Hôm nay,  

Sáu Ngày Thăm Little Saigon

13/12/200900:00:00(Xem: 146189)

Sáu Ngày Thăm Little Saigon

Tác giả: Nguyễn Lê
Bài số 2809-1628879- vb7121209

Tác giả đã nhận giải viết về nước Mỹ  với loạt bài về kinh nghiệm mở nhà hàng Việt Nam tại Mỹ. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình, sinh hoạt bạn hữu...  thường thể hiện tính lạc quan trung hậu. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Tháng 8 thường thường chúng tôi đi nghỉ hè tại vùng biển Caribbean. Năm nay chúng tôi dành thời gian này thăm lại vùng thủ đô tị nạn, có 3 việc quan trọng phải làm. Thứ nhất tham dự đại hội cựu học sinh, thứ hai họp bạn hàng năm và cuối cùng họp mặt đại gia đình.
Đọc trên báo chí và internet, bạn đọc thấy ngày nay ở hải ngoại xuất hiện rất nhiều hội ái hữu  cựu học sinh các trường. Cac hội này thường tổ chức đại hội hàng năm kỷ niệm thời gian cắp sách đến trường mấy chục năm về trước như đại hội Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Đình Chiểu, v.v...
Năm nay đại hội cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng tổ chức tại Nam Cali luân phiên hằng năm thay đổi thay vì miền Bắc Cali tại vùng San José. Các cựu học sinh Nguyễn Bá Tòng dịnh cư ở vùng Bắc Cali năm nay đổ xô về Nam Cali với phái đoàn trên 40 người rầm rộ giữ chỗ gần 5 bàn tại nhà hàng với sự hiện diện của nữ xướng ngôn viên khả ái, kiêm ca sĩ Quỳnh Hương cùng Ý Lan, ca sĩ hàng đầu mà ai ai cũng đều ưa thích với tiếng hát độc đáo và lối trình diễn thu hút.
Phái đoàn cựu học sinh Bắc Cali gặp lại bạn vùng Nam Cali chuyện trò, hàn huyên tâm sự ngắn dài sôi nổi cả một vùng  của nhà hàng.
Tiệc vui chóng tàn nhưng các bạn Nam Cali chưa chịu chấm dứt tại bàn tiệc đêm thứ Sáu, hẹn nhau tại công viên vùng Irvine với bữa ăn ngoài trời vào trưa ngày thứ Bảy trong không khí mát mẻ và cảnh đẹp bên hồ với đàn ngỗng nhàn tản kiếm ăn. Một rừng máy ảnh digital của các bạn đem theo được dịp lóe chớp liên tục. Đặc biệt kỳ này có cả thầy cô từ vùng Bắc Âu Châu như Na Uy tới chia sẻ ngọt bùi với đám cựu học sinh còn nhớ tên tuổi và nét mặt của thầy xưa, bạn cũ.
Cuộc vui còn kéo dài với buổi tối tại nhà hàng chả cá. Sau màn ăn nhậu đồ biển thỏa thê, các bạn lại ra sàn nhảy liên tục với các bản nhạc khiêu vũ trữ tình qua các điệu Slow, Rumba, Cha Cha Cha, Tango, Twist, Bebop. Các cựu học sinh ở tuổi năm, sáu mươi lại được dịp tung hoành với các điệu nhảy sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ làm cha, làm với đàn con nay đã khôn lớn ở lớp tuổi hai, ba mươi đã ra đời làm việc sau khi tốt nghiệp đại học và tản mát khắp các tiểu bang.
Ngày Chủ Nhật, đúng giờ ngọ, chúng tôi lại được tham dự tại một nhà hàng trên đường Bolsa với 14 các cụ đều ở tuổi thất thập. Có cụ vừa qua cơn đau cúm cũng ráng tham dự buổi họp mặt. Một cụ bà lái xe hơn một tiếng đồng hồ cũng tới góp mặt với các bạn kéo nhau từ miền đông nước Mỹ tới gặp các bạn miền Tây hằng năm. Cụ bà nhân lúc vui đã hứng chí đề nghị các bạn vùng Cali tổ chức đều đều 3 tháng 1 lần họp mặt thay vì quá lâu lại gặp 1 lần.
Một cụ cựu học viên Quốc Gia Hành Chánh mang vào bàn tiệc 3 cuốn niên giám kỷ niệm khóa I sinh viên Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức. Trong hình ảnh có cụ nay đã đạt tới tuổi 100.
Buổi tiệc kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ được tiếp nối với món giải khát tại nhà hàng Yogurt Passion với 8 cụ đầu tóc muối tiêu ngồi lẫn lộn với hàng con cháu tại nhà hàng Yogurt thời trang mọc lên khắp vùng. Yogurt Land là một kiểu nhà hàng giải khát rất thịnh hành với khách hàng toàn là thanh thiếu niên. Khách hàng vào tiệm tự phục vụ nghĩa là ra quầy lấy tô giấy đủ cỡ lớn nhỏ, bơm yogurt vào tô, ra quầy kế tiếp lấy những thức ăn thêm để trên mặt đủ loại như trái cây tươi, hột đậu đủ thứ, hột chocolate đủ mầu, nêm đầy trên tô và đặt lên cân trả tiền theo giá 40 cents/ounce. Khách hàng đông nghẹt từ chiều tới nữa đêm mặc dầu nền kinh tế Mỹ lúc này mới từ từ phục hồi.


Khi đặt chân tới phi trường John Wayne tại Nam Cali thuộc Santa Ana, gần thành phố Irvine, với số khách du lịch không quá đông đảo như tại phi trường quốc tế Los Angeles, chúng tôi thấy thoải mái, không hấp tấp vội vã. Có anh chị bạn trẻ nay đã làm chủ tiệm Yogurt Land đãi một chầu giải khát ngay tại tiệm của anh chị. Chúng tôi được anh chị đưa vào tận bên trong nhà hàng quan sát cách điều hành của nhà hàng giải khát với toàn máy móc tự động từ cách điều hành nhân viên, sửa soạn các đồ giải khát, cách kiểm soát thu mua, kế toán nhân viên, tất cả đều do dàn computer điều khiển một cách chính xác và đầy đủ.
Buổi tối chúng tôi được tiếp đón tại tư gia với món Lamb Chop nướng ăn cùng với sà lách, nấm và măng tươi xào. Chúng tôi hân hoan cụng ly rượu chúc mừng công việc kinh doanh của anh chị tới thời cực thịnh sau khi phục vụ ngành nail tại vùng Bắc New Jersey bên cạnh New York City với 27 năm hành nghề vui buồn lẫn lộn. Nay anh chị đã trốn vùng giá lạnh và định cư tại vùng Irvine khí hậu mát mẻ, với nhà cửa khang trang, trường học danh tiếng đông đảo hàng giáo chức ưu tú, sửa soạn cho các con bước vào đường đại học đầy hứa hẹn.
Với chương trình du ngoạn đầy ắp thời khóa biểu với bạn bè ngày thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật còn lại ngày thứ Hai chúng tôi dành cho ngày họp mặt đại gia đình. Chúng tôi gặp lại bà chị nay đã ở tuổi gần 90 với dáng đi chậm chạp nhưng vẫn khỏe mạnh và rất thích thưởng thức các món ăn tại nhà hàng. Gặp lại ông anh bà chị dâu ở tuổi sấp sỉ 80 nay vẫn đi ở nhà thuê mặc dầu tiền bạc trong nhà băng đầy ắp mỗi tháng lãnh tiền gấp 10 lần tiền già đóng thuê khi làm việc. Hai chú em cũng tuổi gần thất thập vẫn phì phèo điếu thuốc trên môi mặc dầu khắp công sở, khắp nơi tụ tập công cộng đều cấm hút thuốc.
Hai người cháu năm nay cũng ở tuổi ngũ thập có 2 ông xã đã bỏ đi về miền xa xôi thăm thẳm sau khi mắc bệnh ung thư quái ác, bỏ lại 2 bà với đàn con nay đã trưởng thành, con cháu nôi ngoại quây quần mỗi cuối tuần.
Một dịp may mắn và hy hữu, tình cờ do anh bạn trong nhóm  là họ hàng bà con với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh -người nổi tiếng với thành tích chỉ huy việc chế bom áp nhiệp cho quân đội Hoa Kỳ- nên chúng tôi đã có dịp gặp gỡ chị và góp chuyện được vài ba câu.
Một hạnh phúc khác: chúng tôi có cậu con trai làm việc với chiếc máy computer cho đại công ty nên mỗi khi có dịp đi xa là cậu lo mọi sự từ giữ chổ máy bay, thuê xe đi khắp vùng cùng nơi ăn, chốn ở tại khách sạn, tại nhà hàng ngay cả tiếp đãi bạn bè của bố mẹ cậu cũng lo chi trả mọi phí tổn.
Tôi có một ông anh rể. Ông có hiếu với mẹ vô cùng. Năm mươi năm ông báo hiếu không ngừng nghỉ tới ngày mẹ ông nhắm mắt ra đi. Nay cậu con trai của chúng tôi đã qua mặt ông anh rể của tôi về mọi phương diện. Cậu không bỏ qua bất cứ một dịp nào để làm vừa lòng mẹ từ ly nước suối tới đãi tiệc tại nhà hàng, đồ trang sức, thuốc men, chùm hoa quý, cây cảnh, v.v... mỗi khi mẹ mới ngỏ ý, cậu đã mua về bất ngờ tặng mẹ.
Trong lúc đi thăm vài tiệm trong vùng, chúng tôi được các bạn tặng tờ Việt Báo với hình ảnh đầy trang của ban tổ chức Việt Báo kỷ niệm năm thứ 9 Viết Về Nước Mỹ và tiếp tục chuẩn bị sang năm thứ 10. Về tới nhà lại nhận được cuốn sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 9 của tòa báo. Tôi vội vàng đọc lướt qua mấy trang đầu và mấy trang cuối, còn lại để dành từ từ đọc mỗi khi rảnh rỗi, và thầm cám ơn tòa báo và ban điều hành giải thưởng Viết Về Nước Mỹ đã có lòng nghĩ tới kẻ ở miền xa mà gửi tặng. Thật là một tấm chân tình quý báu mà chúng tôi ghi nhận với cuốn sách đặc biệt hơn mọi năm, ngoài hơn 600 trang giấy với bìa màu xanh da trời tuyệt đẹp.
Một tuần nghỉ hè hạnh phúc tại vùng Little Saigon nhắc nhở lại những ngày tươi đẹp 34 năm về trước tại thủ đô Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến