngắn ngủ cỡ ngón tay cho đỡ ghiền, chắc mập quá rồi nên mẹ không cho ăn kẹo nữa, nhưng say trò chơi điên tử thì có phần công lực cao hơn năm ngoái vì bấm điệu nghệ hơn, uốn éo cơ thể phì nhiêu điệu nghệ hơn năm trước. Cô bé Mỹ đen có gương mặt quan toà của tôi năm nay không thấy nữa, cô bé nổi bật trong đám trẻ con tan trường vì sự nghiêm nghị trong từng bước chân, sự đăm chiêu suy nghĩ trên gương mặt sáng trưng, đôi mắt đẹp sau làn kính cận… tôi đoán cô bé về sau rất thích hợp với vị trí quan toà vì ngoài dáng vẻ nghiêm nghị của cô bé thì quần áo trên người cô không nhăn nhúm sau một ngày học như trẻ nhỏ, quần áo thẳng thớm như sáng đi học mới đáng nể một cô bé trời sinh ra để làm quan toà. Cô bé lớn thấy rõ sau mỗi mùa hè, và tựu trường năm nay không thấy cô bé nổi bật ấy nữa. Mong là cô đã tốt nghiệp tiểu học nên đi trường trung cấp chứ không có chuyện gì xảy ra với cô bé.

 

Năm nay, người đưa đám trẻ qua đường cũng đã thay đổi. Người mới năm nay là ông già Mỹ trắng, ông nhỏ con so với người Mỹ nhưng ông còn nhanh nhẹn lắm, đôi mắt rất lanh lợi quan sát xe cộ và quan sát cả đám trẻ để an toàn tuyệt đối cho công việc ông làm. Chợt nhớ đến bao người đưa trẻ qua đường ở cái trường học này. Rất lâu rồi là ông già Mỹ đen, chắc là thương binh nên chân ông đi cà nhắc, nhưng ông là hiện thân của hạnh phúc qua nụ cười. Ông tươi cười với lũ trẻ, với những người lái xe phải chờ đợi ông di chuyển chậm chạp vì thương tật. Ông hoàn thành công việc mỗi ngày khó khăn hơn người không bị thương tật, nhưng ông đã bù đắp lại sự chậm chạp của ông cho người qua đường bằng nụ cười mà ai cũng thấy ấm lòng, ai cũng biết ơn ông là người có tật nhưng không tàn, chắc ai ngồi trong xe mát rượi cũng nghĩ đến cái nóng ngoài trời đang làm nhễ nhãi mồ hôi một người thương tật nhưng không làm khó được người có tính thương người, yêu trẻ của ông.

 

 Sau ông là bà Mỹ trắng, già rồi đâu cần dữ tợn như bà. Bà này làm việc cũng rất nghiêm túc, chỉ là tính tình bà không được vui vẻ như ông già Mỹ đen. Bà quát những đứa trẻ không tập trung qua đường, bà vỗ đầu xe những người lái đam mê điện thoại nên lơi chân thắng, để cái xe hơi rướn lên một chút là bà đập đầu xe cái đùng, chỉ mặt người lái với sự nghiêm khắc vừa quá đáng, vừa mắc cười… Nhưng đến bà Mỹ đen sau bà thì người lái xe và học trò lại được cười kiểu khác vì bà to lớn đến mức bà đứng được trên đôi chân của bà đã là một kỳ tích. Bà không hề bước ra giữa đường để điều khiển giao thông bao giờ, chỉ đứng trong lề đường quơ quơ cái bảng STOP còn rớt lên rớt xuống, học trò lượm dùm chứ bà mà cúi xuống nhặt cái bảng thì sang năm bà mới đứng lên được. Chúng sẽ bị trễ một năm học.

 

Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”. Một mảnh văn hoá đưa trẻ qua đường trong văn hoá Mỹ đã tích tụ và làm thay đổi lối mòn tư duy người di dân đi qua trường học với phản xạ tự nhiên là nhìn đèn học trò có nhấp nháy hay không để lái xe tự nhiên hay phải giảm tốc độ.

Với ngôi trường tiểu học quen thuộc này, ngày nào chở đứa con lớn đến học lớp dự thính trước lớp một, chỉ học tới mười giờ sáng là về nên cha phải đổi việc làm để đón con về nhà rồi cha mới đi làm. Nay con đã đi dạy ở trường này trường nọ, tiểu bang này tiểu bang kia. Trong khi cha vẫn đi ngang qua ngôi trường mỗi ngày như chỉ để chờ một hôm đèn học trò thôi nhấp nháy để biết đã thêm một mùa hè xa quê, hôm đèn học trò nhấp nháy lại là thêm một mùa thu đi qua cuộc đời. Hôm thấy một người mới làm công việc duy trì văn hoá Mỹ, chỉ biết cầu nguyện cho người cũ được bình an với lòng biết ơn. Sao tựu trường năm nay bỗng rơi đâu mất những tham vọng trong lòng để nhường chỗ cho ước mơ hôm nào mới đến lượt mình cầm cái bảng STOP đứng ở ngã tư trường học này để đưa trẻ qua đường. Giấc mơ Mỹ không ngờ đơn giản khi hiểu được chữ “STOP” là dừng lại.

  

Nói vậy chứ không dễ đâu! Không biết ở đâu ra sao chứ nơi này, tôi xin cái việc lái xe buýt học trò từ khi còn trẻ đến nay vẫn không được vì một điều không được hoài với tôi là mười năm liên tục không bị giấy phạt của cảnh sát giao thông. Nhưng trung bình ở tuổi ba mươi thì mỗi năm vài cái vì tội lái xe quá tốc độ cho phép, tội vượt đèn đỏ khi gặp người cảnh sát khó tính, không chấp nhận lời cãi đèn vàng và xe tôi đã ở trong ngã tư nên tôi đi luôn, tội dừng xe không dừng hẳn trước bảng STOP… Tuổi bốn mươi bớt được tội quá tốc độ, tuổi năm mươi bớt thêm được tội dừng xe không dừng hẳn trước bảng STOP. Nhưng tuổi sáu mươi cũng không thoát được tội vượt đèn đỏ vì ăn ticket cảnh sát còn hơn thắng gấp để xe sau tông cho cái rầm, rồi gãy cổ hay vẹo cột sống? Nói tóm lại là hên-xui tùy người cảnh sát quyết định là đèn vàng hay đèn đỏ? Nhưng xui nhiều hơn hên nên lý lịch lái xe chỉ đạt được điều kiện thứ nhất trong hồ sơ xin lái xe học trò là mười năm lái xe không gây ra tai nạn nào, nhưng vẫn bị giấy phạt của cảnh sát thì vẫn bị từ chối đơn xin lái xe buýt học trò.

 

Không biết việc xin cầm cái bảng STOP để đưa học trò qua đường có khó như xin lái xe chở chúng đi học và đón chúng về nhà mỗi ngày. Rồi làm gì cho hết thời gian vì công việc chỉ có chừng một tiếng buổi sáng với một tiếng buổi chiều. Rồi làm gì cho hết thời gian với mùa hè đằng đẵng, cổng trường học nào cũng vắng tanh như chùa bà Đanh ở cái xứ biết “STOP” là dừng lại cũng chưa phải là đủ. Phải biết cầm cái bảng STOP đứng trước một trường học nào đó trong thành phố mình sống khi về già mới là đủ, là giữ gìn văn hoá bản địa. Thay vì cứ canh cánh trong lòng thêm một mùa hè xa quê, thêm một mùa thu đi qua cuộc đời…

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
22/09/202201:11:25
Khách
A sentimental piece with gentle humor. Great style.
20/09/202200:46:49
Khách
Cảm ơn nhiều. Bài viết của Tác Giả Phan rất thâm thuý và hay quá chừng!
Xin chúc Tác Giả Phan và gia đình được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và bình yên nhá.
Ptkd
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,351
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến