Hôm nay,  

Một Ngày Đi Dạy Trường Thẩm Mỹ

05/01/200100:00:00(Xem: 34363)
Bài tham dự số 132-VB 0106

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân, 52 tuổi, là giám khảo ngành Barbering&Cosmetology tại State Board, nơi tổ chức thi bằng hành nghề tóc, móng tay, dưỡng da. Bà đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo bài "Một ngày làm việc ở State Board", và “Một ngày đi học nghề thẩm Mỹ” rất được người đọc tán thưởng. Bài viết mới của bà lần này là “Một ngày đi dạy...” vẫn theo lối ghi chép sự việc từng giờ, cô đọng, chính xác, nhưng cũng đầy sống động. Hy vọng sẽ có thêm những bài viết mới của bà.



Mộng đã thành. Sau 10 tháng đi học, đợi 6 tuần đi thi lấy bằng thẩm- mỹ, học 6 tháng làm giáo- sư, đợi thêm 6 tuần đi thi lấybằng, tôi đã dạy ở trường Mỹ hơn hai năm, một trường Việt bốn tháng và bây giờ tôi đang dạy cho trường Việt thứ nhì. Lý do tôi nhận dạy ở trường Việt vì thấy những người mới qua Mỹ cần giáo sư dạy song ngữ cho dễ hiểu.
Tôi tin là nếu có hiểu thì mới nhớ, mới giỏi, tay nghề mới cứng, ra đời mới có thể đứng ngang hàng với người địa phương. Có nhiều người hỏi tôi: "Đi dạy hoài năm này qua năm khác cứ bổn cũ soạn lại không chán sao"
Chán sao được mà chán. Dạy bài cũ nhưnghọc trò thì mới, làm sao mà chán cho được" Ngành thẩm mỹ là ngành học làm đẹp. Làm đẹp cho mình trước, làm đẹp cho bạn đồng học để rút kinh nghiệm rồi làm đẹp cho kháchhàng.
Học trò khi mới nhập học còn e ngại rụt rè, chừng học qua lớp sơ đẳng , đã bắt đầu có sự thay đổi. Đổi từ hình hài đến quan niệm sống.
Còn nhớ khi tôi mới vô học ngành nầy, đôi khi chồng tôi, với cặp mắt nghi ngờ, hỏi :
- Sao lúc nầy thấy "you" vui vẻ quá. Lúc nào cũng tươi cười, mắt môi sáng rở, lại diện nửa. Bộ trong trường có nhiều nam sinh lắm hả""
Ông chồng có khi còn làm bộ tới trường rước vợ, đi tuốt vô luôn trong lớp, đứng nghinh tới nghinh lui một hơi, có vẻ như cho thiên hạ biết: "Ta đây là chồng của cô nầy đó nghe. Đừngcó lộn xộn mà mềm xương"!
Mấy ông chồng đâu có hiểu vợ mình đi học vui vẻ vậy vì nghề nầy phải học xã giao tươi tắn, trau chuốt nhan sắc chính mình trước cái đã vì khách hàng nhìn mình giống như nhìn người mẫu. Thợ có đẹp, có thời trang thì khách mới tin tưởng mà giao phó sắc đẹp của họ cho mình làm đẹp hơn lên, mình mới có tiền bỏ túi chớ!
Hôm nay tôi chỉ muốn kể về lớp sơ -đẳng mà øthôi.
Lớp sơ đẳng sẽ học tất cả những bài về tóc: hớt tóc, uốn tóc, nhuộm tóc (gồm 7 bài ), 2 bài tẩy tóc, 2 bài kéo thẳng tóc, gội đầu, dưỡng tóc, chải kiểu. Xong phần tóc tới phần dưỡng da (dưỡng loại thường, dưỡng bằng 4 loại đèn trị liệu, bằng mặt nạ (thuốc vàtrái cây).
Cuối cùng là phần làm móng tay (làm với nước, với dầu); đắp móng bột, dán móng "tip", đắp lụa, đắp giấy, đắp "gel", sơn, vẽ, (bằng tay; bằng máy "air brush). Lớp sơ -đẳng là lớp căn bản, là nền móng của nghề nghiệp. Tất cả những môn học ở lớp sơ -đẳng nầy là căn bản khi thi lấybằng thẫm mỹ.
Trường cũng có một lớp dạy làm móng tay (thường gọi là làm nails). Lớp này cũng nhập vô học chung với nhóm học tóc vào những ngày tôi dạy làm móng tay vì căn bản cũng y như nhau. Sau khi học căn -bản với tôi xong thì học viên chỉ cần học thêm lý thuyết và thực -tập, càng nhiều càng tốt rồi luyệnđể đi thi.

8 GIỜ 20 PHÚT SÁNG. THỨ BA.
"Giỏ bông vô rồi, giỏ bông vô rồi.” Tiếng mấy cô học-viên vô trễ lính quính ngoài hành -lang .
" Giỏ bông" là tên hiệu học viên thươngmến đặt cho tôi. Chẳng là vầy, trên cửa sổ xe phía sau tôi có để một giỏ mây nhỏ đựng mấy cái bông tím hồi trước cô học- trò tặng để làm dấu xe của mình vì lúc nầy xe màu đen nhiều lắm. Có khi đi chợ lòng vòng một hơi, chừng trở ra quên hổng biết hồi nãy mình đậu xe chỗ nào; đi một dọc kiếm thấy cái giỏ bônthì biết là xe mình.
Học viên đã ngồi đầy lớp, phải len lỏi mới tới bảng đen được. Đặt cái cặp da lên bàn, tôi nói:
- Hôm nay mình học ôn lại những bài của nguyên tuần. Ai muốn dợt bài nào cũng được, làm chung làm riêng gì cũng hổng sao.
Cả lớp hưởng ứng liền. Không chịu sao được. Với kinh nghiệm dạy tôi dư biết tâm líý học viên. Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, trở vô học thân thể còn uể oải, cho một ngày tự do như vầy, ai mà muốn trốn học"
Đa số học viên tuổi tác sàn sàn tôi. Một nhóm trẻ tuổi từ 18 tới hăm mấy, Mễ có, Trung đông, Tàu Việt, Việt Nam, Trung, Nam, Bắc đủ hết, Mỹ rặt chỉ vài mạng dân "thiểu số"
Tôi chưa kịp phân chia thì giọng Bắc kỳ của chị Bình đã cất lên léo nhéo:
- Cô nầy, tóc em "drụng" hết cả.
- Còn chớ hết đâu. Sao mà rụng" Lúc chải đầu hay lúc gội đầu"
- Ngồi thế nầy lấy tay vuốt vuốt chơi là nó "zrơi" cả "zra" đấy.
Mai từ đàng xa cười hí hí, xía vô:
- Tóc chị Bình rụng lả tả như lá mùa thu rơi.
Tôi cố tìm lí do:
- Chị Bình xài xà bông gội đầu hiệu gì "
- Hiệu tốt nhất. Đắt tiền nhất. Cứ thơm lừng lên đấy.
- Đâu phải mắc tiền là tốt đâu. Nếu xài loại không thích hợp với tình trạng tóc của mình thì xà bông tốt nhứt cũng có hại. Càng thơm chừng nào, càng có nhiều chất Alcohol chừng ấy, làm khô tóc đi, rụng là cái chắc.
Chi Bình ngây thơ:
- Thế nhỉ. Em biết đâu nào. Thế cô trị giúp em nhé .
- Ngày mai chị đem chai xà bông vô tôi coi.
- Vâng ạ.
Cũng tiếng Mai xéo xắc:
- Thôi tóc chị đã ít, khô, bị rụng nữa. Chị để em cắt tém lên cho, để giữ nếp. Bảo đảm sẽ đẹp trai như ông Vinh.
- Cái Mai nầy sao mầy thích trêu tao thế... .
- Đâu phải trêu, chọc cho chị nói giọnBắc nghe cho vui mà.Vậy chị để em gội chải, thoa thuốc dưỡng tóc, tóc chị sẽ mướt, mịn như gái mười...mười...mười chín rưỡi vậy đó.
Tiếng ai đó chọt vô:
- Ý nó nói trông chị hình giống miếng dưa hấuđó.
- Tao biết nó trêu tao. Được "zrồi..ĩ...", cứ gội đi, cào mạnh vào cho tao đã ngứa.
Đàng nầy một nhóm năm đứa. Khanh mới ra trung học, tánh làm biếng lắm. Bị bốn đứa con gái dụ dỗ, Phương nói:
- Anh Khanh để em làm da mặt cho.
Oanh dành:
- Cho em làm móng tay thường, em cần tập sơn.
Huyên ba hoa:
- Phần tui làm móng bột, móng "tip", dán lụa.
Nàng Tú cũng dành phần:
- Ta đây chưa từng tập bài làm móng chân.
Anh chàng Khanh nửa nằm nửa ngồi y như vua Lê Ngọa Triều. Hai con mắt lim dim bị con nhỏ Phương dán hai cục bông gòn lên. Nằm đó được bốn con mỹ nữ hầu, khoái chí tử. Tôi dặn:
- Khanh phải đóng vai một người khách hàng khó tánh. Nếu đứa nào làm không đúng, nắm tay mình chặt quá, cắt da chảy máu thì cứ việc “hét" lên, cứ việc "rầy" bạn liền cho nhớ, đừng làm khách nhìn thấy mình cầm cây kềm cắt da lên là run lẩy bẩy. Sáu chai thuốc dọn trên bàn, chai nào cũng phải dán nhãn cho đúng. Nếu lỡ cắt phạm, phải xức thuốc cầm máu, đừng ai lấy lộn chai Alcohol là bạn mình se õđứng dậy nhảy điệu "chacha" liền! Ờ, phải nhớ là đi thi họ không cho xài alcohol đó nghe.
Bốn con nữ tặc đồng thanh:
-Dạ tụi em nghe rõ, nhớ kỹ.
Khanh cất giọng nhừa nhựa:
- Cô đừng lo. Em sẽ hành hạ mấy ái phi của em cho trăng rụng hoa tàn.
Dặn dò kỹ lưỡng vậy mà mới vừa xây lưng đã nghe tiếng "Ui da". Nhìn lại thì nạn nhân Khanh đã bị chảy máu. Thủ phạm Oanh còn sững sờ tay cầm cây kềm, mặt tái xanh:
- Tại ảnh nằm hổng yên, cô.
Tôi nhắc:
- Thoa thuốc cầm máu liền, rồi đi khử trùng đồ nghề..,
Nạn nhân nhõng nhẽo:
- Thôi cô ơi, Oanh nó hổng biết cầm cây kềm, cắt da em đau thấu trời.
Thủ phạm cãi lại liền:
- Nếu biết rồi ai vô đây học làm gì. Đưa tay đây xứt thuốc cho rồi im cái miệng.
Rồi cũng tiếp tục thực tập, lần nầy quả cócẫn thận hơn. Đàng kia, có ai kêu:
- Cô ơi dạy em dũa móng bột đi cô.
Tôi ngồi xuống ghế, vừa dủa vừa giãng:
- Mình cầm cây dủa như vầy để khỏi dủa vô datay khách.
Ông Vinh mét:
- Có khi nào thợ dũa, dũa gãy cây dũa luônhông cô"
Mọi người cười ồ. Tôi nhìn lên, nhìn " thợdũa" Huyên thì thấy cô nàng đỏ mặt, cười thútội:
- Chớ móng tay gì mà dày dục, cứng ngắc, làm sao mà dũa hông gãy.
- Tại em đắp bột dày qúa chớ móng thiệt đâu có dày tới gãy dũa. Coi cái nhãn trên chai nước pha bột nè. Thấy chưa. Nó đề rõ ràng ODORLESS nghĩa là thuốc không có mùi hôi. Chừng đi thi cũng xài loại nầy. Vì không hôi, không bốc hơi nên lâu khô. Khi làm cục bột phải lấy hai phần nước, một phần bột. Cục bột dòm thấy khô queo vậy chớ khi đắp lên, ịn ịn xuống là vừa mỏng.


