Hôm nay,  

Nhật Ký Sống Trên Đất Mỹ

30/11/200500:00:00(Xem: 123327)
*
Người viết: Paul Đinh Tiến Hoàng

Bài số 884-1484-211-vb5120105

*

Người viết là một vị cao niên 80 tuổi, mới sang Mỹ đoàn tụ với con cháu, hiện là cư dân Garden Grove, Nam Cali. Ngay từ ngày mới đến, ông viết nhật ký và gửi cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết của ông, với tiểu tựa đặt thêm theo nội dung.

*

1. Một Kỷ Niệm Sâu Sắc

Trưa nay tôi đến nhà thờ San Columbun để dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các linh hồn ông bà cha mẹ và các linh hồn thân yêu... Tôi đi bộ, vì hai con đi làm, đến nhà thờ lúc 11g15', chưa có ai, chỉ thấy một bà đến hỏi: "Cụ đi lễ à" Mãi 12g15' mới có lễ cơ mà, cụ đi sớm quá, còn hai tiếng nữa cơ." Tôi xem lại đồng hồ, cô nói, đã đổi giờ rồi cụ ạ, cụ tới đây lâu chưa" Cụ đi đâu chơi rồi trở lại cũng kịp.

- Tôi không có xe, vả lại có quen ai và biết đường đâu"

- Cụ có muốn đi chơi, cháu đưa cụ đi, nhân thể cháu đi kiếm mẹ cháu, để đưa mẹ cháu đến đây dự lễ.

Tôi lên xe, đến Trung Tâm Công Giáo, cô xuống tìm mẹ. Tôi vào nhà thờ viếng Mình Thánh Chúa và cầu nguyện cho các linh hồn, rồi ra tham quan nơi chưa bao giờ có dịp đến. Khoảng 15 phút sau, cô đưa bà cụ đến giới thiệu và lên xe, tôi hỏi thăm, trò chuyện với cụ, thì xe đã dừng lại trước nhà hàng phở Tầu Bay, cô mời tôi ăn trưa.

- Tôi nói: "Cô có cho phép tôi trả tiền tôi mới ăn."

Cô chỉ mỉm cười và order ba tô phở, cụ dùng phở gì"

- Cho tôi nạm vè giòn và một chai beer, hai chai nước ngọt.

Sau bữa ăn, tôi đi trả tiền, cô cản tôi lại, rồi dành trả tiền. Cô đưa mẹ và tôi đến nhà thờ San Columbun dự lễ, rồi đưa tôi về. Ngồi trên xe, tôi hỏi số điện thoại, cụ cho biết số và tên cô con gái, tôi ghi vội vào sổ bỏ túi. Tôi cố nhớ xem đã bao giờ gặp hai mẹ con cô ở đâu chưa" Sao họ lại tử tế với mình như vậy" Thì ra "ai mến Chúc thật, thì cũng yêu người."

Đêm nay tôi ngủ rất mệt và mơ: có một em đánh giầy đến xin đánh giầy, rồi lấy cắp cái bóp của cô, đang khi ăn phở. Tôi la thật lớn: ăn cắp và đuổi bắt, ... Con rể nằm phòng bên cạnh, chạy qua đánh thức bố. Tôi tỉnh lại, nằm mãi không ngủ lại được! Tôi miên man nghĩ tới bà cụ đã ngoài 86 tuổi, mà vẫm minh mẫn, khoẻ mạnh, đạo đức. Cụ cho biet mỗi tuần cụ đến sinh hoạt ba buổi ở Trung Tâm Công Giáo và tập thể dục. Cô con gái đưa đi, cùng sinh hoạt luôn, mặc dù cô bận chăm sóc 4 con, đứa lớn đang thi lên đại học, ông chồng đi làm rất nhiều tiền, nên vất vả lắm,...

Cô Thu ngoài bốn mươi, rất ít nói, tư cách đạo đức, trên xe treo cỗ tràng hạt và một Thánh giá trước tay lái.

Hình như lúc nào cô cũng cầu nguyện, với nét mặt đăm chiêu. Từ ngày đến Mỹ, hôm nay tôi mới có được một kỷ niệm thật sâu sắc, đáng ghi nhớ, để suy ngẫm về những tâm hồn sống đạo, những chứng nhân trong Xã Hội Tự Do, Dân Chủ, chắc thường có những người như vậy"!

Với hai mẹ con bà cụ, tôi chẳng là gì! Không họ hàng, không quen biết, một ông già lang thang giữa trưa hè mới sang thu, còn nắng gắt như trưa hè Sài Gòn...

Trước khi tạm biệt, cô Thu hỏi: "Nếu cụ muốn tham gia sinh hoạt ở Trung Tâm Công Giáo, cháu sẽ đến đưa cụ đi" Nhà mẹ cháu cũng ở đường Chapman, gần cụ mà."

-Rất cảm ơn cô, được như vậy thì tốt quá, hằng ngày thì các con đi làm, hai cháu đi học, chiều tối mới về đến nhà, tôi một mình, hết đọc sách, đến đọc báo, lại viết lách hoặc xem T.V. hay nghe nhạc cho qua ngày. Khi nào có dip đi đây, đi đó thì mừng lắm....

Nguyện xin Chúa và Đức Mẹ ban cho cụ và cô luôn được bằng an, khoẻ mạnh, để làm chứng nhân trên đất nước Mỹ này...

Hẹn gặp nhau trong Thánh Thể Chúa, mỗi lần đến Trung Tâm Công Giáo!

2. Ba Ngày Du Lịch Bắc Cali

Sáng ngày 26/11/04 tôi dậy sớm hơn mọi ngày để kịp đến điểm hẹn trước 8 giờ. Con gái cũng đã dậy lo caphê cho bố và xếp quần áo ấm vào vali, một bộ đồ mặc đi đường vì ngoài trời rất lạnh, lại có gió lớn, nên phải mặc như người vùng Esquimo.

Đúng 7 giờ 30 con gái đưa bố đến nhà cô Ngoan bạn đồng nghiệp, nơi tập trung các bạn để lên đường. Anh Chương ra đón, vợ lo dọn điểm tâm cho các bạn.

Hôm nay từ bình minh trời đã hứa hẹn một ngày tốt đẹp, cả đoàn lên đường lúc 9 giờ sau màn chụp ảnh, quay phim…. Một xe Toyota vừa đủ ghế cho bảy người, 3 cặp vợ chồng và tôi ngồi thoải mái.

Anh Chương và anh Trung thay nhau lái xe, trực chỉ đường số 5. Trên xe các bà trò chuyên thật vui nhộn làm tôi hết buồn ngủ… đến 14 giờ đã tới ranh giới thành phố San Jose, sau khi vượt qua một vùng đồi núi trùng trùng, điệp điệp sát hai bên đường chạy dài hàng chục cây số, rồi tới vùng đồng bằng mênh mông, bát ngát vượt tầm mắt…..

Lúc này trời nắng đẹp bao phủ những cánh đồng màu xanh tươi, những vườn nho, vườn táo, vườn cam, dâu, ngô, khoai, sắn…. cấy thành luống đều đặn thẳng tấp bao quanh con đường xe hơi, ngược xuôi như nước chảy tạo thành bức tranh hùng vĩ, nói lên sức sống giàu có, thịnh vượng của một quốc gia hùng cường.

Xe đã chạy được hơn 600km đến cây xăng Silinas ghé đổ thêm nhiên liệu. Sau 15 phút xả hơi anh chị em lại tiếp tục đi vào đường 1.1 đến ngã tư đường Morill và đường Sierravill phải dừng chờ người nhà của bác anh Chương ra đón vì đương hẹp quanh co….

Đến 16 giờ 15 xe ngừng trước cửa nhà gia đình, bà bác ra đón vào nhà thật ân cần vui vẻ. Sau hơn 7 giờ ngồi trong xe, anh chị em được xả hơi, thay đồ, tắm rửa và ăn uống thoải mái. Sau đó cháu Phượng lại đưa tôi và vợ chồng anh chị Trung qua thăm anh Luận, bạn đồng nghiệp đồng khóa với tôi.

Tới nhà bạn thân lúc 17 giờ 30 vợ chồng anh Luận ra ôm chầm chào đón vào nhà, thật vô cùng cảm động vì sau hơn 40 năm chiến tranh phải ly hương xa cách nhau.

Trong khi anh Luận mời uống nước và tâm sự với tôi và anh Trung thì chị Luận, chị Trung lo bữa ăn tối thật thịnh soạn. Ngồi quanh bàn ăn, anh em kể cho nhau nghe về những kỷ niệm xa xưa….

Đến 21 giờ anh Luận đưa chúng tôi lên lầu ngủ, anh chị Trung ngủ trên giường lớn tôi ngủ trên giường nhỏ gần đó.

Đêm nay có lẽ vì không quen nhà nên anh chị Trung ít ngủ.

Sáng hôm sau anh Võ Long Triều điện mời toàn thể anh chị em đến ăn sáng ở nhà hàng Lion Plaza, anh đón ở đó. Sau 39 năm nay thầy trò mới có dịp gặp lại nhau, mọi người hồ hởi nói "Đúng là quả đất tròn".

Đến 10 giờ cả đoàn chụp ảnh quay phim với anh Hai rồi chia tay rời San Jose lên đường đi San Francisco. Xe trực chỉ đến đường 101 cháu Phượng vừa lái vừa hướng dẫn, giới thiệu từng địa phương đang vượt qua. Dù cháu mới 24 tuổi nhưng rất thông thạo như một chuyên viên hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp.

Đến 11 giờ cả đoàn xuống xe, để tham quan cây cầu Goldengate bắc qua eo biển, bên kia là thành phố San Francisco. Bao phủ trên những dãy đồi là những cao ốc, lâu đài, dinh thự, xen lẫn cây xanh như đang đua tranh cùng mây, cùng gió trong khung trời biển mênh mông một màu xanh lam. Cây cầu Goldengate là cầu treo vĩ đại và nổi tiếng vào bậc nhất thế giới. Những khách du lịch đứng chung quanh eo biển, đông trên cả ngàn người, tôi phải vất vả lắm mới tìm được một khoảng trống nhỏ để quay phim, chụp ảnh rồi kịp lên xe trở về.

Khi qua cầu tôi tranh thủ ghi lại hình ảnh thành phố San Francisco và ốc đảo giam phạm nhân nằm giữa eo biển.

Sáng ngày 28/11/04 từ 7 giờ anh Luận đã lên lầu đánh thức tôi dậy đến nhà cô Ngoan-Chương để đi lễ ngày chủ nhật. Lễ về lúc 9 giờ cả đoàn tập trung ở nhà bác anh Chương ăn sáng trước khi xuất phát lên đường về Garden Grove.

Trên đường về chúng tôi ghé thăm gia đình anh chị Thu Nhơn-Huỳnh Thống, cả hai vợ chồng đều là nhân viên của tôi ở Ty TN.TD.TT Đà Nẵng. Trong lúc anh Thông tiếp chuyện với anh em thì các bà lo bữa ăn trưa thật thịnh soạn, thân mật trong tình đồng nghiệp ấm áp.

Đến 14 giờ chúng tôi tạm biệt gia đình anh chị Thống để tiếp tục hành trình. Lúc này anh Chương đã thay tay lái xe vẫn chạy với vận tốc hơn 150 cây số/ giờ trong nắng hoàng hôn….

Ngồi trên xe các bà vẫn vui vẻ trò chuyện nhưng tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, mãi khi các bạn cho biết đã về đến Garden Grove tôi tỉnh dậy và các bạn đưa tôi về đến tận nhà.

Tôi cảm ơn anh chị em đã cho tôi được tham dự một chuyến du lịch thật thú vị đầy tình nghĩa đồng nghiệp. Tôi cũng cầu xin ơn trên luôn ban đầy hạnh phúc cho gia đình các anh các chị.

Paul Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến