Tác giả: Y Châu
Bài số 3651-18--30141vb4102115
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Con đường Junipero, từ xa lạ trở thành thân quen, mỗi ngày tôi đi bộ, dẫn hai đứa con đến Jefferson Midle School; sau đó đến North-West College để học tiếng Anh. Hết giờ học thỉnh thoảng đi qua khu chợ Vĩnh Hảo trên đường Long Beach để mua những vật dụng cần thiết và tìm lại hương vị thân quen đã hơn nửa đời người, tìm lại cái quê mùa mộc mạc của miền sông nước Cữu Long. Đâu rồi cái ly cà phê, những món quà bánh ăn vặt từ sáng đến tối lúc nào cũng nghe tiếng mời gọi: miếng xôi, cái bánh,...
Những mảng cỏ ở công viên, góc đường, trước sân nhà, thỉnh thoảng điểm thêm những cây trắc bá diệp xanh ngát, cái ngọn như mũi tên nhọn hoắt, vươn cao... Đàn chim bồ câu tự do bay lượn, đậu thành từng hàng ngay ngắn trên những đường dây điện thẳng tấp; và cũng tự do thãi xuống lối đi bộ những đường tương tự, mà mọi người phải để ý né tránh!
Thành phố Thiên Thần, đã phát triển hằng mấy trăm năm, những ngôi nhà của cư dân, những nhà thờ, dinh thự được xây cất theo kiến trúc Gothic vẫn còn được gìn giữ trân trọng, bên cạnh là những kiến trúc tân kỳ sặc sỡ, giống như những chiếc hộp được chất chồng lên nhau. Đó là dấu tích lịch sử ghi lại những thăng trầm phát triển của thành phố (thành phố Los Angeles được thành lập năm 1781) chứng kiến những đợt di dân đầu tiên... Đang chứng kiến một đợt di dân mới nữa, là chúng tôi, lầm lũi mỗi ngày thêm cái chữ Anh, hầu hòa nhập vào cái xã hội mới với nhiều ước mơ, mộng mị.
Lớp ESL của chúng tôi đúng là "hợp chủng": có nam, có nữ, từ đầu xanh đến đầu bạc và đủ cả màu da chủng tộc. Còn thầy cô thì: một cô gốc người Africa, một ông thầy gốc Russia, một cô gốc Taiwan, một cô gốc Germany,... Do vậy nên giọng tiếng Anh có phần khác biệt, học trò lúc đầu rất khó khăn, rồi cũng quen. Nơi đây ngoài việc học Anh ngữ, tôi còn được học thêm nhiều thứ khác nữa. Có nhiều số phận khác vui ít buồn nhiều, lắm khi phải đánh đổi cả mạng sống của mình, để hiện diện ở cái lớp ESL đầy mộng mơ nầy. Học trò lúc nhập học thì đông đúc đầy kín lớp học nhưng ngày càng thưa dần, vì tìm được việc làm hay dời đi nơi khác. Đến khi nghỉ hè chỉ còn lại những học trò "chăm học", không tìm được việc làm, tuổi cao đã mỏi gối chùng chân vì đã trải qua những giông bão cuộc đời.
Trong số nầy, tôi quen được với chú Trang Kiên, (K. 4 TĐ, gốc Biên Hòa), là người từng trải, có kiến thức rộng đã giải đáp cho những nghi vấn mà lâu rồi tôi chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng: nước Mỹ tự do và quyền lợi của nước Mỹ, chuyện dân nhập cư và tình người,... Khi sống lâu ở xứ nầy rồi sẽ thấy sự vận hành, không có gì là bí mật khó hiểu cả!
Hợp Chủng Quốc Mỹ là một quốc gia rộng lớn, theo Tổng Thống Chế. Có một hành pháp rất mạnh, do Tổng Thống đứng đầu, được cử tri bầu trực tiếp; nhưng ngân sách do quốc hội kiểm soát, chuẩn chi. Cơ quan chánh quyền hỗ tương với nhau để điều hành quốc gia. Nhưng không phải lúc nào cũng vận hành như ý, lúc đó họ sẽ điều chỉnh lại trong tinh thần tôn trọng luật pháp.
Có một lần tôi hỏi chú là tôi muốn đi qua tiểu bang khác, chú nói:
- Đi khỏi California truớc sau gì cũng trở lại thôi! Đất lành chim đậu mà.
Tôi đến định cư khi trời vừa sang thu, nay đã vào hè. Không thấy cánh phượng rơi lã tả ở sân trường, không nghe tiếng ve sầu gọi bạn. Tôi đi Santa Ana, Sài Gòn Nhỏ Quận Cam. Xe chạy vào khu thương mại rộng lớn, có nhiều cửa hàng tên bằng chữ Việt, đan xen giữa những cửa hàng bằng tiếng Anh... Coi kìa "Thủ Đô Theater", hổng chừng còn thấy thêm "Hưng Đạo Theater",... khi đến gần thì không thấy quảng cáo những đoàn hát cải lương trình diễn như Dạ Lý Hương, Thanh Minh, mà trước rạp hát có treo quảng cáo, những hình ảnh nghệ sĩ tài danh: Thành Được - Út bạch Lan, Phượng Liên - Thanh Sang, Văn Chung... gần gũi thân thương, lại chỉ chiếu phim Mỹ, buồn hiu!
Sau đó ghé qua khu trường Beauty School College, chủ nhân là ông Diễm. Bỗng nhiên tôi cảm thấy thiếu cái gì đó, từ khi qua định cư ở đây, dễ dàng trở nên gắt gỏng, khó ưa! Rồi tôi qua khu dạy Barber (hớt tóc nam), biết đâu chừng gặp lại những người quen. Những học viên đều áo khoác màu trắng, nên không nhìn được ai cả. Tôi dợm chân bỏ đi, thì có người hỏi: - Ông tìm ai?
Chưa kịp trả lời, thì có một người bước tới lên tiếng:
- Có phải anh là YC hông? Tôi ngạc nhiên:
- Anh là ai mà rành tôi quá vậy? Rồi anh ta cởi áo choàng:
- Tui là Đời, lúc còn ở Việt Nam, tui là con út của tiệm hớt tóc "75 Năm Cuộc Đời" đây!
Tôi thật vui mừng, ở xứ lạ quê người vẫn còn gặp lại Đời, tôi coi nó như đứa em. Đời nhỏ hơn tôi một con giáp, cách nhau 12 năm, tôi tuổi con mèo lớn còn Đời là tuổi con mèo nhỏ. Tôi nhớ rõ ràng như vậy, vì khi xưa còn ở quê nhà tóc tôi chỉ một mình Đời hớt và đặc biệt là chiêu "rái lổ tai" của Đời là "độc nhất vô nhị". Sau khi được rái tai tôi trở thành một người khác, không còn gắt gỏng, khó ưa!
Khi còn ở Việt Nam, tiệm hớt tóc "75 Năm Cuộc Đời" của chú Năm trong những ngày cuối tuần rất đông khách. Ai muốn nghe, bàn luận chuyện thiên hạ sự thì có ghế để ngồi; còn ai thư thả, chưa cà phê ăn sáng thì đến quán An Lạc Viên ở bùng binh chợ.
Trong tiệm hớt tóc, có nhiều thợ: cái ghế đầu tiên là của anh Cuộc, con cả của chú Năm; cái ghế kế là của anh Đời,... Còn chú Năm ở cái ghế trong cùng, chỉ hớt tóc cho những khách hàng đặc biệt và đếm tiền. Cái ghế của anh Cuộc có người khách, được choàng khăn phủ từ cổ xuống tới chân, còn cái đầu giao cho anh Cuộc: hớt, cắt, tỉa, rái lỗ tai,... bảo đảm không đau, nhưng người nào cũng trân mình chịu trận, không dám la! Xong rồi hết lời cám ơn vì được gãi đúng chỗ ngứa. Qua cách nói chuyện của hai người thì dư biết người trong khăn choàng là anh Chín Bụng.
Anh Chín Bụng là chủ một cửa hàng làm ăn rất phát đạt. Anh là đứa con duy nhất, lại gọi là Chín Bụng? Anh kể:
- Đúng ra anh đứng thứ 9, những anh chị không giữ được, còn anh bị bệnh hoạn triền miên, tay chân thì nhỏ xíu, cái bụng thì bự, nhân gian gọi là bị "kim tích". Nhờ trời thương khi qua được cái huông anh trở nên khỏe mạnh và cái bụng còn giữ được tới bây giờ.
Người ngồi hớt tóc kế bên, nghe tiếng cười khà khà, chắc là ông Năm Vui. Ông chỉ học đến lớp ba, ông mê nghề nuôi tầm dệt lụa... Ông là bậc thầy ngành dệt, học trò rất đông, thường trở lại thăm viếng và nhờ ông chỉ điểm; tuy rằng hàng dệt "nylon" chiếm lỉnh hầu hết các lò nhuộm mặc nưa, ở Tân Châu xứ lụa.
Tôi ngồi trên ghế cho Đời hớt tóc, Đời thì thầm nói: từ khi qua Mỹ tới giờ chỉ rái tai cho một mình anh thôi! Và kể chuyện:
- Từ khi qua Mỹ, sống ở miền Bắc tuyết giá, buồn hiu! Rồi bạn bè rủ rê, xuống Nam California nắng ấm, giống như ở Việt Nam vậy. Đúng thiệt, rồi kéo vợ con, ở luôn đến bây giờ.
Tôi hỏi Đời còn nhớ anh Chín Bụng và ông Năm Vui:
- Nảy giờ quên mất, anh Chín Bụng, ở gần đây, là chủ của "Number 9 Supermarket", dạo nầy cái bụng xệp rồi. Khi tôi về đây chân ướt chân ráo, rồi thời may đi đúng ngay chợ của anh Chín Bụng. Ảnh đúng là Chín Bụng, đã giúp đở rất nhiều đồng hương. Ông Năm Vui thì còn ở Việt Nam. Ổng nói: nghề nuôi tầm dệt lụa chỉ phát triển ở Việt Nam, sống chết gì cũng không đổi nghệ và không đi đâu hết.
Thời gian sau tôi rời California qua Miami, Florida lập nghiệp, thường liên lạc với những người thân quen. Chú Kiên rất yếu, tôi không nói chuyện được với chú:
Ca- Li, nhớ lắm, nhớ nhà
Miami, quyến luyến lìa xa sao đành
Thái Bình, cát trắng biển xanh
Bốn mùa nắng ấm đất lành, quận Cam.
Y Châu
Bài số 3651-18--30141vb4102115
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
* * *
Con đường Junipero, từ xa lạ trở thành thân quen, mỗi ngày tôi đi bộ, dẫn hai đứa con đến Jefferson Midle School; sau đó đến North-West College để học tiếng Anh. Hết giờ học thỉnh thoảng đi qua khu chợ Vĩnh Hảo trên đường Long Beach để mua những vật dụng cần thiết và tìm lại hương vị thân quen đã hơn nửa đời người, tìm lại cái quê mùa mộc mạc của miền sông nước Cữu Long. Đâu rồi cái ly cà phê, những món quà bánh ăn vặt từ sáng đến tối lúc nào cũng nghe tiếng mời gọi: miếng xôi, cái bánh,...
Những mảng cỏ ở công viên, góc đường, trước sân nhà, thỉnh thoảng điểm thêm những cây trắc bá diệp xanh ngát, cái ngọn như mũi tên nhọn hoắt, vươn cao... Đàn chim bồ câu tự do bay lượn, đậu thành từng hàng ngay ngắn trên những đường dây điện thẳng tấp; và cũng tự do thãi xuống lối đi bộ những đường tương tự, mà mọi người phải để ý né tránh!
Thành phố Thiên Thần, đã phát triển hằng mấy trăm năm, những ngôi nhà của cư dân, những nhà thờ, dinh thự được xây cất theo kiến trúc Gothic vẫn còn được gìn giữ trân trọng, bên cạnh là những kiến trúc tân kỳ sặc sỡ, giống như những chiếc hộp được chất chồng lên nhau. Đó là dấu tích lịch sử ghi lại những thăng trầm phát triển của thành phố (thành phố Los Angeles được thành lập năm 1781) chứng kiến những đợt di dân đầu tiên... Đang chứng kiến một đợt di dân mới nữa, là chúng tôi, lầm lũi mỗi ngày thêm cái chữ Anh, hầu hòa nhập vào cái xã hội mới với nhiều ước mơ, mộng mị.
Lớp ESL của chúng tôi đúng là "hợp chủng": có nam, có nữ, từ đầu xanh đến đầu bạc và đủ cả màu da chủng tộc. Còn thầy cô thì: một cô gốc người Africa, một ông thầy gốc Russia, một cô gốc Taiwan, một cô gốc Germany,... Do vậy nên giọng tiếng Anh có phần khác biệt, học trò lúc đầu rất khó khăn, rồi cũng quen. Nơi đây ngoài việc học Anh ngữ, tôi còn được học thêm nhiều thứ khác nữa. Có nhiều số phận khác vui ít buồn nhiều, lắm khi phải đánh đổi cả mạng sống của mình, để hiện diện ở cái lớp ESL đầy mộng mơ nầy. Học trò lúc nhập học thì đông đúc đầy kín lớp học nhưng ngày càng thưa dần, vì tìm được việc làm hay dời đi nơi khác. Đến khi nghỉ hè chỉ còn lại những học trò "chăm học", không tìm được việc làm, tuổi cao đã mỏi gối chùng chân vì đã trải qua những giông bão cuộc đời.
Trong số nầy, tôi quen được với chú Trang Kiên, (K. 4 TĐ, gốc Biên Hòa), là người từng trải, có kiến thức rộng đã giải đáp cho những nghi vấn mà lâu rồi tôi chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng: nước Mỹ tự do và quyền lợi của nước Mỹ, chuyện dân nhập cư và tình người,... Khi sống lâu ở xứ nầy rồi sẽ thấy sự vận hành, không có gì là bí mật khó hiểu cả!
Hợp Chủng Quốc Mỹ là một quốc gia rộng lớn, theo Tổng Thống Chế. Có một hành pháp rất mạnh, do Tổng Thống đứng đầu, được cử tri bầu trực tiếp; nhưng ngân sách do quốc hội kiểm soát, chuẩn chi. Cơ quan chánh quyền hỗ tương với nhau để điều hành quốc gia. Nhưng không phải lúc nào cũng vận hành như ý, lúc đó họ sẽ điều chỉnh lại trong tinh thần tôn trọng luật pháp.
Có một lần tôi hỏi chú là tôi muốn đi qua tiểu bang khác, chú nói:
- Đi khỏi California truớc sau gì cũng trở lại thôi! Đất lành chim đậu mà.
Tôi đến định cư khi trời vừa sang thu, nay đã vào hè. Không thấy cánh phượng rơi lã tả ở sân trường, không nghe tiếng ve sầu gọi bạn. Tôi đi Santa Ana, Sài Gòn Nhỏ Quận Cam. Xe chạy vào khu thương mại rộng lớn, có nhiều cửa hàng tên bằng chữ Việt, đan xen giữa những cửa hàng bằng tiếng Anh... Coi kìa "Thủ Đô Theater", hổng chừng còn thấy thêm "Hưng Đạo Theater",... khi đến gần thì không thấy quảng cáo những đoàn hát cải lương trình diễn như Dạ Lý Hương, Thanh Minh, mà trước rạp hát có treo quảng cáo, những hình ảnh nghệ sĩ tài danh: Thành Được - Út bạch Lan, Phượng Liên - Thanh Sang, Văn Chung... gần gũi thân thương, lại chỉ chiếu phim Mỹ, buồn hiu!
Sau đó ghé qua khu trường Beauty School College, chủ nhân là ông Diễm. Bỗng nhiên tôi cảm thấy thiếu cái gì đó, từ khi qua định cư ở đây, dễ dàng trở nên gắt gỏng, khó ưa! Rồi tôi qua khu dạy Barber (hớt tóc nam), biết đâu chừng gặp lại những người quen. Những học viên đều áo khoác màu trắng, nên không nhìn được ai cả. Tôi dợm chân bỏ đi, thì có người hỏi: - Ông tìm ai?
Chưa kịp trả lời, thì có một người bước tới lên tiếng:
- Có phải anh là YC hông? Tôi ngạc nhiên:
- Anh là ai mà rành tôi quá vậy? Rồi anh ta cởi áo choàng:
- Tui là Đời, lúc còn ở Việt Nam, tui là con út của tiệm hớt tóc "75 Năm Cuộc Đời" đây!
Tôi thật vui mừng, ở xứ lạ quê người vẫn còn gặp lại Đời, tôi coi nó như đứa em. Đời nhỏ hơn tôi một con giáp, cách nhau 12 năm, tôi tuổi con mèo lớn còn Đời là tuổi con mèo nhỏ. Tôi nhớ rõ ràng như vậy, vì khi xưa còn ở quê nhà tóc tôi chỉ một mình Đời hớt và đặc biệt là chiêu "rái lổ tai" của Đời là "độc nhất vô nhị". Sau khi được rái tai tôi trở thành một người khác, không còn gắt gỏng, khó ưa!
Khi còn ở Việt Nam, tiệm hớt tóc "75 Năm Cuộc Đời" của chú Năm trong những ngày cuối tuần rất đông khách. Ai muốn nghe, bàn luận chuyện thiên hạ sự thì có ghế để ngồi; còn ai thư thả, chưa cà phê ăn sáng thì đến quán An Lạc Viên ở bùng binh chợ.
Trong tiệm hớt tóc, có nhiều thợ: cái ghế đầu tiên là của anh Cuộc, con cả của chú Năm; cái ghế kế là của anh Đời,... Còn chú Năm ở cái ghế trong cùng, chỉ hớt tóc cho những khách hàng đặc biệt và đếm tiền. Cái ghế của anh Cuộc có người khách, được choàng khăn phủ từ cổ xuống tới chân, còn cái đầu giao cho anh Cuộc: hớt, cắt, tỉa, rái lỗ tai,... bảo đảm không đau, nhưng người nào cũng trân mình chịu trận, không dám la! Xong rồi hết lời cám ơn vì được gãi đúng chỗ ngứa. Qua cách nói chuyện của hai người thì dư biết người trong khăn choàng là anh Chín Bụng.
Anh Chín Bụng là chủ một cửa hàng làm ăn rất phát đạt. Anh là đứa con duy nhất, lại gọi là Chín Bụng? Anh kể:
- Đúng ra anh đứng thứ 9, những anh chị không giữ được, còn anh bị bệnh hoạn triền miên, tay chân thì nhỏ xíu, cái bụng thì bự, nhân gian gọi là bị "kim tích". Nhờ trời thương khi qua được cái huông anh trở nên khỏe mạnh và cái bụng còn giữ được tới bây giờ.
Người ngồi hớt tóc kế bên, nghe tiếng cười khà khà, chắc là ông Năm Vui. Ông chỉ học đến lớp ba, ông mê nghề nuôi tầm dệt lụa... Ông là bậc thầy ngành dệt, học trò rất đông, thường trở lại thăm viếng và nhờ ông chỉ điểm; tuy rằng hàng dệt "nylon" chiếm lỉnh hầu hết các lò nhuộm mặc nưa, ở Tân Châu xứ lụa.
Tôi ngồi trên ghế cho Đời hớt tóc, Đời thì thầm nói: từ khi qua Mỹ tới giờ chỉ rái tai cho một mình anh thôi! Và kể chuyện:
- Từ khi qua Mỹ, sống ở miền Bắc tuyết giá, buồn hiu! Rồi bạn bè rủ rê, xuống Nam California nắng ấm, giống như ở Việt Nam vậy. Đúng thiệt, rồi kéo vợ con, ở luôn đến bây giờ.
Tôi hỏi Đời còn nhớ anh Chín Bụng và ông Năm Vui:
- Nảy giờ quên mất, anh Chín Bụng, ở gần đây, là chủ của "Number 9 Supermarket", dạo nầy cái bụng xệp rồi. Khi tôi về đây chân ướt chân ráo, rồi thời may đi đúng ngay chợ của anh Chín Bụng. Ảnh đúng là Chín Bụng, đã giúp đở rất nhiều đồng hương. Ông Năm Vui thì còn ở Việt Nam. Ổng nói: nghề nuôi tầm dệt lụa chỉ phát triển ở Việt Nam, sống chết gì cũng không đổi nghệ và không đi đâu hết.
Thời gian sau tôi rời California qua Miami, Florida lập nghiệp, thường liên lạc với những người thân quen. Chú Kiên rất yếu, tôi không nói chuyện được với chú:
Ca- Li, nhớ lắm, nhớ nhà
Miami, quyến luyến lìa xa sao đành
Thái Bình, cát trắng biển xanh
Bốn mùa nắng ấm đất lành, quận Cam.
Y Châu
- Từ khóa :
- Việt Nam
- ,
- Miami
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Russia
- ,
- Taiwan
- ,
- Germany
- ,
- Los Angeles
- ,
- California
Gửi ý kiến của bạn