Hôm nay,  

Đi Chơi Cancun, Mexico

06/08/201800:00:00(Xem: 16053)
Tác giả: Nguyễn Cao Thăng

Bài số 5458-20-31266-vb2080518

 
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới  của Thăng là một du ký mùa he2.

Cancun Mexico
Hình Cancun, Mexico.


* * *
 

Đã từ lâu thường nghe bà con khen đi Cancun bên Mễ rất vui, nên tôi bàn với gia đình đi đến đó một chuyến xem sao, nếu mình không đi thì khi nghe người ta nổ mình cũng không biết gì để nổ lại thì quê độ và mất mặt quá.

Tôi thường nói với vợ con rằng mỗi lần đi chơi là học được vài cái ngu, nên bà bề trên và xấp nhỏ đều chấp thuận.

Trước ngày đi khoảng hơn 2 tháng thì bà xã tôi bị bệnh, không biết vì thời tiết hay lý do gì mà bệnh cứ lai rai không khỏi. Cứ ho hắng, hắt hơi nên bả phải xin nghỉ ở nhà mất 2 hay 3 ngày.

Bỗng một hôm bà ấy tuyên bố không đi Cancun nữa, bố con ông đi đi.

Tôi nói là vé máy bay cũng như khách sạn ở Moon Palace đã book rồi, bây giờ không đi thì mất tiền uổng lắm, đồng thời đây cũng là thời gian gia đình nên quên hết mọi việc làm ăn, để dành cho nhau những giờ phút vui chơi thoải mái, nếu em không đi thì anh chắc rằng mấy đứa con sẽ không vui.

Mặc dù bà xã tôi có đi thì chỉ đứng ngó và giữ đồ cho bố con tôi, hoặc kiểm soát lại những thứ cần mang đi, hay trước khi ra khỏi khách sạn có quên thứ gì chăng.

Gần tới ngày mà bà ấy vẫn một mực không đi, mất tiền thì mất chứ không đi. Nhìn mấy đứa con buồn thiu làm tôi thêm bối rối, không biết nói gì hơn là bảo chúng cầu nguyện cho mẹ được khỏi bệnh và tuân theo khổ kế của bố: nếu mẹ kêu làm bất cứ cái gì thì cứ tươi cười mà làm.

Thật cũng may một tuần trước khi đi thì bà bề trên bỗng hết bệnh, nhưng tôi không dám hỏi rằng đi hay không. Vài hôm trước khi đi bà kêu mấy đứa đi chợ để mua quần áo và những thứ cần thiết cho chuyến du lịch, bố con tôi mở cờ trong bụng.

Tôi ở thành phố Wichita, nhưng vé máy bay đi tới Cancun từ Dallas sẽ rẻ hơn rất nhiều, cả gia đình sẽ tiết kiệm hơn 1 ngàn. Chúng tôi quyết định lái xe tới Dallas thăm thú vui chơi rồi mới lên máy bay. Dù đường xa 5 tiếng lái xe nhưng nếu có đi máy bay từ Wichita phải chuyển tiếp ở đây vài ba tiếng cũng mệt lắm.

Từ trước tới giờ có đi đâu xa tôi là người lái xe nhưng bà xã ngồi bên cứ lái tôi, bây giờ mấy đứa con đều có bằng lái rồi, nên tôi để chúng lái coi bà ấy phản ứng ra sao.

Tôi ngồi ghế sau cho mẹ con ngồi trước. Tôi thật thoải mái khi không phải mang trách nhiệm lái và có quyền nhận xét và phê bình tụi nhỏ, rồi kể kinh nghiệm lái xe xuyên bang và định hướng, như xa lộ số lẻ thì nó sẽ đi từ bắc xuống nam, xa lộ chẵn thì từ đông sang tây, cũng như xa lộ có 3 số là biết mình đang ở vòng đai thành phố cho interstate highway, còn tiểu bang thì hơi khác một chút...

Bọn trẻ rất vui khi biết được những điều này, đồng thời cũng là cơ hội điều tra về bố mẹ hồi còn thanh niên, vì phải ngồi trên xe 5 tiếng đồng hồ không thể trốn đi đâu được nên tôi phải "thật thà khai báo".

Chúng rất ngạc nhiên khi nghe chuyện tình không giống ai của chúng tôi.

Khi vừa tới khách sạn ở Cancun làm thủ tục check in, mấy em đẹp như tiên đã rót rượu mời khách, tôi cầm ly rượu bỗng cảm thấy đời mình lên hương. Nghe người ta nói tiên đẹp lắm nhưng tôi có gặp lần nào đâu mà biết.

Nhận phòng rồi chúng tôi quyết định đi ăn. Khi ngồi vào bàn thì nhân viên đứng đàng sau lễ phép hỏi ông uống gì, tôi lúng túng không biết trả lời làm sao. Tôi quên mất những gì người bạn đã chỉ khi đi ăn, mình ăn thịt bò hay heo hoặc hải sản thì nên gọi thứ rượu nào sẽ giúp món ăn của mình được ngon hơn.

Mặc dù trước đây đã 2 lần tôi đã đựơc bạn ở Bắc Cali dẫn đi thử rượu ở Napa, cứ trả 20 đồng thì họ đưa cho 3 hay 4 cái chip, mỗi một lần họ rót cho 1 ly là lấy 1 cái chip.

Có lần tôi vào chỗ thử rượu với đại gia Nam Cali ở Pechanga hết 30 đô một ly, vậy mà khi đụng chuyện tôi lại quên mọi thứ, thế có chán không.

Tôi đành gọi đại một ly cho xong chuyện, nhưng nào ngờ họ mang nguyên chai ra và hỏi có đúng thứ tôi yêu cầu không? Mấy mẹ con nó cứ chằm chằm nhìn tôi đóng vai đại gia làm cho tôi toát mồ hôi hột. Tôi ra vẻ sành rượu nên cũng nhấp một tí, sau đó ngước cổ lên để cho rượu bên dưới lưỡi để thử, vì người bạn của tôi là đại gia mỗi lần mua cả mấy két rượu đã chỉ tôi như vậy. Tuy không phân biệt ngon dở nhưng tôi cũng bày đặt gật gù, nói yes để bồi bàn rót vào ly.

Đồ ăn ở đây rất ngon nhưng tôi hơi tiếc tiền, tính ra đầu người 300 dollars một ngày đó là đã hạ giá 30 phần trăm rồi, bao gồm tiền phòng, ăn uống cả ngày, rượu bia thả giàn, nhưng con tôi chỉ uống nước lạnh nên tôi ráng uống rượu để gỡ vốn. Khốn nỗi mới được vài ly là tôi đã thấy say, đành về phòng làm một giấc. Lúc tỉnh dậy mở tủ thấy toàn là rượu nhưng tôi không dám đụng tới, vì có cảm tưởng trong rượu nó bỏ thuốc ngủ nên những lần sau đi ăn chỉ uống một hai ly cho giống người ta.

Tuy vợ con không nói ra để ngạo tôi, nhưng mỗi lần đi ăn là chúng nó mấp máy trên môi câu yes, yes ... no (no more) và tròng mắt thì chớp chớp, đảo qua đảo lại.

Tới đây không phải chỉ với mục đích ăn với uống, nên sau vài ngày tôi liền chuyển ra ở chỗ khác để đi chơi cho biết thế thái nhân tình.

Tôi đã tới Xcaret, nơi đây mỗi tối từ 7 tới 9 giờ tối có show thật hay. Show này tôi đã coi ở Las Vegas và Reno nhưng không thể so sánh được, vì nơi đây có giòng sông ngầm. Trước khi chúng tôi được xuống nước một nhân viên có hỏi tôi "ông 49 tuổi hay già hơn", tôi vênh mặt trả lời già hơn nhiều chứ, cứ tưởng có gì ưu tiên cho người già, ai ngờ nhân viên xin chữ ký của tôi để xuống đó có mệnh hệ gì họ không chịu trách nhiệm, làm mấy đứa con được một bữa cười thoải mái.


Khi tới Chicken itza tôi thấy tận mắt từ trên 2000 năm trước người Mayan đã tính được một năm có 365 ngày, máy tính điện tử ngày nay cũng tính tương tự như họ tính lúc trước, vũ khí chiến đấu của họ là đá và cây. Tôi đã đứng trên sân vân động, nơi mà họ chơi môn thể thao giống như đá banh. Họ không dùng chân mà dùng hông để chuyền banh.

Tôi cũng đã tới Tulum nơi người Mayan cổ xưa đã xây thành phố cuối cùng trước khi suy tàn. Nơi các vị quan lớn nhỏ của bộ lạc ở những căn nhà trên đồi gần bờ biển, còn dân nghèo thì chắc là màn trời chiếu đất.

Xứ sở này bị người Bồ Đào Nha xâm chiếm và cai trị thời gian rất lâu mà không hề khai phóng như người Pháp đối với dân VN.

Những con kỳ đà bò quanh tìm mồi một cách thong dong mà không thấy ai bắt ăn thịt như ở quê mình.

Show trên biển Jolly Roger Pirate Show giá 110 dollars cho 3 tiếng kể cả đồ ăn thức uống, tính ra thì qúa mắc cho người dân bản địa nên trên tàu toàn là khách du lịch.

Tôi cũng ra hòn đảo Isla Muejeres, nơi người ta nói là đẹp nhất của vùng đó, nước xanh và không có san hô nhưng nhiều rong biển quá, chỉ cách bờ khoảng 10 thước thì đã có đầy rong. Người đi ra biển thì rất đông nhưng họ không dám ăn uống nên hàng quán vắng như chùa bà Đanh.

Khi còn ở trại tị nạn Songkhla - Thailand tôi thấy ở đó thích hơn vì sóng lớn và không có rong biển như nơi đây.

Trong chuyến đi này tôi thấy dân bản xứ hầu hết nghèo nàn, người dân gốc da đỏ sống trong căn nhà khoảng 5 mét vuông, nhìn vào trong nhà không có gì đáng giá, không có đồ ăn dự trữ như bồ lúa, thúng khoai, vạt bắp... chắc họ phải kiếm miếng ăn hàng ngày như người cổ đại. Chung quanh nhà họ không hề thấy cây chuối, đu đủ, xoài hay những thứ ăn rau được như ở VN hay những xứ Á Châu khác.

Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy người Mễ ở đây thân hình rất nhỏ bé, chẳng mấy người tôi gặp ở đó mà cao lớn hơn tôi.

Người ta đi làm được khoảng 10 đồng một ngày, mà đi xe bus đã tốn hơn một đồng rồi.

Họ mua bánh từng cái, không dám vào nhà hàng ăn uống. Khi vào các khu thương mại chỉ thấy người đi ngó chứ không mua gì cả.

Tôi ghé vào tiệm ăn ở down town Cancun, một cô gái xinh đẹp mời vào.

Khi vào trong tôi mới biết đây là một nhà hàng có Aquarium, ngồi ở bàn ăn nhìn thấy cá heo và nhiều loại cá màu sắc xinh đẹp bơi trước mặt mình nhưng chỉ có lèo tèo vài người khách. Lúc tính tiền cũng chỉ hơn 100 dollars cho cả nhà, chắc mắc hơn gia đình tôi 6 người đi ăn phở bên Mỹ, mà riêng trái dừa tôi uống đã tốn 3.50 rồi.

Người ta không ăn thì không thể lớn con được, khi sang Mỹ có đầy đủ thức ăn và chất bổ nên mấy anh Mễ trở lên to con và tốt tướng hơn cha ông họ nhiều.

Những chỗ đi chơi để thăm thú hầu hết ở rất xa hotel, phải ngồi xe bus hơn 3 tiếng, tới đó coi được 2 tiếng rồi lại lên xe về, nếu người nào thích về lịch sử thì không nói làm gì, còn ngược lại thì sẽ buồn lắm.

Như vậy tôi thấy cái show ở Xcaret là nhất, ai cũng thích thú nó trong chuyến du lịch này.

Về đến nhà tôi mới có thời gian để suy nghĩ về cuộc sống: hiện nay vấn đề di dân rất khó khăn, nhiều người đã bị trục xuất về nước của họ. Nếu họ là những tội phạm mà bị trục xuất thì tôi ủng hộ hai tay hai chân, còn những người dân bình thường thì sao, những người Mễ đã làm những công việc người dân bản xứ Mỹ cũng như người định cư chính thức không chiụ làm như công nhân xây nhà cửa, đường sá; hái trái cây ở những nông trại... nếu không có họ thì giá thành tăng lên rất cao.

Tôi nhớ lúc mới qua Mỹ cũng đã từng đi hái trái cây theo năng xuất, phơi nắng cả ngày mà chỉ được 30 hay 40 đồng, nếu mọi người đòi phải trả theo lương giờ tối thiểu thì tương lai, trái táo chắc cũng không dám mua mà ăn.

Người dân Việt Nam rất may mắn được sang Mỹ thập niên 70, 80 và 90 với một số đáng kể là những cựu quân nhân VNCH hay làm việc với chính phủ Mỹ, nhưng cũng không ít người như tôi đựơc tới Mỹ với diện nhân đạo, các công xưởng cần nhiều nhân công nên rất nhiều người đã được job thơm.

Các công ty lớn nhỏ hiện nay đã thay đổi rất nhiều, người ta chỉ tính làm sao kiếm được nhiều tiền lời nên cái gì có thể đưa ra nước ngoài kiếm tiền nhiều cho hãng là họ đưa đi.

Thường mỗi tuần chúng tôi ra ngoài ăn để nói chuyện với các bạn bè ở các công ty khác nhau, để biết tình hình hiện tại. Tôi biết được bên Mễ họ trả lương rất thấp, vì bản tính người dân Mễ không chịu làm lâu cho một hãng; người ta có thể đi làm dùm...

Thí dụ hôm nay anh nhậu say sáng mai không đi làm được thì có thể nhờ một người bạn đi làm thế.

Hãng tôi làm bây giờ mở 1 chi nhánh bên Phillippines, họ có đưa một số người sang bên Mỹ để tập việc với chúng tôi, hãng yêu cầu nhân viên đưa họ đi ăn trưa, vì là người Á Châu với nhau nên tôi tình nguyện mỗi tuần 1 ngày trong vòng 3 tháng, đưa nhân viên đó đi ăn, để họ biết về nước Mỹ, hãng sẽ trả tiền ăn cho cả hai chúng tôi.

Những dịp như vậy tôi tìm hiểu về nước Phi cũng như chi nhánh hãng mình ở bên đó, mới biết được lương nguyên tháng của họ không bằng lương của nhân viên bên đây làm một ngày; họ phải làm 48 tiếng một tuần mà không dám kêu ca.

Cám ơn chính phủ và người dân Mỹ đã cho tôi định cư nơi đây và chọn là quê hương thứ hai, nếu không có cơ hội thì hôm nay chắc tôi đang đi "lao động vinh quang" nơi công trường cà phê hay cao su, hoặc mặt cắm xuống đất, đít chổng lên trời ở ruộng lúa để kiếm thực phẩm nuôi gia đình 1 vợ 4 con.

Nguyễn Cao Thăng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến