Tác giả: Chú Chín Ca Li
Bài số 4900-18-30600-vb6082616
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Ông nguyên là một sĩ quan QLVNCH, một chuyên viên về hưu, đang định cư ở Orange County. Bài viết mới nhân mùa Vu lan, là chuyện phỏng theo lời kể trong dân gian để tưởng nhớ đến các chiến sĩ vô danh VNCH đã hy sinh vì tổ quốc nhưng bị lãng quên theo thời gian. Câu chuyện nói về đứa cháu nội tuy sinh truởng ở Mỹ đã quyết tâm về VN tìm mồ mả của Ông Nội, một chiến sĩ QLVNCH đã chết trong một hoàn cảnh thật thương tâm.
“Mẹ à? Con đây.”
Có tiếng mẹ John reo lên mừng rở ở đầu dây.
“Con gọi ở đâu vây John?”
“ Con vừa về đến Luke Air Force Base ở Costa Mesa Arizona. Con dã xong asignement ở Afghanistan rồi nên được về nghỉ một tháng trước khi đi học khóa tham mưu ở Fort Buckner, Okinawa bên Nhật. Mai con về chơi. Nội khỏe không mẹ?”
John nghe văng vẳng tiếng bà nội ở background:
“Ai vậy? Có phải thằng John không con? Cho mẹ nói chuyện với nó.”
Rồi có tiếng Bà Nội xen vào điện thoại với giọng vui mừng, tiếng nói oang oang vì bà bà bị lảng tai:
“John hả con, Nội nhớ con quá.”
John cao giọng, la lớn trong điện thoại. Nói chuyện điện thoại với bà mệt lắm vì bà cứ “hả, hả ” hoài:
“Mai con về, Nội có khỏe không?”
“Khỏe gì…tuổi già mà con, nay đau mai bịnh, hôm nay lại bị đau cái đầu gối, đêm nào cũng thức trắng đêm ….”
Bà nội nói chưa hết câu đã nghe tiếng Mẹ John chen vào trong điện thoại:
“Má kỳ quá, vừa gặp nó đã than rồi….Con nè..Về sớm nhe con, Mẹ đổ bánh xèo cho ăn…”
Có tiếng cằn nhằn trong điện thoại rồi John phải nói chuyến với cả hai người một lượt.
John là cháu duy nhất trong gia đình nên được cưng chiều từ nhỏ. Tuy nay đã 26 tuổi, là Đại Úy US Army, nhưng John vẫn là thằng “cu Bin” trong gia đình như khi anh còn bé. John gia nhập West Point US Academy năm anh 18 tuổi, quyết chí theo đường binh nghiệp của Ông Nội, một thần tượng mà anh ngưỡng mộ qua lời kể lại của Bà Nội.
Nhiều lần John muốn Bà Nội kể chi tiết về cái chết của Ông Nội, nhưng lúc nào Bà cũng tìm cách tránh né như không muốn khơi dậy nỗi đau đã ngủ yên trong dĩ vãng.
Sau bữa cơm chiều, gia đình quay quần ở phòng khách. John cho cả nhà xem cuốn album hình lính của anh. Bà Nội thích lắm, chăm chú xem từng tấm hình một, thỉnh thoảng ngước nhìn hình Ông Nội trên bàn thờ lúc còn trẻ, trong bộ quân phục đại lể ngày tốt nghiệp. Bà tháo cặp kính để chùi mắt, rồi lau lại tròng kính bị lù mù hơi nước vì nước mắt. Hình ảnh của John trong quân phục làm Bà nhớ ông đến chảy nước mắt.
Bà nhìn hình người chồng bất hạnh trên bàn thờ mà nhớ về dĩ vãng. Đã đến lúc bà phải kể lại cho con cháu về cái chết của Đông. Chuyện thương tâm về người chồng vắn số, mà bà đã giữ kín hơn 40 năm qua.
Ngày 30 tháng 4, 1975 miền Nam sụp đổ. Bản án tử hình tập thể cho một chế độ được ban hành với lịnh đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh. Quân Lực VNCH giãy chết sau khi huyết mạch bị cắt đứt.
Rồi bức tranh di tản miền Trung được vẽ ra bằng máu và nước mắt của bao người dân vô tội, và của những người lính can cường vẩn ôm súng chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng rồi âm thầm gục ngã.
Tiếp theo là một cuộc vượt biên thảm khóc nhất trong lịch sử với giá phải trả bằng hằng trăm ngàn sinh mạng đã vùi sâu trong biển cả hoặc thân xác rã rời trong rừng sâu núi thẩm.
Ở miền Nam, quân đội trấn ải lưu đồn ở những vùng xôi hẻo lánh cũng bị bỏ rơi, tự bươn chải tìm lối thoát, đã trở thành mục tiêu cho địch trả thù trong lúc trong tay không một tất sắt.
Ông nội John thuở ấy 32 tuổi, Thiếu Úy Nguyễn Văn Đông, là Phân Chi Khu Trưởng trấn thủ một làng hẻo lánh ở tỉnh Bến Tre, bị cô lập hoàn toàn với Chi Khu và Tiểu Khu, chỉ có đường thủy là phương tiện di chuyển duy nhất để thoát thân. Đường bộ phải qua nhiều cầu, phà, và các trạm kiểm soát của địch.
Trong khi Phân Chi Khu Phó, Chuẩn Úy Lê Thanh, bố trí Trung Đội nghĩa quân tăng cường phòng thủ, Thiếu Úy Đông đang tập họp mọi người để tìm giải pháp nhanh chóng để giải tán mọi người trước khi địch có đủ thời gian điều động quân đội về xã.
BếnTre xưa nay nổi tiếng là vùng sắt máu, hận thù. Thủ đoạn trả thù cá nhân không thể tránh được một khi người lính Cộng Hòa không còn khả năng tự bảo vệ cho mình. Đông sợ một cuộc giải tán thiếu tổ chức sẽ làm lính náo loạn như đàn đàn rắn không đầu rồi trở thành mồi ngon cho đám diều hâu đang chực chờ. Trong lúc nầy, chỉ cần một tiếng súng nổ có thể tạo ra một cuộc thảm sát đẫm máu không cần thiết.
Sau cuộc thảo luận, Đông quyết định một mình anh sẽ ở lại căn cứ để cầm chân địch đồng thời mua thời gian cho các chiến hữu có thời gian đào tẩu.
Đông ra lịnh tất cả mọi người phải giải giới, thay quần áo dân sự, tuyệt đối không được giử vũ khí trong người. Tất cả súng ống, đạn dược, quân trang, quân cụ, quân dụng, được chất thành đống ngoài sân giữa thanh thiên bạch nhật. Nhân viên dân sự lặng lẽ giải tán trong trật tự. Các Nghĩa Quân và Địa Phương Quân là người địa phương đợi đêm về âm thầm lẫn trốn về nhà họ trong thôn xóm không gây một tiếng động.
Sáng sớm ngày hôm sau, Đông hạ cờ quốc gia, thay bằng lá cờ trắng và mở rộng các cổng rào sẵn sàng bàn giao Phân Chi Khu cho địch.
Anh cẩn thận xếp lá cờ quốc gia giấu kỹ vào trong áo.
Đông là một sĩ quan xuất sắc của quân đội VNCH. Từ một hạ sĩ quan anh đã được thăng cấp Thiếu Úy ở lứa tuổi ba mươi. Anh nổi tiếng là hung thần sát cộng và là cái gai nhức nhối trong da thịt địch. Mấy lần anh bị phục kích nhưng đều thoát khỏi trong khi địch để lại nhiều tổn thất.
Phân Chi Khu là căn cứ quân sự nằm chung với khu hành chánh xã, sát bên chợ, lúc bấy giờ chỉ là cái chợ nhỏ le ngoe mấy cái xạp phô và hai dãy phố bán tạp hóa, hủ tiếu cà phê, tiệm may, hớt tóc…
Hôm ấy chợ không nhóm nên vắng tanh. Tiếng động do con chó đói, vú móm lòng thòng, đang lục lạo kiếm ăn trong chợ làm ba người giật mình. Để đánh tan sự im lặng nặng nề, Chuẩn Úy Thanh chìa điếu thuốc lá đã mồi sẵn cho Đông rồi hỏi:
“Thiếu Úy tính sao, mình rút bằng các nào?”
“Chỉ còn lại ba đứa mình thôi thì cũng dễ. Mình đi đò về tỉnh an toàn hơn đi bộ, chú thấy sao, theo tôi chứ?”
“Dí nhiên vì xưa nay lúc nào em chẳng theo Thiếu Úy?”
Trung sĩ Bé Truyền Tin là đệ tử trung thành của Đông cũng tình nguyện đi theo về tỉnh để sau đó tìm cách trốn về quê ở Bạc Liêu.
Đông nhìn quanh không thấy một bóng người lai vãng, anh rỉ tai Thanh:
“Sáng sớm ngày mai đò mới chạy. Mình phải tìm chổ nào ẩn náu đêm nay. Khi về tỉnh, mình sẽ tìm cách gia nhập cùng các anh em Sư Đoàn 7 ở Mỹ Tho đang cố thủ.”
“Nhưng mình đã được lịnh …”
Đông quắc mắt nhìn Thanh:
“Lịnh gì kỳ cục, tôi không chấp nhận mình thua nhục nhả như thế nầy.”
“Nhưng Thiếu Úy còn có gia đình, có vợ có con đang trông đợi.”
Nghe đến vợ con, Đông thấy dau nhói. Anh cố xua đuổi những hình ảnh ủy mị để có thể tập trung tư tưởng vào việc làm sao thoát khỏi nơi nguy hiểm nầy.
Đợi đêm về, ba người lẻn vào trại cưa bên kia sông để trú qua đêm.
Trời chưa sáng bến đò đã tấp nập. Bọn Đông là những người cuối cùng bước xuống chiếc đò máy, chuyến đò duy nhứt đi tỉnh hàng ngày. Đông đảo mắt nhìn quanh và nhận ra vài người quen biết, nhưng họ đều tránh né ánh mắt của anh. Ba người lặng lẽ đi thẳng đến cuối tàu ở vị trí dễ quan sát nhất. Đông lúc nào cũng đề cao cảnh giác vì biết mình có rất nhiều kẻ thù trong bóng tối.
Sau cùng con tàu cũng rồ máy, từ từ rời bến, rồi chạy thẳng trên con sông nhỏ. Đông thở phào nhẹ nhõm.
“Đùng, đùng”
Bổng hai tiếng súng chỉ thiên nổ vang làm mọi người giật nẩy mình. Tuy dân chúng ở đây đã quen rồi với tiếng súng nhưng chưa bao giờ họ nghe tiếng súng nổ chát chúa bên tai. Mọi người nhốn nháo quay nhìn lại bến tàu. Đông nhận ra ngay hai tên du kích ôm súng đang ra dấu cho tàu quay đầu lại. Như một phản ứng tự nhiên, Đông bật người đứng dậy, tay chụp lấy khẩu súng colt mà lúc nào anh cũng mang bên người, nhưng anh bổng giật mình chợt nhớ ra là mình đã tự giải giới ngày hôm qua. Không một tất sắc trong tay anh vô cùng thất vọng.
“Tai họa đến rồi”, Đông nghĩ, cảm giác ớn lạnh chạy khắp người.
Giữa chiến trường bôm đạn anh không biết sợ là gì, nhưng hôm nay anh thấy mình hoàn toàn bất lực, không thể tự bảo vệ chính mình.
Tàu quay trở lại bến. Hai tên du kích hùng hổ bước xuống tàu chĩa súng vào hành khách quát to.
“Thiếu Úy Đông ra trình diện.”
Đông từ từ đứng dậy, một tay đè lên vai Chuẩn Úy Thanh như thầm bảo cứ ngồi yên, một tay dơ cao dấu hiệu đầu hàng, trong khi Trung Sĩ Bé còn đang nằm mọp dưới sàn tàu. Anh bước ra khỏi những kiện hàng hóa, những cần xé chồng chất, rồi đi thẳng lên mũi tàu. Hai tên du kích cập kè hai bên, cả ba người cùng bước ra khỏi tàu.
Đông đứng trên bến, hai tay bị kềm cứng, hất hàm ra hiệu như bảo anh tài công cho tàu chạy đi. Anh tài công ngơ ngác nhìn Đông rồi nhìn hai tên du kích, thấy chúng không có phản ứng gì, anh quay đầu tàu rồ máy chạy thẳng. Đông nhìn theo cho đến khi con tàu khuất sau rặng dừa nước ở khúc quanh mới chịu bước đi.
“Vĩnh biệt các em, chúc các em nhiều may mắn”
Hai tên du kích kè anh đến văn phòng xã mà bây giờ đã đổi chủ. Đi ngang sân trại chổ cột cờ, Đông cố đè nén phẩn uất đang trổi đậy trong lòng khi anh ngước nhìn lá cờ màu máu thay chổ cho lá cờ vàng. Mới hôm qua anh là chỉ huy trưởng nơi đây, bây giờ anh trở lại là một tên tù binh!
Phân Chi Khu vừa đổi chủ nên tấp nập kẻ ra người vào. Những tên du kích len lén liếc mắt nhìn anh, như ở anh có gì lạ lắm, họ phải nhìn cho được. Ngày nào chỉ nghe tên Thiếu Úy Đông là bọn nầy đã lủi mất vào bụi vào hang như đàn chuột nhắt.
Chủ Tịch xã là người mà Đông bàn giao Phân Chi Khu ngày hôm qua rất ngạc nhiên khi thấy Đông bị dẫn độ vào bởi hai tên du kích.Họ đưa nhau vào phòng bàn luận để Đông ngồi bên ngoài, bị canh chừng bởi hai tên du kích khác chỉa súng vào anh. Đông bồn chồn như đang ngồi trên lửa. Trong thời điểm nhiễu nhương nầy, chuyện sống chết dể như trở bàn tay, sinh mạng anh như chỉ mành treo chuông.
Những giây phút bất tận rồi cũng trôi qua. Hai tên du kích bước ra khỏi phòng họp, mặt hầm hầm nhìn Đông với cặp mắt hận thù rồi bỏ đi. Đông biết rằng mình vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
Trong khi ấy Chuẩn Úy Thanh đã an toàn về đến Biên Hòa. Anh tức tốc lẻn sang nhà gặp Nga, vợ của Đông. Tuy Đông là người miền Trung nhưng sinh sống ở Biên Hòa. Vợ anh dạy học ở đây. Nhìn thái độ hoảng hốt của Thanh, Nga linh cảm ngay là có chuyện không tốt đã xảy ra cho chồng mình. Chị kéo vội Thanh vào nhà, chụp lấy vai Thanh lắc mạnh hỏi với giọng nói run run:
“ Chú kể tôi nghe chuyện gì xảy ra? Anh Đông đâu rồi? Ảnh đâu?”
Thanh tìm lời giải thích sao cho Nga được an tâm:
“Ảnh vừa cứu em thoát chết hôm qua và đang trên đường về đó chị.”
“Sao ảnh không đi chung với chú?”
Thanh lúng túng tìm cách nói xuôi:
“Ảnh còn phải bàn giao Phân Chi Khu, chị cứ yên tâm.”
Đông được thả ra. Xưa nay anh không quen sống một mình nên cảm thấy cô đơn, lạc loài. Anh quyết định không trở lại bến tàu cũ vì sợ hai tên du kích vẫn còn lảng vảng đâu đây. Anh kín đáo lách mình sau những bụi cây, lần mò đi theo con đường mòn dọc bờ sông với hy vọng tìm được ghe thuyền đi khỏi nơi đây, nhưng anh đã thất vọng vì dân làng gặp anh chỉ khẻ gật đầu chào rồi làm ngơ. Vô cùng thất vọng anh nghĩ: “Có lẽ mình phải đi bằng đường bộ thôi”. Ý nghĩ nầy làm anh sinh lo.
Bỗng từ căn chòi nhỏ bên sông có tiếng động bất thường làm anh xoay lại. Cánh cửa nhích mở, một bàn tay với ra ngoài ngoắc ngoắc với giọng nói quen thuộc vọng ra:
“Thiếu Úy, Thiếu Úy dô.. dô.. dô đây”
Đông nhận ra giọng Tám Đen, anh lính nghĩa quân nói cà lâm của mình. Tám Đen kéo tay Đông vào nhà rồi khép vội cánh cửa phía sau. Sau giây phút thầy trò vui mừng gặp gỡ, Tám Đen cho biết hai tên chận bắt Đông hồi sáng là du kích ở xã kế bên, muốn lợi dụng trình trạng nhiễu nhương nầy để trả mối thù riêng. Nguyên do là ngày xưa Đông đã hạ sát mấy đồng đội của chúng trong một trận giao tranh, trong đó có cha của một trong hai đứa.
Tám Đen thổi lửa nấu cơm chiều để thầy trò cùng ăn qua loa trong lúc chờ đợi đêm về để Tám Đen bí mật bơi ghe đưa Đông đi tạm trú ở vùng Xóm Đạo đồng thời đợi chuyến đò đi về tỉnh lúc sáng sớm.
Kế hoạch được thực hiện như dự đoán. Cả hai đến ngã ba sông lớn lúc nửa đêm. Đông và Tám Đen ngồi im lìm trên chiếc ghe câu núp trong bụi bần rậm rạp, hút thuốc trong bóng tối đợi đò. Thỉnh thoảng ánh sáng diêm quẹt bùng lên và lập lòe những điếu thuốc cháy đỏ trong đêm đen.