Ông Lư tài khôn, mắng:
- Thằng Khanh nầy làm biếng, nằm đó để tụi nó gây thương tích cùng mình!
Cả lớp cười chảy nước mắt. Chị Bình cười khà khà khà. Mai ré lên:
- Cô ơi, chị Bình cười như vua cười.
Bình càng cười thêm, tiếng cười dòn tan khà khà khàØ... Diệu Minh đưa tay tôi coi:
- Cô, dán vầy được chưa cô.
- Đẹp quá, y như thiệt.
Nảy giờ, sau khi gội đầu rồi, Bình làm móng tay cặp với Mai. Tiếng Mai rú lên:
- Á, cô ơi chị Bình đắp đê.
Bình cười ngất:
- Kha ...kha...kha... đắp như thế nầy mà nói đắp đê. Hôm nay em làm xấu quá, khiếp quá.
Diệu Minh phụ họa:
- Đắp như đắp vồng trồng khoai lang.
Đàng kia hai ông đực rựa nắm tay nhau đắpmóng, nghe tiếng cười khúc khích, tiếng ai kia dục:
- Đem lên cho cô coi đi, cô phê bình.
Ông Thắng vừa đi vừa cố nín cười, chìa ngón tay ra:
- Đây móng ông Vinh đắp đây.
Tôi làm thinh, ngắm nghía thành quả của ôngVinh. Móng giống như chiếc lá bị sâu ăn, lủng lỗ, có răng cưa hai bên thành móng, lan lên da.Tôi ráng làm nghiêm phê bình:
- Móng đắp hơi dầy, chưa vuốt mịn, cần phải tập thêm nửa.
Ai nấy bu lại, cười ồ lên...
Đằng nầy, Angie làm cặp với thằng Paul. Hai đứa coi bộ có tình ý với nhau. Lúc nào cũng ngồi chung, làm việc chung. Đã có nhiều cặp học trò tôi, gặp nhau ở đây, thương nhaurồi ra trường sống chung với nhau. Xứ tự do, chẳng cần cưới hỏi gì. Cũng mong tụi nó khoan hãy có con.
Bàn kế, Tommy đang cắt tóc cho cô nhỏ Maria. Nhỏ nầy dể thương. Bị Việt Hóa, nó cũng kêu tôi bằng Cô ơi Cô. Chị Diệu Minh thì rất khéo léo. Chị làm chung với Kim, con nhỏ nầy chậm lắm, phải cặp với người vừa khéo vừa nhanh vừa học hỏi nhau vừa theo cái đà đó thì khi ra nghề mơ1ùi mong không thuasút người ta.
- Ủa, Trâm, sao ngồi một mình vậy"
- Dạ em có kinh đau bụng.
Tiếng con Mai nhiều chuyện:
- Cô ơi nó đang làm…
- Làm gì"
- Dạ làm biếng.
Rồi. Đúng ngay boong. Cô nhỏ nầy làm biếng nhớt thây. Má nó vô gởi nó cho tôi.
- Cô ơi cô làm ơn dạy nó cho có một cái nghề. Học chữ nó cũng chán, học nghề hổng nghề nào nó ưa hết. Sẵn nhà có tiệm cô làm phước kèm nó dùm tui.
Con nhỏ đang viện cớ đau bụng, nói dóc. Có kinh gì ma ømới tuần rồi tuần nầy có nữa" Nó chắc phải kiếm thằng chồng giàu thiệt là giàu! Nhớ lời gởi của má nó, tôi rầy:
- Bụng đau chớ hai bàn tay đâu có đau. Đi lấy cái đầu tóc giả ra ..ợ.... hay là mượn cái đầu của con Elizabeth, tóc nó dài, cô dạy thắtbím.
Con nhỏ làm biếng từ từ chống tay ngồi dậy, đi như đàn bà mới đẻ! Nhớ bữa hổm, nó mượn tôi cắt tóc. Sẵn đo ùkêu học trò bu xung quanh để học luôn. Vừa dơ ûtóc lên tôi thất kinh hồn vía, rớt cây kéo xém chút là ghim vô chân. Một con rắn nhỏ xíu xanh dờn nằm vắt ngang caí ót trắng! Học trò cười chọc quê. Hạnh xề xuống lượm cây kéo đưa tôi:
- Hình xâm mà cô. Nó còn xâm chỗ khác nửa, cô muốn coi kêu nó dở ra cho coi.
- Thôi được, cám ơn. Tánh cô sợ con trùn đất. Con gì dài dài là làm cô hết hồn. Xâm gì mày như thiệt.
- . . .
- Nè, nghề mình cao quí lắm. Hổng phải chỉ là"con nhỏ làm móng tay" hay "thằng cha thợ hớt tóc" mà là CHUYÊN VIÊN THẪM MỸ. Ngay cả ba øtổng thống phu nhân đi nữa, tay mình cầm cây kéo, kêu bả cúi đầu xuống, bả phải cúi đầu liền .
Học viên khoái quá:
- À ...à....đúng quá há....
- . . . .
Tôi đi tới đi lui kiểm soát, thấy mình oai như tổng thống đi kinh lý. Lớp sơ đẵng giống như nền móng của cái nhà. Nền không vững, học không kỹ trong lớp nầy, đi thi kể như khó lấy bằng.
Tôi muốn truyền sự hiểu biết của mình cho người tới sau. Ở xứ người, mình cần phải cốgắng gấp đôi mới bằng người ta.
Hãy nhìn cái tay cô nàng Phương đang làm massage. Dặn, chỉ nên xài ngón giữa với ngón tay đeo nhẫn, hai ngón đó yếu, sẽ không làm hại những bắp thịt nhỏ cũa mặt. Vuốt thì phải vuốt từ dưới lên trên cho bắp thịt khỏi xệ. Nó vuốt ngược từ trên đi xuống cái kiểu đó, anh chàng "vua ngọa triều" nầy sẽ sớm thành Trư bát Giới (nhân vật trong chuyện Tây Du Kí có mặt giống con heo).
Cô nàng Oanh đang dợt lại mấy động tác massage bàn tay. Tôi nói:
- Tay, chân hay mặt cũng y như nhau. Khi xoa bóp lúc nào cũng phải từ dưới đi lên.
Còn nàng Tú, bàn chân làm coi cũng được uá chớ. Con nhỏ nầy học giỏi, chịu khó. Trong lớp ít đứa nào chịu tập bài nầy, chê chân thúi. Tôi giải thích là bàn chân lúc nào cũng mang giày mang vớ, còn sạch hơn cái mặt của mình nhiều mà hổng ai chịu nghe, chỉ có con nhỏ nầy. Chừng mấy người đi thi rớt môn đó, về cằn nhằn:
- Cô ơi cô, em có làm sao nó chấm điểm "xirô" (Zero)!

10 GIỜ RƯỠI.
Giờ nghỉ. Maria chạy vô:
- Cô ơi Cô , ăn thử trái nầy.
Nó chìa ngay mặt tôi, mùi thum thủm, một trái gì dài dài, trắng tinh có lốm đốm đỏ. Học trò Việt nhao nhao lên:
- Bắp Mễ đó cô, ngon lắm. Bắp trắng hấp chín lăn vô phô mai rồi rắc ớt bột, ăn đi cô.
Tôi cắn thử. Ngọt ngọt, béo béo, cay cay. Ừ, ngon thiệt. Anh chàng Mễ bán dạo bữa nay trúng mối. Cô, trò' S, mỗi người ôm một trái bắp, cạp cho tới hết giờ !

10 GIỜ 45 PHÚT
Nảy giờ Long làm thinh. Hễ vô lớp, tư ïđộng lấy cái đầu tóc giả ra làm. Hôm nay y tập cắt kiểu Long Layer (tóc ngang vai hai bên vuốt vô gò má, xinh xắn lắm) Người nầy ra nghề giỏi là cái chắc!
Lực cũng vậy. Nó lấy cái đầu tóc dài chưa cắt, tập thắt bím. Anh chàng nầy nhảy giỏi, vậy mà có tánh kiên nhẫn dể nể. Phải kiên nhẩn mới đứng mấy tiếng đồng hồ, re õtừng lớp tóc, đan với nhau, dùng tóc làm thành cái nón đội lên đầu.
Quyên học chải kiểu. Xài cây lược răng cưa, đánh tóc cho rối phùng lên, cây bàn chải, vuốt cho mượt lại. Bàn tay khéo léo dợn từ nếp tóc, đâu để vô đó. Cô nầy thế nào cũng chuyên môn chải tóc cô dâu.
Thuật mới vô khóa nầy. Tôi tới đâu, chỉ dẫn ai điều gì là nó ghi vô tập liền, giống như kí giả chiến trường vậy đó. Nó nói:
- Tánh em ưa quên.
Mai lên tiếng liền:
- Quên khôn. Ghi vậy về nhà dở ra coi, giỏihồi nào hổng hay, làm thầy hồi nào hổng biết.
Cô nhỏ Mai nầy, tánh lăng xăng lắt xắt, nhiều chuyện nên chuyện gì cũng biết, biết rồi đem chia xẻ với người khác! Vậy mà ai cũng thương.
Trở lại triều đình vua "ngọa triều". Xong bài dưỡng da. Phương giở giọng ĐiêuThuyền năn nỉ:
- Sẵn anh Khanh cho em dợt luôn bài "nhổ chân mày bằng sáp" đi.
Tôi hết hồn:
- Đừng, khoan đã. Mượn con gái làm mẫu đi.
Chẵng là vầy. Quá khứ đã có nhiều học trò khóc vì cái vụ nhổ chân mày! Bữa hổm, sau khi thực hành cho coi: thoa chất sáp ấm lên chân mày theo dạng của khách muốn, đặt miếng vải lên, dựt ra, để lên bàn cho tôi xét. Đi ngang bàn Hân và Elaine thấy: trên miếngvải là một hàng lông, hình dạng phân nửa dấu mũ (dấu ^ đó) nhìn lên cặp chân mày nàng Elaine còn phân nửa dấu mũ. Chàng Hân ngồi làm thinh, sợ quá, cứng hết mình mẩy. Nàng đâu hay biết gì" Bị chàng ịn cục bông gòn che hai mắt lại rồi. Tôi phải cứu bồ:
- Sẵn đây cô dạy luôn cách vẽ chân mày bằng cây viết chì.!
Nàng Elaine xài cặp chân mày vẽ hơn bốntháng.

12 GIỜ RƯỠI. GIỜ ĂN TRƯA
Người chạy về thăm nhà một chút, người ra tiệm mua thức ăn, người thì bày đồ ăn ra mời người nầy người kia. Đồ Mỹ, Mễ, Việt, Irac.vv.. nuốt vô bụng. Một chút nữa nước nầy cự nước kia.... sình bụng... rồi...... .
- Chị Anh ơi dạy em làm nem chua đi.
- Ờ. Phải kiếm men mới làm được. Tui mới qua, chợ búa chưa có rành. Để tui làm vài lần ăn coi được hông rồi mới dám chỉ.

1 GIỜ RƯỠI
Trở vô lớp.Từ giờ nầy trở đi, ai nấy làm việc với vẻ hứng thú. Họ đua nhau để lấy điểm. Tôi không kí tên chứng nhận giờ học nếu họ không làm bài. Tôi quan niệm " Thầy có khó với Trò thìtrò mới giỏi."
Tôi thương học trò cũa tôi. Cô trò nói giỡn với nhau. Trong những lời giởn chơi có lòng kính trọng. Trong những câu rầy rà, lẩn với tình thương mến. Dù ở xứ nào, hoàn cảnh nào, lứa tưổi nào, dân tộc nào, học trò cũng thuộc vô hạng: nhứt quỉ nhì ma, thứ ba học trò.

5 GIỜ CHIỀU
Mọi người sắp hàng bấm thẻ ra về.
Xong một ngày đi dạy ở trường thẩm mỹ.
Thương nhớ về những người học trò cũ, bây giờ, thỉnh thoảng tôi còn nghe văng vẳng "Cô ơi, cô".
Trương Ngọc Bảo Xuân
ngày 23-12-2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,990,975
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến