Tác giả: Lê Nguyễn Hằng
Bài số 5698-20-31505-vb8052619
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
***
Ngà lướt tới lướt lui trên cái iPhone để tìm những tấm hình mới chụp hôm đi thăm gia đình cậu con út ở căn cứ hải quân Rhode Island rồi đưa tôi xem.
Nhìn mấy tấm ảnh mà tôi không tin vào mắt mình. Trông cậu út Toàn đẹp trai và oai phong trong bộ quân phục Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ chụp với vợ và hai cô con gái, tôi không thể nào nhận ra đây chính là cậu bé mà tôi đã từng gặp nhiều lần trước đây.
Ngày xưa thỉnh thoảng đến nhà Ngà chơi, cứ thấy nó với mấy đứa bạn cùng lứa phóng vun vút trong xóm ngoài làng trên cái skate board là tôi hết hồn. Dù là trong khu gia cư, nhưng con đường khá rộng nên xe cộ cũng ngược xuôi như mắc cửi, tôi cứ nhắc Ngà là bảo cháu phải cẩn thận, nhưng Ngà cười nói: “Ối giào, trông vậy chứ chúng nó nhanh nhẹn và điều khiển cái ván trượt tài tình lắm, không sao đâu, bồ đừng lo.”
Thời gian thấm thoắt trôi, mới đó mà đã bốn chục năm, cậu bé nghịch ngợm ngày nào bây giờ đã là một Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ.
Ngà và tôi quen nhau năm 1968, thuở hai đứa cùng làm chung sở ở Saigon và đều mới có con đầu lòng.
Tôi còn nhớ, mỗi lần Ngà đi sanh con đều vượt biển mồ côi một mình vì Long, chồng của Ngà trong binh chủng Hải Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lúc nào cũng có “lý do chính đáng”, trốn việc quan đi ở chùa bằng cách đi tu nghiệp ở Mỹ. Thế là tội nghiệp bạn tôi một mình sinh nở và một mình nuôi con cho đến khi chồng về.
Ngà kể rằng…
Quen nhau năm 1962, khi đó Long sắp sửa chuẩn bị nhập ngũ, còn Ngà đang đi học. Thuở học trò nhiều mơ mộng, thỉnh thoảng mới trốn bố mẹ gặp chàng để cùng nhau lả lướt trên chiếc xe Honda chạy quanh thành phố, rồi tay trong tay tung tăng nơi vườn Tao Đàn thơ mộng, buổi chiều biến vào hẻm Casino ăn bún chả Đồng Xuân, bánh tôm Cổ Ngư, hay bánh cuốn Thanh Trì, no nê rồi là chui vào rạp xi nê gần đó.
Những giây phút bên nhau ấy, mọi thứ chung quanh đều là bóng mờ, thế giới là chỉ riêng của đôi tình nhân đang đắm trong hạnh phúc, khiến cho tình yêu của Ngà và Long càng ngày càng thắm thiết nhưng vẫn thật là trong sáng. Ngà đã xao lãng việc học và cứ suốt ngày mong đợi lần hẹn hò kế tiếp.
Rồi đến lúc Long phải từ giã Ngà để đi Nha Trang vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Những ngày ở quân trường, dù vất vả cực khổ, thỉnh thoảng Long vẫn lẩm nhẩm trong đầu những câu hát của Phạm Duy mà lòng cồn cào nhớ người yêu:
Trả lại em yêu, con đường học trò
Những ngày thủ đô tưng bừng phố xá
Chủ nhật uyên ương hẹn hò đây đó
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.
Ngà đã phải nói dối bố mẹ, xin đi với cô bạn học về thăm nhà ở Nha Trang, để đến dự lễ ra trường của Long. Lễ mãn khóa đã được tổ chức rất trang nghiêm và trọng thể. Trải qua những tháng huấn luyện gian khổ, nhìn Long khỏe khoắn, mạnh dạn, oai phong trong bộ lễ phục lúc làm lễ gắn lon, trông anh như thể đã sẵn sàng xông pha vào vùng lửa đạn hiểm nguy trên khắp nẻo đường quê hương để bảo vệ đất nước thân yêu, Ngà thấy tình yêu cho Long giờ đây còn pha thêm niềm tôn kính.
Hôm ấy là ngày hạnh phúc nhất của Ngà vì chỉ có Ngà đến dự lễ, điều này chứng tỏ Ngà là người con gái duy nhất của Long và Ngà nâng niu ấp ủ niềm tin này trong quả tim non nớt để có thể chịu đựng được niềm nhớ nhung nung nấu trong những ngày chàng tung hoành ngoài biển cả.
Ngà không còn đầu óc nào nghĩ đến chuyện học hành và hai người đã xin phép cha mẹ đôi bên cho làm đám cưới khi Long được về phép. Từ đó hai người nên duyên vợ chồng.
Những ngày lênh đênh ngoài khơi, nhiều khi Long trễ nải thư từ cho Ngà, chàng đều mượn bài hát Lính Mà Em của Anh Thy để làm hòa:
Tàu lắc lư làm sao viết thư tình,
Trăng đại dương không đủ viết thư đêm,
Nên thư muộn đừng trách lính mà em.
Rồi lần lượt ba cậu con trai ra đời. Toàn là con út và là một đứa trẻ dễ nuôi từ lúc sinh ra đến khi khôn lớn. Không khóc đêm, không đau ốm vặt vãnh. Khi lớn lên đi học Toàn không bao giờ bỏ lớp đi chơi theo lời rủ rê của bè bạn.
Lúc còn nhỏ, thỉnh thoảng khi Long được về phép là cậu bé Toàn ôm lấy bố hôn lấy hôn để, rồi đi giầy bốt đờ sô và đội mũ của bố, đứng trước gương ngắm nghía và hỏi bố mẹ: “Xem con có đẹp trai và oai như bố không? Lớn lên con sẽ đi lính giống bố đó.” Long xoa đầu con: “Chắc chắn là cái gì con cũng hơn bố rồi. Con hơn cha là nhà có phúc mà.”
Dịp nào bố về phép, Toàn cũng quấn quít bên chân rồi mấy bố con dẫn nhau đến công viên thả diều. Bố con đang thi nhau xem diều ai bay cao hơn thì bỗng Toàn bị tuột sợi dây và la chói lói: “Diều của con bay lên cao mất rồi bố ơi!” Mặt Toàn tiu nghỉu, buồn thiu trên suốt quãng đường về.
Hôm sau bố con rủ nhau đến hồ câu cá. Trong khi bố dùng con giun làm mồi thì Toàn làm tài khôn lấy cơm ngào với nước vò lại thành viên cho bố, thế mà cá cũng cắn câu. Thấy bố con trở về quần áo lem luốc, mà trên tay thằng Toàn chỉ xách lủng lẳng mấy con cá tép riu, Ngà giễu:
Ba con cá bằng ngón tay thế này thì ai ăn ai nhịn đây. Để tôi ra câu cá ở chợ về nấu cho bố con ông ăn còn rẻ hơn.
Long bảo:
Ai chả biết thế, nhưng bố con tôi đã có những giây phút hồi hộp, thú vị lắm. Mấy lần tưởng bắt được cá lớn mà lại trượt mất đó.
Long làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang, lâu lâu mới được nghỉ phép về Saigon một lần nên anh cố gắng dành hết những giờ phép ngắn ngủi, hiếm hoi với vợ con để bù đắp cho những ngày dài xa nhà, ở nơi trùng dương vạn dặm.
Khi hết phép, Long trở lại căn cứ với con kình ngư vùng vẫy, bọt tung trắng xóa đập vào mạn tàu. Buổi chiều khi hoàng hôn xuống, con tàu như đi trong màu sắc rực rỡ của cầu vồng và ngày tháng qua đi với những chuyến hải hành dài đằng đẵng nối tiếp nhau.
Thỉnh thoảng rảnh rỗi ngồi trên boong tầu với cảnh bao la giữa trời và nước, nhìn về xa xăm nơi vợ con đang yên lành, Long thầm bảo, nơi xa xôi kia chắc mẹ con nó đang ăn cơm tối. Nghĩ đến vợ con, cảm xúc dâng tràn, thương cho Ngà phải một mình vất vả vừa đi làm vừa chăm sóc đàn con và anh tự hứa lần về phép tới sẽ làm mọi điều cho vui lòng Ngà.
Khi những ngày cuối tháng 4 năm 1975 ập đến, may mắn lúc đó Long về Saigon công tác nên cả gia đình được sở làm của Ngà cho di tản sang Hoa Kỳ.
Dù bắt đầu cuộc sống mới với hai bàn tay trắng nơi xứ người nhưng Long không lo lắng thái quá vì anh đã vượt qua được bao thăng trầm của cuộc đời và thêm nữa anh có vài bằng cấp chuyên môn nhờ những lần đi tu nghiệp bên Mỹ. Vốn đã từng là chuyên viên cơ khí nên anh tìm được việc làm cho hãng sửa tàu ở San Francisco một cách dễ dàng và không phải lo về vấn đề sinh kế cấp bách như những gia đình Việt Nam di tản cùng thời gian đó.
Rồi ba đứa con trai lớn lên vùn vụt. Khi đi học, lúc nào Toàn cũng được điểm cao và có hạnh kiểm tốt. Thoáng một cái đã 18 tuổi và tốt nghiệp trung học.
Toàn xin phép bố mẹ được chọn hải quân làm binh nghiệp. Ngà đã trải qua những lo lắng và gian truân của cuộc đời vợ lính nên có ý bàn ra.
Nhưng Long đã ngồi xuống hỏi con cặn kẽ đủ điều và nói chuyện với con một cách nghiêm chỉnh “như hai người đàn ông” về bổn phận và trách nhiệm của một người lính hải quân mà lúc nào cũng phải tuân thủ với tất cả tấm lòng yêu nước, thương người và sự cẩn trọng vì lệnh ban ra có thể ảnh hưởng đến mạng sống của lính dưới quyền và những người dân vô tội; về chuyện phải xa nhà, có khi lênh đênh trên biển cả nhiều tháng liên tiếp không nhìn thấy đất liền, hoặc đến một nơi xa lạ rồi cô đơn dễ sa ngã… Con phải chuẩn bị tinh thần.
Toàn thưa rằng:
Từ thuở bé con đã có mộng hải hồ, muốn được đi đây đi đó. Lớn lên con thích đi lính, nhất là nhìn thấy bố, người con kính yêu oai phong trong bộ lễ phục hải quân màu trắng không một nếp nhăn và lúc nào cũng lấy Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm làm phương châm trong cuộc sống, con lại càng tôn sùng người lính Việt Nam Cộng Hòa hơn và quyết tâm theo bước chân của bố, hơn nữa con đã có anh lớn cũng trong Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ rồi mà.
Và một điều quan trọng nữa là ngày xưa còn bé, con vẫn nghe bố nói đi lính là thương nòi giống, nước nhà. Bây giờ con đã lớn khôn, con cũng muốn được góp phần giữ gìn đất nước đã bảo bọc gia đình mình và nuôi chúng con khôn lớn thành người hữu dụng. Bố con mình đều yêu thương nên muốn bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn và nơi ấp ủ dưỡng dục mình.”
Để được vào binh chủng Hải Quân, Toàn đã phải trải qua những cuộc tuyển lựa gay go về thể chất, học vấn và nhất là đạo đức. Thời gian huấn nhục ở trại Great Lakes Naval Training Center ở Illinois đã hướng dẫn về khả năng lãnh đạo, học thức, nghi lễ và huấn luyện về thể chất lẫn quân sự để Toàn trở thành một sĩ quan hải quân. Sau bốn năm huấn luyện tại Naval Academy, Toàn học thêm 2 năm lái máy bay. Ra trường, Toàn mang lon Thiếu Úy và đóng quân ở Seattle, tiểu bang Washington.
Trước khi ghi danh vào quân đội, Toàn đã có người yêu tên Helen, một cô bạn thuở trung học và cũng là hàng xóm. Khi Toàn cho cô ấy biết ý muốn đi lính của mình, cô ấy ủng hộ nhiệt tình nên Toàn đã yên tâm nhập ngũ.
Ngà đã trải qua nỗi cô đơn và vất vả của cuộc đời làm vợ lính nên khi Toàn ngỏ ý xin bố mẹ để cưới Helen, Ngà đã ngồi xuống trò chuyện rất thân tình với Helen. Ngà nói rằng: “Lấy chồng nhà binh, nhất là hải quân là chấp nhận chuyện chồng luôn ở xa vợ con. Người vợ cứ phải là trung tâm, là cột trụ lo toan mọi việc khi chồng vắng nhà. Nhiều khi mình phải sinh con và nuôi con một mình trong thời gian dài đằng đẵng mà không có bố mẹ, anh em và bạn bè thân thiết ở chung quanh giúp đỡ nên cảm thấy rất lẻ loi và đôi khi oán trách chồng. Nên khi chồng về phép, thật là một trời hạnh phúc. Sự xa vắng lâu ngày làm những giây phút gần gũi quý giá và tuyệt vời hơn.”
Helen đã ôm Ngà và rơm rớm nước mắt cám ơn bà mẹ chồng tương lai đã thông cảm và giúp nàng chuẩn bị tư tưởng trước khi bước lên xe hoa.
Rồi ngày ấy đã đến, Helen và Toàn hạnh phúc nắm tay nhau trong một tiệc cưới thân mật của hai gia đình. Helen đã theo chồng lên Seattle ở và xin được việc làm cho trường Đại Học Washington State trong khi Toàn tiếp tục sự nghiệp nhà binh, có khi đi tàu, có khi đi bay, chu toàn nhiệm vụ được giao phó.
Lấy nhau được hai năm thì Helen sinh con gái đầu lòng nên nghỉ việc ở nhà nuôi con. Sau đó bé gái thứ hai ra đời trong một gia đình êm đềm hạnh phúc mặc dù bố hay vắng nhà.
Helen là một cô gái da trắng nhưng suy nghĩ và hành động rất giống đàn bà Á Đông. Cô ấy rất hiền thục, dịu dàng, lúc nào cũng chăm lo cho chồng con và kính trọng gia đình nhà chồng. Thương chồng, Helen đã nhờ mẹ Ngà chỉ dẫn, hay lên youtube tập nấu những món ăn Việt Nam, nào chả giò, phở, canh bún, thịt kho, cá kho, pha nước mắm… Helen đều làm được cả. Ngà đã nếm và công nhận là ngon.
Cũng như mẹ Ngà, Helen không bao giờ phàn nàn chuyện chồng vắng mặt trong những lần cô ấy sinh đẻ, ngày sinh nhật của vợ con, ngày nhập học cũng như ra trường của hai con gái, ngày chúng nó tham dự những buổi thi đua thể thao hay trình diễn văn nghệ…Helen chấp nhận mọi sự hy sinh mà không một lời than vãn để cho chồng được toại nguyện giấc mộng hải hồ và làm tròn bổn phận của một quân nhân.
Ngoài những cuộc điện thoại nhìn thấy hình ảnh của mọi người, những ngày lễ Tết, Helen luôn nhớ gửi quà và chúc tụng bố mẹ chồng. Mỗi năm cả gia đình về California thăm bố mẹ hai bên một lần. Nếu không được thì Toàn mua vé máy bay mời ông bà nội các cháu qua thăm.
Tôn trọng sự hiểu biết và kinh nghiệm chiến trường của bố, thỉnh thoảng Toàn vẫn điện thoại xin ý kiến bố về một vài vấn đề quân sự hay nhân sự. Bố con chuyện trò rất tương đắc và Toàn rất hãnh diện có một người cha hiểu biết, rộng lượng và đạo đức.
***
Hiện tại Trung Tá Toàn đang phụ trách một lớp huấn luyện trong trường hải quân ở Rhode Island. Tính đến nay Toàn đã ở trong quân đội được 28 năm, còn dài hơn thời gian bố cháu ở trong Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Toàn cho biết vài năm nữa khi về hưu, cháu có thể vẫn làm huấn luyện viên cho Hải Quân vì họ rất cần; cháu cũng có thể ra cộng tác với một vài hãng tư hoặc có thể ở nhà “hầu hạ vợ con” trước khi hai cô con gái dời khỏi mái ấm ra tự lập hay có cuộc sống riêng.
Lòng yêu nước của gia đình bé nhỏ này thật đáng ca ngợi, bố đi lính bảo vệ biển đảo của Việt Nam Cộng Hòa, bây giở hai cậu con trai lại theo bước chân bố đi lính để bảo vệ quê hương thứ hai, đất nước Hoa Kỳ. Như thế, với hai cậu con trai đều là Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ, gia đình của Ngà đã trả ơn nước Mỹ thật hậu hĩnh.
Tôi luôn ngưỡng mộ và tri ân những viên cảnh sát, những lính cứu hỏa và những quân nhân mọi binh chủng vì họ đích thực là những anh hùng đã dũng cảm, hy sinh tối hậu bản thân, nhảy vào vùng lửa đạn, những nơi hiểm nguy để bảo vệ quốc gia, dân tộc và cả những người họ không hề quen biết.
Cầu xin cho những con người tuyệt vời này được an toàn trong khi thi hành công vụ, những việc làm cao quý mà họ yêu thích để phục vụ cho đời.
Lê Nguyễn Hằng
Bài số 5698-20-31505-vb8052619
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
***
Ngà lướt tới lướt lui trên cái iPhone để tìm những tấm hình mới chụp hôm đi thăm gia đình cậu con út ở căn cứ hải quân Rhode Island rồi đưa tôi xem.
Nhìn mấy tấm ảnh mà tôi không tin vào mắt mình. Trông cậu út Toàn đẹp trai và oai phong trong bộ quân phục Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ chụp với vợ và hai cô con gái, tôi không thể nào nhận ra đây chính là cậu bé mà tôi đã từng gặp nhiều lần trước đây.
Ngày xưa thỉnh thoảng đến nhà Ngà chơi, cứ thấy nó với mấy đứa bạn cùng lứa phóng vun vút trong xóm ngoài làng trên cái skate board là tôi hết hồn. Dù là trong khu gia cư, nhưng con đường khá rộng nên xe cộ cũng ngược xuôi như mắc cửi, tôi cứ nhắc Ngà là bảo cháu phải cẩn thận, nhưng Ngà cười nói: “Ối giào, trông vậy chứ chúng nó nhanh nhẹn và điều khiển cái ván trượt tài tình lắm, không sao đâu, bồ đừng lo.”
Thời gian thấm thoắt trôi, mới đó mà đã bốn chục năm, cậu bé nghịch ngợm ngày nào bây giờ đã là một Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ.
Ngà và tôi quen nhau năm 1968, thuở hai đứa cùng làm chung sở ở Saigon và đều mới có con đầu lòng.
Tôi còn nhớ, mỗi lần Ngà đi sanh con đều vượt biển mồ côi một mình vì Long, chồng của Ngà trong binh chủng Hải Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lúc nào cũng có “lý do chính đáng”, trốn việc quan đi ở chùa bằng cách đi tu nghiệp ở Mỹ. Thế là tội nghiệp bạn tôi một mình sinh nở và một mình nuôi con cho đến khi chồng về.
Ngà kể rằng…
Quen nhau năm 1962, khi đó Long sắp sửa chuẩn bị nhập ngũ, còn Ngà đang đi học. Thuở học trò nhiều mơ mộng, thỉnh thoảng mới trốn bố mẹ gặp chàng để cùng nhau lả lướt trên chiếc xe Honda chạy quanh thành phố, rồi tay trong tay tung tăng nơi vườn Tao Đàn thơ mộng, buổi chiều biến vào hẻm Casino ăn bún chả Đồng Xuân, bánh tôm Cổ Ngư, hay bánh cuốn Thanh Trì, no nê rồi là chui vào rạp xi nê gần đó.
Những giây phút bên nhau ấy, mọi thứ chung quanh đều là bóng mờ, thế giới là chỉ riêng của đôi tình nhân đang đắm trong hạnh phúc, khiến cho tình yêu của Ngà và Long càng ngày càng thắm thiết nhưng vẫn thật là trong sáng. Ngà đã xao lãng việc học và cứ suốt ngày mong đợi lần hẹn hò kế tiếp.
Rồi đến lúc Long phải từ giã Ngà để đi Nha Trang vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Những ngày ở quân trường, dù vất vả cực khổ, thỉnh thoảng Long vẫn lẩm nhẩm trong đầu những câu hát của Phạm Duy mà lòng cồn cào nhớ người yêu:
Trả lại em yêu, con đường học trò
Những ngày thủ đô tưng bừng phố xá
Chủ nhật uyên ương hẹn hò đây đó
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.
Ngà đã phải nói dối bố mẹ, xin đi với cô bạn học về thăm nhà ở Nha Trang, để đến dự lễ ra trường của Long. Lễ mãn khóa đã được tổ chức rất trang nghiêm và trọng thể. Trải qua những tháng huấn luyện gian khổ, nhìn Long khỏe khoắn, mạnh dạn, oai phong trong bộ lễ phục lúc làm lễ gắn lon, trông anh như thể đã sẵn sàng xông pha vào vùng lửa đạn hiểm nguy trên khắp nẻo đường quê hương để bảo vệ đất nước thân yêu, Ngà thấy tình yêu cho Long giờ đây còn pha thêm niềm tôn kính.
Hôm ấy là ngày hạnh phúc nhất của Ngà vì chỉ có Ngà đến dự lễ, điều này chứng tỏ Ngà là người con gái duy nhất của Long và Ngà nâng niu ấp ủ niềm tin này trong quả tim non nớt để có thể chịu đựng được niềm nhớ nhung nung nấu trong những ngày chàng tung hoành ngoài biển cả.
Ngà không còn đầu óc nào nghĩ đến chuyện học hành và hai người đã xin phép cha mẹ đôi bên cho làm đám cưới khi Long được về phép. Từ đó hai người nên duyên vợ chồng.
Những ngày lênh đênh ngoài khơi, nhiều khi Long trễ nải thư từ cho Ngà, chàng đều mượn bài hát Lính Mà Em của Anh Thy để làm hòa:
Tàu lắc lư làm sao viết thư tình,
Trăng đại dương không đủ viết thư đêm,
Nên thư muộn đừng trách lính mà em.
Rồi lần lượt ba cậu con trai ra đời. Toàn là con út và là một đứa trẻ dễ nuôi từ lúc sinh ra đến khi khôn lớn. Không khóc đêm, không đau ốm vặt vãnh. Khi lớn lên đi học Toàn không bao giờ bỏ lớp đi chơi theo lời rủ rê của bè bạn.
Lúc còn nhỏ, thỉnh thoảng khi Long được về phép là cậu bé Toàn ôm lấy bố hôn lấy hôn để, rồi đi giầy bốt đờ sô và đội mũ của bố, đứng trước gương ngắm nghía và hỏi bố mẹ: “Xem con có đẹp trai và oai như bố không? Lớn lên con sẽ đi lính giống bố đó.” Long xoa đầu con: “Chắc chắn là cái gì con cũng hơn bố rồi. Con hơn cha là nhà có phúc mà.”
Dịp nào bố về phép, Toàn cũng quấn quít bên chân rồi mấy bố con dẫn nhau đến công viên thả diều. Bố con đang thi nhau xem diều ai bay cao hơn thì bỗng Toàn bị tuột sợi dây và la chói lói: “Diều của con bay lên cao mất rồi bố ơi!” Mặt Toàn tiu nghỉu, buồn thiu trên suốt quãng đường về.
Hôm sau bố con rủ nhau đến hồ câu cá. Trong khi bố dùng con giun làm mồi thì Toàn làm tài khôn lấy cơm ngào với nước vò lại thành viên cho bố, thế mà cá cũng cắn câu. Thấy bố con trở về quần áo lem luốc, mà trên tay thằng Toàn chỉ xách lủng lẳng mấy con cá tép riu, Ngà giễu:
Ba con cá bằng ngón tay thế này thì ai ăn ai nhịn đây. Để tôi ra câu cá ở chợ về nấu cho bố con ông ăn còn rẻ hơn.
Long bảo:
Ai chả biết thế, nhưng bố con tôi đã có những giây phút hồi hộp, thú vị lắm. Mấy lần tưởng bắt được cá lớn mà lại trượt mất đó.
Long làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang, lâu lâu mới được nghỉ phép về Saigon một lần nên anh cố gắng dành hết những giờ phép ngắn ngủi, hiếm hoi với vợ con để bù đắp cho những ngày dài xa nhà, ở nơi trùng dương vạn dặm.
Khi hết phép, Long trở lại căn cứ với con kình ngư vùng vẫy, bọt tung trắng xóa đập vào mạn tàu. Buổi chiều khi hoàng hôn xuống, con tàu như đi trong màu sắc rực rỡ của cầu vồng và ngày tháng qua đi với những chuyến hải hành dài đằng đẵng nối tiếp nhau.
Thỉnh thoảng rảnh rỗi ngồi trên boong tầu với cảnh bao la giữa trời và nước, nhìn về xa xăm nơi vợ con đang yên lành, Long thầm bảo, nơi xa xôi kia chắc mẹ con nó đang ăn cơm tối. Nghĩ đến vợ con, cảm xúc dâng tràn, thương cho Ngà phải một mình vất vả vừa đi làm vừa chăm sóc đàn con và anh tự hứa lần về phép tới sẽ làm mọi điều cho vui lòng Ngà.
Khi những ngày cuối tháng 4 năm 1975 ập đến, may mắn lúc đó Long về Saigon công tác nên cả gia đình được sở làm của Ngà cho di tản sang Hoa Kỳ.
Dù bắt đầu cuộc sống mới với hai bàn tay trắng nơi xứ người nhưng Long không lo lắng thái quá vì anh đã vượt qua được bao thăng trầm của cuộc đời và thêm nữa anh có vài bằng cấp chuyên môn nhờ những lần đi tu nghiệp bên Mỹ. Vốn đã từng là chuyên viên cơ khí nên anh tìm được việc làm cho hãng sửa tàu ở San Francisco một cách dễ dàng và không phải lo về vấn đề sinh kế cấp bách như những gia đình Việt Nam di tản cùng thời gian đó.
Rồi ba đứa con trai lớn lên vùn vụt. Khi đi học, lúc nào Toàn cũng được điểm cao và có hạnh kiểm tốt. Thoáng một cái đã 18 tuổi và tốt nghiệp trung học.
Toàn xin phép bố mẹ được chọn hải quân làm binh nghiệp. Ngà đã trải qua những lo lắng và gian truân của cuộc đời vợ lính nên có ý bàn ra.
Nhưng Long đã ngồi xuống hỏi con cặn kẽ đủ điều và nói chuyện với con một cách nghiêm chỉnh “như hai người đàn ông” về bổn phận và trách nhiệm của một người lính hải quân mà lúc nào cũng phải tuân thủ với tất cả tấm lòng yêu nước, thương người và sự cẩn trọng vì lệnh ban ra có thể ảnh hưởng đến mạng sống của lính dưới quyền và những người dân vô tội; về chuyện phải xa nhà, có khi lênh đênh trên biển cả nhiều tháng liên tiếp không nhìn thấy đất liền, hoặc đến một nơi xa lạ rồi cô đơn dễ sa ngã… Con phải chuẩn bị tinh thần.
Toàn thưa rằng:
Từ thuở bé con đã có mộng hải hồ, muốn được đi đây đi đó. Lớn lên con thích đi lính, nhất là nhìn thấy bố, người con kính yêu oai phong trong bộ lễ phục hải quân màu trắng không một nếp nhăn và lúc nào cũng lấy Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm làm phương châm trong cuộc sống, con lại càng tôn sùng người lính Việt Nam Cộng Hòa hơn và quyết tâm theo bước chân của bố, hơn nữa con đã có anh lớn cũng trong Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ rồi mà.
Và một điều quan trọng nữa là ngày xưa còn bé, con vẫn nghe bố nói đi lính là thương nòi giống, nước nhà. Bây giờ con đã lớn khôn, con cũng muốn được góp phần giữ gìn đất nước đã bảo bọc gia đình mình và nuôi chúng con khôn lớn thành người hữu dụng. Bố con mình đều yêu thương nên muốn bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn và nơi ấp ủ dưỡng dục mình.”
Để được vào binh chủng Hải Quân, Toàn đã phải trải qua những cuộc tuyển lựa gay go về thể chất, học vấn và nhất là đạo đức. Thời gian huấn nhục ở trại Great Lakes Naval Training Center ở Illinois đã hướng dẫn về khả năng lãnh đạo, học thức, nghi lễ và huấn luyện về thể chất lẫn quân sự để Toàn trở thành một sĩ quan hải quân. Sau bốn năm huấn luyện tại Naval Academy, Toàn học thêm 2 năm lái máy bay. Ra trường, Toàn mang lon Thiếu Úy và đóng quân ở Seattle, tiểu bang Washington.
Trước khi ghi danh vào quân đội, Toàn đã có người yêu tên Helen, một cô bạn thuở trung học và cũng là hàng xóm. Khi Toàn cho cô ấy biết ý muốn đi lính của mình, cô ấy ủng hộ nhiệt tình nên Toàn đã yên tâm nhập ngũ.
Ngà đã trải qua nỗi cô đơn và vất vả của cuộc đời làm vợ lính nên khi Toàn ngỏ ý xin bố mẹ để cưới Helen, Ngà đã ngồi xuống trò chuyện rất thân tình với Helen. Ngà nói rằng: “Lấy chồng nhà binh, nhất là hải quân là chấp nhận chuyện chồng luôn ở xa vợ con. Người vợ cứ phải là trung tâm, là cột trụ lo toan mọi việc khi chồng vắng nhà. Nhiều khi mình phải sinh con và nuôi con một mình trong thời gian dài đằng đẵng mà không có bố mẹ, anh em và bạn bè thân thiết ở chung quanh giúp đỡ nên cảm thấy rất lẻ loi và đôi khi oán trách chồng. Nên khi chồng về phép, thật là một trời hạnh phúc. Sự xa vắng lâu ngày làm những giây phút gần gũi quý giá và tuyệt vời hơn.”
Helen đã ôm Ngà và rơm rớm nước mắt cám ơn bà mẹ chồng tương lai đã thông cảm và giúp nàng chuẩn bị tư tưởng trước khi bước lên xe hoa.
Rồi ngày ấy đã đến, Helen và Toàn hạnh phúc nắm tay nhau trong một tiệc cưới thân mật của hai gia đình. Helen đã theo chồng lên Seattle ở và xin được việc làm cho trường Đại Học Washington State trong khi Toàn tiếp tục sự nghiệp nhà binh, có khi đi tàu, có khi đi bay, chu toàn nhiệm vụ được giao phó.
Lấy nhau được hai năm thì Helen sinh con gái đầu lòng nên nghỉ việc ở nhà nuôi con. Sau đó bé gái thứ hai ra đời trong một gia đình êm đềm hạnh phúc mặc dù bố hay vắng nhà.
Helen là một cô gái da trắng nhưng suy nghĩ và hành động rất giống đàn bà Á Đông. Cô ấy rất hiền thục, dịu dàng, lúc nào cũng chăm lo cho chồng con và kính trọng gia đình nhà chồng. Thương chồng, Helen đã nhờ mẹ Ngà chỉ dẫn, hay lên youtube tập nấu những món ăn Việt Nam, nào chả giò, phở, canh bún, thịt kho, cá kho, pha nước mắm… Helen đều làm được cả. Ngà đã nếm và công nhận là ngon.
Cũng như mẹ Ngà, Helen không bao giờ phàn nàn chuyện chồng vắng mặt trong những lần cô ấy sinh đẻ, ngày sinh nhật của vợ con, ngày nhập học cũng như ra trường của hai con gái, ngày chúng nó tham dự những buổi thi đua thể thao hay trình diễn văn nghệ…Helen chấp nhận mọi sự hy sinh mà không một lời than vãn để cho chồng được toại nguyện giấc mộng hải hồ và làm tròn bổn phận của một quân nhân.
Ngoài những cuộc điện thoại nhìn thấy hình ảnh của mọi người, những ngày lễ Tết, Helen luôn nhớ gửi quà và chúc tụng bố mẹ chồng. Mỗi năm cả gia đình về California thăm bố mẹ hai bên một lần. Nếu không được thì Toàn mua vé máy bay mời ông bà nội các cháu qua thăm.
Tôn trọng sự hiểu biết và kinh nghiệm chiến trường của bố, thỉnh thoảng Toàn vẫn điện thoại xin ý kiến bố về một vài vấn đề quân sự hay nhân sự. Bố con chuyện trò rất tương đắc và Toàn rất hãnh diện có một người cha hiểu biết, rộng lượng và đạo đức.
***
Hiện tại Trung Tá Toàn đang phụ trách một lớp huấn luyện trong trường hải quân ở Rhode Island. Tính đến nay Toàn đã ở trong quân đội được 28 năm, còn dài hơn thời gian bố cháu ở trong Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Toàn cho biết vài năm nữa khi về hưu, cháu có thể vẫn làm huấn luyện viên cho Hải Quân vì họ rất cần; cháu cũng có thể ra cộng tác với một vài hãng tư hoặc có thể ở nhà “hầu hạ vợ con” trước khi hai cô con gái dời khỏi mái ấm ra tự lập hay có cuộc sống riêng.
Lòng yêu nước của gia đình bé nhỏ này thật đáng ca ngợi, bố đi lính bảo vệ biển đảo của Việt Nam Cộng Hòa, bây giở hai cậu con trai lại theo bước chân bố đi lính để bảo vệ quê hương thứ hai, đất nước Hoa Kỳ. Như thế, với hai cậu con trai đều là Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ, gia đình của Ngà đã trả ơn nước Mỹ thật hậu hĩnh.
Tôi luôn ngưỡng mộ và tri ân những viên cảnh sát, những lính cứu hỏa và những quân nhân mọi binh chủng vì họ đích thực là những anh hùng đã dũng cảm, hy sinh tối hậu bản thân, nhảy vào vùng lửa đạn, những nơi hiểm nguy để bảo vệ quốc gia, dân tộc và cả những người họ không hề quen biết.
Cầu xin cho những con người tuyệt vời này được an toàn trong khi thi hành công vụ, những việc làm cao quý mà họ yêu thích để phục vụ cho đời.
Lê Nguyễn Hằng
Chúc quý bạn và tất cả độc giả muôn sự an lành.
Tiên
Đời vẫn còn đẹp trong muôn vàn may rũi của cuộc sống, cảm ơn chị thật nhiều.
binh, kể cả hai người vợ lính Hải Quân, từ mẹ chồng đến nàng dâu thật đăng trân trọng! Cám ơn chị LNHàng đã chia sẻ lại bằng một bài viết đầy chân tình.
Chúc tác giả luôn sn vui và hạnh phúc để tiếp tục đóng góp cho chương trình bảo tồn văn hoá Việt nơi Hải Ngoại.
Sài Gòn Cũ