Rồi tiếng máy tàu rì rì cũng đến, càng lúc càng to. Ánh đèn “manchon” trên tàu xuất hiện giữa dòng sông đen ngòm. Đông đốt đuốc lên làm hiệu cho tàu ghé rước khách.
Đợi Đông lên tàu xong, Tám Đen thở phào rồi tà tà bơi chiếc thuyền câu ngược dòng sông trở về nhà, trong lòng sảng khoái vì đã cứu được một chiến hữu đồng thời là cấp chỉ huy của mình.
Thuyền đi được mươi thước bổng Tám Đen giật mình vì mấy tiếng súng nổ vang dội trên sông từ chiếc đò máy.
Anh quay đầu nhìn lại. Con tàu như hốt hoảng, đang rồ máy thật to chạy như trối chết, để lại phía sau vùng khói xám. Dòng sông phẫn nộ, xoáy động dữ dội làm lắc lư chiếc ghe câu bé nhỏ của Tám Đen. Một nỗi hãi hùng đang xâm chiếm người anh. Anh lơi máy chèo trố mắt nhìn con tàu dần dần biến mất trong đêm rồi nghẹn ngào bật lên thành tiếng than trời:
“Trời ơi, chết Thiếu Úy tôi rồi”!
Tám Đen không còn sức để bơi chiếc ghe câu, anh ngồi đừ ra như chính anh đang chết!
Về đến nhà như người mất trí, ngày nào Tám Đen cũng thơ thẩn đi tới đi lui dọc bờ sông, mắt dăm dăm nhìn dòng nước chảy như tìm kiếm vật gì.
Ba hôm sau, dân chúng sống dọc hai bên bờ sông xì xào bàn tán vì chuyện mới xảy ra. Dòng sông như nhuộm đầy tử khí. Không ai dám tắm gội, chài lưới dưới sông, cả chuyện chèo ghe qua vùng ngã ba sông lớn.
Cái xác người trôi sông không ai thừa nhận, trôi lên, trôi xuống, theo con nước lớn nước ròng. Trẻ con chỉ chõ rồi bịt mũi chạy dài. Nếu chẳng may cái xác tấp vào bờ trước nhà ai, chủ nhà chùm mũi, dùng sào tre đẩy xác ra giữa dòng cho trôi đi chổ khác.
Tám Đen nghe tin tìm đến tận bờ sông vì muốn nhìn tận mắt cái xác người nằm úp mặt, cái áo màu xanh đậm và cái quần vải kaki vàng căn cứng trên thân xác sình chương. Anh như bị chết đứng lầm bầm trong miệng “Không thể nào lầm lẫn được rồi”!
Tám đen đứng tần ngần trên bờ sông thật lâu, không biết phải làm gì. Sau cùng, anh kính cẩn đưa tay chào theo quân cách rồi lủi thủi bỏ đi, thỉnh thoàng kéo tay áo chùi nước mắt. Anh vừa đi vừa khóc.
Tiếng đồn lan rộng đến tai các chiến hữu khác dưới sự chỉ huy của Đông. Họ ra tận bờ sông, rồi cũng như Tám Đen kính cẩn đưa tay chào, rồi cũng lặng lẽ bỏ đi, trong lòng bất nhẫn. Ngày nào khi thầy trò cùng chiến đấu bên nhau, sống chết có nhau, ngày nay sa cơ thất thế, thân ai nấy liệu, đến chuyện nhìn mặt nhau còn không dám, phải làm lén lút sợ sệt.
Xác chết tấp qua Xóm Đạo. Dân chúng động lòng thương. Ông tài công lái tàu tên Ba Lái nhờ Cha Sở xin chánh quyền cho phép vớt cái xác “ngụy” đem đi mai táng, viện lý do sức khỏe và ô nhiễm môi trường.
Trong khi ấy Nga vẫn ngày đêm trông đợi chồng về. Một tuần lễ trôi qua Đông vẫn bặt tin. Nga không thể ngồi yên được nữa, quyết định dẫn con về tỉnh tìm chồng.
Lúc bấy giờ bắt đầu thời kỳ tiếp quản, ngăn sông cách chợ, ngoại bất nhập, nội bất xuất nên di chuyển từ Sài Gòn về tỉnh là cả một vấn đề. Nhưng sau cùng hai mẹ con cũng về đến Bến Tre. Nga nghỉ tạm nhà người bạn rồi mò mẫm xuống bến tàu để thăm dò tin tức về Đông. Nhờ đã có lần về đây cách nay không lâu nên Nga không gặp khó khăn tìm gặp ông Ba Lái, người tài công chiếc đò định mệnh.
Ông Ba Lái giật mình khi Nga tự giới thiệu mình là vợ Thiếu Úy Đông. Ông vội kéo Nga vào một quán nước để tránh bị tai vách mạch rừng. Ông nhìn Nga với cập mắt thương hại. Trông Nga tiều tụy, viền mắt thâm sâu, đỏ hoe chứng tỏ đã trải qua nhiều đêm không ngủ và khóc nhiều. Ông thấy tội nghiệp, không nở khêu lại niềm đau mà mỗi khi nghĩ đến ông phải rùng mình. Ông nhìn Nga, chắc lưỡi, lắc đầu rồi rầu rĩ nói:
“Thôi chị về đi, anh đã yên mồ yên mả, không nên làm lộn xộn trong lúc nầy. Tốt nhất chị đi về lo cho tương lai của cháu. Đi đi!”. Ông nói như muốn đuổi.”
Nga nghe đến đây, biết ngay là những gì mình suy đoán đã xảy ra, nước mắt bổng tuôn trào rồi bật khóc. Thằng con trai ôm chặt vai mẹ rồi òa lên khóc theo. Ông Ba Lái chớp nhanh đôi mắt, chỉ sợ không cầm nỗi xúc động của mình khi nhìn mẹ con Nga, ông hít một hơi dài rồi thở ra thật mạnh trong khi quay đầu nhìn ra bến đò nhộn nhịp cốt tránh nhìn cảnh đau lòng. Ông khoác tay xua đuổi mấy đứa bé hiếu kỳ đang đứng trố mắt ra nhìn.
Ông Ba Lái dìu Nga lên chiếc xe lôi, lúc ấy người cô rã rượi như cái xác không hồn. Trước khi chia tay ông còn dặn dò Nga rất kỹ:
“Ngày nào khi yên ổn đời sống rồi thì chị về Giồng Nứa vùng Xóm đạo mà tìm tôi. Tôi hứa sẽ lo cho mồ mả của anh cho đến ngày chị trở lại.”
Chiếc xe lôi chuyển bánh, Nga quay nhìn ông Ba Lái với đôi mắt biết ơn cho đến khi bóng ông nhạt nhòa trong nước mắt lẩn nước mưa đầu mùa đang rơi lộp độp.
Nga đem con vượt biên, sống cuộc đời viễn xứ đã bốn chục năm mà tâm trí lúc nào cũng hướng về quê nhà, mong có có một ngày nào đó sẽ trở về thăm mộ người chồng bất hạnh. Thời gian trôi qua. Tất cả đã chôn vùi vào dĩ vãng
Nhưng John không thể để dĩ vãng bị chôn vùi sau khi nghe qua câu chuyện Bà Nội kể. Một mảnh lực vô hình thúc đẩy anh phải về Việt Nam để tìm cho được mộ ông Nội.
Khi John ngỏ ý mình thì được được gia tán đồng ngay. Ước mơ mà Nga ấp ủ bấy lâu nay tưởng như đã chết bổng dưng sống lại. Bà lên bàn thờ lấy xuống tấm hình thờ của Đông, cẩn thận mở cái khung sau rồi kéo ra ra tờ giấy trên ấy có ghi tên các địa danh,tên và địa chỉ những người mà bà quen biết thuở xưa, chỉ sợ quên đi với tuổi già. John sinh trưởng ở Mỹ, chưa bao giờ về Việt Nam nên những chi tiếc nầy sẽ giúp anh rất nhiều.
Ngày đi, John đốt nhan khấn vái trước bàn thờ ông nội và cầu xin ông phù hộ cho chuyến đi được thành công.
Khi đến Việt Nam, nơi đầu tiên John tìm đến là cái nhà xưa của ông Nội ở Biên Hòa. Theo lời diễn tả của John và địa chỉ ghi trên tờ giấy, anh tài xế xe ôm chạy loanh quanh khắp cù lao Bưởi mà không thấy giải phố sát bờ sông. Khu nầy đã bị giải tỏa từ lâu, và được thay thế bằng những biệt thự sang trọng. Không thất vọng John đi tìm nhà Chuẩn Úy Thanh ở khu nhà Ga Xe Lửa. Sau vài lần thăm hỏi John cũng tìm được nhà. Căn phố ngày xưa bây giờ là một mặt bằng, ba từng lầu đúc. Nghe tiếng chuông một người đàn ông trung niên, chững chạc, bước ra sân nheo mắt nhìn vì chói nắng. Ngạc nhiên, ông gở đôi kiến trắng xuống để nhìn cho kỹ. Có lẽ vì John trông giống Việt Kiều lại to lớn khác thường làm ông chú ý:
“Cậu tìm ai?”
“Dạ, cháu tìm Chuẩn Úy Thanh.”
Vẻ ngạc nhiên hiện rỏ trên nét mặt, ông vừa mở cổng rào, vừa kéo John vào sân nhà, thân thiện hỏi:
“Việt kiều Mỹ hả? Sao lại tìm tôi?”
“Dạ, cháu là cháu nội Thiếu Úy Đông.”
Thanh bật lên thành tiếng la to, mừng rỡ:
“Trời đất anh Đông chị Nga hả? Vô..Vô đây cháu..”
Ông kéo John vào trong nhà, quên bẵng anh tài xế xe ôm còn lơ gơ ngoài cổng, chưa ai trả tiền.
Theo lời kể của Thanh, ông là Việt kiều Úc. Từ lúc về hưu, hè nào ông cũng về ở Việt Nam ba bốn tháng để tránh cái lạnh ở Melbourne. May mắn thay, John tìm ông đúng lúc ông còn đang ở Việt Nam, như có một sự an bài vô hình nào đó. Thanh vổ vai John thân thiện, nói nửa chơi nửa thiệt:
“Đáng lý tôi về Úc lâu rồi, nhưng lần nầy không biết sao lại muốn ở thêm 2 tuần. Có lẻ anh Đông muốn tôi gặp cháu đó!”
Hôm sau hai ông cháu bao xe về quê tìm đến Phân Chi Khu nơi mà Đông và Thanh từng trấn thủ năm 1975. Thanh nôn nao muốn nhìn lại làng xưa nơi có bao kỹ niệm của chàng sĩ quan trẻ vừa tốt nghiệp, nhưng Thanh đã thất vọng khi thấy nơi đây đã biến thành một trụ sở ủy ban, cờ xí rợp trời màu máu lửa, người vô ra tấp nập. Thanh khoác tay cho tài xế chạy thẳng đi tìm nhà ông Ba Lái, người tài công lái tàu.
Tìm ông Ba Lái không phải là chuyện khó vì gia đình ông bây giờ là chủ hãng xe đò Tân Phước.
Ông Ba Lái tuổi đã 80 nhưng còn khỏe mạnh. Ông tiếp đón Thanh và John như quí khách, cho dọn bàn đải tiệc, gọi con cháu trong nhà giới thiệu từ người cùng quí khách với thái độ thật cung kính.
Theo lời kể lại cũa ông, từ ngày ông đứng ra gánh vác chuyện chôn cất Thiếu Úy Đông, gia đình ông gặp toàn những điều may mắn. Công chuyện làm ăn càng ngày càng phát đạt và gia đình ông khá giả luôn từ ngày ấy. Ông kể tiếp:
“Ông nhà linh lắm đó. Lúc thời bao quản tôi còn chạy đò máy nên nghèo khổ lắm, con cái nheo nhóc không đủ gạo mà ăn nên tôi nảy sinh ra ý định cầu xin ông nhà phù hộ cho. Từ đấy tôi làm gì được nấy, chuyên chở hàng hóa lên xuống tỉnh, lần nào cũng lọt khỏi mắt cú vọ của bọn Công An. Có nhiều món hàng quốc cấm nằm trơ trơ trước mắt mà bọn Thuế Quan cũng không nhìn thấy mới là điều lạ chứ! Sau nầy ghe tàu không còn xài nữa, tôi đổi qua ngề làm xe đò, làm ăn cũng khá lắm. Tôi thấy ông linh thiêng nên chỉ giùm cho nhiều người bị hoạn nạn để cầu xin. Họ đều được toại nguyện. Tiếng lành lan truyền rất nhanh, nay ở vùng nầy ai cũng biết đến ông.”
Sau bửa cơm trưa John và Thanh được đưa đi thăm mộ. Cả hai đều sửng sốt trước sự khang trang của ngôi mộ cẩn gạch bông, có hàng rào, có mái che lộng lẩy. Khi hỏi đến, ông Ba Lái cười rồi ông giải thích:
“Gia đình tôi và bà con ở đây kẻ góp công, người góp của đã xây lại mộ ông, để đền ơn ông đấy”.
John ôm lấy cái mộ của ông Nội, hảnh diện và vui mừng khôn xiết.
Năm sau, nhầm ngày rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu Lan, gia đình John gồm bốn người từ Mỹ về đây bày lễ vật làm lể trước ngôi mộ khang trang ở nghĩa trang Xóm Đạọ ở Giồng Tre một vùng nông thôn thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông Ba Lái mặc áo dài khăn đóng đứng hầu, tay ôm cái hộp vuông phủ bằng cái khăn lụa đỏ, trong lúc Bà Nội của John- Nga- đang quỳ lạy van vái trước mồ Thiếu Úy Đông.
Bổng Nga đứng dậy, bước đến trước mặt ông Ba Lái quì xụp xuống mà lạy ông. Ông Ba Lái hốt hoảng vội đỡ bà đứng dậy lúng túng nói:
“Sao bà làm kì vậy, sao lại lạy tôi?”
Bà kính cẩn chắp tay xá ông ba xá, rồi quay sang các con cháu, bà giải thích:
“Các con, đây là vị ân nhân của chúng ta, người đã chăm sóc mộ phần của Ba và Ông Nội các con bốn chục năm nay. Các con hãy quì xuống lạy ông để gọi là biết ơn biết nghĩa.”
Ông Ba Lái lại càng lúng túng hơn, vội vã đỡ mọi người đứng dậy, miệng không ngớt phân bua:
“Tôi không dám nhận đâu, tôi chỉ làm bổn phận của mình mà thôi.”
Đến lượt John, anh đốt một một nén hương rồi quì trước mộ phần của ông Nội khấn vái:
“Con thành kính dâng lên nén hương nầy để tỏ lòng yêu kính Ông Nội và để nói lên rằng sự hy sinh của Ông muôn đời được mọi người kính trọng, tổ quốc ghi ơn, và con cháu tôn thờ.”
John vừa khấn vái xong, ông Ba Lái tay ôm cái hộp bước tới bên John, đảo mắt nhìn xung quanh. Khi không thấy có ai xa lạ, ông run run mở cái nắp hộp phủ khăn nhiễu đỏ. Mọi người hiếu kỳ trố mắt nhìn bên trong. Đó là một lá cờ vàng ba sọc đỏ xếp gọn gàng, lá cờ mà ông đã tìm thấy trong áo của Đông lúc mai táng.
Ông Ba cẩn thận đóng nắp hộp lại rồi chậm rải nói:
“Tui đã bí mật cất giấu cái lá cờ nầy trong suốt 40 năm qua không cho ai biết, luôn cả vợ con tôi, vì nếu bị bắt gặp, gia đình tui sẽ bị nguy hiểm không biết đâu mà lường. Tôi coi đây như là một trách nhiệm mà ông nhà đã giao phó cho tôi để đền bù lại những ân huệ to lớn mà gia đình tôi đã nhận được. Hôm nay tui xin trao trả lại lá cờ định mệnh nầy cho người thừa kế, cháu John.”
Rồi ông Ba Lái trịnh trọng trao cái hộp cho John.
Mọi người đều sửng sốt, vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Không ai có thể ngờ được là ông Ba Lái đã bất kể mọi hiểm nguy đã lưu giử cái di sản vô giá nầy cho gia đình John. Lá cờ là một biểu tượng của một chế độ tuy không còn hiện hữu nữa nhưng muôn đời vẫn còn tồn tại trong lòng những người chiến sĩ quốc gia, lá cờ định mệnh mà Thiếu Úy Đông đã quyết tâm gìn giử ngày nào ông còn sống cũng như sau khi đã chết.
Hôm nay là ngày lễ Vu Lan, ngày gia đình được hợp nhất như ước vọng của Nga. Bao nhiêu uẩn khúc trong lòng mấy chục năm nay đã được giải tỏa làm mọi người cảm thấy vô cùng hồ hởi. Linh hồn Đông được thanh thản, không còn gì ràng buộc với cỏi trần gian, chắc chắn sẽ được siêu thoát về cỏi vĩnh hằng, để cùng hòa nhập với hồn thiêng sông núi.
Thiếu Úy Đông được ngậm cười nơi chín suối, nhưng còn bao nhiêu chiến sĩ VNCH vô danh khác đã hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc, thân xác chôn vùi trong những nấm mộ hoang lấp vội, hay xương thịt đã rã rời trong rừng sâu núi thẳm mà cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa nhận được một nén hương để siêu thoát linh hồn?
Chúng ta hảy cùng đốt lên một nén hương, hảy lắng sâu tâm hồn trong giây phút để tưởng nhớ đến các vị anh hùng vị quốc vong thân nầy.
Một đền thờ chiến sĩ trận vong
Chú Chín Cali
Bài số 4900-18-30600-vb6082616
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Ông nguyên là một sĩ quan QLVNCH, một chuyên viên về hưu, đang định cư ở Orange County. Bài viết mới nhân mùa Vu lan, là chuyện phỏng theo lời kể trong dân gian để tưởng nhớ đến các chiến sĩ vô danh VNCH đã hy sinh vì tổ quốc nhưng bị lãng quên theo thời gian. Câu chuyện nói về đứa cháu nội tuy sinh truởng ở Mỹ đã quyết tâm về VN tìm mồ mả của Ông Nội, một chiến sĩ QLVNCH đã chết trong một hoàn cảnh thật thương tâm.
* * *
“Mẹ à? Con đây.”
Có tiếng mẹ John reo lên mừng rở ở đầu dây.
“Con gọi ở đâu vây John?”
“ Con vừa về đến Luke Air Force Base ở Costa Mesa Arizona. Con dã xong asignement ở Afghanistan rồi nên được về nghỉ một tháng trước khi đi học khóa tham mưu ở Fort Buckner, Okinawa bên Nhật. Mai con về chơi. Nội khỏe không mẹ?”
John nghe văng vẳng tiếng bà nội ở background:
“Ai vậy? Có phải thằng John không con? Cho mẹ nói chuyện với nó.”
Rồi có tiếng Bà Nội xen vào điện thoại với giọng vui mừng, tiếng nói oang oang vì bà bà bị lảng tai:
“John hả con, Nội nhớ con quá.”
John cao giọng, la lớn trong điện thoại. Nói chuyện điện thoại với bà mệt lắm vì bà cứ “hả, hả ” hoài:
“Mai con về, Nội có khỏe không?”
“Khỏe gì…tuổi già mà con, nay đau mai bịnh, hôm nay lại bị đau cái đầu gối, đêm nào cũng thức trắng đêm ….”
Bà nội nói chưa hết câu đã nghe tiếng Mẹ John chen vào trong điện thoại:
“Má kỳ quá, vừa gặp nó đã than rồi….Con nè..Về sớm nhe con, Mẹ đổ bánh xèo cho ăn…”
Có tiếng cằn nhằn trong điện thoại rồi John phải nói chuyến với cả hai người một lượt.
John là cháu duy nhất trong gia đình nên được cưng chiều từ nhỏ. Tuy nay đã 26 tuổi, là Đại Úy US Army, nhưng John vẫn là thằng “cu Bin” trong gia đình như khi anh còn bé. John gia nhập West Point US Academy năm anh 18 tuổi, quyết chí theo đường binh nghiệp của Ông Nội, một thần tượng mà anh ngưỡng mộ qua lời kể lại của Bà Nội.
Nhiều lần John muốn Bà Nội kể chi tiết về cái chết của Ông Nội, nhưng lúc nào Bà cũng tìm cách tránh né như không muốn khơi dậy nỗi đau đã ngủ yên trong dĩ vãng.
Sau bữa cơm chiều, gia đình quay quần ở phòng khách. John cho cả nhà xem cuốn album hình lính của anh. Bà Nội thích lắm, chăm chú xem từng tấm hình một, thỉnh thoảng ngước nhìn hình Ông Nội trên bàn thờ lúc còn trẻ, trong bộ quân phục đại lể ngày tốt nghiệp. Bà tháo cặp kính để chùi mắt, rồi lau lại tròng kính bị lù mù hơi nước vì nước mắt. Hình ảnh của John trong quân phục làm Bà nhớ ông đến chảy nước mắt.
Bà nhìn hình người chồng bất hạnh trên bàn thờ mà nhớ về dĩ vãng. Đã đến lúc bà phải kể lại cho con cháu về cái chết của Đông. Chuyện thương tâm về người chồng vắn số, mà bà đã giữ kín hơn 40 năm qua.
*
Ngày 30 tháng 4, 1975 miền Nam sụp đổ. Bản án tử hình tập thể cho một chế độ được ban hành với lịnh đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh. Quân Lực VNCH giãy chết sau khi huyết mạch bị cắt đứt.
Rồi bức tranh di tản miền Trung được vẽ ra bằng máu và nước mắt của bao người dân vô tội, và của những người lính can cường vẩn ôm súng chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng rồi âm thầm gục ngã.
Tiếp theo là một cuộc vượt biên thảm khóc nhất trong lịch sử với giá phải trả bằng hằng trăm ngàn sinh mạng đã vùi sâu trong biển cả hoặc thân xác rã rời trong rừng sâu núi thẩm.
Ở miền Nam, quân đội trấn ải lưu đồn ở những vùng xôi hẻo lánh cũng bị bỏ rơi, tự bươn chải tìm lối thoát, đã trở thành mục tiêu cho địch trả thù trong lúc trong tay không một tất sắt.
Ông nội John thuở ấy 32 tuổi, Thiếu Úy Nguyễn Văn Đông, là Phân Chi Khu Trưởng trấn thủ một làng hẻo lánh ở tỉnh Bến Tre, bị cô lập hoàn toàn với Chi Khu và Tiểu Khu, chỉ có đường thủy là phương tiện di chuyển duy nhất để thoát thân. Đường bộ phải qua nhiều cầu, phà, và các trạm kiểm soát của địch.
Trong khi Phân Chi Khu Phó, Chuẩn Úy Lê Thanh, bố trí Trung Đội nghĩa quân tăng cường phòng thủ, Thiếu Úy Đông đang tập họp mọi người để tìm giải pháp nhanh chóng để giải tán mọi người trước khi địch có đủ thời gian điều động quân đội về xã.
BếnTre xưa nay nổi tiếng là vùng sắt máu, hận thù. Thủ đoạn trả thù cá nhân không thể tránh được một khi người lính Cộng Hòa không còn khả năng tự bảo vệ cho mình. Đông sợ một cuộc giải tán thiếu tổ chức sẽ làm lính náo loạn như đàn đàn rắn không đầu rồi trở thành mồi ngon cho đám diều hâu đang chực chờ. Trong lúc nầy, chỉ cần một tiếng súng nổ có thể tạo ra một cuộc thảm sát đẫm máu không cần thiết.
Sau cuộc thảo luận, Đông quyết định một mình anh sẽ ở lại căn cứ để cầm chân địch đồng thời mua thời gian cho các chiến hữu có thời gian đào tẩu.
Đông ra lịnh tất cả mọi người phải giải giới, thay quần áo dân sự, tuyệt đối không được giử vũ khí trong người. Tất cả súng ống, đạn dược, quân trang, quân cụ, quân dụng, được chất thành đống ngoài sân giữa thanh thiên bạch nhật. Nhân viên dân sự lặng lẽ giải tán trong trật tự. Các Nghĩa Quân và Địa Phương Quân là người địa phương đợi đêm về âm thầm lẫn trốn về nhà họ trong thôn xóm không gây một tiếng động.
Sáng sớm ngày hôm sau, Đông hạ cờ quốc gia, thay bằng lá cờ trắng và mở rộng các cổng rào sẵn sàng bàn giao Phân Chi Khu cho địch.
Anh cẩn thận xếp lá cờ quốc gia giấu kỹ vào trong áo.
Đông là một sĩ quan xuất sắc của quân đội VNCH. Từ một hạ sĩ quan anh đã được thăng cấp Thiếu Úy ở lứa tuổi ba mươi. Anh nổi tiếng là hung thần sát cộng và là cái gai nhức nhối trong da thịt địch. Mấy lần anh bị phục kích nhưng đều thoát khỏi trong khi địch để lại nhiều tổn thất.
Phân Chi Khu là căn cứ quân sự nằm chung với khu hành chánh xã, sát bên chợ, lúc bấy giờ chỉ là cái chợ nhỏ le ngoe mấy cái xạp phô và hai dãy phố bán tạp hóa, hủ tiếu cà phê, tiệm may, hớt tóc…
Hôm ấy chợ không nhóm nên vắng tanh. Tiếng động do con chó đói, vú móm lòng thòng, đang lục lạo kiếm ăn trong chợ làm ba người giật mình. Để đánh tan sự im lặng nặng nề, Chuẩn Úy Thanh chìa điếu thuốc lá đã mồi sẵn cho Đông rồi hỏi:
“Thiếu Úy tính sao, mình rút bằng các nào?”
“Chỉ còn lại ba đứa mình thôi thì cũng dễ. Mình đi đò về tỉnh an toàn hơn đi bộ, chú thấy sao, theo tôi chứ?”
“Dí nhiên vì xưa nay lúc nào em chẳng theo Thiếu Úy?”
Trung sĩ Bé Truyền Tin là đệ tử trung thành của Đông cũng tình nguyện đi theo về tỉnh để sau đó tìm cách trốn về quê ở Bạc Liêu.
Đông nhìn quanh không thấy một bóng người lai vãng, anh rỉ tai Thanh:
“Sáng sớm ngày mai đò mới chạy. Mình phải tìm chổ nào ẩn náu đêm nay. Khi về tỉnh, mình sẽ tìm cách gia nhập cùng các anh em Sư Đoàn 7 ở Mỹ Tho đang cố thủ.”
“Nhưng mình đã được lịnh …”
Đông quắc mắt nhìn Thanh:
“Lịnh gì kỳ cục, tôi không chấp nhận mình thua nhục nhả như thế nầy.”
“Nhưng Thiếu Úy còn có gia đình, có vợ có con đang trông đợi.”
Nghe đến vợ con, Đông thấy dau nhói. Anh cố xua đuổi những hình ảnh ủy mị để có thể tập trung tư tưởng vào việc làm sao thoát khỏi nơi nguy hiểm nầy.
Đợi đêm về, ba người lẻn vào trại cưa bên kia sông để trú qua đêm.
Trời chưa sáng bến đò đã tấp nập. Bọn Đông là những người cuối cùng bước xuống chiếc đò máy, chuyến đò duy nhứt đi tỉnh hàng ngày. Đông đảo mắt nhìn quanh và nhận ra vài người quen biết, nhưng họ đều tránh né ánh mắt của anh. Ba người lặng lẽ đi thẳng đến cuối tàu ở vị trí dễ quan sát nhất. Đông lúc nào cũng đề cao cảnh giác vì biết mình có rất nhiều kẻ thù trong bóng tối.
Sau cùng con tàu cũng rồ máy, từ từ rời bến, rồi chạy thẳng trên con sông nhỏ. Đông thở phào nhẹ nhõm.
“Đùng, đùng”
Bổng hai tiếng súng chỉ thiên nổ vang làm mọi người giật nẩy mình. Tuy dân chúng ở đây đã quen rồi với tiếng súng nhưng chưa bao giờ họ nghe tiếng súng nổ chát chúa bên tai. Mọi người nhốn nháo quay nhìn lại bến tàu. Đông nhận ra ngay hai tên du kích ôm súng đang ra dấu cho tàu quay đầu lại. Như một phản ứng tự nhiên, Đông bật người đứng dậy, tay chụp lấy khẩu súng colt mà lúc nào anh cũng mang bên người, nhưng anh bổng giật mình chợt nhớ ra là mình đã tự giải giới ngày hôm qua. Không một tất sắc trong tay anh vô cùng thất vọng.
“Tai họa đến rồi”, Đông nghĩ, cảm giác ớn lạnh chạy khắp người.
Giữa chiến trường bôm đạn anh không biết sợ là gì, nhưng hôm nay anh thấy mình hoàn toàn bất lực, không thể tự bảo vệ chính mình.
Tàu quay trở lại bến. Hai tên du kích hùng hổ bước xuống tàu chĩa súng vào hành khách quát to.
“Thiếu Úy Đông ra trình diện.”
Đông từ từ đứng dậy, một tay đè lên vai Chuẩn Úy Thanh như thầm bảo cứ ngồi yên, một tay dơ cao dấu hiệu đầu hàng, trong khi Trung Sĩ Bé còn đang nằm mọp dưới sàn tàu. Anh bước ra khỏi những kiện hàng hóa, những cần xé chồng chất, rồi đi thẳng lên mũi tàu. Hai tên du kích cập kè hai bên, cả ba người cùng bước ra khỏi tàu.
Đông đứng trên bến, hai tay bị kềm cứng, hất hàm ra hiệu như bảo anh tài công cho tàu chạy đi. Anh tài công ngơ ngác nhìn Đông rồi nhìn hai tên du kích, thấy chúng không có phản ứng gì, anh quay đầu tàu rồ máy chạy thẳng. Đông nhìn theo cho đến khi con tàu khuất sau rặng dừa nước ở khúc quanh mới chịu bước đi.
“Vĩnh biệt các em, chúc các em nhiều may mắn”
Hai tên du kích kè anh đến văn phòng xã mà bây giờ đã đổi chủ. Đi ngang sân trại chổ cột cờ, Đông cố đè nén phẩn uất đang trổi đậy trong lòng khi anh ngước nhìn lá cờ màu máu thay chổ cho lá cờ vàng. Mới hôm qua anh là chỉ huy trưởng nơi đây, bây giờ anh trở lại là một tên tù binh!
Phân Chi Khu vừa đổi chủ nên tấp nập kẻ ra người vào. Những tên du kích len lén liếc mắt nhìn anh, như ở anh có gì lạ lắm, họ phải nhìn cho được. Ngày nào chỉ nghe tên Thiếu Úy Đông là bọn nầy đã lủi mất vào bụi vào hang như đàn chuột nhắt.
Chủ Tịch xã là người mà Đông bàn giao Phân Chi Khu ngày hôm qua rất ngạc nhiên khi thấy Đông bị dẫn độ vào bởi hai tên du kích.Họ đưa nhau vào phòng bàn luận để Đông ngồi bên ngoài, bị canh chừng bởi hai tên du kích khác chỉa súng vào anh. Đông bồn chồn như đang ngồi trên lửa. Trong thời điểm nhiễu nhương nầy, chuyện sống chết dể như trở bàn tay, sinh mạng anh như chỉ mành treo chuông.
Những giây phút bất tận rồi cũng trôi qua. Hai tên du kích bước ra khỏi phòng họp, mặt hầm hầm nhìn Đông với cặp mắt hận thù rồi bỏ đi. Đông biết rằng mình vừa thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
Trong khi ấy Chuẩn Úy Thanh đã an toàn về đến Biên Hòa. Anh tức tốc lẻn sang nhà gặp Nga, vợ của Đông. Tuy Đông là người miền Trung nhưng sinh sống ở Biên Hòa. Vợ anh dạy học ở đây. Nhìn thái độ hoảng hốt của Thanh, Nga linh cảm ngay là có chuyện không tốt đã xảy ra cho chồng mình. Chị kéo vội Thanh vào nhà, chụp lấy vai Thanh lắc mạnh hỏi với giọng nói run run:
“ Chú kể tôi nghe chuyện gì xảy ra? Anh Đông đâu rồi? Ảnh đâu?”
Thanh tìm lời giải thích sao cho Nga được an tâm:
“Ảnh vừa cứu em thoát chết hôm qua và đang trên đường về đó chị.”
“Sao ảnh không đi chung với chú?”
Thanh lúng túng tìm cách nói xuôi:
“Ảnh còn phải bàn giao Phân Chi Khu, chị cứ yên tâm.”
*
Đông được thả ra. Xưa nay anh không quen sống một mình nên cảm thấy cô đơn, lạc loài. Anh quyết định không trở lại bến tàu cũ vì sợ hai tên du kích vẫn còn lảng vảng đâu đây. Anh kín đáo lách mình sau những bụi cây, lần mò đi theo con đường mòn dọc bờ sông với hy vọng tìm được ghe thuyền đi khỏi nơi đây, nhưng anh đã thất vọng vì dân làng gặp anh chỉ khẻ gật đầu chào rồi làm ngơ. Vô cùng thất vọng anh nghĩ: “Có lẽ mình phải đi bằng đường bộ thôi”. Ý nghĩ nầy làm anh sinh lo.
Bỗng từ căn chòi nhỏ bên sông có tiếng động bất thường làm anh xoay lại. Cánh cửa nhích mở, một bàn tay với ra ngoài ngoắc ngoắc với giọng nói quen thuộc vọng ra:
“Thiếu Úy, Thiếu Úy dô.. dô.. dô đây”
Đông nhận ra giọng Tám Đen, anh lính nghĩa quân nói cà lâm của mình. Tám Đen kéo tay Đông vào nhà rồi khép vội cánh cửa phía sau. Sau giây phút thầy trò vui mừng gặp gỡ, Tám Đen cho biết hai tên chận bắt Đông hồi sáng là du kích ở xã kế bên, muốn lợi dụng trình trạng nhiễu nhương nầy để trả mối thù riêng. Nguyên do là ngày xưa Đông đã hạ sát mấy đồng đội của chúng trong một trận giao tranh, trong đó có cha của một trong hai đứa.
Tám Đen thổi lửa nấu cơm chiều để thầy trò cùng ăn qua loa trong lúc chờ đợi đêm về để Tám Đen bí mật bơi ghe đưa Đông đi tạm trú ở vùng Xóm Đạo đồng thời đợi chuyến đò đi về tỉnh lúc sáng sớm.
Kế hoạch được thực hiện như dự đoán. Cả hai đến ngã ba sông lớn lúc nửa đêm. Đông và Tám Đen ngồi im lìm trên chiếc ghe câu núp trong bụi bần rậm rạp, hút thuốc trong bóng tối đợi đò. Thỉnh thoảng ánh sáng diêm quẹt bùng lên và lập lòe những điếu thuốc cháy đỏ trong đêm đen.
Rồi tiếng máy tàu rì rì cũng đến, càng lúc càng to. Ánh đèn “manchon” trên tàu xuất hiện giữa dòng sông đen ngòm. Đông đốt đuốc lên làm hiệu cho tàu ghé rước khách.
Đợi Đông lên tàu xong, Tám Đen thở phào rồi tà tà bơi chiếc thuyền câu ngược dòng sông trở về nhà, trong lòng sảng khoái vì đã cứu được một chiến hữu đồng thời là cấp chỉ huy của mình.
Thuyền đi được mươi thước bổng Tám Đen giật mình vì mấy tiếng súng nổ vang dội trên sông từ chiếc đò máy.
Anh quay đầu nhìn lại. Con tàu như hốt hoảng, đang rồ máy thật to chạy như trối chết, để lại phía sau vùng khói xám. Dòng sông phẫn nộ, xoáy động dữ dội làm lắc lư chiếc ghe câu bé nhỏ của Tám Đen. Một nỗi hãi hùng đang xâm chiếm người anh. Anh lơi máy chèo trố mắt nhìn con tàu dần dần biến mất trong đêm rồi nghẹn ngào bật lên thành tiếng than trời:
“Trời ơi, chết Thiếu Úy tôi rồi”!
Tám Đen không còn sức để bơi chiếc ghe câu, anh ngồi đừ ra như chính anh đang chết!
Về đến nhà như người mất trí, ngày nào Tám Đen cũng thơ thẩn đi tới đi lui dọc bờ sông, mắt dăm dăm nhìn dòng nước chảy như tìm kiếm vật gì.
Ba hôm sau, dân chúng sống dọc hai bên bờ sông xì xào bàn tán vì chuyện mới xảy ra. Dòng sông như nhuộm đầy tử khí. Không ai dám tắm gội, chài lưới dưới sông, cả chuyện chèo ghe qua vùng ngã ba sông lớn.
Cái xác người trôi sông không ai thừa nhận, trôi lên, trôi xuống, theo con nước lớn nước ròng. Trẻ con chỉ chõ rồi bịt mũi chạy dài. Nếu chẳng may cái xác tấp vào bờ trước nhà ai, chủ nhà chùm mũi, dùng sào tre đẩy xác ra giữa dòng cho trôi đi chổ khác.
Tám Đen nghe tin tìm đến tận bờ sông vì muốn nhìn tận mắt cái xác người nằm úp mặt, cái áo màu xanh đậm và cái quần vải kaki vàng căn cứng trên thân xác sình chương. Anh như bị chết đứng lầm bầm trong miệng “Không thể nào lầm lẫn được rồi”!
Tám đen đứng tần ngần trên bờ sông thật lâu, không biết phải làm gì. Sau cùng, anh kính cẩn đưa tay chào theo quân cách rồi lủi thủi bỏ đi, thỉnh thoàng kéo tay áo chùi nước mắt. Anh vừa đi vừa khóc.
Tiếng đồn lan rộng đến tai các chiến hữu khác dưới sự chỉ huy của Đông. Họ ra tận bờ sông, rồi cũng như Tám Đen kính cẩn đưa tay chào, rồi cũng lặng lẽ bỏ đi, trong lòng bất nhẫn. Ngày nào khi thầy trò cùng chiến đấu bên nhau, sống chết có nhau, ngày nay sa cơ thất thế, thân ai nấy liệu, đến chuyện nhìn mặt nhau còn không dám, phải làm lén lút sợ sệt.
Xác chết tấp qua Xóm Đạo. Dân chúng động lòng thương. Ông tài công lái tàu tên Ba Lái nhờ Cha Sở xin chánh quyền cho phép vớt cái xác “ngụy” đem đi mai táng, viện lý do sức khỏe và ô nhiễm môi trường.
Trong khi ấy Nga vẫn ngày đêm trông đợi chồng về. Một tuần lễ trôi qua Đông vẫn bặt tin. Nga không thể ngồi yên được nữa, quyết định dẫn con về tỉnh tìm chồng.
Lúc bấy giờ bắt đầu thời kỳ tiếp quản, ngăn sông cách chợ, ngoại bất nhập, nội bất xuất nên di chuyển từ Sài Gòn về tỉnh là cả một vấn đề. Nhưng sau cùng hai mẹ con cũng về đến Bến Tre. Nga nghỉ tạm nhà người bạn rồi mò mẫm xuống bến tàu để thăm dò tin tức về Đông. Nhờ đã có lần về đây cách nay không lâu nên Nga không gặp khó khăn tìm gặp ông Ba Lái, người tài công chiếc đò định mệnh.
Ông Ba Lái giật mình khi Nga tự giới thiệu mình là vợ Thiếu Úy Đông. Ông vội kéo Nga vào một quán nước để tránh bị tai vách mạch rừng. Ông nhìn Nga với cập mắt thương hại. Trông Nga tiều tụy, viền mắt thâm sâu, đỏ hoe chứng tỏ đã trải qua nhiều đêm không ngủ và khóc nhiều. Ông thấy tội nghiệp, không nở khêu lại niềm đau mà mỗi khi nghĩ đến ông phải rùng mình. Ông nhìn Nga, chắc lưỡi, lắc đầu rồi rầu rĩ nói:
“Thôi chị về đi, anh đã yên mồ yên mả, không nên làm lộn xộn trong lúc nầy. Tốt nhất chị đi về lo cho tương lai của cháu. Đi đi!”. Ông nói như muốn đuổi.”
Nga nghe đến đây, biết ngay là những gì mình suy đoán đã xảy ra, nước mắt bổng tuôn trào rồi bật khóc. Thằng con trai ôm chặt vai mẹ rồi òa lên khóc theo. Ông Ba Lái chớp nhanh đôi mắt, chỉ sợ không cầm nỗi xúc động của mình khi nhìn mẹ con Nga, ông hít một hơi dài rồi thở ra thật mạnh trong khi quay đầu nhìn ra bến đò nhộn nhịp cốt tránh nhìn cảnh đau lòng. Ông khoác tay xua đuổi mấy đứa bé hiếu kỳ đang đứng trố mắt ra nhìn.
Ông Ba Lái dìu Nga lên chiếc xe lôi, lúc ấy người cô rã rượi như cái xác không hồn. Trước khi chia tay ông còn dặn dò Nga rất kỹ:
“Ngày nào khi yên ổn đời sống rồi thì chị về Giồng Nứa vùng Xóm đạo mà tìm tôi. Tôi hứa sẽ lo cho mồ mả của anh cho đến ngày chị trở lại.”
Chiếc xe lôi chuyển bánh, Nga quay nhìn ông Ba Lái với đôi mắt biết ơn cho đến khi bóng ông nhạt nhòa trong nước mắt lẩn nước mưa đầu mùa đang rơi lộp độp.
Nga đem con vượt biên, sống cuộc đời viễn xứ đã bốn chục năm mà tâm trí lúc nào cũng hướng về quê nhà, mong có có một ngày nào đó sẽ trở về thăm mộ người chồng bất hạnh. Thời gian trôi qua. Tất cả đã chôn vùi vào dĩ vãng
***
Nhưng John không thể để dĩ vãng bị chôn vùi sau khi nghe qua câu chuyện Bà Nội kể. Một mảnh lực vô hình thúc đẩy anh phải về Việt Nam để tìm cho được mộ ông Nội.
Khi John ngỏ ý mình thì được được gia tán đồng ngay. Ước mơ mà Nga ấp ủ bấy lâu nay tưởng như đã chết bổng dưng sống lại. Bà lên bàn thờ lấy xuống tấm hình thờ của Đông, cẩn thận mở cái khung sau rồi kéo ra ra tờ giấy trên ấy có ghi tên các địa danh,tên và địa chỉ những người mà bà quen biết thuở xưa, chỉ sợ quên đi với tuổi già. John sinh trưởng ở Mỹ, chưa bao giờ về Việt Nam nên những chi tiếc nầy sẽ giúp anh rất nhiều.
Ngày đi, John đốt nhan khấn vái trước bàn thờ ông nội và cầu xin ông phù hộ cho chuyến đi được thành công.
Khi đến Việt Nam, nơi đầu tiên John tìm đến là cái nhà xưa của ông Nội ở Biên Hòa. Theo lời diễn tả của John và địa chỉ ghi trên tờ giấy, anh tài xế xe ôm chạy loanh quanh khắp cù lao Bưởi mà không thấy giải phố sát bờ sông. Khu nầy đã bị giải tỏa từ lâu, và được thay thế bằng những biệt thự sang trọng. Không thất vọng John đi tìm nhà Chuẩn Úy Thanh ở khu nhà Ga Xe Lửa. Sau vài lần thăm hỏi John cũng tìm được nhà. Căn phố ngày xưa bây giờ là một mặt bằng, ba từng lầu đúc. Nghe tiếng chuông một người đàn ông trung niên, chững chạc, bước ra sân nheo mắt nhìn vì chói nắng. Ngạc nhiên, ông gở đôi kiến trắng xuống để nhìn cho kỹ. Có lẽ vì John trông giống Việt Kiều lại to lớn khác thường làm ông chú ý:
“Cậu tìm ai?”
“Dạ, cháu tìm Chuẩn Úy Thanh.”
Vẻ ngạc nhiên hiện rỏ trên nét mặt, ông vừa mở cổng rào, vừa kéo John vào sân nhà, thân thiện hỏi:
“Việt kiều Mỹ hả? Sao lại tìm tôi?”
“Dạ, cháu là cháu nội Thiếu Úy Đông.”
Thanh bật lên thành tiếng la to, mừng rỡ:
“Trời đất anh Đông chị Nga hả? Vô..Vô đây cháu..”
Ông kéo John vào trong nhà, quên bẵng anh tài xế xe ôm còn lơ gơ ngoài cổng, chưa ai trả tiền.
Theo lời kể của Thanh, ông là Việt kiều Úc. Từ lúc về hưu, hè nào ông cũng về ở Việt Nam ba bốn tháng để tránh cái lạnh ở Melbourne. May mắn thay, John tìm ông đúng lúc ông còn đang ở Việt Nam, như có một sự an bài vô hình nào đó. Thanh vổ vai John thân thiện, nói nửa chơi nửa thiệt:
“Đáng lý tôi về Úc lâu rồi, nhưng lần nầy không biết sao lại muốn ở thêm 2 tuần. Có lẻ anh Đông muốn tôi gặp cháu đó!”
Hôm sau hai ông cháu bao xe về quê tìm đến Phân Chi Khu nơi mà Đông và Thanh từng trấn thủ năm 1975. Thanh nôn nao muốn nhìn lại làng xưa nơi có bao kỹ niệm của chàng sĩ quan trẻ vừa tốt nghiệp, nhưng Thanh đã thất vọng khi thấy nơi đây đã biến thành một trụ sở ủy ban, cờ xí rợp trời màu máu lửa, người vô ra tấp nập. Thanh khoác tay cho tài xế chạy thẳng đi tìm nhà ông Ba Lái, người tài công lái tàu.
Tìm ông Ba Lái không phải là chuyện khó vì gia đình ông bây giờ là chủ hãng xe đò Tân Phước.
Ông Ba Lái tuổi đã 80 nhưng còn khỏe mạnh. Ông tiếp đón Thanh và John như quí khách, cho dọn bàn đải tiệc, gọi con cháu trong nhà giới thiệu từ người cùng quí khách với thái độ thật cung kính.
Theo lời kể lại cũa ông, từ ngày ông đứng ra gánh vác chuyện chôn cất Thiếu Úy Đông, gia đình ông gặp toàn những điều may mắn. Công chuyện làm ăn càng ngày càng phát đạt và gia đình ông khá giả luôn từ ngày ấy. Ông kể tiếp:
“Ông nhà linh lắm đó. Lúc thời bao quản tôi còn chạy đò máy nên nghèo khổ lắm, con cái nheo nhóc không đủ gạo mà ăn nên tôi nảy sinh ra ý định cầu xin ông nhà phù hộ cho. Từ đấy tôi làm gì được nấy, chuyên chở hàng hóa lên xuống tỉnh, lần nào cũng lọt khỏi mắt cú vọ của bọn Công An. Có nhiều món hàng quốc cấm nằm trơ trơ trước mắt mà bọn Thuế Quan cũng không nhìn thấy mới là điều lạ chứ! Sau nầy ghe tàu không còn xài nữa, tôi đổi qua ngề làm xe đò, làm ăn cũng khá lắm. Tôi thấy ông linh thiêng nên chỉ giùm cho nhiều người bị hoạn nạn để cầu xin. Họ đều được toại nguyện. Tiếng lành lan truyền rất nhanh, nay ở vùng nầy ai cũng biết đến ông.”
Sau bửa cơm trưa John và Thanh được đưa đi thăm mộ. Cả hai đều sửng sốt trước sự khang trang của ngôi mộ cẩn gạch bông, có hàng rào, có mái che lộng lẩy. Khi hỏi đến, ông Ba Lái cười rồi ông giải thích:
“Gia đình tôi và bà con ở đây kẻ góp công, người góp của đã xây lại mộ ông, để đền ơn ông đấy”.
John ôm lấy cái mộ của ông Nội, hảnh diện và vui mừng khôn xiết.
*
Năm sau, nhầm ngày rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu Lan, gia đình John gồm bốn người từ Mỹ về đây bày lễ vật làm lể trước ngôi mộ khang trang ở nghĩa trang Xóm Đạọ ở Giồng Tre một vùng nông thôn thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông Ba Lái mặc áo dài khăn đóng đứng hầu, tay ôm cái hộp vuông phủ bằng cái khăn lụa đỏ, trong lúc Bà Nội của John- Nga- đang quỳ lạy van vái trước mồ Thiếu Úy Đông.
Bổng Nga đứng dậy, bước đến trước mặt ông Ba Lái quì xụp xuống mà lạy ông. Ông Ba Lái hốt hoảng vội đỡ bà đứng dậy lúng túng nói:
“Sao bà làm kì vậy, sao lại lạy tôi?”
Bà kính cẩn chắp tay xá ông ba xá, rồi quay sang các con cháu, bà giải thích:
“Các con, đây là vị ân nhân của chúng ta, người đã chăm sóc mộ phần của Ba và Ông Nội các con bốn chục năm nay. Các con hãy quì xuống lạy ông để gọi là biết ơn biết nghĩa.”
Ông Ba Lái lại càng lúng túng hơn, vội vã đỡ mọi người đứng dậy, miệng không ngớt phân bua:
“Tôi không dám nhận đâu, tôi chỉ làm bổn phận của mình mà thôi.”
Đến lượt John, anh đốt một một nén hương rồi quì trước mộ phần của ông Nội khấn vái:
“Con thành kính dâng lên nén hương nầy để tỏ lòng yêu kính Ông Nội và để nói lên rằng sự hy sinh của Ông muôn đời được mọi người kính trọng, tổ quốc ghi ơn, và con cháu tôn thờ.”
John vừa khấn vái xong, ông Ba Lái tay ôm cái hộp bước tới bên John, đảo mắt nhìn xung quanh. Khi không thấy có ai xa lạ, ông run run mở cái nắp hộp phủ khăn nhiễu đỏ. Mọi người hiếu kỳ trố mắt nhìn bên trong. Đó là một lá cờ vàng ba sọc đỏ xếp gọn gàng, lá cờ mà ông đã tìm thấy trong áo của Đông lúc mai táng.
Ông Ba cẩn thận đóng nắp hộp lại rồi chậm rải nói:
“Tui đã bí mật cất giấu cái lá cờ nầy trong suốt 40 năm qua không cho ai biết, luôn cả vợ con tôi, vì nếu bị bắt gặp, gia đình tui sẽ bị nguy hiểm không biết đâu mà lường. Tôi coi đây như là một trách nhiệm mà ông nhà đã giao phó cho tôi để đền bù lại những ân huệ to lớn mà gia đình tôi đã nhận được. Hôm nay tui xin trao trả lại lá cờ định mệnh nầy cho người thừa kế, cháu John.”
Rồi ông Ba Lái trịnh trọng trao cái hộp cho John.
Mọi người đều sửng sốt, vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Không ai có thể ngờ được là ông Ba Lái đã bất kể mọi hiểm nguy đã lưu giử cái di sản vô giá nầy cho gia đình John. Lá cờ là một biểu tượng của một chế độ tuy không còn hiện hữu nữa nhưng muôn đời vẫn còn tồn tại trong lòng những người chiến sĩ quốc gia, lá cờ định mệnh mà Thiếu Úy Đông đã quyết tâm gìn giử ngày nào ông còn sống cũng như sau khi đã chết.
Hôm nay là ngày lễ Vu Lan, ngày gia đình được hợp nhất như ước vọng của Nga. Bao nhiêu uẩn khúc trong lòng mấy chục năm nay đã được giải tỏa làm mọi người cảm thấy vô cùng hồ hởi. Linh hồn Đông được thanh thản, không còn gì ràng buộc với cỏi trần gian, chắc chắn sẽ được siêu thoát về cỏi vĩnh hằng, để cùng hòa nhập với hồn thiêng sông núi.
Thiếu Úy Đông được ngậm cười nơi chín suối, nhưng còn bao nhiêu chiến sĩ VNCH vô danh khác đã hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc, thân xác chôn vùi trong những nấm mộ hoang lấp vội, hay xương thịt đã rã rời trong rừng sâu núi thẳm mà cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa nhận được một nén hương để siêu thoát linh hồn?
Chúng ta hảy cùng đốt lên một nén hương, hảy lắng sâu tâm hồn trong giây phút để tưởng nhớ đến các vị anh hùng vị quốc vong thân nầy.
Một đền thờ chiến sĩ trận vong
Chú Chín Cali
========
Cảm ơn Chú Chín Cali nhắc nhở lỗi sai tên tác giả đã được sửa lại.
VB Admin