Hôm nay,  

Giấc Mơ Mỹ Quốc

11/11/200600:00:00(Xem: 154789)

Giấc Mơ Mỹ Quốc

 

Người viết: Quang Tuyến

Bài số 1124-1733-446-vb4081106

*

Tác giả là một nữ tư chức làm việc tại Sài Gòn, cư trú tại quận I. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cho thấy một cách nhìn mới của người Việt trong nước với “giấc mơ Mỹ quốc.”

*

Tôi từng nghe nói về 'American Dream' của rất nhiều Việt kiều Mỹ, nhất là giới trẻ. Họ là những người Việt Nam theo cha mẹ sang Mỹ hồi còn bé, hoặc được sinh ra trên đất Mỹ, hấp thụ kiến thức của nền giáo dục đa năng nhất thế giới. Họ kiếm được 'job thơm', hái ra tiền, tậu nhà lầu, xe hơi 'sịn'…Giấc mơ Mỹ của tôi hoàn toàn không phải như vậy.

Năm nay tôi đã ngoài 50 tuổi, sống yên ổn với một công việc hàng ngày và tiền 'hái' ra được đủ để trả chi phí điện thoại, điện, nước, gas, kể cả khi trời nóng bức phải mở máy lạnh cả đêm và còn dành dụm một ít để lo hậu vận. Tôi đã đi du lịch khắp ba miền Nam, Trung, Bắc của đất nước, chụp được nhiều ảnh: từ Hòn Phụ Tử ở Hà Tiên, Kiên Giang; ảnh cỡi voi ở Ban Mê Thuộc, leo Thác Trời ở Sapa, tắm Thác Tranh ở Phú Quốc…Còn Đà Lạt, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Hải, Bình Châu, Mũi Né thì đi 'hà rầm', hễ lễ tết là đi. Tôi quan niệm đi chơi cho thỏa thích chứ đợi tới lúc già hom, cụp lưng, mỏi cổ phải lê từng bước thì không còn vui thú gì để du lịch đó đây. Có lúc tôi phát biểu xanh rờn: 'Thà bán nhà để có tiền đi chơi, còn hơn…' Kẻ độc thân với mộng hải hồ, tôi sống hết mình với thú vui du lịch, mặc cho ai đó thỉnh thoảng mắng mỏ tôi là 'đồ ích kỷ, chỉ biết có mình.' Vâng, cha mất, còn mẹ - có chị ruột của tôi lo. Năm anh chị em ruột đều có gia đình, nhà ai nấy ở. Không chồng, không con…tôi phải lo cho ai"

Bà chị ruột song sinh của tôi lo cơm nước, thuốc thang cho mẹ mỗi ngày, đến cuối tuần còn trông nom mấy đứa cháu - tắm rửa, đút ăn, không quên dọa nạt khi chúng mè nheo, la khóc…Tôi nhìn chị loay hoay hết xuống bếp, tới chạy vô nhà tắm, vụt ra phòng khách…mà khiếp vía, trong khi chị ấy vẫn cười hiền: 'Vui mà mậy. Chứ không giữ tụi nó, tao cũng thấy tội!'

Đầu năm ngoái tôi đi du lịch Thái Lan, 5 ngày 4 đêm, lang thang ở các danh lam thắng cảnh từ Băng Cốc tới Pattaya…Chuyến đi đầu tiên ra ngoại quốc làm tôi hớn hở, nghĩ mình đã được 'bước lên một bậc trong cung bậc sống', vui vì mình đã được xuất ngoại cũng như ai. Ngắm thủ đô Băng Cốc khi ngồi trên máy bay, tôi thấy đời tươi đẹp hẳn với những tòa nhà cao tầng lấp lánh giữa bầu trời xanh…Bước vào các khu shopping nhiều tầng thênh thang, đầy những món hàng mới lạ, màu sắc rực rỡ, tôi ngưỡng mộ nền kinh tế năng động của người Thái, đã nhanh chân bước ra khỏi tình trạng của  một dân tộc năm xưa nghèo nàn lạc hậu như dân Việt mình…Thật ra tôi đã được đi ra nước ngoài một lần, thăm thủ đô Nông Pênh của đất nước Cam Bốt vào năm 1984 nhưng hồi ấy có thể nói Cam Bốt không khác gì Việt Nam. Vì vậy mà sau chuyến đi, tôi đã không hề 'mơ ngày trở lại.' Tôi còn nhớ hồi đi chợ Nông Pênh, cả đám du khách chúng tôi toàn trầm trồ với những sản phẩm của Thái Lan, từ cái ly nhựa cho tới cục xà bông Dial, ống kem đánh răng Crest và 'thồ' không ít những món hàng này, tuy tầm thường với người dân xứ Chùa Tháp, nhưng lại 'vô cùng quí hiếm' đối với dân Việt chúng tôi.

Thật ra, tôi đã mơ đặt chân lên đất  Mỹ - giấc mơ Mỹ quốc của tôi, từ nhiều năm nay, sau những chuyến bay của anh chị, chú bác tôi từ Mỹ kéo về thăm nhà nườm nượp. Họ kể nhiều câu chuyện, chuyện đánh bài, kéo máy ở Las Vegas, 'kinh đô ánh sáng, vừa là thành phố tội lỗi' của nước Mỹ; chuyện đi thăm thủ đô Washington D.C. với tượng đài chiến sĩ Mỹ tử trận trong cuộc chiến VN, và ngắm hoa anh đào nở hồng rực rỡ trên khắp nẻo đường…Họ kể về những con đường xa lộ thẳng băng, nhiều hàng xe qua lại vùn vụt, mà đường ai nấy đi, không cần phải bóp kèn qua mặt, kênh kiệu nhau, có lúc muốn 'húc' vào nhau như trên xa lộ VN. Họ kể về những khu shopping khổng lồ, như South Coast Plaza, như Westminster Mall của Quận Cam; thành phố Tàu của thành phố Los Angeles…Họ nói đến những thư viện, những bảo tàng viện khổng lồ phải đi bằng xe điện từ dưới đất lên tới các tầng trên cao. Họ kể về chuyến đi thăm thủ đô điện ảnh Hollywood, đi một vòng Universal để cười và hốt hoảng với kỷ xảo của nền điện ảnh lớn hàng đầu thế giới… Giấc mơ Mỹ mà tôi ấp ủ đơn giản là 'một lần đặt chân tới đất Mỹ' mở đầu cho những giấc mơ châu Âu và châu Úc.

Mỗi lần đi đón Việt kiều Mỹ về thăm nhà, tôi thường nhìn họ với đôi mắt thiện cảm. Họ là người của một đất nước văn minh, hùng mạnh nhất thế giới. Cách nói chuyện, cách ăn uống của họ cũng hoàn toàn khác với chúng tôi đây. Có lần đi chơi chung chuyến Nha Trang, chúng tôi ùa xuống dọc đường để mua trái Thanh Long. Hai em nhỏ cứ bu lấy chị Việt kiều xin tiền, mặc dù chị ăn mặc cũng như tụi tôi. Tôi còn mặc chiếc áo T-shirt in chữ Los Angeles to đùng mà chị vừa mới tặng, mà chả có ai bu theo…Tôi không buồn, chỉ cười ha hả…Cái vẻ bên ngoài toát ra của chị Việt kiều là …do ông trời ưu đãi, cũng công bằng thôi.

Cho tới khi tiễn dì dượng ruột của tôi lên đường sang Mỹ đoàn tụ gia đình, và bất ngờ chỉ hai tuần sau lại phải đi rước ông bà về lại sân bay Tân Sơn Nhất, tôi cảm thấy băn khoăn…Giấc mơ Mỹ của tôi chỉ đơn giản là được đặt chân tới Mỹ trong một chuyến du lịch chừng vài tuần lễ vì hoàn cảnh của tôi, chỉ cho phép tôi bước tới đó. Anh chị ruột tôi cũng có người ở Houston, nhưng tôi không biết sẽ làm gì với độ tuổi sắp về hưu của mình trên đất Mỹ. Tôi cũng không mơ một tấm chồng trên xứ sở lạnh lùng… Hơn nữa ở VN tôi còn có mẹ già và nhiều anh chị em ruột hơn xứ Mỹ.

Nhưng lẽ nào dì dượng tôi lại từ chối điều kiện được sống gần con gái của mình, đã xa cách hàng chục năm nay" Dì nghẹn ngào tâm sự: 'Con ơi, dì ngồi trong nhà một mình từ sáng cho tới chiều. Tụi nó đi làm hết trơn, bỏ hai vợ chồng già thui thủi trong căn nhà rộng. Tao nhìn ra cửa sổ, tuyết rơi trắng xóa. Không gặp ai, cũng không biết nói chuyện cùng ai. Tao nhìn ổng, ổng nhìn tao, rồi cùng lắc đầu. Thôi về chứ ở gì nổi, con. Buồn đứt ruột.' Tôi hiểu ra, dì không tới được Las Vegas, dì không đi Hollywood, Universal, Disneyland…thì buồn là phải rồi.

Tôi thông cảm, hoàn toàn thông cảm với dì dượng. Hai ông bà đều ngoài tuổi 70, chịu lạnh không thấu, tối ngày ngồi bó gối khoanh chân trong nhà, quá chán là đúng. Không lẽ cứ coi phim hoài, hết phim này tới phim khác, chán nhỉ" Dì kể, lúc lên máy bay, muốn ăn cơm mà không biết nói làm sao, bèn lấy hai ngón tay làm đôi đũa, và tới và lui trước miệng để cô tiếp viên hàng không hiểu rằng dì muốn ăn 'rice'. Họ hiểu và mang cơm tới cho dì, nhưng dì không thể không…quê! Dì nói: 'Tao mắc cỡ quá trời, nói năng không ai hiểu mà tao cứ phản xạ nói cả tràng tiếng Việt. Người ta lắc đầu. Tao quê muốn độn thổ luôn.'

Cuối cùng dì cũng làm tôi phải bật cười. Đúng là quê thiệt, kỳ thiệt. Dì dượng quày quả về VN không hẹn ngày trở lại. Hồ sơ bảo lãnh của người chị họ tôi, con gái của dì đã mất hơn một năm trời, tốn năm - bảy ngàn đô la mới hoàn tất, trở thành đống giấy vụn. Chị tôi từ Virginia gọi điện thoại về thăm ba má, tỏ ý chán nản nhưng chị luôn tự an ủi mình. Chị nói với tôi: 'Bề gì tao cũng đã lo cho ổng bả mà vì ổng bả không thích ở Mỹ đó thôi. Đành vậy chứ biết làm sao" Thôi thì để ổng bả ở bển, tao gởi tiền về hàng tháng để ổng bả ăn xài, cũng là trả hiếu rồi, phải không"' Tôi vâng dạ, đồng tình với chị. Vâng, phải thôi!

Tôi cũng không hiểu như thế nào là phải khi một hôm lái xe tới sân bay Tân Sơn Nhất đón anh chàng Minh, một thợ hớt tóc nổi tiếng 'cây kéo vàng' của quận Mười trở về từ Mỹ. Anh chàng trẻ tuổi, đẹp trai, có nghề lại chưa vợ, đang làm chủ một tiệm uốn tóc khá đông khách. Anh ở đây với người cha ghẻ, phải đưa tiền hàng tháng nuôi ông. Những người thợ trẻ của anh tối ngày nghe anh rên rỉ 'cuộc đời buồn quá, vô vọng quá, tối ngày cứ cầm kéo cắt cắt, không có tương lai.' Không hiểu anh nghe ai, xin visa đi Mỹ dự một cuộc hội thi tay nghề trong vòng 10 ngày. Anh âm thầm sang tiệm lại cho thợ, bán cả xe gắn máy, bán cả chiếc tủ lạnh trong tiệm. Khi đi, anh bịn rịn từ giã mọi người. Hình như có một cái gì bất thường trên nét mặt anh. Một chuyến đi cấp tốc, khó hiểu.

Và chỉ một tuần lễ sau, anh hối hả từ Mỹ quay trở về VN. Tôi nhận ra một vẻ gì không ổn trên nét mặt của anh. Mấy ngày sau, anh tâm sự, tôi mới hiểu ra. Anh kể một lô chuyện về 'một tuần lễ trên đất Mỹ'. Anh nói: 'Hội thảo có ba ngày. Hết hội thảo rồi thì ở tịt trong nhà. Có mấy người bạn tới chở đi ăn ở phố Bolsa gì đó, rồi chở đi Disneyland…Được đâu hai lần. Họ bận đi làm, đâu ngó ngàng gì tới tao. Ngồi trong nhà của bà bác, nhìn ra đường…không thấy một bóng ma. Tao thiệt lòng tính ở lại, nhưng ở lại bằng cách nào đây" Không ai giúp tao được hết. Mà giúp cũng chẳng biết sẽ giúp cách nào" Chẳng lẽ tao cứ ngồi không hết ngày này tới tháng nọ, cứ nhìn ra đường vắng lặng, không thấy một bóng ma. Tao ăn không được, đồ ăn ở Mỹ kỳ quá, ăn dở lắm. Tao nói thiệt đó.' Và cuối cùng thì anh trở về lại VN, không hề ân hận, hối tiếc. Người ta cho đi 3 tháng, anh chỉ ở đúng một tuần lễ.

Tới lúc đó tôi mới hiểu rằng anh Minh đã từng ôm ấp một 'giấc mơ Mỹ quốc' và anh đã vỡ mộng. Tội nghiệp anh. Tôi cố gắng giải thích tâm trạng của anh. Có phải vì anh đã 'trèo cao' quá phải không" Có lẽ vì giấc mơ Mỹ của anh khác giấc mơ Mỹ của tôi. Hay anh đã yêu nước Mỹ nhiều quá trong khi những nơi chốn mà anh tới không hề là của anh" Tôi thấy hèn chi không ít người rời VN ra đi, ra đi vì lý do này, lý do nọ, tới Mỹ, tới châu Âu, tới Úc…nhưng không thích nghi được hoàn cảnh sống mới mẻ, hoặc gượng ép thích nghi. Có người than thở riết, có người quày quả trở về như dì dượng của tôi. Hình như anh chưa chuẩn bị tâm lý cho chuyến đi"

Tôi nhớ có một lần, trong chuyến đi thăm Hà Nội, tới một khu chợ quê, tôi bị một cậu nhóc độ chừng 17 tuổi đeo riết để xin đánh giầy. Tôi bằng lòng, đưa đôi giầy cho cậu, tạm mang vào đôi dép da…Cậu bé lải nhải nói: 'Chị cho em vào Sài Gòn với. Ở đây nhục lắm chị ạ, nhục lắm.' Tôi nhìn cậu mà cười, cười trừ. Tôi hiểu mang máng rằng cậu không có điều kiện học hành, cũng không có được một nghề sinh nhai đàng hoàng, phải đi đánh giày kiếm sống. Cậu muốn ai đó giúp để vào Sài Gòn 'đổi đời,' may ra cuộc sống cậu trở nên khá hơn và vui hơn.

Nhưng từ Hà Nội vào Sài Gòn và từ Việt Nam qua Mỹ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Có lẽ anh Minh đã lầm khi tưởng rằng hai chuyến đi đó là giống nhau chăng" Bây giờ thì tôi hiểu, hiểu vì sao anh Minh đã cất công qua Mỹ rồi quay trở về lại VN, vì sao anh đã ôm một giấc mơ Mỹ rồi giấc mơ vỡ vụn tan tành.

Hiểu ra, nỗi băn khoăn tan biến, giấc mơ Mỹ trong tôi vẫn còn nguyên. Giấc mơ Mỹ của tôi khác lắm, không giống giấc mơ Mỹ của anh tí nào!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến